Xem Nhiều 5/2023 #️ Bài 265: Hỏi Cách Chữa Suy Tĩnh Mạch, Đau Khớp, Vôi Hóa Cột Sống Cổ, Nặng Đầu, Suy Nhược Thần Kinh, Mỏi Lưng. # Top 9 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 5/2023 # Bài 265: Hỏi Cách Chữa Suy Tĩnh Mạch, Đau Khớp, Vôi Hóa Cột Sống Cổ, Nặng Đầu, Suy Nhược Thần Kinh, Mỏi Lưng. # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 265: Hỏi Cách Chữa Suy Tĩnh Mạch, Đau Khớp, Vôi Hóa Cột Sống Cổ, Nặng Đầu, Suy Nhược Thần Kinh, Mỏi Lưng. mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xin gởi câu hỏi về doducngoc@gmail.com

Hỏi cách chữa suy tĩnh mạch, đau khớp, vôi hóa cột sống cổ, nặng đầu, suy nhược thần kinh, mỏi lưng.

Thưa Thầy, tôi 52 tuổi, đang bịnh suy tĩnh mạch mạn tính, đau khớp, vôi hóa cột sống cổ (chưa nghiêm trọng). Tôi đã ăn kiêng 8 tháng nay và bệnh có chậm tiến triển. Tôi cũng có bệnh suy nhược thần kinh khoảng hơn 10 năm nay. Tôi luôn bị cảm lạnh.

Nhưng tôi lo lắng nhứt là cảm giác nặng đầu khi nằm xuống. Năm năm trước đây tôi có tập nhân điện (nằm tập vì mỏi lưng) và đã nghỉ tập cách đây 3 năm, nhưng hiện giờ tôi luôn bị ám ảnh cái vòng xoáy nặng trên đầu. Tôi biết đó là ẢO và cố không để nó gấy áp lực nhưng nó vẫn không biến mất. Đầu cổ tôi gần đây bị ê ẩm , từ chỗ gần hạch cổ lên, từ hai bên đầu(không có huyệt). Tôi có thể bị nhân điện hoành hành? Hay là giãn tĩnh mạch lan tới vùng đầu?

Tôi có dùng thuốc xoa bóp thấy đỡ. Tôi luôn không khỏe suốt 5 năm nay.

Tôi đang rối ren và mất phương hướng, xin Thầy giúp tôi.

Tôi rất mong được Thầy trả lời.

Môn học Khí Công Y Đạo thưòng nhắc nhở các học viên và bệnh nhân tự khám bệnh bằng máy đo áp huyết ở hai tay để biết được nguyên nhân bệnh của mình về khí hay huyết đủ hay thiếu do kết qủa số đo của tâm thu (số thứ nhất), và cơ thể bị bệnh do hàn hay nhiệt do kết qủa của số thứ 3 chỉ về nhịp tim đập.

Còn khai bệnh là tất cả những dấu hiệu bệnh do Khí huyết hư thực, hàn nhiệt gây ra.

Phân tích bệnh lý, dấu hiệu bệnh :

1-Suy tĩnh mạch : do 2 nguyên nhân vừa thiếu khí lực đẩy máu tuần hoàn, vừa bị bệnh van tim hở hay hẹp thấy được ở kết qủa đo áp huyết, số tâm trương dưới 70 hay trên trên 90.

2-Đau khớp: Cơ thể thiếu máu nên không đủ máu nuôi các khớp

3-Vôi hóa cột sống cổ, nặng đầu khi nằm, suy nhược thần kinh : thiếu máu lên đầu nuôi các đốt sống cổ. Đốt sống cổ như cầu nối cho máu đi qua nuôi não, khi nằm bị nặng đầu do máu không lưu thông lên xuống do tắc đốt sống cổ, đây không phải là bệnh ảo, không phải do nhân điện, không phải do giãn mạch.

4-Khi dùng thuốc xoa bóp thì đỡ, nhưng không khỏe suốt 5 năm : Khi xoa bóp thì khí khí huyết lưu thông được tạm thời. Suốt 5 năm không khỏi thì không chữa vào gốc là thiếu máu và thiếu khí. Muốn biết bất cứ cách chũa theo phương pháp đông tây y châm cứu bấm huyệt có kết qủq hay không, trước khi chữa đo áp huyết ở hai tay, sau khi chữa đo áp huyết thấy lên, nhưng sau thời gian chữa 1 tháng áp huyết lại như cũ, khí công y đạo gọi là chữa ngọn, không không bao giờ khỏi, còn nếu sau mỗi tháng. đo áp huyết cứ tăng lên từ từ cho đến khi lọt vào tiêu chuẩn hạn tuổi thì mọi bệnh đều biến mất, gọi là chữa gốc.

90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Bệnh do thiếu khí và thiếu máu, kết qủa đo áp huyết sẽ thấp, nên gây ra tất cả những biến chứng của bệnh như kể trên. Khí công y đạo không chữa vào ngọn mà chữa vào gốc bệnh sẽ khỏi.

C-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

1-Không ăn chất chua như cam, chanh, bưởi… sẽ bị mất máu, chùng gân cơ gây ra suy tĩnh mạch, không ăn chất hàn lạnh như nước đá, kem, yaourt, khổ qua, đậu xanh, hoa cúc làm hạ áp huyết và làm tim đập chậm khiến cơ thể hàn lạnh.

Cần ăn những chất bổ máu như thị bò, củ dền, rau dền, hải sâm, đồ biển, và ăn những chất ấm, nóng cay như phở, cà ri, bún bò huế, gia vị gừng làm ấm và bổ bao tử, đường hay mật ong làm tăng áp huyết, hành làm thông tim mạch, tiêu làm ấm thận

2-Cần uống hay chích thuốc bổ máu B12 và truyền nước biển, để phòng ngừa áp huyết xuống qúa thấp sẽ là nguyên nhân gây ra biến chứng thành bệnh ung thư khi các tế bào không đủ máu nuôi dưỡng.

3-Chữa gốc lâu dài, uống thuốc sirop bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin) pha 2 muỗng canh sirop với 1 ly nước nóng uống trước mỗi bữa ăn 5 phút để kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, làm tăng máu, tăng hồng cầu, tăng áp huyết, thuốc này ngừa bệnh ung thư tử cung ở phụ nữ sau khi mãn kinh. Uống đến khi nào đo áp huyết tăng lọt vào tiêu chuẩn thì ngưng.

1-Day huyệt theo Hà Đồ Lạc Thư để thông khí huyết lên đầu, mỗi ngày day 2-3 lần.

2-Tập 7 bài đầu của khí công chữa thần kinh bộ não.

3-Tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần làm thông khí huyết lên cổ gáy và nuôi não.

4-Tập Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần rồi tập ngay bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng từ 100-200 lần giúp tiêu hóa nhanh. chuyển hóa tốt, giúp cơ thể tăng oxy để chuyển hóa thức ăn thành máu, lưu thông khí huyết toàn thân. Sau khi tập kéo gối xong, ngậm miệng giữ khí, cuốn lưỡi nối mạch Nhâm-Đốc, hai tay đặt chồng lên rốn, thở bằng mũi bình thường, chỉ cần nằm nghe khí huyết chuyển động trong cơ thể, khiến toàn thân nóng ấm, bụng sôi, bàn tay rịn mồ hôi là tập đúng.

5-Khi có đầy đủ sức khỏe, tập toàn bài thể dục khí công trong lớp, mỗi ngày tập 1 lần làm trẻ hóa tế bào, khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh tật.

Trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điến Thần. giúp giảm đau, tăng áp huyết, tăng hồng cầu, an thần, ngủ ngon.

Chữa Đau Đầu Do Suy Nhược Thần Kinh Hiệu Quả

1. Biểu hiện của đau đầu do suy nhược thần kinh

Các biểu hiện của đau đầu do suy nhược thần kinh thường giống với những biểu hiện của đau đầu do các nguyên nhân khác như thiếu máu não, do tâm lý căng thẳng hay thời tiết thay đổi. Rất nhiều bệnh nhân đã băn khoăn không biết mình bị đau đầu do suy nhược thần kinh hay do một nguyên nhân nào khác. Điều này làm nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng và không biết nên sử dụng phương pháp nào để điều trị.

Để biết chứng đau đầu của mình có phải do suy nhược thần kinh gây ra hay không, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để có được chẩn đoán chính xác nhất. Tuy nhiên khi bạn chưa thể đến các bệnh viện để thăm khám thì bạn có thể nhận biết chứng đau đầu của mình qua một số biểu hiện sau:

Thường xuyên mệt mỏi, uể oải, không muốn vận động.

Cơn đau đầu tăng lên khi suy nghĩ, khi gặp phải căng thẳng, áp lực.

Đau đầu kèm theo mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh dậy giữa đêm.

Giảm trí nhớ, nhanh quên thậm chí là quên cả những sự việc vừa mới diễn ra.

Đau đầu âm ỉ, đau lan ra cả đầu, nặng đầu cảm giác như đội mũ hay mang một vật gì nặng trên đầu.

Sợ tiếng ồn, khó tiếp thu, tập trung trong công việc, làm việc giảm năng suất.

Nếu bạn thấy chứng đau đầu của mình kèm theo các biểu hiện trên thì nguy cơ cao là bạn bị chứng đau đầu do suy nhược thần kinh. Nếu tình trạng này thỉnh thoảng mới xuất hiện khi bạn làm việc quá sức trong một thời gian dài thì bạn có thể tự mua thuốc điều trị, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì bạn nên đi thăm khám tại bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

Bạn cũng cần phân biệt tình trạng này với những loại đau đầu mạn tính khác, đặc biệt là đau nửa đầu và đau đầu do thiếu máu não. Triệu chứng đặc trưng nhất của hội chứng đau nửa đầu là đau đầu theo kiểu mạch đập, kèm theo triệu chứng buồn nôn, sợ ánh sáng, tiếng ồn. Trong khi đó những người bị thiếu máu não lại thường xuyên cảm thấy đau nặng đầu, hoa mắt chóng mặt ù tai, suy giảm trí nhớ, đặc biệt là tê bì nhức mỏi chân tay.

Suy nhược thần kinh không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt của mình là có thể kiểm soát được tình trạng này. Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu do những triệu chứng của đau đầu do suy nhược thần kinh gây ra, làm ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt.

Để điều trị đau đầu do suy nhược thần kinh thì điều tất yếu là bạn phải điều trị được chứng suy nhược thần kinh. Một số phương pháp điều trị suy nhược thần kinh mà bạn có thể tham khảo như:

Sử dụng thuốc Tây: Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả. Với thể trạng của mỗi người khác nhau thì lại có những đơn thuốc điều trị khác nhau, tuy nhiên các thuốc điều trị suy nhược thần kinh phổ biến vẫn là các loại thuốc tuần hoàn não, bổ não như piracetam, ginkgo biloba, các loại thuốc an thần, trấn tĩnh, thuốc giảm đau có chứa paracetamol… Các loại thuốc này có tác dụng nhanh trong việc điều trị đau đầu do suy nhược thần kinh, nhưng bạn cũng nên cẩn trọng khi dùng vì nếu bạn dùng trong một thời gian dài có thể sẽ có hại cho gan và dạ dày. Các loại thuốc an thần, trấn tĩnh còn có thể gây quen thuốc và sẽ khó ngủ khi ngưng sử dụng thuốc. Các bạn không được tự ý sử dụng thuốc mà cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sỹ.

Sử dụng phương pháp Đông y: Dùng Đông y để điều trị đau đầu do suy nhược thần kinh đang được rất nhiều người ưa chuộng. Bạn có thể sử dụng các dược liệu như: tâm sen, nhân sâm, cây đinh lăng, lá vông, lạc tiên, củ bình vôi… để điều trị. Đây đều là những dược phẩm từ thiên nhiên nên rất an toàn và không gây tác hại khi bạn sử dụng trong thời gian dài. Các nguyên liệu này chủ yếu làm cho bạn dễ ngủ, ngủ sâu giấc từ đó trấn tĩnh được tâm lý làm hạn chế các tình trạng đau đầu. Phương pháp này cũng rất an toàn và hiệu quả cho nhiều loại bệnh đau đầu mạn tính khác như đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) hay đau đầu do thiếu máu não. Các loại đau đầu này có đáp ứng tốt với một số loại thảo dược như Ginkgo biloba, Feverfew…

Cùng với đó, để cải thiện được chứng đau đầu do suy nhược thần kinh bạn nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt của mình, đi ngủ đúng giờ, không nên thức khuya. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế uống rượu bia, chất kích thích gây khó ngủ. Bên cạnh đó bạn cũng nên rèn luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe, tránh căng thẳng, thường xuyên giải tỏa tâm lý bằng cách làm những việc yêu thích của mình. Nếu bạn thực hiện được những việc trên thì chắc chắn chứng suy nhược thần kinh của bạn sẽ nhanh chóng tan biến.

Nguồn: chúng tôi

Cách Chữa Suy Nhược Thần Kinh Hiệu Quả

Bệnh suy nhược thần kinh với các triệu chứng như đau đầu thường xuyên, mất ngủ, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ… Nếu không chữa trị hiệu quả có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não phải làm việc quá căng thẳng, dẫn tới quá tải và suy nhược, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hồi phục và tái tạo toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

Những nguyên nhân gây ra suy nhược thần kinh

Bác sĩ cho biết, có nhiều nguyên nhân gây suy nhược thần kinh, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là bắt nguồn từ những yếu tố gây chấn thương tâm thần tác động đến bệnh nhân.

Một số nhân tố thúc đẩy bệnh suy nhược thần kinh như: cuộc sống quá áp lực, lao động trí óc căng thẳng, môi trường sống và làm việc có nhiều yếu tố kích thích, tiếng ồn, hoặc người bệnh đang mắc phải những căn bệnh mạn tính khó chữa như viêm xoang, viêm loét dạ dày, nghiện rượu nặng, ăn uống thiếu dinh dưỡng, mất ngủ kéo dài…

Những cách chữa bệnh suy nhược thần kinh hiệu quả

Hiện nay những cách chữa bệnh suy nhược thần kinh hiệu quả được bác sĩ áp dụng bao gồm: điều trị bằng thuốc, điều trị bằng liệu pháp tâm lý, điều trị bằng thảo dược/thực phẩm chức năng, đồng thời kết hợp với việc điều chỉnh các thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị bằng các loại thảo dược trong Đông Y cũng là một trong những cách chữa bệnh suy nhược thần kinh hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp Đông Y là an toàn và ít tác dụng phụ.

Ngoài ra, để chữa suy nhược thần kinh hiệu quả, người bệnh cần thay đổi một số thói quen trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như: cần tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya…

Hoạt huyết dưỡng não An Brain có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, có tác dụng hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn não, chống căng thẳng, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược thần kinh như đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, kém tập trung… mang lại hiệu quả cao.

Đau Đầu Chóng Mặt Một Biểu Hiện Của Hội Chứng Suy Nhược Thần Kinh

Đau đầu chóng mặt là một triệu chứng của hội chứng suy nhược thần kinh – Ảnh: chúng tôi

Để biết đau đầu chóng mặt có phải là dấu hiệu của hội chứng suy nhược thần kinh hay không, bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ Thần kinh để được chẩn đoán và điều trị.

Đau đầu chóng mặt là bệnh gì?

Đau đầu chóng mặt là tình trạng thường gặp. Đau đầu chóng mặt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý thần kinh.

Chấn thương đầu bên ngoài hay bên trong đều có thể gây ra đau đầu chóng mặt. Chấn thương phía ngoài không ảnh hưởng tới bên trong thì đau đầu chóng mặt sẽ nhanh chóng biến mất.

Tụt huyết áp khiến bệnh nhân đau đầu chóng mặt, mệt mỏi do cơ thể thiếu hụt năng lượng trong thời gian dài.

Thiếu máu gây chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, tay chân tê bì, thiếu tập trung

Suy nhược thần kinh là tâm bệnh, bệnh nhân gặp nhiều triệu chứng về thần kinh như đau mỏi, hoa mắt chóng mặt, lo âu, rối loạn giấc ngủ,…

Đau đầu chóng mặt và hội chứng suy nhược thần kinh

Đau đầu chóng mặt là triệu chứng do nhiều chứng bệnh khác nhau gây ra. Đau đầu là do sự xáo động trong các cấu trúc nhạy cảm đau trong đầu. Bản thân bộ não không nhạy cảm với đau, vì nó không có thụ thể cảm nhận đau.

Một số vùng trên đầu và cổ có các cấu trúc nhạy cảm đau. Có nhiều mức độ đau đầu từ nhẹ đến nặng, đau nửa đầu hay đau cả đầu hoặc đau theo từng vùng khu trú (gáy, trán, vùng thái dương…)

Hội chứng suy nhược thần kinh là một biểu hiện lâm sàng điển hình của suy nhược thần kinh. Hội chứng này với các dấu hiệu trạng thái: kích thích suy nhược, đau đầu và rối loạn giấc ngủ.

Bệnh thường gặp ở người lao động trí óc nhiều hơn ở người lao động chân tay, chấn thương về tâm lý, người thành thị mắc bệnh nhiều hơn người nông thôn, nam mắc nhiều hơn nữ.

Đau đầu chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân như: môi trường ô nhiễm, công việc căng thẳng, xung đột trong gia đình… hay mắc các bệnh lý về bệnh thần kinh trong đó có hội chứng suy nhược thần kinh.

Tình trạng này kéo dài nếu không kịp thời điều trị sẽ khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Đau đầu chóng mặt có thể là biểu hiện của hội chứng suy nhược thần kinh – Ảnh: Pixabay

Triệu chứng đau đầu chóng mặt do suy nhược thần kinh

Bệnh nhân có cảm giác căng thẳng hơn là đau dữ dội, căng đau lan tỏa hơn là đau khu trú, căng đau bề nông hơn là đau bề sâu, đau luôn thay đổi, phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc.

Người bệnh bị đau đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú ở vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Người bệnh cảm giác như đội mũ chật, thắt khăn chặt, đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng có thể kèm theo chóng mặt, choáng váng.

Đau có thể suốt ngày hoặc đau vài giờ, nhức đầu thường tăng lên khi xúc động hay mệt mỏi và giảm khi thoải mái, ngủ được.

Bên cạnh đau đầu chóng mặt, bệnh nhân có thể nhận thấy một số dấu hiệu khác như:

Để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu là gì, người bệnh sẽ được các sĩ chỉ định thực hiện các chẩn đoán xét nghiệm như: điện não đồ, chụp cộng hưởng từ não, xét nghiệm máu sàng lọc.

Phương pháp điều trị

Sau khi đã biết chính xác nguyên nhân gây bệnh đau đầu chóng mặt là do hội chứng suy nhược thần kinh, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh. Biện pháp điều trị chủ yếu là tâm lý kết hợp với dùng thuốc.

Điều trị bằng thuốc: mục đích làm giảm triệu chứng đau đầu. Các thuốc thường là thuốc an thần, thuốc giảm lo âu, thuốc chống trầm cảm, cùng với đó là liệu pháp châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu.

Điệu trị bằng tâm lý: mục đích nhằm loại trừ những căng thẳng, mệt mỏi của người bệnh tạo ra tâm lý thoải mái, ổn định, bồi dưỡng nhân cách giúp bệnh nhân sẵn sàng chống lại được những stress trong công việc, học tập, cuộc sống…

Biện pháp phòng tránh

Muốn loại bỏ triệu chứng đau đầu chóng mặt do hội chứng suy nhược thần kinh, trước hết phải giải quyết được vấn đề về tinh thần bằng cách:

Tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, không làm việc quá sức.

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Thường xuyên tập luyện thể thao.

Ăn uống đủ chất, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích.

Khi làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn nên sử dụng dụng cụ giảm tiếng ồn ở tai.

Đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp một vấn đề nào về sức khỏe, để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì bạn nên đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Thần kinh.

Khi bị đau đầu, đau nửa đầu không rõ nguyên nhân, tùy từng hoàn cảnh, người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị tại các bệnh viện tuyến Huyện, Tỉnh.

Nếu đã đi khám và điều trị nhưng không khỏi, lúc này bệnh nhân cần tìm đến các bệnh viện ở tuyến Trung ương, với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, có thể xác định được bệnh đau đầu do đâu, từ đó có phác đồ điều trị bệnh thích hợp.

Nếu ở xa các bệnh viện và chưa sắp xếp được thời gian đi khám, bệnh nhân nên đặt lịch tư vấn với bác sĩ Thần kinh từ xa để được chẩn đoán và điều trị.

Khoa Thần kinh – Bệnh viện 108

Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Quân y 103

Bệnh viện Đại học Y

Một số bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội người bệnh nên đến thăm khám và điều trị như:

Bạn đang xem bài viết Bài 265: Hỏi Cách Chữa Suy Tĩnh Mạch, Đau Khớp, Vôi Hóa Cột Sống Cổ, Nặng Đầu, Suy Nhược Thần Kinh, Mỏi Lưng. trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!