Xem Nhiều 3/2023 #️ Ăn Uống Phòng Chữa Bệnh Ung Thư Gan # Top 9 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ăn Uống Phòng Chữa Bệnh Ung Thư Gan # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Uống Phòng Chữa Bệnh Ung Thư Gan mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Gan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và duy trì sức khỏe của cơ thể. Gan giúp biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho sự sống và phát triển. Gan giúp chuyển hóa các chất được hấp thụ từ đường tiêu hóa sang dạng mà cơ thể có thể dùng được. Ngoài ra gan còn là cơ quan giải độc và bài tiết những chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Ung thư gan khá phổ biến ở Việt Nam, đứng thứ 3 trong số các loại ung thư ở Việt Nam. Ung thư gan nếu được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị thành công đạt khoảng 80.

Thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư gan:

Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi: Loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra trong trái cây và rau quả tươi giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại bệnh tim mạch, đột quỵ ngăn ngừa ung thư. Nguồn chất xơ dồi dào trong rau xanh và hoa quả giảm táo bón. Một số loại trái cây tốt cho bệnh ung thư gan: dâu tây, cam, ớt chuông đỏ. Một số loại rau nên ăn: bí, cà rốt và bắp cải, bông cải xanh.

Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc như bánh mì, gạo, mì là những carbohydrate quan trọng cung cấp cho cơ thể, giúp sản sinh glucose – nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào. Một số ngũ cốc nên ăn: gạo lức, lúa mỳ, yến mạch, ngô, vừng…

Thực phẩm ít chất béo: Một số thực phẩm ít chất béo tốt cho bệnh nhân ung thư gan: các loại hạt, dầu ô liu và dầu hạt cải dầu thực vật. Thực phẩm ít chất béo giúp tiêu hóa dễ dàng, giúp gan và thận không bị quá tải khi làm việc.

Thịt trắng: Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đều khẳng định việc tiêu thụ các loại thịt trắng thay cho thịt đỏ sẽ giúp cơ thể chống chọi với bệnh ung thư gan tốt hơn. Thịt gia cầm: gà, vịt, ngan giúp chống chọi với bệnh ung thư gan.

Nên chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc để dễ tiêu hóa, hạn chế lượng dầu mỡ.

Sữa và sữa chua : Uống sữa và ăn sữa chua đã làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư gan, đồng thời cải thiện cơ hội phục hồi cho cơ thể.

Trà : Trà xanh và đen là một nguồn polyphenols, một nhóm các chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn chặn sự phân chia và di căn của các tế bào ung thư. Theo quỹ chữa bệnh ung thư, lá trà xanh khô cũng có lợi, như 40% trọng lượng chứa polyphenol.Những chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường bảo vệ và ngăn ngừa ung thư phổi, trực tràng, đại tràng, dạ dày và ung thư gan.Trà xanh cung cấp nhiều lợi ích hơn so với trà đen, và cả hai đều vượt trội so với các loại trà thảo dược.

Thực phẩm không tốt cho bệnh nhân ung thư gan

– Các thực phẩm chiên, xào có chứa nhiều dầu mỡ.

– Nội tạng động vật: chứa hàm lượng chất béo cao, nhiều cholesterol không tốt cho cơ thể.

– Hạn chế các loại thịt màu đỏ, các loại đồ ăn được đóng hộp, chế biến sẵn.

– Rượu và đồ uống có cồn, có ga cần được loại bỏ khỏi thực đơn của bệnh nhân ưng thư gan. Những loại đồ uống này sẽ khiến gan phải làm việc căng thẳng, trong khi đó gan cũng đang bị bệnh cần được nghỉ ngơi.

– Không hút thuốc lá.

– Không ăn mặn, ăn các thực phẩm có hàm lượng muối cao.

Ngoài chế độ ăn uống bệnh nhân ung thư gan nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn giúp duy trì cân nặng và giữ gìn sức khỏe. Ngoài ra người bị ung thư gan nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

Theo chúng tôi tổng hợp

Chế độ ăn phòng và chữa bệnh – Ngày 03/12/2012

Thông tin trên Website : chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH

Ăn Uống Phòng Chữa Bệnh Ung Thư

Thực hiện chế độ ăn thức ăn sống. (Sinh thực liệu pháp điều trị ung thư)

Biện pháp này chống ung thư tại nước ngoài đã có 100 năm lịch sử, sớm nhất là bác sỹ Các- lin người Do Thái đã dùng chống ung thư bằng nước táo, nước quýt, nước rau cần… Một nhà khoa học Mỹ mắc bệnh ung thư trong lúc tuyệt vọng nghĩ ra phép ăn thức ăn sống, bà ta ăn một ngày 3 bữa rau, quả dưa, không ăn thức ăn chín, ăn như thế vài năm khỏi bệnh, sống thêm 20 năm mà không dùng phương pháp nào khác. Bà đã giới thiệu cho nhiều người khác, hơn ngàn người mắc bệnh ung thư đã được khỏi bệnh, biện pháp này có thể dựng phòng và chữa bệnh ung thư, vì rau xanh, dưa quả có thể bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Phần lớn sinh tố và men có trong rau gặp nhiệt bị phân hủy, và rất nhiều rau có thể ăn sống được.

Thực phẩm nên ăn

Ăn nhiều thức ăn có chứa sinh tố A. Sinh tố phòng được ung thư nhất là ung thư thượng bì, Sinh tố A có khả năng nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với chất gây ung thư (giảm bớt cơ hội mắc ung thư) Sinh tố A có nhiều trong sữa bò, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, cà rốt, ớt, rau dền. Có người Mỹ khảo sát trong một số 488 ăn ít Caroten, có 14 người mắc bệnh ung thư, Một tổ khác ăn nhiều Caroten chỉ có 2 người mắc bệnh ung thư phổi.

Nên thường xuyên ăn thức ăn có nhiều sinh tố C. Sinh tố C có khả năng ngăn chặn tế bào ung thư phát sinh và phát trển.

Ăn nhiều thức ăn có tác dụng ức chế ung thư như: bắp cải, su lơ…và các chất nấm chống ung thư như: nấm hương đàm, nấm rơm, nấm bình cô, nấm dầu khí…

Thường ăn các loại: Tỏi, củ cải trắng, rau rút, ấu, măng nhược trúc. Trong tỏi có một loại axit amin mới là alixin ( có người dùng nuôi chuột bằng chất này, kết quả ức chế được di căn của tế bào ung thư) . Ở trung quốc Huyệt Thường sơn Tỉnh Sơn đông rất ít người chết vì ung thư dạ dày vì dân vùng này thích trồng và ăn tỏi. Theo các nhà nghiên cứu Tỏi có tác dụng ức chế tế bào mà hạn chế sự hình thành muối sous nitrate là nguyên liệu gây ung thư do đó chặn sự hình thành sous nitrate amonium là chất gây ung thư. Củ cải trắng cũng có tác dụng chống ung thư.

Nên thường ăn rau xanh. Có chất diệp lục tố có thể chống ung thư, thực nghiệm khoa học chứng minh 95% chất diệp lục tố không bị chất kiềm toan trong ruột phá hủy.

Nên thường xuyên ăn ý dĩ. Ý dĩ, sữa ông chúa và hải tảo ( rong biển) là những chất chống ung thư. Táo đỏ, sữa chua đều qua nghiên cứu thấycó tác dụng chống ung thư.

Nên thường xuyên ăn quả tỳ bà (nhót tây). Nhót tây có chất chống ung thư B17. nên ăn cá hố, huyết ngỗng, khoai sọ có tác dụng chóng ung thư. Nên ăn nhiều quả di hầu đào và quả không hoa (?). vô hoa quả còn gọi là quả mật. quả có nhiều vitamin A và D.

Thực phẩm nên kiêng

Những thức ăn mốc, thức ăn nướng cháy, thức ăn còn dính thuốc trừ sâu, kỵ ăn dưa chua sống, dưa chua chưa nấu chín có muối nitrat là chất gây ung thư. Kiêng thức ăn xông khói, nướng chiên, chất béo.

**************************************

THAM KHẢO CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH UNG THƯ

Ung thư là gì?

Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu đa số là do suy kiệt cơ thể.

Tình trạng suy kiệt có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.

Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn để nuôi dưỡng các tế bào ung thư trong khi các tế bào, mô bình thường của cơ thể bị phá huỷ.

Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư.

Theo thống kê, con số 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt.

Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.

Nguyên tắc ăn uống khi bị ung thư

– Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

– Chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu.

– Chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp, nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng.

– Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối.

– Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý… không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sonde hoặc bằng đường tĩnh mạch. Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng.

– Theo một số quan niệm, phương pháp điều trị ung thư bằng chế độ ăn là bỏ đói tế bào ung thư, khiến chúng ko thể sản sinh thêm. Chính vì vậy, chế độ ăn uống của người bệnh bị ung thư phải kiêng hoàn toàn những loại thực phẩm mà tế bào ung thư ưa thích. Đường là một trong những dưỡng chất cho tế bào ung thư. Cắt bỏ đường là cắt bỏ nguồn dưỡng chất quan trọng cho tế bào ung thư. Sữa khiến cơ thể tiết ra niêm dịch, đặc biệt là ở hệ tiêu hóa và hô hấp. Chất niêm dịch là dưỡng chất cho tế bào ung thư. Bằng cách cắt bỏ sữa trong khẩu phần và thay thế bằng sữa đậu nành không đường, tế bào ung thư sẽ bị “bỏ đói” và không tiết dịch.

Dinh Dưỡng cho bệnh nhân Ung thư

Bổ sung calo: Calo là thành phần thiết yếu đối với cơ thể của những người khỏe mạnh và đặc biệt càng cần thiết hơn bao giờ hết đối với bệnh nhân mắc ung thư. Chính vì thế, bạn cần quan tâm hàng đầu tới việc bổ sung calo. Theo ước tính mỗi ngày cơ thể bạn cần được bổsung khoảng 1.885 đến 2.175 đơn vị calo.

Đạm: Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường.

Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật.

Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu nhưng khẩu phần ăn chứa nhiều thịt cung cấp nhiều axit thuận lợi cho sự phát triển của các tế bào ung thư. Vì vậy các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm…từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.

Trứng cũng là nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư.

Chất béo: Chất béo (Lipid) là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Nhưng một chế độ ăn có nhiều chất béo sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột già, tiền liệt tuyến, ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú.

Giảm lượng chất béo bằng cách ăn thịt, cá nạc, hạn chế ăn da gà, vịt, uống sữa có chứa ít chất béo, chọn các món hấp luộc thay vì chiên xào. Nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật nhưng cũng nên hạn chế càng ít càng tốt. Tránh ăn nhiều bánh, kẹo mứt, chocolate.

Ngoài ra cũng không nên lãng quên các chất béo có lợi cho sức khỏe như omega – 3 (có nhiều trong cá)

Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…).

Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bệnh ung thư

Khẩu phần ăn có 80% rau xanh và nước ép, ngũ cốc, hạt và chút trái cây sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều kiềm, hạn chế sự sản sinh của tế bào ung thư.

Các loại thực phẩm này ít chất béo, giàu chất xơ và sinh tố, đặc biệt là sinh tố A và C. Sinh tố A giúp nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với chất gây ung thư; sinh tố C có khả năng ngăn chặn tế bào ung thư phát sinh, phát triển. Sinh tố A có nhiều trong sữa bò, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, cà rốt, ớt, rau dền, ngô, quả hồng… Sinh tố C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, sơ-ri, cà chua…

Rau xanh, trái cây tươi giúp bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Những loại rau-củ-quả xanh, tươi có lợi cho người bệnh lúc này là: bắp cải, rau ngót, rau đay, cần tây, giá đậu xanh, súp lơ, cà tím, cà chua, dưa leo, đu đủ, khoai lang, nghệ,cam, bưởi và cả chanh, gấc…

Một số thực phẩm có tác dụng ức chế ung thư như: bắp cải, súp lơ, và các loại nấm có tính kháng ung thư nấm hương, nấm rơm, nấm mỡ; tỏi, củ cải trắng, rau nhút…

Vitamin và khoáng chất cần thiết cho bệnh ung thư

Vitamin và khoáng chất cho phép cơ thể sử dụng năng lượng có trong thức ăn. Nhưng một lượng lớn vitamin và khoáng chất cũng có thể làm giảm tác dụng của hoá trị liệu hoặc xạ trị liệu.

Chẳng hạn, vitamin A có vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng các mô, giúp phục hồi nhanh các thương tổn, gia tăng khả năng miễn dịch. Nó cũng ngăn ngừa tác hại của các chất tiết từ khối u và của các phương pháp trị liệu (chẳng hạn giảm tình trạng viêm da, rụng tóc, viêm gai lưỡi), làm chậm thời gian di căn. Các nghiên cứu cũng cho thấy, đối với bệnh ung thư, vitamin A thực thụ (Retinol) có tác dụng tốt hơn hẳn so với tiền chất vitamin A (beta-caroten). Loại ung thư đáp ứng tốt nhất loại dưỡng chất này là ung thư vùng đầu mặt cổ.

Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, kẽm, folate và một số vitamin khác (vitamin D, K, B6, B12) cũng được khuyến cáo gia tăng trong khẩu phần của bệnh nhân ung thư. Chúng là những yếu tố hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng khả năng phục hồi tổn thương, làm giảm tác dụng phụ của việc điều trị. Chất chống oxy hoá là chất giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị huỷ hoại do các gốc tự do gây ra. Các chuyên gia sức khoẻ gợi ý là nên ăn nhiều rau và hoa quả vì rau và hoa quả là nguồn cung cấp chất chống oxy hoá dồi dào.

Chất sắt

Chất sắt thấp có thể dẫn đến bệnh thiếu máu cũng như sức đề kháng thấp đối với sự nhiễm trùng. Thịt, gà và gan là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Thực phẩm nhiều protein như các sản phẩm chế biến từ đậu nành, quả đậu và các loại hạt cũng cung cấp đầy đủ chất sắt. Tráng miệng bằng hoa quả sau bữa ăn có thể tăng khả năng hấp thụ chất sắt.

Canxi

Sữa và sản phẩm chế biến từ sữa như phomát, sữa chua cung cấp lượng canxi cần thiết để cho răng và xương chắc khoẻ. Sữa chua có thể dùng trong chế độ ăn uống của bạn vì chúng chứa các vi khuẩn có lợi cho cơ thể giúp ích trong việc duy trì một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Các món ăn thích hợp với bệnh nhân ung thư

Keo vảy cá chép: Dùng vảy của con cá chép một lượng vừa đủ, thêm nước, rồi nấu với ngọn lửa nhỏ, cho đến khi nước quánh lại như keo. Mỗi lần dùng 10 g, pha vào một ít rượu và nước. Món này dùng thích hợp cho người bệnh ung thư cổ tử cung. Nó cũng được dùng làm thuốc bổ khí, sinh huyết.

Nước rau dền tía: Rau dền tía khoảng 200 g rửa sạch, cho vào nồi cùng với 4 bát nước. Nấu với lửa liu riu cho đến khi còn lại độ khoảng 1 bát nước thì tắt lửa. Uống lúc còn âm ấm. Món này dùng cho người bệnh ung thư cổ tử cung.

Nước ý dĩ – lô căn: Lô căn 30g, ý dĩ (bo bo) 30 g, đào nhân 9 g, hạt bí đao 12 g. Cho tất cả những nguyên liệu trên vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ rồi nấu. Mỗi ngày dùng 2 lần. Món này có tác dụng điều trị cho người bệnh ung thư phổi.

Bạch hoa xà thiệt thảo thang: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bán chi liên 60 g, cho cùng với nước vào nồi đất để nấu; dùng nước, mỗi ngày một thang. Món này thích hợp cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu.

Canh sườn lợn nấu lô hội: Sườn lợn 300 g, lá lô hội tươi một cành, dầu, muối, gừng, hành, mỗi thứ với lượng vừa đủ. Sườn lợn rửa sạch, xắt thành khúc nhỏ rồi cho cùng lô hội vào nồi để nấu, thêm gia vị vừa ăn. Món này dùng thích hợp cho những trường hợp bệnh ung thư kèm theo táo bón.

Cơm lá sen: Dùng nước sôi để hãm lá sen trong thời gian chừng 10 phút, sau đó bỏ bã, lấy nước. Dùng nước lá sen này nấu cơm để ăn. Có tác dụng chống bệnh ung thư, nhất là ung thư đường ruột.

Canh củ ấu: Dùng từ 20 – 30 củ ấu, rửa sạch, cho vào nồi, thêm vào lượng nước vừa đủ. Nấu với lửa nhỏ cho đến khi nước đặc lại có màu đậm, mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần. Món này thích hợp cho người bệnh ung thư cổ tử cung.

Cháo ý dĩ: ý dĩ (bo bo) 20 gr, gạo lượng vừa đủ.Bo bo giã nhỏ mịn, rồi cho vào chung với nước và gạo để nấu cháo. Khi dùng cho thêm một tí rượu. Món này thích hợp cho người bệnh ung thư phổi.

Đông cô nấu đậu hũ: đông cô (nấm hương) 100 gr, đậu hũ 200 gr, mộc nhĩ (nấm mèo), thơm (dứa) – mỗi thứ 20 gr, trứng gà (1 cái), gừng, muối, hành, rượu, dầu ăn, bột năng – mỗi thứ một lượng vừa đủ. Đông cô đem ngâm nước muối 10 phút, rồi cho vào nước sôi luộc sơ qua, lấy ra. Sau đó, băm nhỏ đậu hũ, đông cô, nấm mèo, thơm, rồi trộn tất cả với muối và vò thành từng viên. Quét bên ngoài những viên này một lớp bột năng, rồi cho vào chảo dầu chiên, sau đó đem chưng cách thủy khoảng 5 phút lấy ra. Món này có tác dụng nâng cao sức miễn dịch, chống ung thư, thích hợp cho người bệnh ung thư đường tiêu hóa, có tác dụng đối với ung thư dạ dày ở thời kỳ đầu.

Canh gân bò nấu với linh chi: gân bò (100 gr), linh chi, hoàng tinh, kê huyết đằng (mỗi thứ 15 gr), hoàng kỳ (10 gr).Cho những thứ trên vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ để nấu, sau đó bỏ bã, lấy nước. Món này có công dụng hỗ trợ những trường hợp ung thư bị giảm bạch cầu do hóa trị liệu.

Rau dền xào tỏi: rau dền (300 gr), tỏi (một củ), muối, dầu lượng vừa đủ. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho tỏi vào phi, rồi cho rau dền vào xào. Món này thích hợp cho người bệnh ung thư tử cung.

Huyết ngỗng xào hành tây, nấm rơm: củ hành tây (100 gr), nấm rơm (50 gr), huyết ngỗng chín (200 gr), vài lát gừng.Xắt sợi hành và gừng. Cho dầu vào chảo, cho hành và nấm rơm vào xào, sau đó cho huyết ngỗng, hành và gừng sợi vào xào vài phút, nêm nếm vừa ăn. Món này sử dụng cho người bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày có những phản ứng sau khi xạ trị như đau bụng, nôn ói…

Gà xào long nhãn: Thịt gà (200 gr), long nhãn (10 gr), ngò rí (50 gr), nhân hạt đào (4 quả), trứng gà (1 cái), dầu, bột năng, đường, muối, gừng, hành, tiêu bột, nước tương (mỗi thứ lượng vừa).Thịt gà rửa sạch, xắt lát, ướp muối, đường, tiêu bột. Nhân hạt đào cho vào chảo dầu nóng chiên chín. Trứng gà trộn với bột năng và nước đánh tan. Sau đó cho dầu vào chảo, đun nóng, cho thịt gà, nhân hạt đào, long nhãn, nước tương, sau cùng cho trứng gà, ngò rí vào trộn đều và tắt lửa. Món này ngoài tác dụng an thần, ích khí, còn có tác dụng trì hoãn triệu chứng hồi hộp ở người bệnh ung thư.

Thaythuoccuaban.com tổng hợp

Ăn Uống Phòng Chữa Bệnh Ung Thư Vú

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm:

– Chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc sản xuất rõ ràng, đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Đa dạng hóa các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, các vi chất dinh dưỡng và các vitamin giúp cho cơ thể chống lại sự lão hóa, dọn các gốc tự do ngăn ngừa căn bệnh ung thư…

– Sử dụng thực phẩm tươi đã được làm sạch và bảo quản trong điều kiện lạnh, tránh sử dụng thực phẩm ướp muối mặn, thực phẩm qua chế biến ở nhiệt độ cao, thực phẩm qua xào rán dầu mỡ nhiều lần.

– Chế độ ăn giảm đạm độ năng lượng: Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, giàu đường và lipid, nên ăn nhiều rau và hoa quả.

Các nhóm thực phẩm cần đảm bảo đủ trong khẩu phần ăn

– Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại axit amin (nguyên liệu cấu tạo các loại protein trong cơ thể). Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axit amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật.

Các loại thịt màu trắng như thịt các loại gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm… từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua cá, nhuyễn thể và hải sản. Hơn nữa đây còn là nguồn cung cấp các axit amin và vi chất dinh dưỡng rất quý cho cơ thể.

– Tinh bột: Nên chọn cung cấp từ các loại ngũ cốc còn nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, củ sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng tỉ lệ bệnh ung thư.

– Chất béo (Lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần cần phải có một hàm lượng Lipid nhất định. Trong lipid có chứa các loại axit béo không no và axit béo no,hàm lượng axit béo không no không quá 50%, trong đó axit béo không no có nhiều nối đôi nên dưới 10% tổng năng lượng.

– Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khỏe do cung cấp các loại vitamin.

Chú ý: Nên luôn giữ cơ thể ở mức cân nặng lý tưởng cho phép theo khuyến cáo mức tính dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI).

Chế độ dinh dưỡng trong các đợt truyền hóa chất, phẫu thuật, xạ trị

– Một nguyên tắc trong điều trị bệnh ung thư là luôn tránh giảm cân và giữ cân nặng lý tưởng cho phép. Khi bệnh nhân chấp nhận phối hợp với phương pháp lựa chọn điều trị ung thư, nên cho bệnh nhân ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng.

– Tăng cung cấp các chất dinh dưỡng cao trong khẩu phần, tăng các vitamin và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt các thực phẩm có chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Các chất xơ và các chất chống ôxy hóa nên cung cấp nhiều trước và sau các đợt điều trị nhằm giảm thiểu việc làm giảm tác dụng của các đợt truyền hóa chất, xạ trị… Các bữa ăn cũng nên được ăn trước hoặc sau 4 giờ trước hoặc sau khi điều trị.

– Trong quá trình tiến hành phẫu thuật, truyền hóa chất, xạ trị, hoặc kết hợp các phương pháp điều trị làm cho bệnh nhân mệt mỏi, nôn nhiều… không thể cung cấp thức ăn bằng đường tiêu hóa, các bác sĩ điều trị sẽ chỉ định cho bệnh nhân nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch như truyền đường, đạm, điện giải… đảm bảo đủ mức dinh dưỡng cho cơ thể.

Khuyến khích bệnh nhân ăn tự nguyện và chọn các món ăn, các thực phẩm theo sở thích của bệnh nhân, chế độ ăn lúc đầu cần cung cấp nhiều năng lượng được cung cấp từ tinh bột sau đó tăng dần lượng đạm, chất xơ nhằm đảm bảo tiêu hóa tốt cho bệnh nhân…

I. Trà thuốc:

1. Thiên đông 20g, đem thái miếng mỏng, nhỏ, thổ bối mẫu, thái miếng mỏng nhỏ 10g, cho thêm lá chè 5g, trộn lẫn thật đều vào với nhau, pha nước sôi vào, uống thay nước trà, mỗi ngày 300-500ml, mỗi ngày 1 thang.

2. Bồ công anh 30g, rửa sạch để khô ráo, lá chè 10g, cho thêm lượng đường trắng hoặc chút mật ong thích hợp đủ dùng vào, nước sôi pha vào để 30 pút, uông thay nước trà. Thích dụng với những người độc nhiệt ung thịnh.

II. Rượu thuốc

1. Vương bất lưu hành 100g, Xuyên bối mẫu 50g, Hạ khô thảo 100g, rượu 1 kg. Đem ba vị thuốc trên ngâm trong rượu, bịt kín bình rượu ngâm trong 15 ngày, lấy ra, mỗi lần nhắp chút ít, 10 ngày uống hét 1 thang nói trên

2. Qua lâu 5 quả, nghiền thành bột, văn truật 50g, Văn truật 50g, thái thành miếng mỏng, nhỏ rồi lại thêm Thiên quì tử 30g, dùng rượu trắng 50 0 ngâm thuốc, sau 7 ngày đem rượu ra uống. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15g, dùng trong 15 ngày, cách 1 tuần sau lại uống lại như cũ

III. Các món ăn làm vị thuốc

1. Kim châm thái (tức rau cúc mọc hoang), thịt lợn nạc 60g, cách làm: kim châm thái đem rửa sạch, thịt lợn nạc thái thành miếng mỏng, đều bỏ cả vào trong nồi, dùng ngọn lửa to đun cách thủy cho chín dừ. Cách dùng; ăn kim châm thái, thịt lợn, uống nước canh. Có công năng dưỡng huyết bổ can, thông nhũ tán kết.

2. Tiên kim châm thái căn 15g, chân giò lợn 2 cái, vương bất lưu hành 30g. Ba thứ trên cùng nấu lẫn, khi thịt chín là được. Cách dùng: ăn thịt rau, uống nước, mỗi ngày 1 lần, liên tục ăn trong 5-6 lần là kiến hiệu. Có công năng thanh nhiệt tiêu thũng, thông kinh tán kết

3. Mai cua đốt cháy nghiền thành bột, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày 2 lần, uống với rượu, không được uống gián đoạn.

4. Ngô công 1-2 con, rang khô nghiền thành bột, hòa vào với 2 quả trứng gà, cùng xào lên, liên tục ăn trong nửa tháng, có thể chữa được u xơ tuyến vú.

5. Nam qua đén nướng thành than, nghiền thành bột, mỗi lần uống 2 cái, rượu 60g, hòa vào để uống vào buổi sớm và buổi tối, mỗi buổi một lần uống. Người uống được rượu thì có thể thêm chút rượu nữa. Người đã bị loét cũng có thể dùng thêm loại thuôc đắp bằng dầu vừng, núm quả bí đỏ đốt cháy, trộn đều với nhau, đắp ngoài vết loét.

6. Toàn hạt 10g, Ngô công 1 con, hạnh đào 1 quả. Đem bổ quả đào ra làm đôi, một nửa bỏ nhân của nó đi, bỏ cả hai vị thuốc vào trong gói chặt lại, đốt trên ngọn lửa, bao giờ cháy khói xanh là được, đem nghiền vụn pha với nước sôi để uống.

7. Lộ phòng phong, Ngũ bội tử, thử nhi rang trên nồi sành, mỗi thứ lượng đều nhau, đem nghiền thành bột, trộn với cơm đánh nhuyễn đi rồi làm thành viên hoàn mỗi lần uống 15g, uống với nước trà vào lúc sáng sớm

8. Ngư biểu đem rán bằng dầu vừng cho thật giòn, nghiền vụn, mỗi lần uống 5g, ngày uống 3 lần

9. Tiên hoàng ngư 10-20 con, đem lọc xé tủy xương và vây ra, dán trên tường vôi, không được thấm nước, càng lâu càng tốt, lúc dùng đến, đem đốt lửa thành tro xong nghiền thành bột mịn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 10-15g, uống với rượu để lâu ngày, liền trong 1 tháng.

Theo chúng tôi tổng hợp

**********************************

Ăn Uống Phòng Chữa Bệnh Ung Thư Buồng Trứng

Các loại trà thuốc

1. Trà khương ninh: Thảo quyết minh 1000g, Liệu khương thạch 3000g. Trước hết bỏ liệu khương thạch vào trong nước ngâm trong 24 giờ, sau hãy nấu lên trong 20 phút, bỏ liệu khương thạch đi, dung nước liệu khương thạch, đem sao với thảo quyết minh đến khi nó giống như màu cà phê, để nguội, đem giã giập vụn, mỗi ngày dùng 15-30g, pha ra uống như trà bình thường. Hoặc bỏ vào trong ấm pha trà cà phê, đun sôi, pha thêm đường trắng vào uống.

2. Trà khương thị: Liệu khương thạch 3000g, tiên thị diệp 2000g. Trước hết bỏ liệu khương thạch vào trong nước ngâm 25 giờ, nấu lên trong 20 phút, bỏ liệu khương thạch đi, chờ cho nước nấu đó còn nóng khoảng 85 0 C, bỏ thị diệp vào trong nồi nước sôi đang nóng đó ngâm trong 15 ohuts. Rồi tiếp đến là đổ vòa trong cái cong nước lạnh ngâm lạnh xong lây ra, để chỗ thông gió cho khô, đem giã thành dạng lá chè, bỏ vào trong lọ hoặc cái gì đó nút kín, mỗi lần 15-20g, pha với nước sôi uống như nước trà vậy

Rau quả cốc vật

Hoa đậu phấn: Hoa sinh bính 2000g, Đại mạch 1000g, hoàng đậu 1000g, Tiểu mạch phu bì 1000g

Cách chế tạo: Lấy 4 vị trên đem rang chín, trộn với nhau nghiền thành bột mịn. Căn cứ vào lượng ăn của mỗi người nhiều ít thế nào mà dùng nước sôi pha vào, người ăn được của ngọt tốt thì có thể pha thêm đường trắng vào,cũng có thể cho thêm chút muối ăn cùng đều có hiệu quả tốt.

Cá thịt, cầm thu, trứng:

1. Bại tương trứng gà: Bại tương lỗ 300ml, Trứng gà tươi 2 quả.

Cách chế tạo: dùng nước bại tương nấu với trứng gà chín thì ăn cả nước lân trứng. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận táo, dùng cho những người bệnh ung thư buồng trứng toàn thân phát sốt không lui, miệng khô, phiền táo.

2. Hạch đao chi nấu với trứng gà: Mỗi ngày lấy thanh hạch đào chi dài 5 thốn, 5 thanh, trứng gà 3 quả, cho thêm 600ml, nấu trong 1 giờ, ăn trứng và uống nước, ngày 1 lần, liên tục uống trong 1-2 thang.

3. Ban miêu nấu với trứng gà: Mỗi ngày dùng một con ban miêu, bỏ đầu và chân, nghiền thành bột, nấu với canh trứng để ăn, mỗi ngày 1 con, liên tục uống trong 1 tháng. Nếu có những triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, đi tiểu cấp, đi tiểu thấy đau, đi tiểu ra máu, thì ngừng uống ngay, và có thể ăn canh đậu xanh hoặc nước trà xanh để giải độc.

Chế độ ăn phòng và chữa bệnh – Ngày 03/12/2012

Thông tin trên Website : chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH

Bạn đang xem bài viết Ăn Uống Phòng Chữa Bệnh Ung Thư Gan trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!