Cập nhật thông tin chi tiết về 【Tìm Hiểu】Ung Thư Dạ Dày Là Gì mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay, chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên có một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này như:
Nhiễm vi khuẩn HP
Mắc các bệnh ở dạ dày như viêm loét dạ dày mạn tính
Có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày
Thói quen ăn uống không khoa học
Hút thuốc lá, nghiện rượu bia
Ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm và gây nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư dạ dày? Phát hiện sớm ung thư dạ dày qua các triệu chứng bệnh
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, cụ thể. Các dấu hiệu bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa nên nhiều người còn chủ quan.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
Buồn nôn và nôn
Đau tức vùng thượng vị
Ăn không ngon miệng
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Đi ngoài phân đen
Mệt mỏi kéo dài
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày, người bệnh cần đi khám ngay để làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết.
Phát hiện ung thư dạ dày qua các xét nghiệm cụ thể
Để chẩn đoán ung thư dạ dày người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra sau:
Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ cơ thể, sờ nắn vùng bụng, hỏi tiền sử bản thân và gia đình để chẩn đoán tình trạng sức khỏe.
Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm khối u trong dạ dày. Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ có gắn nguồn sáng và camera đưa vào cơ thể qua đường miệng hoặc đường mũi. Hình ảnh quan sát được qua màn hình vi tính giúp bác sĩ chẩn đoán cụ thể kích thước, vị trí khối u.
Siêu âm ổ bụng: Giúp xác định vị trí, kích thước của khối u trong dạ dày
Chụp X-quang hoặc CT/ MRI nhằm đánh giá mức độ bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể.
Sinh thiết: Phương pháp này có thể được thực hiện thông qua quá trình nội soi nhằm xác định tính chất của khối u.
Ung thư dạ dày nếu được phát hiện và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu sẽ làm tăng cơ hội điều trị thành công. Chính vì thế người bệnh cần hiểu rõ về căn bệnh nguy hiểm này, tầm soát sớm ung thư đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh nêu trên.
Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh ung thư dạ dày là gì, mời độc giả liên hệ theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288 để được hỗ trợ tốt nhất.
【Tìm Hiểu】Ung Thư Dạ Dày Di Căn Là Gì?
Ung thư dạ dày di căn là gì?
Ung thư dạ dày di căn là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này tế bào ung thư phát triển to dần, lây lan sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Theo các chuyên gia ung bướu, các vị trí tế bào ung thư dạ dày thường di căn tới gồm:
Hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết gần dạ dày là vị trí đầu tiên tế bào ung thư di căn tới. Số lượng các hạch bạch huyết bị di căn tới có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào giai đoạn cụ thể của bệnh. Ung thư dạ dày di căn hạch có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn sớm và gây ra các triệu chứng như hạch bạch huyết sưng to, sờ không thấy đau nhưng dễ vỡ loét, chảy máu và đau nhức.
Gan: Gan là bộ phận gần với dạ dày, khi khối u ăn sâu vào thành dạ dày, tiếp xúc với gan và xuất hiện tế bào ung thư ở gan. Ung thư dạ dày di căn gan thường gặp ở giai đoạn cuối của bệnh, với các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, đau tức vùng gan và thượng vị, da vàng vọt.
Phổi: Ung thư dạ dày có thể di căn tới phổi khiến người bệnh ho nhiều, ho sặc sụa, ho ra máu, đau họng…
Buồng trứng: Ở nữ giới bị ung thư dạ dày, khi không điều trị sớm, tế bào ung thư sẽ di căn sang buồng trứng, lúc ấy người bệnh sẽ có các triệu chứng đi ngoài ra máu, đau vùng chậu… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Xương: Ung thư dạ dày có thể tấn công vào xương gây ra các triệu chứng như đau nhức xương khớp ở mức độ nặng, xương dễ nứt gãy, vỡ…
Ngoài ra, ung thư dạ dày còn có thể di căn sang các bộ phận khác như tuyến tụy, đại tràng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Điều trị ung thư dạ dày di căn như thế nào?
Khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển sang giai đoạn cuối, tế bào ung thư di căn xa sang nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể thì việc điều trị trở lên khó khăn và phức tạp hơn, tốn kém.
Ở giai đoạn này, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp để điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
Phẫu thuật: Ở giai đoạn muộn, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày và một phần cơ quan bị khối u di căn tới. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu là mổ mở. Với trường hợp người bệnh sức khỏe yếu không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp khác phù hợp hơn.
Hóa trị: Ở giai đoạn di căn, hóa trị giúp làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư, loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Hóa trị thường được sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u hoặc sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Xạ trị: Khi ở giai đoạn muộn, xạ trị chỉ nhằm mục đích giảm đau đớn và kéo dài sự sống cho người bệnh ung thư.
Ngoài ra, khi ở vào giai đoạn muộn, người bệnh cần được chăm sóc giảm nhẹ bằng thuốc nhằm giảm triệu chứng, giảm đau đớn và kéo dài sự sống. Bên cạnh đó người bệnh cần được chăm sóc chu đáo, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái.
Tỷ lệ sống sau điều trị ung thư dạ dày di căn
Ung thư dạ dày di căn có tỷ lệ sống dè dặt, đặc biệt khi tế bào ung thư đã lan sang các cơ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Lúc này, sức khỏe người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Không những thế việc ăn uống cũng khó khăn, cơ thể kém hấp thụ dinh dưỡng khiến người bệnh mệt mỏi, sức khỏe yếu.
Tỷ lệ sống sau điều trị ung thư dạ dày di căn cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày được áp dụng với phác đồ điều trị chuẩn, hiệu quả cao, đã giúp người bệnh ung thư chiến thắng bệnh tật. Vì thế, người bệnh và người nhà dù ở giai đoạn cuối cũng cần lạc quan, tin tưởng vào bác sĩ, yên tâm điều trị.
【Tìm Hiểu】Bị Ung Thư Dạ Dày Không Nên Ăn Gì?
Cùng điểm mặt những loại thực phẩm người bệnh ung thư dạ dày không nên ăn để bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiến triển hoặc tái phát trở lại.
Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm chiên rán, nướng ở nhiệt độ cao hoặc thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như cánh gà rán, xúc xích, nem chua rán, thịt nướng, sườn nướng… rất bắt mắt và hấp dẫn, kích thích vị giác. Thế nhưng ít ai biết rằng, những thực phẩm này có khả năng gây ung thư dạ dày nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài.
Chính vì thế khi mắc bệnh, bạn cần tránh xa những thực phẩm này để tình trạng bệnh không nghiêm trọng hơn, giúp cải thiện nhanh chóng sức khỏe.
Thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, thịt muối, thịt ngâm… là những thực phẩm dễ tạo cảm giác ngon miệng. Thế nhưng những loại thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, khiến tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Vì thế khi bị bệnh, bạn cần tránh ăn những thực phẩm này.
Thực phẩm cay nóng, chua
Những thực phẩm cay nóng hoặc có vị chua như ớt, tiêu, cóc, xoài, mơ… có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, đặc biệt khi mắc bệnh ung thư và sau khi phẫu thuật điều trị bệnh, người bệnh cần kiêng tuyệt đối những thực phẩm này.
Đồ uống chứa chất kích thích
Các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… đều là những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư dạ dày. Do đó, khi bị bệnh bạn cũng nên tránh sử dụng những loại đồ uống này. Lý do là bởi các loại đồ uống này góp phần làm gia tăng tình trạng mất nước, làm suy giảm hệ miễn dịch và cản trở việc hấp thu các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
Ngoài ra, người bị ung thư dạ dày cũng nên tránh sử dụng quá nhiều đồ uống chứa caffeine bởi sử dụng quá nhiều thức uống chứa caffeine có thể dẫn đến tình trạng mất nước.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Những thực phẩm có lượng đường cao như món tráng miệng và bánh kẹo mang lại rất ít dinh dưỡng, chúng còn có thể kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Do đó khi bị bệnh ung thư dạ dày, người bệnh cần hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều đường.
Hạn chế muối
Các chuyên gia y tế nhận định, muối là tác nhân thúc đẩy và kích hoạt các tế bào ung thư. Vì thế người bệnh ung thư dạ dày cần kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể, không nên ăn những thực phẩm quá mặn và bổ sung một cách từ từ với số lượng ít hàng ngày.
Bệnh ung thư dạ dày không nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, người bệnh và người nhà bệnh nhân có thể tham khảo để có chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiêng khem đúng cách để bệnh không tiến triển hoặc tái phát nặng hơn.
Lưu ý khi ăn uống đối với người bệnh bị ung thư dạ dày
Khi mắc ung thư dạ dày, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, ăn kém, ăn không ngon miệng, thường xuyên buồn nôn và nôn… Vì thế ngoài việc kiêng khem những thực phẩm không tốt cho sức khỏe nêu trên thì người bệnh cũng cần:
Không nên ăn quá nhiều cùng lúc, nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn từng ít với lượng vừa phải
Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, bắt đầu bằng những thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, sau đó mới tới các thực phẩm cứng và đặc hơn
Người bệnh nên ăn những thực phẩm có thể giúp kiểm soát những cơn buồn nôn và nôn như các loại bánh mềm, bột ngô, sữa và sữa chua
Thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày nhằm kích thích vị giác, khiến người bệnh ăn ngon miệng hơn, dễ ăn hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh ung thư dạ dày cũng nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt phù hợp.
【Tìm Hiểu】Ung Thư Dạ Dày Di Căn
Ung thư dạ dày di căn là giai đoạn cuối của bệnh – khi các tế bào ung thư trong dạ dày đã xâm lấn và di căn xa sang nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể như hạch, xương, gan, não, buồng trứng…
Ung thư dạ dày di căn hạch
Các hạch bạch huyết là cơ quan đầu tiên mà tế bào ung thư dạ dày di căn tới. Các tế bào ung thư dạ dày có thể di căn tới một hay nhiều nhóm hạch trong cơ thể. Ung thư dạ dày di căn hạch có thể đến sớm hơn ở các giai đoạn IB hoặc II. Lúc này người bệnh cần đi khám mới biết chính xác tình trạng sức khỏe.
Khi ung thư dạ dày di căn hạch, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
Hạch nổi rõ, to, cứng, sờ vào không đau nhưng có thể vỡ loét, gây đau và chảy máu
Ung thư dạ dày di căn sang gan
Ung thư dạ dày có thể di căn sang gan và gây ra những biểu hiện như:
Da vàng do gan không đào thải được bilirubin trong máu
Đau bụng, ngứa ngáy ngoài da
Sút cân
Tiêu hóa kém
Nước tiểu sậm màu
Ung thư dạ dày di căn sang gan thường xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này sức khỏe của người bệnh xấu, không ăn uống được, thường xuyên mệt mỏi. Vì thế người nhà cần chú ý động viên, khuyến khích người bệnh tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ, hạn chế lo lắng, suy nghĩ nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ung thư dạ dày di căn xương
Ung thư dạ dày di căn xương là tình trạng tế bào ung thư đã di căn tới xương làm tổn thương các cấu trúc xương khiến xương dễ nứt, gãy. Những vị trí xương dễ bị di căn nhất là xương sườn, xương cột sống, xương chậu, xương sọ…
Khi ung thư dạ dày di căn xương sẽ khiến người bệnh cảm thấy:
Thường xuyên đau nhức xương
Xương yếu, dễ gãy
Cơ thể bị thiếu máu do tổn thương của tủy xương, xuất huyết
Thường xuyên có cảm giác chán ăn, cơ thể mệt mỏi
Ung thư dạ dày di căn não
Ung thư dạ dày di căn não sẽ gây ra các triệu chứng như:
Đau đầu bất chợt với mức độ đau tăng dần
Khối u chèn ép vào các dây thần kinh não
Giảm thị lực
Chóng mặt
Buồn nôn và nôn
Dễ động kinh, rối loạn tinh thần
Người bệnh dễ bị liệt
Ung thư dạ dày di căn buồng trứng
Dạng di căn này thường gặp ở nữ giới. Các tế bào ung thư di căn tới buồng trứng sẽ khiến cho chức năng hoạt động của buồng trứng bị rối loạn và gây ra các triệu chứng đặc trưng như:
Đau khi quan hệ tình dục
Rối loạn kinh nguyệt
Buồn nôn và nôn
Táo bón, đi ngoài ra máu
Đau lưng, đau vùng bụng dưới
Ung thư dạ dày di căn sang phổi
Khi các tế bào ung thư dạ dày di căn sang phổi sẽ gây ra các triệu chứng như:
Ho ra máu
Đau tức ngực, khó thở thường xuyên
Thay đổi giọng nói
Hay bị nghẹn khi ăn
Mô vú phát triển bất thường
Ngoài các vị trí trên, các tế bào ung thư dạ dày còn có thể di căn ra toàn ổ bụng, thận… gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe. Chính vì thế, khi mắc ung thư dạ dày di căn, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện sức khỏe.
Với ung thư dạ dày di căn, phương pháp điều trị chủ yếu là kết hợp nhiều biện pháp điều trị khác nhau như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Tùy vào độ tuổi, mức độ di căn của bệnh trong cơ thể, vị trí di căn, tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Ung thư dạ dày di căn là giai đoạn cuối của bệnh với mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ sống thấp. Tuy nhiên nếu được điều trị tích cực, chăm sóc giảm nhẹ sau điều trị sẽ giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài cơ hội sống cho người bệnh.
Bệnh viện Thu Cúc hiện có hợp tác chuyên môn với các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore như TS. BS Zee Ying Kiat – nổi tiếng trong điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Bác sĩ đã giúp điều trị thành công nhiều ca mắc ung thư dạ dày.
Bạn đang xem bài viết 【Tìm Hiểu】Ung Thư Dạ Dày Là Gì trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!