Xem Nhiều 5/2023 #️ Bệnh Suy Giáp – Family Hospital # Top 14 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 5/2023 # Bệnh Suy Giáp – Family Hospital # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Suy Giáp – Family Hospital mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ở các nước phát triển, nguyên nhân suy giáp chủ yếu do bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, điều trị quá liều phóng xạ iod hay sau mổ cắt tuyến giáp. Một số nguyên nhân khác, ngày càng nhiều, như dùng thuốc làm giảm chức năng tuyến giáp, đặc biệt là trong trường hợp dùng thuốc chống loạn nhịp tim như amiodarone.

Các nguyên nhân hiếm gặp hơn như tình trạng khiếm khuyết tổng hợp hormone tuyến giáp do di truyền, bao gồm khiếm khuyết sản xuất men peroxidase và thyroglobuline.

Các rối loạn phát triển tuyến giáp ở trẻ em bao gồm giảm sản hay thiểu sản tuyến giáp. Các rối loạn tại thần kinh trung ương do bệnh lý của tuyến yên hay vùng hạ đồi mà hậu quả là giảm TSH hay TRH. Đề kháng hormone tuyến giáp ở ngoại biên mà nguyên nhân có thể do giảm receptor cũng đã được mô tả.

1. Bướu giáp cộng đồng (endemic goiter)

Thiếu hụt iod có thể đưa đến một bệnh lý mà ta có thể phòng ngừa được đó là bướu giáp dịch tể, mà trong vài trường hợp có thể đưa đến chứng đần độn cộng đồng. Số lượng bệnh nhân có thể đến 1/3 dân số thế giới, đặc biệt là ở các nước kém phát triển.mà nguyên nhân là do thiếu hụt iod, và khoảng 12 triệu người bị tình trạng đần độn cộng đồng.

Các nước Châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc là những vùng có số người bị nguy cơ thiếu hụt Iod cao nhất trên thế giới, ít hơn là các nước Châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Hungary, Ba Lan và Nam Tư…Trong các vùng thiếu hụt Iod nặng, triệu chứng lâm sàng của bướu giáp xuất hiện ở độ tuổi rất trẻ. Tần suất tăng đặc biệt cao ở độ tuổi mới lớn hay dậy thì. Tần suất giảm ở độ tuổi trưởng thành; đặc biệt cao ở nữ giới.

2. Hậu quả của chuyển hóa do thiếu hụt Iod

Thay đổi sinh lý mạn tính do tình trạng thiếu hụt iod ảnh huởng đến một số thay đổi rõ rệt về cơ thể học và chuyển hóa. Sự giảm hấp thu iod lâu ngày có thể dẫn đến giảm sản xuất T3 và T4. Hậu quả là làm tăng từ từ sự thanh thải Iod ở tuyến giáp và giảm tiết ở thận. Do sự giảm sản xuất T3 hay gặp hơn T4 nện làm tăng quá trình chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi.

Do sự sản xuất T3 và thanh thải các hormone hoạt hóa chuyển hóa có hiệu lực, tình trạng suy giáp lâm sàng có thể tránh khỏi phần lớn các TH mà các xét nghiệm sinh hóa cho thấy giảm T4, tăng TSH và T3 gần ở mức bình thường. Trong các TH nặng, T3 và T4 có thể thấp, TSH cao. Trong tình huống này triệu chứng lâm sàng của suy giáp có thể xảy ra.

Cùng với sự thay đổi về sinh lý do thiếu hụt Iod, phì đại tuyến giáp cũng có thể xảy ra. Các nang giáp phì đại, khoảng trống giữa các nang giảm. Khi thiếu hụt Iod nặng hơn, các nang trở nên bất hoạt và bị tràn ngập bởi các chất keo. Một số vùng có hiện tượng tăng sinh hạt và phát triển thành các nhân, một số thành nhân nóng và tự hoạt động, những nang khác thì bất hoạt và trì trệ. Hoại tử, xơ hóa hay xuất huyết có thể xảy ra tạo ra các tổ chức xơ. Tất cả các rối loạn này thường có sự phì đại của tuyến giáp và thường là không đồng nhất.

3. Suy giáp sau xạ trị

Suy giáp lâm sàng có thể từ quá trình điều trị phóng xạ Iod 131. Phương pháp điều trị này ngày càng phổ biến cho những bệnh nhân cường giáp, trong đó có bệnh Graves. Khoảng 50-70% các TH nhận liều điều trị hơn 10mCi có thể có biểu hiện suy giáp. Đối với những bệnh nhân này, theo dõi chức năng tuyến giáp hằng năm là cần thiết.

Xạ trị ngoài trên những bệnh nhân Lymphôm trung thất hay ung thư đầu mặt cổ có thể gây ra suy giáp tiền lâm sàng. Điều đó rất quan trọng đối với những bệnh nhân đã được cắt tuyến giáp trước đó do bệnh lý tuyến giáp lành tính hay ác tính.

4. Suy giáp sau mổ

Phẫu thuật cắt tuyến giáp cho những bệnh nhân cường giáp hay bệnh Graves cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giáp. Cắt gần hết tuyến giáp hay trọn tuyến giáp có thể dẫn đến suy giáp sau mổ. Khả năng suy giáp vĩnh viễn xảy ra sau mổ phụ thuộc vào kỹ năng của phẫu thuật viên và khối lượng tuyến giáp bị cắt. Khả năng tổn thương thần kinh quặt ngược, hay suy tuyến phó giáp tăng dần với khối lượng tuyến giáp bị cắt. Các yếu tố khác tác động đến tình trạng suy giáp sau mổ bao gồm dùng thuốc kháng giáp, chế độ ăn kiêng iod và sự xâm nhập nang lympho (lymphocytic) ở mô giáp còn lại.

5. Suy giáp do thuốc

5.1. Cytokines

Tác động của các cytokines trên viêm tuyến giáp có thể là nguyên nhân sinh bệnh và làm nặng thêm quá trình bệnh lý. Tác động chính xác của các cytokines trên bệnh lý viêm giáp Hashimoto là không rõ. Chỉ biết rằng, dùng interferon-alfa hay interleukin-2 điều trị một số bệnh lý ác tính có thể gây suy giáp và có thể hồi phục khi ngưng thuốc.

Đây là điểm quan trọng cho các bệnh nhân viêm giáp Hashimoto và cần khai thác bệnh sử kỹ trên những bệnh nhân này.

5.2. Lithium

Điều trị một số rối loạn tâm thần đặc biệt là trầm cảm sợ hãi. Lithium có thể ức chế con đường tạo hormone phụ thuộc chu trình AMP. Suy giáp gặp nhiều trên những bệnh nhân Hashimoto dùng Lithium, mặc dù có thể gặp ở những bệnh nhân bình giáp.

5.3. Amiodarone

Điều trị hiệu quả trên những bệnh nhân rối loạn nhịp thất. Thuốc này chứa iod ở mức có thể làm nặng rối loạn chức năng tuyến giáp. Dùng thuốc kéo dài có thể gây viêm tuyến giáp và hậu quả là cường giáp và theo sau là tình trạng suy giáp thoáng qua. Tình trạng viêm giáp này thường kết hợp với tăng interleukine-6 huyết thanh, gợi ý quá trình đáp ứng viêm với cytokine. Rối loạn chức năng tuyến giáp nặng có thể xảy ra trên những bệnh nhân dùng amidarone đặc biệt là những bệnh nhân có tiên căn viêm giáp Hashimoto.

5.4. Thuốc kháng giáp

Các thuốc kháng giáp thông thường (carbimazole, methimazole, PTU) đều có thể gây suy giáp. Theo dõi cẩn thận những bệnh nhân dùng các loại này và biết được diễn tiến bệnh do chúng gây ra là bắt buộc khi theo dõi điều trị các bệnh nhân này.

5.5. Kháng hormone TG ở mô ngoại vi

Rối loạn có tính chất di truyền : kháng hormone TG ở mô ngoại vi có thể do bất thường receptor TG. Bất thuờng chức năng các receptor này có thể gây ra tình trạng suy giáp lâm sàng với tăng các hormone TG huyết thanh. Hai loại receptor là TR-α và TR-β được qui định trên 2 gen ở nhiễm sắc thể 17 và 3. Đột biến gen TR-β có vẻ như là nguyên nhân của hiện tượng này. TR-α có vẻ như không bị tác động bởi sự đột biến gen này.

6. Dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán suy giáp

Quá trình phát triển của thai và trẻ sơ sinh được bảo vệ khỏi tình trạng suy giáp nhờ sự thấm qua nhau thai của T4. Sau sinh, sự suy giảm chức năng TG nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển một cách rõ rệt và đôi khi không hồi phục : lớn chậm, chậm phát triển tâm thần, còi cọc.

Đây có thể được xem là hội chứng đần độn (cretinism). Trong thời kỳ cuối của tuổi vị thành niên, suy giáp có thể gây ra giảm khả năng trí tuệ nhưng không hẳn là chậm phát triển tâm thần. Các dấu hiệu thực thể như sa trực tràng, chướng bụng hay thoát vị rốn cũng có thể xảy ra. Trong độ tuổi thanh niên, đây là tình trạng suy giáp thanh niên.

Ở độ tuổi trưởng thành, suy giáp tự nhiên thường xảy ra ở phụ nữ (80%) và diễn tiến âm thầm kết hợp với suy giảm chậm và từ từ chức năng. Trong đa số các TH, diễn tiến này gây ra bởi viêm tuyến giáp dạng nang bạch huyết (lymphocystic). Triệu chứng kinh điển là mệt, đau đầu, tăng cân, da khô, lông tóc dòn, và vọp bẻ. Diễn tiến nặng của bệnh có thể biểu hiện bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi. Chướng bụng và táo bón là triệu chứng nặng của suy giáp. Thiếu máu gặp khoảng 12% TH.

7. Chẩn đoán

Đối với những bn có triệu chứng mệt mỏi, táo bón hay những bất thường về tim mạch, định lượng các hormone TG là cần thiết. Giảm T3 và T4, tăng TSH và cholesterol là các XN kinh điển.

8. Điều trị

L-thyroxine an toàn và hiệu quả. Liều 100μg đường uống có tác dụng hiệu quả đối với các thay đổi rộng về trọng lượng cơ thể người lớn và chỉ số cơ thể (BMI). Bn suy giáp nặng cần theo dõi sát và bắt đầu tăng liều từ từ do sự nhạy cảm của hormone như là hậu quả của sự thiếu hụt lâu dài của các catecholamines trên cơ tim.

Bệnh Suy Giảm Miễn Dịch – Family Hospital

Suy giảm miễn dịch phá vỡ khả năng tự bảo vệ của cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, gồm suy giảm miễn dịch bẩm sinh (sơ cấp) và mắc phải (thứ cấp). Bất cứ điều gì làm suy yếu hệ thống miễn dịch đều có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch thứ cấp

Thế nào là suy giảm miễn dịch ( SGMD )

Hệ thống miễn dịch của cơ thể bao gồm:

Lách

Hạch

Amydale

Tuỷ xương

Đó là những cơ quan sản xuất tế bào Lympho. Bạch cầu chia làm 2 loại: Tế bào B và tế bào T, có vai trò sản xuất kháng thể (gammaglobulin) hoặc trực tiếp chống lại tác nhân xâm nhập hoặc tế bào bất thường, bao gồm vi khuẩn, virus, tế bào ung thư, ký sinh trùng.

Bệnh SGMD là có bất thường trong hệ thống miễn dịch làm cơ thể mất khả năng chống lại bệnh tật hoặc nhiễm trùng (vi khuẩn, virus)

(SGMD):

Cơ thể mất khả năng chống lại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng

SGMD được chia làm 2 nhóm: SGMD bẩm sinh (nguyên phát) và SGMD mắc phải (thứ phát)

Bất kỳ nguyên nhân làm yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể đều dẫn tới SGMD thứ phát

Phân loại:

Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại: Nguyên phát và Thứ phát

SGMD nguyên phát bao gồm:

Giảm gammaglobulin liên kết giới tính X (X-linked agammaglobulinemia)

SGMD thông thường (common variable immunodeficiency)

SGMD nặng phức tạp (severe combined immunodeficicency) còn gọi là bệnh không có tế bào lympho hay “trẻ bong bóng” – “ boy in a bubble”  (trẻ sống trong túi bong bóng vô trùng, cách ly môi trường bên ngoài )

SGMD thứ phát: Do hoá chất hoặc nhiễm phải tác nhân gây SGMD

Bỏng nặng

Hoá trị

Phóng xạ

Tiểu đường

Suy dinh dưỡng

Một số bệnh lý:

AIDS

Ung thư – bạch cầu cấp

Bệnh lý miễn dịch: viêm gan virus

U tuỷ xương (ung thư tế bào plasma, tế bào có vai trò sản xuất kháng thể)

Đối tượng dễ suy giảm miễn dịch:

Tền căn gia đình bị SGMD

Bệnh lý làm suy yếu hệ miễn dịch: HIV, cắt lách (gặp trong xơ gan, hồng cầu liềm, vỡ lách)

Người già

Dinh dưỡng: thiếu đạm

Mất ngủ

Dấu hiệu nhận biết suy giảm miễn dịch:

Trẻ SGMD thường có các triệu chứng:

Mắt đỏ

Viêm xoang

Viêm tai giữa

Cảm lạnh

Tiêu chảy

Viêm phổi

Nhiễm nấm

Các bệnh này thường tái đi tái lại, không đáp ứng điều trị, hoặc không khỏi bệnh hoàn toàn. Khi trẻ điều trị hoài không khỏi, lúc này nên nghĩ tới bệnh lý SGMD.

Các phương pháp thông thường sử dụng để chẩn đoán Bệnh suy giảm miễn dịch bao gồm:

Đếm bạch cầu hạt

Đếm tế bào T

Đo immunoglobulin

Các trẻ này khuyên nên chích vaccin và làm xét nghiệm đo đáp ứng kháng thể sau chích ngừa

Điều trị bệnh suy giảm miễn dịch:

Tuỳ trường hợp, bệnh Suy giảm miễn dịch (SGMD) sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác nhau.

Bệnh AIDS: dùng thuốc kháng virus HIV (ARV)

Điều trị SGMD thường bao gồm: kháng sinh và điều trị miễn dịch (gammaglobulin), kháng virus như amantadine, acyclovir. Thuốc điều trị đặc hiệu cho nhiễm virus ở bệnh nhân SGMD là interferon.

Trong bệnh SGMD do tuỷ xương không sản xuất đủ tế bào lympho thì trẻ nen được ghép tuỷ xương.

Bệnh lý SGMD bẩm sinh chỉ có thể điều trị triệu chứng, nhưng không thể phòng ngừa.

SGMD thứ phát có thể phòng ngừa trong 1 số trường hợp:

AIDS: phòng ngừa lây lan HIV

Ngủ đủ giấc: theo Mayo Clinic, giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trọng cho hệ miễn dịch. Cần cho người đang bị bệnh nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc nơi công cộng, để phục hồi miễn dịch cơ thể.

ThS.BS. Lương Hồng Vân

(Khoa Nhi – Bệnh viện ĐK Gia Đình)

Viêm Thanh Quản Cấp – Family Hospital

1.Bệnh viêm thanh quản cấp là gì?

Viêm thanh quản là tình trạng niêm mạc của thanh quản bị viêm, phù nề đôi khi có loét và lan xuống các lớp sâu hơn làm viêm cơ, hoại tử sụn, kéo theo sưng dây thanh âm gây ra biến dạng âm thanh khi không khí đi qua kết quả giọng khàn, có thể bị mất giọng. Viêm thanh quản kéo dài dưới 3 tuần thì được gọi là viêm thanh quản cấp tính.

Nguyên nhân đa số do nhiễm virus đường hô hấp, có thể do vi khuẩn, la hét nói nhiều, hít phải hóa chất độc hại như chất tẩy rửa, xăng, trào ngược dạ dày …

Hầu hết các trường hợp triệu chứng kéo dài dưới 1 tuần, số ít trường hợp nghiêm trọng và kéo dài hơn.

Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn.

Khàn tiếng

Giọng nói yếu hoặc mất giọng

Cảm giác đau, ngứa họng

Ho khan

Đi khám ngay nếu:

Thở rít khi hít vào

Gặp vấn đề khi nuốt

Khó thở

Sốt cao

3.Phân độ khó thở thanh quản:

Độ 1: Nhẹ

Khàn và rè tiếng khi khóc, nói.

Tiếng ho còn trong hay hơi rè.

Biểu hiện khó thở vào chưa điển hình, tiếng rít thanh quản nhẹ.

Hoặc chưa rõ co kéo cơ hô hấp phụ ít.

Tình trạng toàn thân chưa ảnh hưởng.

Độ 2: Trung bình

Mất tiếng, nói không rõ từ

Tiếng ho ông ổng như chó sủa

Triệu chứng khó thở thanh quản điển hình, tiếng rít thanh quản rõ

Co kéo cơ hô hấp mạnh

Trẻ kích thích, vật vã, hốt hoảng, lo sợ.

Độ 3: Nặng

Mất tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nói không thành tiếng, phào phào.

Không ho thành tiếng hoặc không ho được.

Triệu chứng khó thở dữ dội, có biểu hiện của tình trạng thiếu oxy nặng. Trẻ có thể tím tái, rối loạn nhịp thở.

Tình trạng toàn thân bị ảnh hưởng rõ thần kinh (hôn mê, lờ đờ hay vật vã), tim mạch, da tái vã mồ hôi …

4.Biến chứng

Có thể nhiễm trùng lan sang các phần khác của đường hô hấp: viêm khí quản phế quản, viêm phổi …

5.Điều trị

Tùy theo mức độ khó thở thanh quản, có sốt hay không sốt, điều trị nguyên nhân. Thời gian điều trị thường dưới 1 tuần, một số trường hợp diễn tiến nặng nguy cơ điều trị kéo dài hơn.

Khó thở thanh quản độ 1: có thể điều trị ngoại trú, dùng thuốc uống dexamethason hoặc prednisolon, cần tái khám mỗi ngày.

Khó thở thanh quản độ 2: nhập viện, điều trị với thuốc dexamethason tiêm hoặc uống; hoặc khí dung budenoside; hoặc khí dung adrenalin, dùng kháng sinh nếu chưa ngoại trừ nguyên nhân nhiễm khuẩn.

Khó thở thanh quản độ 3: nằm cấp cứu, thở oxy để đảm bảo oxy trong máu, khí dung adrenalin, dexamethason tiêm, kháng sinh tĩnh mạch.

Nếu bệnh diễn tiến nặng hơn tím tái, lơ mơ, cơn ngừng thở thì chỉ định đặt nội khí quản thở máy.

6.Chăm sóc khi trẻ bị viêm thanh quản cấp

Nói càng ít càng tốt, trẻ nhỏ tránh kích thích quấy khóc nhiều.

Uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm lỏng, dễ nuốt.

Giữ không khí ẩm, có thể dùng chậu nước đặt trong phòng (máy sưởi và điều hòa có thể làm không khí bị khô)

Tránh khói, bụi, khói thuốc lá.

Theo dõi nhiệt độ, tình trạng trẻ, các dấu hiệu để tái khám ngay như: các triệu chứng tăng lên, sốt cao, khó thở, bỏ ăn, li bì hoặc kích thích …

7.Phòng bệnh

Tránh hút thuốc lá thụ động, khói làm khô và kích thích dây thanh âm.

Uống nhiều nước.

Tránh ăn thức ăn cay, thực phẩm cay có thể gây ra trào ngược dạ dày.

Tránh la hét, nói nhiều căng giọng.

Chế độ ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây … thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E, C giúp chất nhầy dây thanh âm hoạt động tốt.

Phòng nhiễm trùng hô hấp: rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc người đang mắc nhiễm trùng hô hấp trên như cảm lạnh, cúm.

Tiêm vaccin đầy đủ.

Bảo Tồn Khả Năng Sinh Sản Ở Nam Giới Bị Ung Thư – Family Hospital

Giới thiệu

Ung thư và điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới. Vì vậy, bảo tồn khả năng sinh sản ở bệnh nhân nam bị ung thư là một khía cạnh quan trọng trong quản lý bệnh nhân ung thư. Trong một khảo sát 904 nam bệnh nhân bị ung thư, có 70% nam giới trẻ tuổi còn sống sau điều trị ung thư mong muốn có con, tuy nhiên chỉ có 24% có trữ tinh trùng để bảo tồn khả năng sinh sản của mình. 

Trữ tinh trùng trước điều trị là lựa chọn tối ưu bảo tồn khả năng sinh sản ở bệnh nhân ung thư

Ảnh hưởng của ung thư và điều trị ung thư lên khả năng sinh sản nam giới

Có nhiều nguyên nhân của ung thư và điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới như khối u có thể chèn ép vào cơ quan sinh sản như ung thư tinh hoàn và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, một số khối u ở não làm rối loạn quá trình sản xuất và tiết một số hormone điều hòa quá trình sinh tinh. Trong khi đó, tinh hoàn không thể sản xuất hoặc sản xuất rất ít tinh trùng do cơ quan sinh sản bị ảnh hưởng bởi quá trình xạ trị hay hóa trị hay do vấn đề sức khỏe chung hay rối loạn xuất tinh do ung thư và điều trị ung thư

Các chỉ số của tinh dịch đồ như tổng số tinh trùng, mật độ, độ di động thấp hơn ngưỡng bình thường ở một số loại ung thư như ung thư tinh hoàn, lymphoma Hodgkin. Trong khi một số loại ung thư khác lại không cho thấy sự khác biệt về các chỉ số tinh dịch đồ trước điều trị ung thư so với nam giới bình thường. Tuy nhiên khi nam bệnh nhân ung thư bước vào các liệu trình điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị miễn dịch hay điều trị hướng trúng đích, hệ sinh sinh sản sẽ bị ảnh hưởng tùy thuộc vào loại thuốc được điều trị, thời gian điều trị, liều điều trị tổng cộng, tuổi của bệnh nhân. 

Quá trình sinh tinh và các chỉ số tinh dịch đồ sẽ được dự đoán trở về bình thường 50% sau 2 năm và 85% sau 5 năm điều trị ung thư. Tuy nhiên có khoảng 15-30% bệnh nhân sau điều trị ung thư sẽ không có khả năng phục hồi khả năng sinh sản vĩnh viễn. Và các chỉ số để tiên lượng liệu rằng nam giới điều trị ung thư như thế nào sẽ mất khả năng sinh sản vĩnh viễn hiện tại chưa rõ. Vì vậy, bảo tồn khả năng sinh sản trước khi điều trị ung thư nên được cân nhắc ở những trường hợp nguyện vọng muốn có con sau này.

Đối với những trường hợp hóa trị, hầu hết bệnh nhân sẽ có tình trạng vô tinh (không có tinh trùng trong tinh dịch đồ) trong vòng 12 tuần tính từ thời điểm hoàn thành liệu trình điều trị. Hóa trị liệu cũng gây độc đến hệ sinh sản, và thường gây vô tinh. Trong những phác đồ phối hợp xạ trị và hóa trị liệu thì tác hại gây ra vô sinh càng mạnh. Quá trình phẫu thuật trong điều trị ung thư như cắt bỏ hạch lynmpho sau phúc mạc cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do gây ra xuất tinh ngược dòng hay không xuất tinh được ở nam giới bị ung thư. 

Quá trình trữ mẫu tinh trùng

Số lượng mẫu trữ phụ thuộc vào chất lượng tinh trùng của người chồng và các yếu tố tiên lượng của vợ. Chất lượng tinh trùng của chồng phụ thuộc vào sức khỏe chung và loại ung thư mắc phải. Yếu tố tiên lượng của vợ bao gồm tuổi, tiền sử sản phụ khoa, dự trữ buồng trứng, các bệnh lý phụ khoa kèm theo. Bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện cả 2 vợ chồng để quyết định số lượng mẫu trữ.

Trong một số trường hợp bệnh nhân không tự lấy mẫu trữ dược do vấn đề về tâm lý hay khối u chèn ép gây không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch thì phẫu thuật trích tinh trùng được lựa chọn để hỗ trợ. Mẫu tinh trùng sẽ được lấy từ mào tinh hay mô tinh hoàn thông qua quá trình phẫu thuật. Những trường này, mẫu tinh trùng sẽ được dùng với kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn trong thụ tinh trong ống nghiệm

Thời gian lưu trữ có thể kéo dài đến khi hai vợ chồng nguyện vọng muốn sử dụng mẫu tinh trùng để có con. Một báo cáo mẫu tinh trùng được đông lạnh có thể dùng để tạo phôi và có trẻ sinh sống sau khi trữ đông 21 năm. Tuy nhiên bệnh nhân sẽ được khuyến khích sử dụng mẫu tinh trùng càng sớm càng tốt để giảm thiểu không gian và chi phí trữ mẫu.

Hỗ trợ sinh sản sau khi kết thúc liệu trình điều trị ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 5-10% bệnh nhân đã trữ tinh trùng quay trở lại để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với mẫu tinh trùng đã trữ. Một số lý do có thể giải thích cho tỉ lệ này có thể là quá trình sinh tinh trở lại bình thường sau khi hóa trị, bệnh nhân đã qua đời sau khi điều trị, căng thẳng về tài chính, không còn nguyện vọng có thêm con hoặc bệnh nhân không biết tiên lượng lâu dài của việc điều trị ung thư.

Những trường hợp có sự hồi phục quá trình sinh tinh sau khi điều trị ung thư thì việc lựa chọn có con bằng mẫu tinh trùng trữ trước điều trị hay dùng tinh trùng sau điều trị ung thư luôn được bệnh nhân quan tâm. Quá trình điều trị ung thư, đặc biệt là xạ trị có thể ảnh hưởng đến cấu trúc di truyền của những tế bào phân chia nhanh trong cơ thể và tế bào sinh tinh cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình điều trị ung thư. Thời gian ảnh hưởng tùy thuộc loại ung thư và phác đồ điều trị, nên câu trả lời cho việc khi nào tinh trùng trở về bình thường mà không bị đột biến bởi quá trình điều trị rất khó để trả lời. Có nhiều khuyến cáo nên chờ đợi từ 18 – 24 tháng sau khi điều trị ung thư để bắt đầu kế hoạch có con. Trong trường hợp vô tinh thoáng qua hay quá trình điều trị ung thư chỉ ảnh hưởng đến giai đoạn cuối của quá trình sinh tinh thì thời gian trì hoãn để có con có thể là 1 năm với mẫu tinh trùng sau điều trị ung thư. Tuy nhiên vẫn có trường hợp cấu trúc nhiễm sắc thể hay DNA của tinh trùng bị ảnh hưởng sau 18 năm điều trị ung thư. Với những trường hợp này có thể kết hợp xét nghiệm tiền làm tổ để có thể loại trừ những bất thường di truyền cho thế hệ sau. Vậy nên nếu bệnh nhân đã có mẫu tinh trùng trữ trước khi điều trị ung thư thì nên dùng mẫu trữ này để hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc điều trị ung thư lên vật liệu di truyền của tinh trùng. Trong trường hợp không có mẫu tinh trùng đã trữ, bệnh nhân có thể dùng mẫu tinh trùng sau điều trị ung thư nhưng nên được sự tư vấn chi tiết từ bác sĩ.

Phương thức hỗ trợ sinh sản có thể là gây phóng noãn kết hợp lọc rửa bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hay thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tùy thuộc vào chất lượng mẫu tinh trùng, tình trạng vợ kèm theo và nguyện vọng của 2 vợ chồng.

Kết luận

Với những tiến bộ của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì biến chứng vô sinh do ung thư và điều trị ung thư ở nam giới có thể được hỗ trợ triệt để. Nam bệnh nhân nên được tư vấn về bảo tồn khả năng sinh sản trước khi bước vào các liệu trình điều trị ung thư, để đảm bảo rằng nguyện vọng có con sau khi kết thúc điều trị ung thư có thể được đảm bảo thực hiện.

BS. Võ Văn Cường, BS. Cao Thị ThúyIVFMD FAMILY, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình 

Tài liệu tham khảo

Nangia AK, Krieg SA, Kim SS. Clinical guidelines for sperm cryopreservation in cancer patients. Fertility and Sterility, vol 100, no 5, 2013, pp 1203-1209.

Sasikala N. Cryopreservation of Human Semen. In Male Infertility: A Clinical Approach. 1st ed. India. Springer, 2017, pp 222-225.

Gupta S, Sekhon LH, Agarwal A. Sperm Banking: Why, When and How ? In Male Infertility: Problems and Solution. 1st ed. New York. Humana, 2011, pp 108-110.

Bạn đang xem bài viết Bệnh Suy Giáp – Family Hospital trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!