Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Cường Giáp Có Phải Là Ung Thư Không mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chào bác sĩ Hello Doctor, em gái tôi mới phát hiện bị mắc bệnh cường giáp. Tôi từng thấy một người cũng mắc bệnh này và về sau bị ung thư. Xin hỏi bác sĩ bệnh cường giáp có phải ung thư không. Cảm ơn bác sĩ.
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến sản xuất hormone giáp nhiều hơn bình thường, hậu quả làm gia tăng nồng độ hormone lưu hành trong máu, gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa trong cơ thể.
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính của tế bào ở tuyến giáp, khi bị kích thích bởi tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể.
Qua hai định nghĩa trên thấy rõ, cường giáp là một hội chứng chứ không phải là bệnh, có thể gặp hội chứng cường giáp trong ung thư tuyến giáp hoặc bệnh lý khác có hội chứng cường giáp có nguy cơ tiến triển thành ung thư tuyến giáp. Cần phân biệt hai khái niệm cường giáp và ung thư tuyến giáp.
1. Một số vấn đề cơ bản bạn nên biết về cường giáp
Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp. Tại Việt Nam, bệnh nhân cường giáp chiếm 5,8% số bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh chủ yếu gặp ở độ tuổi 20-50 và tỉ lệ nữ mắc bệnh nhiều gấp 4-10 lần nam giới.
Nguyên nhân gây cường giáp rất đa dạng:
– Basedow là dạng thường gặp nhất (chiếm 90% các trường hợp cường giáp)
– Bướu nhân độc tuyến giáp
– Tăng sản xuất hormone giáp do chửa trứng, di căn ung thư tuyến giáp thể nang
– U tế bào nuôi
– U tuyến yên tăng tiết TSH
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Triệu chứng
Mức độ biểu hiện triệu chứng phụ thuộc mức độ cường giáp, thời gian bị bệnh và tuổi bệnh nhân.
Bệnh hay gặp ở phụ nữ trẻ, khởi phát đột ngột sau stress tâm lý hoặc bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh diễn biến từ từ, gầy sút mệt mỏi khó nhận biết ngay được.
– Gầy sút 3-20kg trong vài tuần- vài tháng mặc dù có thể vẫn ăn ngon
– Rối loạn tính cách và khí sắc: lo lắng, dễ kích thích, dễ cáu gắt, hay khóc, khó tập trung, cảm giác mệt mỏi nhưng khó ngủ
– Xuất hiện cơn nóng bừng, vã mồ hôi nhiều nhất là ở ngực và bàn tay, sợ nóng, bệnh nhân khát và uống nhiều nước
– Hay hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác nghẹt thở, đau vùng trước tim
– Đi ngoài nhiều lần phân nát, có thể có buồn nôn, nôn, đau bụng
– Bệnh nhân đi lại chóng mỏi, lên thang gác khó khăn, ngồi trên ghế đứng dậy bắt buộc phải có dùng tay chống đẩy, một số bệnh nhân có thể có chuột rút
– Bướu giáp là dấu hiệu thường gặp
– Các dấu hiệu khác: vàng da do tắc mật và do viêm gan, biểu hiện sinh dục (rối loạn cương dương, nữ kinh nguyệt thưa, vô kinh, vô sinh), lồi mắt
Điều trị
Để điều trị bệnh cường giáp, 3 phương pháp chính: nội khoa (dùng thuốc), iod phóng xạ và phẫu thuật.
Dù được điều trị bằng phương pháp nào thì bệnh nhân cũng cần theo dõi suốt đời. Các bệnh nhân điều trị nội khoa khỏi bệnh phải được theo dõi khả năng bị tái phát (trong năm đầu sau ngừng thuốc). Còn sau điều trị Iod phóng xạ hoặc phẫu thuật, bệnh nhân được kiểm tra định kỳ để phát hiện suy giáp, các bệnh nhân cần được điều trị hormone thay thế suốt đời.
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
2. Một số vấn đề cần biết về bệnh ung thư tuyến giáp
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao, tỉ lệ mắc ở nữ xếp thứ 12 trong các loại ung thư nói chung, ở nam xếp thứ 13.
– Tiền sử điều trị các bệnh lý vùng cổ bằng phương pháp xạ trị
– Chế độ ăn thiếu iod làm tăng nguy cơ mắc khối bướu giáp đơn thuần cũng như ung thư tuyến giáp thể nang
– Tiền sử bệnh tuyến giáp mạn tính
– Đối với loại ung thư giáp thể tủy có tính chất gia đình và di truyền
– Một số yếu tố nguy cơ khác như người sống ở vùng biển, nơi có đủ iod trong thực phẩm, tỉ lệ bướu nhân giáp là ung thư cao hơn hoặc khi có u đặc tuyến giáp thì khả năng khối u là ung thư cao.
Triệu chứng
Triệu chứng ung thư tuyến giáp thường nghèo nàn, bệnh nhân thường đến với triệu chứng đầu tiên là nhìn thấy hoặc sờ thấy khối u vùng cổ hoặc phát hiện tình cờ qua siêu âm tuyến giáp. Cũng có trường hợp chỉ sờ thấy hạch cổ.
Ở giai đoạn muộn khi khối u xâm lấn mô xung quanh có thể xuất hiện triệu chứng như:
– Nói khàn, khối u giáp lành tính hiếm khi gây khàn tiếng
– Khó nuốt do chèn ép thực quản
– Khó thở do xâm lấn đường thở khí quản
– Tình trạng cường giáp ít khi gặp trên các bệnh nhân ung thư tuyến giáp (trừ ung thư tuyến giáp thể nang)
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Điều trị
Điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất có tính chất quyết định kết quả điều trị. Sau phẫu thuật bệnh nhân được điều trị iod phóng xạ và hormone thay thế.
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý tiên lượng rất tốt, tỉ lệ sống thêm 10 năm trung bình tùy từng nhóm, nhóm biệt hóa gần 90%, thể tủy sống thêm 5 năm là 50%, thể không biệt hóa sống thêm 6-8 tháng.
Bệnh Cường Giáp Là Gì? Bệnh Có Di Truyền Không?
Bệnh cường giáp là gì? Bệnh có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hải. Em gái tôi đang mang thai 6 tháng và mới phát hiện bị bệnh cường giáp. Bản thân tôi chưa hiểu rõ bệnh cường giáp là gì, nhưng tôi nghe có nhiều người nói bệnh cường giáp di truyền cho con. Vậy mong bác sĩ trả lời giúp tôi câu hỏi Bệnh cường giáp có di truyền không?. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp là tình trạng tăng quá mức nồng độ hormone giáp do tăng hoạt động tuyến giáp gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau. Hầu hết trường hợp nhiễm độc tố giáp là cường giáp do bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Grave (60 – 80%) và các bướu giáp nhân hóa độc. Bệnh thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam và hiếm gặp ở thiếu niên. Bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 20 – 50, ít trường hợp xảy ra ở độ tuổi trên 60.
Bệnh cường giáp có di truyền không?
Tác động của yếu tố di truyền tuỳ thuộc vào nguyên nhân nào gây ra cường giáp:
– Basedow: Bệnh Basedow mang nhiều tên gọi khác nhau Bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra cường giáp và cũng là bệnh lý có khả năng di truyền cao nhất. Luôn có sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và di truyền dẫn đến bệnh Basedow.
Yếu tố di truyền là yếu tố nguy cơ chính của khả năng mắc bệnh Basedow, với 79% nguyên nhân mắc bệnh là do di truyền. Nghĩa là trong một gia đình có cha hay mẹ bị bất thường về tuyến giáp như bướu giáp, basedow… thì con cái sẽ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh Basedow. Ngoài ra bệnh xảy ra với tần suất cao trong gia đình của người bị thiếu máu Biermer, đái tháo đường típ 1, suy thượng thận do tự miễn (bệnh Addison), bệnh nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, giảm tiều cầu vô căn, hội chứng Sjogren.
– Bướu giáp đa nhân hoá độc: Sau Basedow, bướu giáp độc đa nhân là một trong những nguyên nhân thường gặp trong cường giáp (khoảng 5% trường hợp cường giáp) thường xảy ra ở phụ nữ 60 – 70 tuổi, tiền sử có bướu giáp đa nhân và có tính chất gia đình.
– Ung thư tuyến giáp: Có nhiều yếu tố nguy cơ như nữ, tuổi trên 40, thiếu iode trong chế độ ăn. Tuy các nhà khoa học nhận định có yếu tố nguy cơ di truyền nhưng vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tuỷ có thể gây nên do một biến đổi hoặc tổn hại trong một gen gọi là RET. Gen RET bị tổn hại có thể được truyền từ bố mẹ cho con. Do đó, những người có yếu tố này vẫn được xếp vào nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.
– U độc tuyến giáp: bệnh nhân sẽ có hội chứng cường giáp với biểu hiện tim mạch rõ nếu không điều trị thích hợp. Khi thăm khám sẽ sờ thấy một nhân nằm ở một thùy hoặc eo, tròn, di động, không đập theo mạch. Ngoài ra, người bệnh không có triệu chứng về mất hoặc chỉ co cơ mi, không phù niêm. Xét nghiệm có hoặc không có tăng fT4 hoặc fT3. Xạ hình tuyến giáp ghi nhận chức năng và ức chế mô giáp bên ngoài nhân. Còn về cơ chế bệnh sinh, vì thụ thể TSH và đột biến gen Gs-alpha rất hiếm xảy ra ở các khu vực có lượng iốt cao, nên thiếu hụt iốt được cho là có vai trò trong sự xuất hiện của những đột biến này; ngoài ra, sự phối hợp của các yếu tố tăng trưởng, cũng như các protein đặc hiệu góp phần thúc đầy quá trình phát triển u độc. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu lâm sàng và di truyền tại Mỹ, yếu tố di truyền chắc chắn có đóng vai trò nào đó trong sự hình thành u độc tuyến giáp (với tỷ lệ được ghi nhận trong nghiên cứu ấy là 37.3%).
– Các u tiết HCG (thai trứng, ung thư nguyên bào nuôi): là một u ác tính của tổ chức nhau thai phát triển từ lớp tế bào nuôi của trung sản mạc rồi xâm lấn vào tổ chức của người mẹ. Do đó u tế bào nuôi chỉ gặp ở những người có tiền sử mang thai trứng, đẻ thường, hoặc sẩy thường. Hầu hết là có tiền sử thai trứng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ người rất trẻ mới có thai lần đầu đến người sắp mãn kinh. Thường gặp ở những người trẻ, có tuổi trung bình từ 20 – 40 tuổi. Thời gian xuất hiện: có thể rất sớm ngay khi đang chửa trứng, thường là 3 tháng đầu sau nạo trứng. Một số khác sau 6 tháng đến một năm. Nói chung nếu bệnh xuất hiện càng sớm thì mức độ ác tính càng cao. Ra huyết là triệu chứng chủ yếu và trung thành nhất (huyết đỏ tươi, hoặc huyết đen, ra tự nhiên, lượng ít, nhưng kéo dài, gây thiếu máu). Định lượng HCG sau nạo trứng 5 tuần, lượng HCG không xuống hết hoặc sau khi đã xuống lại tăng lên, thì phải nghĩ ngay đến biến chứng u tế bào nuôi. Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị có thể gây tử vong trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, thì có thể khỏi hoàn toàn.
– Nhiễm độc giáp thai kỳ: có thể xuất hiện trong 4 tháng đầu mang thai – giai đoạn mà nồng độ hCG rất cao, có thể gây hoạt hóa receptor đủ để gây ra nhiễm độc giáp. Phụ nữ nghén nặng cần phải được xét nghiệm chức năng tuyến giáp và đo nồng độ hCG, nhất là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp tự miễn dịch; người có bướu giáp, nhịp tim nhanh, sụt cân, nôn nhiều lúc bắt đầu có thai. Nhiễm độc giáp thai kỳ nếu không được điều trị tốt sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và thai. Nếu được điều trị tốt thì các nguy cơ trên gần tương đương như đối với người không mắc bệnh. Không có yếu tố di truyền trên nhóm bệnh lý này.
Bạn Hải thân mến, không phải lúc nào bệnh cường giáp cũng di truyền, bạn cần xem nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp của em gái bạn là gì và đối chiếu với những thông tin chúng tôi cung cấp là sẽ có câu trả lời.
Điều trị Basedow bằng phẩu thuật tức thì – Mổ bướu cổ tức thì
Qua nhiều năm dày công nghiên cứu, bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng đã đưa vào áp dụng thành công phương pháp điều trị mới cho các bệnh bướu cổ Basedow: “Điều trị Basedow bằng phẫu thuật tức thì”. Với phương pháp “Tiền mê, tê tại chỗ” để phẫu thuật bướu cổ, giúp cho ca mổ bướu cổ có thể tiến hành an toàn và giảm thiểu được nhiều hiện tượng tai biến sau mổ và giảm chi phí cho bệnh nhân. Đồng thời bệnh nhân chỉ phải trải qua 1 giai đoạn điều trị trước mổ rất ngắn (từ vài ngày đến 1 tuần), sau đó sẽ được tiến hành phẫu thuật ngay mà không phải chờ đợi mất nhiều thời gian và tốn kém thêm.
Với tác phong làm việc luôn cần mẫn, nghiêm túc và khoa học, bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng đã tìm tòi nghiên cứu trong nhiều năm và cuối cùng đã tìm ra “công thức” điều trị nội khoa hiệu quả, giúp cho phẫu thuật có thể tiến hành với mức độ an toàn gần như tuyệt đối. Bệnh nhân được chỉ định mổ rất rộng rãi từ độ 1B đến độ 4 (trừ suy giáp và viêm tuyến giáp). Có đến 90% số bệnh nhân đến khám và điều trị bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân. Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện đa khoa Bình Dân đã tiến hành phẫu thuật an toàn trên 40.000 trường hợp bệnh nhân bướu cổ. Tỉ lệ tử vong được khống chế ở mức 0%. Bệnh viện chưa từ chối điều trị bất cứ bệnh nhân Basedow nào dù khó hay nặng đến mấy.
Nhờ các ưu điểm nổi trội trên mà việc điều trị bệnh bướu cổ nói chung và bệnh bướu cổ Basedow nói riêng tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dân trong những năm qua đã đạt được những thành công lớn, giúp cứu sống và chữa khỏi bệnh cho hàng vạn bệnh nhân.
Bệnh Cường Tuyến Giáp Trạng Là Gì?
Thứ Năm, 05-04-2018
Bệnh cường tuyến giáp trạng là một bệnh ở tuyến giáp không quá nguy hiểm nếu phát hiện sớm. Mặc dù vậy, nếu như phát hiện và điều trị trễ, bệnh cường tuyến giáp trạng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là khi bệnh xảy ra ở phụ nữ.
Bệnh cường tuyến giáp trạng là gì?
Cường tuyến giáp trạng là tình trạng dư thừa quá nhiều hormone, nhất là hormone thyroxine ở tuyến giáp. Khi các hormone ở tuyến giáp bị dư thừa sẽ gây ra tăng chuyển hóa, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác. Ngoài ra, cường tuyến giáp còn có thể xảy ra do ảnh hưởng của bệnh bướu cổ đa nhân nhiễm độc, bệnh Basedow.
Biểu hiện của bệnh cường tuyến giáp trạng
Thông thường, bệnh nhân khi thực hiện cường tuyến giáp trạng thường gặp phải một số dấu hiệu điển hình như:
Có dấu hiệu phì đại tuyến giáp (bướu cổ).
Bệnh nhân có dấu hiệu giảm cân đột ngột, một số trường hợp giảm cân khá nhiều.
Tăng sự thèm ăn tuy nhiên lại làm giảm sự ngon miệng khi ăn.
Có rối loạn nhịp tim, nhịp tim thường tăng lên hơn 100 nhịp/phút, gây ra loạn nhịp tim, đánh trống ngực.
Bệnh nhân ra mồ hôi nhiều hơn.
Có cảm giác mệt mỏi, yếu cơ và thường xuyên rơi vào tình trạng khó ngủ.
Bệnh nhân rối loạn ruột, đi tiêu thường xuyên hơn.
Đối với nữ giới có thể gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Một số trường hợp rát, khó chịu ở một bên hoặc cả 2 mắt, mắt sưng đỏ, lồi nhãn cầu.
Bệnh nhân có tầm nhìn mờ, viêm nhiễm, giảm chuyển động của mắt, giảm độ nhạy đối với ánh sáng.
Bệnh nhân giảm ham muốn, giảm chất lượng tình dục và rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân của bệnh cường tuyến giáp trạng
Bệnh cường tuyến giáp trạng xảy ra chủ yếu do hoạt động tuyến giáp gặp trục trặc. Tình trạng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Ảnh hưởng của các bệnh lý như bệnh Graves, bệnh u tuyến độc, bệnh bướu cổ độc multinodular.
Tuyến giáp bị viêm bán cấp.
Hoạt động của tuyến giáp gặp trục trặc do điều trị bằng một số loại thuốc điều trị.
Chẩn đoán đối với bệnh cường tuyến giáp trạng
Để xác định bệnh cường tuyến giáp trạng, bên cạnh việc chẩn đoán bằng các biểu hiện bên ngoài, các bác sĩ còn áp dụng một số biện cách kiểm tra, chẩn đoán bao gồm:
Khám thực thể phát hiện phản xạ tuyến giáp.
Xét nghiệm máu để đo lường mức độ hormone thyroxine và TSH trong máu của bệnh nhân. Khi chỉ số Thyroxine cao hoặc chỉ số TSH thấp thì tuyến giáp được đánh giá là hoạt động quá mức.
Thử nghiệm hấp thu iod phóng xạ (radioiodine) và kiểm tra lại sau một thời gian hấp thụ sẽ xá định được bệnh nhân có bị cường giáp hay không. Cách này cũng được áp dụng để xác định viêm tuyến giáp hoặc tăng năng tuyến giáp.
Phương pháp điều trị bệnh cường tuyến giáp trạng
Bệnh cường tuyến giáp trạng thông thường sẽ lành tính, chi phí điều trị không quá đắt, thời gian điều trị cũng không quá lâu. Đối với điều trị cường tuyến giáp trạng, bệnh có thể được điều trị bằng một số cách như:
Sử dụng các loại thuốc kháng giáp tổng hợp, chủ yếu bao gồm các loại chính như propylthiouracil và methimazole (Tapazole).
Sử dụng các loại thuốc ức chế beta giao cảm.
Trong một số ít trường hợp có thể được thực hiện bằng một số thuốc an thần.
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 2 tuần đầu. Quá trình điều trị có thể kéo dài khoảng 4 tháng.
Ngoài cách sử dụng các thuốc, một số trường hợp bệnh nhân không thể điều trị bằng thuốc kháng giáp, không muốn dùng iod phóng xạ trị liệu thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên những trường hợp sử dụng phương pháp phẫu thuật tuyến giáp cũng có nhiều rủi ro, bao gồm:
Có thể thiệt hại dây thanh âm và tuyến cận giáp – 4 tuyến nhỏ nằm ở mặt phía sau tuyến giáp.
Một số trường hợp cần điều trị suốt đời với các loại thuốc như levothyroxine (Levoxyl, Synthroid…).
Những trường hợp loại bỏ cả tuyến cận giáp trong phẫu thuật thì cần sử dụng thuốc uống để giữ mức canxi huyết bình thường.
Một số lưu ý cho bệnh nhân điều trị cường tuyến giáp trạng
Người bệnh điều trị cường tuyến giáp trạng cần lưu ý một số vấn đề như:
Điều chỉnh chế độ ăn uống theo thiết kế của bác sĩ. Bổ sung thêm calo, protein trong chế độ ăn uống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng cường giáp.
Người bị bệnh cường giáp cũng cần duy trì một lượng canxi cần thiết cho chơ thể để tránh nguy cơ loãng xương khi điều trị cường giáp. Các chuyên gia khuyến nghị dùng 1000 miligram hàng ngày cho người dưới 50 tuổi và 1200 miligram canxi mỗi ngày với người trên 50 tuổi. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D cho phù hợp.
Bệnh nhân ảnh hưởng mắt trong quá trình điều trị bệnh cường tuyến giáp trạng có thể sử dụng thêm kính râm để giảm nhạy cảm với ánh sáng.
Bổ sung một số loại kem chứa hydrocotisone, acetonide, triamcinolone,… có thể làm giảm tình trạng đỏ da, sưng.
Bệnh Máu Trắng Có Phải Là Ung Thư Máu Không? Có Chữa Được Không?
Bệnh máu trắng có phải là ung thư máu hay không? Máu trắng và ung thư máu, bệnh ung thư bạch cầu có phải là cùng một bệnh hay không? Nguyên nhân bị máu trắng và những biểu hiện ung thư máu thường gặp. Bệnh máu trắng có chữa được không? Phương pháp hóa trị, xạ trị, cấy ghép tế bào gốc điều trị máu trắng.
Bệnh máu trắng có phải là ung thư máu hay không?
Bệnh máu trắng có phải là ung thư máu không? Đây là vấn đề mà rất nhiều người còn thắc mắc. Máu trắng là căn bệnh không hiếm gặp. Trên thế giới có khoảng 10% dân số mắc chứng bệnh này. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa bệnh sẽ xuất hiện và cướp đi sinh mạng con người trong đau đớn. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Bệnh máu trắng là bệnh trong đó hệ bạch huyết và tủy bị rối loạn, tạo ra những bạch cầu ác tính. Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ kháng khuẩn, bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, nếu lượng bạch cầu quá cao sẽ gây nguy hiểm. Mức độ tăng trưởng của chúng ngoài tầm kiểm soát so với nhu cầu của cơ thể. Do sự phát triển đó khiến lấn át, tiêu diệt hồng cầu – tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng trong máu đến các cơ quan.
Máu trắng là bệnh mãn tính hoặc cấp tính. Bệnh máu trắng mãn tính thường xuất hiện trên những người ngoài 67 tuổi. Tuy nhiên, trẻ em dưới 19 tuổi thường bị ung thư máu cấp tính lympho bào.
Bệnh máu trắng có phải là ung thư máu hay không?
Bệnh máu trắng được gọi là bệnh ung thư máu. Hay còn gọi là bệnh bạch cầu đa sinh, ung thư bạch cầu. Ung thư máu đặc biệt hơn các bệnh ung thư khác. Đây là bệnh ung thư duy nhất không hình thành khối u. Bệnh được gây ra khi hàm lượng bạch cầu đột nhiên tăng cao, tiêu diệt tế bào hồng cầu. Chính vì lượng hồng cầu giảm, máu của bệnh nhân ung thư máu không còn màu đỏ thẫm mà rất nhợt nhạt.
Đau bụng, đặc biệt là ở vùng bụng trên.
Gãy xương (tự phát hoặc do chấn thương).
Dễ chảy máu hoặc bầm tím.
Gan to, lá lách to, hạch to.
Mệt mỏi, sốt và ớn lạnh.
Nhiễm trùng thường xuyên, đi tiểu thường xuyên.
Buồn nôn, đổ mồ hôi đêm, giảm cân không rõ nguyên nhân.
Hiện nay, đội ngũ y bác sĩ chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn tới ung thư máu. Trong tất cả các bệnh thì chú ý tới sự tác động của hóa chất, tia phóng xạ.
Một số nguyên nhân khác khiến cho tình trạng ung thư máu xuất hiện chính là virus hình thành trong cơ thể. Không những vậy đôi khi bệnh ung thư máu lây truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên khả năng lây truyền bệnh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong nguyên nhân gây bệnh được xác định.
Bệnh máu trắng có chữa được không?
Bạn đang lo lắng không biết ung thư máu có thể chữa được không. Các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai khẳng định rằng bệnh máu trắng có thể chữa được. Đặc biệt bệnh sẽ chữa khỏi thành công nếu mới chỉ chớm bệnh, bạch cầu chưa nhân nhóm nhiều.
Tuy nhiên tỷ lệ thành công sau khi điều trị bệnh ung thư máu giai đoạn đầu chỉ có 10%. Bởi nhiều bệnh nhân tới khám bệnh khi ung thư máu đã chuyển tới giai đoạn cuối. Chính vì thế, việc điều trị gặp khó khăn hơn.
Điều trị ung thư máu như thế nào?
Các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai khẳng định rằng nên dùng Tây y để điều trị bệnh ung thư máu. Đó là các phương pháp: hóa trị, xạ trị, cấy ghép tế bào mới.
Đây là phương pháp điều trị cơ bản trong ung thư bạch cầu. Phương pháp này hoạt động chủ yếu bằng cách uống hoặc tiêm vào tủy xương, tĩnh mạch. Nhưng nếu không cẩn thận thì hóa trị sẽ khiến cho các tế bào trong cơ thể không khỏe mạnh. Đồng thời gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn sinh sản, rụng tóc, mệt mỏi…
Ngăn ngừa ung thư bạch cầu bằng xạ trị
Sử dụng phương pháp xạ trị sẽ giúp bệnh nhân không đau đớn. Xạ trị là cách dùng năng lượng cao X – quang để tránh gây mệt mỏi cho bệnh nhân. Không những vậy xạ trị không gây ra mệt mỏi, viêm đau nơi tia xạ tiếp xúc. Từ đó giúp ung thư máu bị ngăn chặn hiệu quả.
Các bác sĩ cũng khẳng định rằng phương pháp cấy tế bào gốc giúp điều trị ung thư máu hiệu quả. Phương pháp này giúp các tế bào khỏe mạnh không bị tổn hại. Đồng thời những tế bào mới này lại có thể sản sinh tế bào khỏe hơn.
Tế bào gốc này có thể đến từ người cho. Những tế bào gốc này luôn được các bác sĩ giám sát liên tục đảm bảo cho các tế bào gốc không bị cơ thể bị thải trừ ra khỏi cơ thể.
Bệnh máu trắng có phải là ung thư máu hay không không còn câu hỏi khó của nhiều người. Bạn đọc nên biết cách tự chăm sóc bản thân, thăm khám định kì phát hiện những dấu hiệu ung thư máu sớm để bảo vệ sức khỏe.
Bạn đang xem bài viết Bệnh Cường Giáp Có Phải Là Ung Thư Không trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!