Cập nhật thông tin chi tiết về Bước Đầu Điều Trị Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ Giai Đọan Lan Tràn Bằng Cisplatin + Irinotecan Tại Khoa Phổi Bv Chợ Rẫy mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chi tiếtĐược đăng: 21 Tháng 9 2015
Cơ sở: Etoposide + cisplatien được coi là phác đồ chuẩn điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ (UTPTBN) giai đọan làn tràn. Vai trò của irinotecan đối với lọai un thư ở giai đạon này đang được nghiên cứu.
Mục tiêu: Nghiên cứu tính khả thi, hiệu quả và an tòan của phác đồ irinotecan + cisplatin trên các bệnh nhân ung thư phổi hkông tế bào nhỏ giai đọan lan tràn
Phương pháp và đối tượng: Tại một khoa Phổi, BV đa khoa tuyến cuối; 2 bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đọan lan tràn đã được điều trị bước đầu bằng cisplatine + irinotecan. Phác đồ sử dụng cisplatine 60mg/m2 N1 và irinotecan 60mg/m2 N1, N8 trong chu kỳ 21 ngày cho tới 6 chu kỳ.
Kết quả: Đáp ứng hòan tòan theo WHO trong 1 trường hợp. Không tác dụng phụ nghiêm trọng.
Kết luận: Phác đồ khả thi, an tòan, hiệu quả cao vì vậy nhiều hứa hẹn cho ung thư phổi tế bào nhỏ và cần được nghiên cứu thêm.
ABSTRACT
PRELIMINARY RESULTS OF TREATING EXTENSIVE STAGE SMALL CELL LUNG CANCER BY CISPLATIN + IRINOTECAN AT THE PULMONARY MEDICINE DEPARTMENT, CHO RAY HOSPITAL
Le Thuong Vu, Tran Van Ngoc *
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 1 – 2007: 173 – 177
Background: Etoposide + cisplatin was considered as standard regimen of chemotherapy for extensive stage small cell lung cancer, but recently the role of irinotecan+ cisplatin is evaluating in this context.
Objective: To study the feasibility, the safety and the effect of this regimen in Vietnamese extensive stage small cell lung cancer patients.
Conclusion: This regimen is feasible, safe and with high efficacy; so it is promising for the treatment of extensive small cell lung cancer and needed to be evaluated further.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chiếm 20% các ung thư phổi theo WHO(4,10), ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ chiếm tỷ lệ từ 3-8,5% (1, 9, 12, 14, 15) tại miền Nam Việt Nam. Hóa trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong ung thư phổi tế bào nhỏ vì kéo dài được sống còn. Ngoài phác đồ chuẩn sử dụng cisplatin + etoposide(4,10), các phác đồ hóa trị mới như cisplatine + irinotecan, carboplatine + irinotecan(13), topotecan(5)… luôn được đặc biệt quan tâm trong niềm hy vọng cải thiện hơn nữa tiên lượng của các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. So sánh cisplatine irinotecan và etoposide + cisplatine trên ung thư phổi tế bào nhỏ giai đọan lan tràn, Noda(6) báo cáo một kết quả hết sức phấn khởi với việc phác đồ hóa trị mới làm gia tăng sống còn có ý nghĩa thống kê. Kết quả này không được tái lặp trong nghiên cứu của Hanna(3,8,11), đặt ra một giả thuyết về ảnh hưởng của chủng tộc (ví dụ người Nhật hoặc Á đông)(5,11) trên hiệu quả điều trị. Các báo cáo tại Việt Nam trước nay không đề cập việc sử dụng irinotecan hóa trị cho ung thư phổi tế bào nhỏ(1,9,12,15). Chúng tôi báo cáo kinh nghiệm bước đầu sử dụng thành công phác đồ cisplatine + irinotecan trên 2 trường hợp lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đọan lan tràn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Can thiệp, tiền cứu, mở thực hiện trên 2 bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đọan lan tràn chưa từng được điều trị hóa chất được theo dõi và điều trị từ 1/2006 đến 12/2006.
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định bằng hình ảnh học gợi ý và kết quả giải phẫu bệnh xác nhận ung thư phổi tế bào nhỏ. Ung thư phổi tế bào nhỏ được gọi là lan tràn khi sang thương u không khu trú trong lồng ngực trong một trường xạ trị (đánh giá mức độ lan rộng u bằng X quang ngực, CT scan ngực và sọ não, nội soi phế quản, siêu âm bụng, xạ hình xương). Các bệnh nhân được giải thích rõ về tác dụng phụ, hiệu quả, phí tổn cũng như phác đồ trị liệu. Tất cả bệnh nhân đều tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Phác đồ điều trị: (13,2,5,6,11,7): cisplatine 60mg/m2 N1 và irinotecan 60mg/m2 ngày 1, ngày 8 với chu kỳ 21 ngày. Irinotecan ngày 8 sẽ được hõan lại 1 tuần nếu BC trung tính < 1500, hoặc TC < 100 000 hoặc bệnh nhân còn tiêu chảy. Hóa trị N1 sẽ được dời lại 1 tuần nếu bạch cầu < 4000/mm3; neutrophil < 2000/mm3; TC < 100 000mm3. Liều hóa trị irinotecan sẽ được giảm đi 10mg/m2 nếu có độc tính huyết học độ 4 (tiệt lạp bạch cầu có sốt, giảm tiểu cầu cần phải truyền tiểu cầu) hoặc tiêu chảy độ 2 hoặc 3. Hóa trị sẽ được ngưng lại trên bệnh nhân tiêu chảy độ 4.
Hóa trị được thực hiện nội trú, trong một khu cách ly riêng. Giữa các lần vô thuốc trong cùng một đợt hóa trị, các bệnh nhân có thể được điều trị ngoại trú. Trong quá trình điều trị, các bệnh nhân được khám và đánh giá trước mỗi lần hoá trị bao gồm: tổng trạng chung, tình trạng nhiễm trùng, tình trạng các biến chứng nếu có, công thức máu, chức năng gan thận (tính clearance creatinine theo Crockoft), X quang phổi. Hoá trị sẽ được ngưng lại nếu có bằng chứng bệnh tiến triển rõ ràng. Lượng giá kết quả điều trị được thực hiện sau mỗi 3 chu kỳ với CT scan lồng ngực và/hoặc CT sọ, siêu âm bụng. Các thay đổi sau hoá trị được lượng giá theo WHO(13,1): đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần, bệnh không đổi/ổn định và tiến triển. Sau mỗi lần lượng giá, bệnh nhân sẽ được xem xét lại hiệu quả điều trị và quyết định hoá trị tiếp hay thay đổi phương thức điều trị phụ thuộc vào bệnh cảnh cụ thể. Sau mỗi lần hoá trị, bệnh nhân được theo dõi sát công thức máu N15. Kết quả CTM được báo cho bác sĩ điều trị và tùy kết quả mà bệnh nhân được chỉ định theo dõi sát nhiệt độ tại nhà hay nhập viện trong trường hợp có tiệt lạp bạch cầu kèm sốt hay giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Chúng tôi không sử dụng thuốc GM-CSF thường quy cho các trường hợp giảm bạch cầu sau hoá trị không kèm sốt mà thông thường có khả năng tự hồi phục. Theo dõi và phân độ nặng các tác dụng phụ theo WHO(4,10).
KẾT QUẢ
Trường hợp 1
Vũ thị Tr. Nữ 63 tuổi. Không hút thuốc. Karnofsky PS 80. Bệnh cảnh lâm sàng ho, khó thở kèm thâm nhiễm phổi phải được tuyến trước điều trị thử lao không giảm. X quang phổi xẹp hòan tòan phổi phải (T3). Nội soi có khối sùi bít gần hòan tòan phế quản gốc phải, kết quả sinh thiết phát hiện carcinome phế quản tế bào nhỏ. CT scanner hạch rốn phổi và trung thất cùng bên (N2). Xạ hình xương di căn xương sườn 8 cung sau T (M1). Khởi đầu điều trị tháng 1/2006 đến 7/2006 gồm đủ 6 chu kỳ. Tháng 2/2006 bệnh nhân khạc ra một mẩu mô mật độ chắc và X quang nghi nhận mất hình ảnh xẹp phổi. Đánh giá sau hóa trị bằng CT scanner ngực, bụng và sọ não; xạ hình xương, nội soi phế quản sinh thiết: đáp ứng hoàn tòan. Ba tháng sau ngừng hóa trị, PET scanner không tái phát. Bệnh nhân từ chối xạ trị lồng ngực tiếp diễn cũng như xạ trị não dự phòng. Tác dụng phụ: tiêu chảy nhẹ (độ 1), giảm bạch cầu độ 2, ói nhẹ (độ 1).
Trường hợp 2
Trần thị Ch. Nữ 66 tuổi. Không hút thuốc. Karnofsky PS 70. Bệnh cảnh lâm sàng ho, đau ngực phải vùng đáy ngực khỏang liên sườn 4-8 từ đường nách sau đến đường trung đòn phải. X quang phổi, CT scanner ngực: u phổi phải trên 3cm (T2), tràn dịch màng phổi phải, hạch rốn phổi và trung thất cùng bên (N2). Nội soi phế quản và sinh thiết không giúp chẩn đoán xác định. Sinh thiết xuyên ngực: carcinome phế quản tế bào nhỏ. Xạ hình xương di căn các xương sườn 6,7, 8 tương ứng vị trí đau trên lâm sàng (M1). Khởi đầu điều trị tháng 9/2006 đến 12/2006 gồm 3 chu kỳ. Lâm sàng hết hòan tòan ho và đau ngực. X quang phổi mất tòan bộ hình ảnh u và tràn dịch màng phổi phải. Tác dụng phụ: giảm bạch cầu độ 2, giảm tiểu cầu độ 1, ói độ 2.
BÀN LUẬN
Dân số nghiên cứu Hai bệnh nhân nghiên cứu đều là nữ, không hút thuốc lá, thang họat động Karnofsky tương ứng WHO 0-1, tuổi không trên 70, không có di căn não và số lượng thương tổn di căn xa ít (bệnh nhân 1 là một thương tổn di căn duy nhất trên xương sườn, bệnh nhân 2 là di căn nhiều xương sườn). Vậy, có thể nói hai bệnh nhân chúng tôi có nhiều yếu tố tiên lượng tốt từ đầu (2).
Tính khả thi
Trong cùng khỏang thời gian nghiên cứu, chúng tôi có 4 bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ. Cả 4 bệnh nhân đều không có chống chỉ định của hóa trị sử dụng irinotecan. Hai bệnh nhân còn lại được chọn lựa carboplatine + etoposide vì có nhu cầu điều trị theo bảo hiểm y tế. Hai bệnh nhân này việc lựa chọn tự do hơn do không có khó khăn về tài chính. Có thể nói, vấn đề tài chính đã giới hạn một phần việc lựa chọn bệnh nhân nghĩa là tính khả thi của phác đồ.
Tính hiệu quả
Về đáp ứng khách quan, bệnh nhân 1 (VTT) đủ thời gian để đánh giá có đáp ứng hòan tòan được chứng minh, bệnh nhân 2 (TTC) đáp ứng lâm sàng cực tốt và cải thiện ngọan mục trên X quang dự đóan kết quả chung cuộc tốt. Hiện tại lượng giá lâm sàng là bệnh đáp ứng hòan tòan nhưng chưa có cận lâm sàng cuối đợt để chứng minh. Với 2 bệnh nhân đáp ứng cực tốt, kết quả này có vẻ tốt hơn tỷ lệ đáp ứng thông thường trên ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đọan lan tràn là 67%, nhưng số liệu còn quá ít để đưa đến kết luận. Đáp ứng chủ quan rất tốt với sự giảm ho, giảm khó thở, giảm đau và ngưng sử dụng thuốc giảm đau. Cả hai bn đều cho rằng chất lượng cuộc sống được cải thiện, tuy nhiên không phân định được do hoá trị hoặc do điều trị nâng đỡ tích cực kèm theo do không có nhóm chứng. Thời gian sống thêm của UTPTBN là 1,5 tháng tăng lên 8-9 tháng với hóa trị, 2 bệnh nhân này chưa có bệnh nhân nào tử vong nên chưa kết luận được gì về sống còn.
Kết quả này tuy tốt nhưng còn sơ khởi và rất khó so sánh với những nghiên cứu trong nước trước đây. Chúng tôi từng báo cáo 3 trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ giai đọan lan tràn điều trị bằng etoposide có kết quả xấu hơn nhưng 3 trường hợp này có nhiều yếu tố tiên lượng xấu hơn hẳn. Trong thời gian nghiên cứu, hai bệnh nhân UTPTBN giai đọan làn tràn được điều trị bằng carboplatine + etoposide, cũng có đáp ứng ngọan mục (bệnh nhân nữ C, KPS 80% đáp ứng hòan tòan trên lâm sàng và X quang phổi sau 5 chu kỳ; bệnh nhân nam B, KPS 70% đáp ứng một phần sau 3 chu kỳ); chứng tỏ chưa có sự khác biệt thực sự nào được ghi nhận giữa irinotecan và etoposide. Vũ văn Vũ báo cáo đa số các bệnh nhân hóa trị tại TTUB TP Hồ Chí Minh là hóa trị cho K phổi tế bào nhỏ, nhưng không có trường hợp nào được dùng irinotecan (thời điểm này thuốc chưa được cung cấp trên thị trường).
Các nghiên cứu pha III trên thế giới cũng cho những kết quả không đồng nhất. Noda7 thực hiện nghiên cứu dưới sự bảo trợ của công ty dược, trên hơn 160 bệnh nhân ở hai cánh, nhưng liều cisplatin lại khác biệt giữa hai cánh (thấp hơn ở nhóm irinotecan) dẫn đến việc bị nhiều chỉ trích. Hanna(3,8,11) mới đây báo cáo một nghiên cứu phân bố ngẫu nhiên, với số lượng bệnh nhân lớn hơn 350 bệnh nhân, trên người da trắng, liều cisplatin của hai nhóm tương đương (60mg/m2) không thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê về sống còn. Cần các nghiên cứu lớn hơn với cỡ mẫu bao gồm nhiều chủng tộc để có thể đi đến kết luận cuối cùng về câu hỏi này.
Tính an toàn
Đa số các tác dụng phụ đều dung nạp được. Giảm bạch cầu độ 2: 2/9 chu kỳ; độ 3/4: không. Giảm tiểu cầu mức 1: 1/9 chu kỳ. Ói mức 1-2 (lân lượt bệnh nhân 1 và bệnh nhân 2) tương ứng việc dùng liều cisplatin không cao. Tiêu chảy nhẹ (độ 1) 1/9 chu kỳ. Không có tác dụng phụ độ 3-4. Theo y văn tỷ lệ biến chứng nặng độ 3-4 là giảm BC đa nhân trung tính 36%, giảm BC có sốt 4%, thiếu máu 5%, giảm tiểu cầu 4%, ói mửa 12% và tiêu chảy 21%(11). Các tác dụng phụ huyết học cũng như tiêu hóa ít xảy ra có thể vì 2 bệnh nhân nghiên cứu có thể trạng tốt và nhiều yếu tố tiên lượng tốt chứ không khẳng định tỷ lệ tai biến thấp ở nhóm nghiên cứu.
Giới hạn của nghiên cứu
Số lượng bệnh nhân còn quá thấp. Không phân bố ngẫu nhiên để so sánh 2 nhóm cisplatine + irinotecan và carboplatine + etoposide. Thời gian theo dõi chưa dài nên chưa đưa ra được trung vị thời gian sống thêm, thời gian đến tiến triển bệnh.
KẾT LUẬN
Ung thư phổi tế bào nhỏ giai đọan lan tràn là một bệnh lý có tiên lượng xấu nhưng từ khi có hóa trị thời gian sống còn đã được kéo dài đáng kể. Hai bệnh nhân của chúng tôi đáp ứng rất tốt với irinotecan cho thấy phác đồ hóa trị sử dụng irinotecan là hiệu quả, khả thi, an tòan và vì vậy rất hứa hẹn. Ngòai etoposide sử dụng chung với muối platinum được coi là trị liệu chuẩn cho hóa trị, các bệnh nhân còn có thể hưỡng lợi từ một thuốc hóa trị mới irinotecan tuy không đem lại sự cải thiện có ý nghĩa về thời gian sống còn nhưng có kiểu tác dụng phụ khác khiến có thể giúp lựa chọn phù hợp cho từng bệnh nhân. Chính vì vậy, irinotecan sử dụng cho UTPTBN có thể là mục tiêu cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo. Cuối cùng, hóa trị chưa phải là một trị liệu không đặc hiệu, không giúp chữa lành cho ung thư tế bào nhỏ giai đọan lan tràn; vì vậy có lẽ sẽ cần bổ sung hay thay thế bằng những trị liệu tương lai hiệu quả và an toàn hơn.
Lê Thượng Vũ*, Trần Văn Ngọc*
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Hình ảnh: Image courtesy of dream designs at FreeDigitalPhotos.net
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Âu Nguyệt Diệu, Nguyễn Đình Tuấn, Nguyễn Sào Trung, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Thái, Nguyễn Quốc Dũng, Hòang thị Thanh Phương, Lê Văn Xuận. Đặc điểm giải phẫu bệnh – lâm sàng của ung thư phổi nguyên phát. Y học TP Hồ Chí Minh, phụ bản cuyên đề ung bướu học, tập 2 số 3. 1999.
Gregory M.M. Videtic, Larry W. Stitt, A. Rashid Dar, Walter I. Kocha, Anna T. Tomiak, Pauline T. Truong, Mark D. Vincent, and Edward W. Yu. Continued Cigarette Smoking by Patients Receiving Concurrent Chemoradiotherapy for Limited-Stage Small-Cell Lung Cancer Is Associated With Decreased Survival. J Clin Oncol 21:1544-1549. © 2003
Hanna NH, Einhorn L, Sandler A, et al. Randomized, phase III trial comparing irinotecan/cisplatin (IP) with etoposide/cisplatin (EP) in patients (pts) with previously untreated, extensive-stage (ES) small cell lung cancer (SCLC). Proc Am Soc Clin Oncol. 2005;23:622s. Abstract LBA7004.
Housset B. Cancer pulmonaire. In Abre’ge’ de Pneumologie, Housset B (ed ), Paris, Masson 1999.
Karen Kelly, MD. New Chemotherapy Agents for Small Cell Lung Cancer. CHEST 2000; 117:156–162S
Kazumasa Noda, Yutaka Nishiwaki, Masaaki Kawahara, Shunichi Negoro, Takahiko Sugiura, Akira Yokoyama, Masahiro Fukuoka, Kiyoshi Mori, Koshiro Watanabe, Tomohide Tamura, Seiichiro Yamamoto, Nagahiro Saijo the Japan Clinical Oncology Group. Irinotecan plus Cisplatin Compared with Etoposide plus Cisplatin for Extensive Small- Cell Lung Cancer. N. Engl. J. Med., Jan 2002; 346: 85 – 91.
Kudoh S, Fujiwara Y, Takada Y, Yamamoto H, Kinoshita A, Ariyoshi Y, Furuse K, and Fukuoka M. Phase II study of irinotecan combined with cisplatin in patients with previously untreated small-cell lung cancer. West Japan Lung Cancer Group. J. Clin. Oncol., Mar 1998; 16: 1068 – 1074
Langer C, Hanna NH, Einhorn L, et al. Randomized, phase III trial comparing irinotecan/cisplatin with etoposide/cisplatin in patients with previously untreated, extensive-stage, small-cell lung cancer (SCLC). Lung Cancer. 2005;49(suppl2):S53. Abstract O-156.
Lê Thượng Vũ, Nguyễn Xuân Bích Huyên, Trần văn Ngọc, Nguyễn thị Tân Xuân, Đặng Vũ Thông, Đặng thị Kiều Trinh. Kết quả điều trị ung thư phổi bằng hóa chất tại khoa Phổi lầu 8B1P Bv Chợ Rẫy trong hai năm rưỡi (6/2002-11/2004). Y HỌC TP HỒ CHÍ MINH 2006 tập 10 Phụ bản của số 1 trang 55
Milleron B. Cancer bronchique. Paris, Laboratoires Sandoz, 1995. Nasser H, Bunn PA., Langer C, Einhorn L, Guthrie T, Beck T, Ansari R, Ellis P, Byrne M, Morrison M, Hariharan S, Wang B and Sandler A. Randomized Phase III Trial Comparing Irinotecan/Cisplatin With Etoposide/Cisplatin in Patients With Previously Untreated Extensive-Stage Disease Small-Cell Lung Cancer. J. Clin. Oncol., May 2006; 24: 2038 – 2043
Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn Mạnh Quốc, Phó Đức Mẫn, Nguyễn Quốc Trực. Kết quả ghi nhận ung thư quần thể tại TP Hồ Chí Minh năm 1997. Y học TP Hồ Chí Minh. Phụ bản chuyên đề ung bườu học tập 2 số 3 1998.
Schmittel A., von Weikersthal L F., Sebastian M., Martus P., Schulze K., Hortig P., Reeb M., Thiel E., and Keilholz U.. A randomized phase II trial of irinotecan plus carboplatin versus etoposide plus carboplatin treatment in patients with extended disease small-cell lung cancer. Ann. Onc., Apr 2006; 17: 663 – 667
Võ Tuấn. Ung thư phổi nguyên phát: dịch tế học, chẩn đoán và điều trị. Y học TP HCM 2000 Tập 4 phụ bản của số 4 trang
Vũ văn Vũ, Đặng Thanh Hồng, Nguyễn Minh Khang, Trần thị Ngọc Mai, Trần Quang Thuận, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Tuần Khôi, Lê thị Nhiều, Võ thị Ngọc Diệp. Hoá trị ung thư phổi nguyên phát tại Trung tâm Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Y học TP HCM 2001 Tập 5 phụ bản của số 4 tràng 249.
Kết Quả Điều Trị Ung Thư Phổi Không Tế Bào Nhỏ Giai Đoạn Tiến Xa Bằng Erlotinib (Tarceva) Tại Khoa Phổi Bv Chợ Rẫy
Đặt vấn đề: Erlotinib giúp kéo dài hơn thời gian sống thêm ở bn ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa.
Mục tiêu: Nghiên cứu hiệu quả và an tòan erlotinib trên các bệnh nhân Việt Nam mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa.
Phương pháp và đối tượng: Các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa (IIIB và IV) được điều trị bằng erlotinib tại khoa Phổi Bv Chợ rẫy từ 12/2007 đến 9/2011 như là một điều trị (1) bước hai hoặc ba và (2) bước một chỉ khi bn không thể điều trị theo quy ước (hóa trị).
Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng cao, thời gian sống thêm không tiến triển bệnh kéo dài trên cả hai nhóm bệnh nhân bước hai/ba và bước một. Ngoài các BN có giải phẫu bệnh carcinôm tuyến, các BN tế bào gai vẫn có đáp ứng với điều trị. Tác dụng phụ thường gặp nhất là tiêu chảy và mụn; hiếm khi có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Kết luận: Erlotinib hiệu quả cao và độc tính thấp đã giúp điều trị nhiều bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa hơn với một kết quả tốt hơn.
Từ khóa: Erlotinib, ung thư phổi không tế bào nhỏ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP) là ung thư thường gặp nhất trên thế giới với tần suất mới mắc là 1,6 triệu ca mỗi năm(5). Bệnh cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư với tử xuất là 1,378 triệu ca mỗi năm(5). Cũng theo báo cáo này, UTP ở Việt nam chỉ đứng hàng thứ hai sau ung thư gan về tần suất mới mắc và tử suất. Tử suất UTP cao một phần là do hầu hết (80%) bệnh nhân (BN) đến trễ trong giai đoạn tiến xa (IIIB và IV)(11). Trong hai thập kỷ 80-90, hóa trị là phương tiện điều trị ung thư duy nhất cho những BN ở giai đoạn tiến xa(14). Các phác đồ hóa trị tuy có cải thiện trung vị thời gian sống thêm nhưng thời gian này cũng chỉ giới hạn trong khoảng 8-10 tháng(15). Các biện pháp điều trị nhắm trúng đích như liệu pháp chống sinh mạch với bevacizumab và ức chế thụ thể hormone tăng trưởng trên tế bào biểu mô bằng các chất ức chế thụ thể tyrosine kinase (erlotinib, gefitinib) giúp gia tăng trung vị thời gian sống thêm lên trên 1 năm vì vậy được sử dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới và cả ở Việt Nam(7).
Được Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ chấp thuận vào năm 2005, erlotinib (Tarceva) là một ức chế thụ thể tyrosine kinase đầu tiên được Bô Y tế cho phép sử dụng tại Việt Nam để dụng điều trị UTP không tế bào nhỏ(7). Trong một nghiên cứu bước đầu của chúng tôi, thuốc được chứng minh là có hiệu quả và an toàn trên một số ít BN Việt Nam mắc UTP không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa, nhưng thời gian theo dõi còn ngắn(7). Các kết quả này trên số lượng BN lớn hơn và với thời gian theo dõi lâu hơn chưa được cập nhật. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tính an toàn, hiệu quả của erlotinib cho các BN UTP không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa được điều trị tại Khoa Phổi BV Chợ rẫy.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Can thiệp, tiền cứu, mở thực hiện trên các BN UTP không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa 106 (IIIB và IV) được điều trị bằng erlotinib tại khoa Phổi Bv Chợ rẫy từ 12/2007 đến 9/2011.
Chọn bệnh
Tất cả BN trên 18 tuổi và dưới 85 tuổi tự nguyện tham gia nghiên cứu, được chẩn đoán xác định với kết quả giải phẫu bệnh UTP không tế bào nhỏ; giai đoạn IIIB (tràn dịch màng phổi) hoặc IV theo phân loại TNM của WHO 1997 (giai đoạn IV theo TNM VII 2007)(7). Đánh giá mức độ lan rộng u bằng X quang ngực, CT scan ngực, nội soi phế quản, CT scan sọ, bụng và xạ hình xương. Chúng tôi lựa chọn (1) các BN đã hóa trị 1-2 dòng và nghỉ hóa trị ít nhất 21 ngày, có chỉ số hoạt động cơ thể WHO 0-3 và không bắt buộc có xét nghiệm đột biến EGFR hoặc giải phẫu bệnh tế bào tuyến (2) các BN chưa điều trị hóa chất có thể xem xét dùng thuốc nếu BN không thể điều trị theo quy ước (hóa trị) do tuổi cao, bệnh kèm theo và/hoặc chỉ số hoạt động cơ thể không đủ điều kiện hóa trị (WHO từ 2-3) với điều kiện theo gia đình được giải thích rõ về nguy cơ, hiệu quả và phí tổn của điều trị; ưu tiên các BN việt nam, nữ, không hút thuốc lá và giải phẫu bệnh carcinôm tuyến phế quản phổi.
Loại trừ
Suy gan, suy thận nặng, suy hô hấp tiến triển, nhiễm trùng chưa kiểm sóat, có thai, di căn não chưa kiểm sóat, có ung thư khác, loạn nhịp nặng đang phải dùng thuốc, bệnh đường tiêu hóa hoặc mắt nghiêm trọng.
Thuốc erlotinib (Tarceva) dùng đường uống, cách xa bữa ăn, một viên 150mg/ngày. Các BN được theo dõi ngoại trú. Mỗi tháng các BN được thăm khám lâm sàng, chụp X quang lồng ngực, thử ALT, AST, Bilirubin, BUN, Creat và/hoặc đo CEA. Chụp cắt lớp lồng ngực được thực hiện mỗi 2 tháng. Thuốc được sử dụng đến khi có bằng chứng bệnh tiến triển trên lâm sàng (tốt nhất với bằng chứng chụp cắt lớp). Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng/tiến triển là tiêu chuẩn RECIST(7). Một khi có tiến triển kèm có triệu chứng BN được hội chẩn và thay đổi phác đồ điều trị. Theo dõi và phân độ nặng các tác dụng phụ theo CTCAEv3.0 (7).
KẾT QUẢ Đặc điểm chung nhóm BN nghiên cứu
Có 98 BN giai đoạn IIIB và IV được chẩn đoán UTP và theo dõi điều trị trong đó có 31 (31,6%) BN từng được sử dụng erlotinib. Tuổi trung bình các BN có sử dụng erlotinib là 64,2 (±9,9) tuổi; nữ 51,6%; không hút thuốc 51% (từng hút 16%; còn đang hút nhiều 32%); carcinôm tuyến 90,3%. Trung vị thời gian sử dụng erlotinib là 4 tháng (trung bình 6,9 tháng; tối thiểu 2 tháng; tối đa 30 tháng). 51,6% BN hội cả 4 đặc điểm nhiều khả năng đáp ứng với erlotinib gồm chủng tộc Đông Á, nữ, không hút thuốc và carcinôm tuyến.
61,3% BN được chỉ định erlotinib ở bước hai hoặc ba (gồm 38,7% bước hai và 22,6% bước ba) trong khi 38,7% bước một. Các phác đồ hóa trị bước một phổ biến là một muối platin (cisplatin hoặc carboplatin) với paclitaxel, gemcitabin. Docetaxel thường được dùng ở bước hai.
Hai nhóm BN dùng erlotinib bước một và bước hai hoặc ba khác nhau ở chỗ là nhóm sử dụng bước một có tuối có khuynh hướng cao hơn (69,3 so với 60,9; p=0,053); nữ phổ biến hơn (75% so với 36,8%; p=0,038); nhiều BN không hút thuốc hơn (75% so với 36,8%; p=0,038); carcinôm tuyến ưu thế hơn (100% so với 82,6%; p=0,142); nhiều BN chỉ số hoạt động cơ thể kém hơn (33% ở mức 2 so với 5,3%; p=0,06; fisher exact test).
Hình 1: Hiệu quả điều trị erlotinib trên một BN nữ, 82 tuối, không hút thốc lá, carcinôm tuyến: (a) lúc nhập viện; (b) sau xơ hóa màng phổi và (c) sau điều trị erlotinib.
Bảng 1: Đáp ứng tốt nhất được ghi nhận trên các lượng BN
Trên BN có đáp ứng, cải thiện triệu chứng thường được ghi nhận ở ngay tháng đầu ở 80% BN. Một số (8%) BN ghi nhận cải thiện triệu chứng ngay trong tuần đầu.Tỷ lệ đáp ứng không khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm sử dụng erlotinib bước một hay bước hai/ba. Hiệu quả trên các dưới nhóm khác khó phân tích do số còn ít. Tuy nhiên trên 3 BN carcinôm tế BN bào gai, 2 trong đó đã ngưng thuốc lá, có 2/3 đáp ứng một phần với erlotinib.
Trung vị thời gian đến tiến triển bệnh là 7 (±1,0) tháng. Kết quả này với nhóm sử dụng erlotinib bước hai hoặc ba là 8 (±1,5) tháng và bước một là 4 (±1,1) tháng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm không tiến triển bệnh là chỉ số hoạt động cơ thể WHO.
Trung vị thời gian sống thêm là 11 (±1,9) tháng. Kết quả này với nhóm sử dụng erlotinib bước hai hoặc ba là 18 (±2,1) tháng và bước một là 8 (±0,7) tháng. Tần suất BN sống thêm trên 1 năm là 50%.
Tác dụng ngoại ý
Tất cả BN đã sử dụng erlotinib ít nhất là 2 tháng, 50% BN dùng đến 4 tháng, có 4 BN (12,9%) sử dụng thuốc trên 18 tháng và BN dùng lâu nhất là 30 tháng. 74,2% có ban da và 77,4% có tiêu chảy là 2 tác dụng phụ thường gặp nhất. Độ nặng phổ biến là độ I và II (lần lượt là 51,6% và 16,1% cho ban da; 61,3 và 16,1% cho tiêu chảy). Không có tiêu chảy độ III-V. Tiêu chảy thường đáp ứng với loperamide; nhưng cần lưu ý có một số BN tiêu chảy mức độ nặng hơn do từ chối sử dụng loperamide do ngại tác dụng phụ. Không BN nào xin thuốc chống ói. Có 2 BN có ban da độ III đòi hỏi giảm liều thuốc và là nguyên nhân gián tiếp góp phần gây ngừng thuốc sau này (bên cạnh nguyên nhân tài chính). Có 3 BN (trong đó có 2 BN này) cần giảm/ngưng tạm thời erlotinib (9,7%).
Bên cạnh đó, có 13% BN viêm cận móng (periungual inflammation) nhẹ (6,5% độ 1; 6,5% độ 2). 5 BN chán ăn (16,1%). 4 BN viêm niêm mạc (3 viêm niêm mạc miệng và 1 viêm niêm mạc âm hộ/âm đạo) chiếm 12,9%. Có 3 BN mô tả mệt mỏi nhẹ (9,7%). Rụng tóc cũng được ghi nhận ở một số ít BN và được phân loại mức độ nhẹ.
BÀNLUẬN
Dân số nghiên cứu So với nhóm BN trong nghiên cứu đa trung tâm sử dụng erlotinib trên các BN thất bại hóa trị/xạ trị hoặc không thể điều trị bằng những điều trị này (TRUST)(13), nhóm nghiên cứu có tỷ lệ BN toàn thuộc chủng tộc Đông Á (dân tộc Kinh), tỷ lệ nữ, không hút thuốc và carcinôm tuyến đặc biệt cao. Nhóm nghiên cứu bao gồm nhiều BN có nhiều yếu tố tiên lượng lâm sàng đáp ứng với erlotinib(14). Cận lâm sàng giúp tiên lượng đáp ứng với erlotinib là đột biến gen mã hóa EGFR chưa xác định được trên các BN nghiên cứu trong thời gian này. Dân tộc Kinh (người Việt) được biết là một trong những dân tộc có tỷ lệ EGFR cao nhất trong các chủng tộc Đông Á(17). Vì vậy, nhóm BN nghiên cứu có thể có tỷ lệ đột biến EGFR cao.
Tỷ lệ carcinôm tuyến cao đã từng được báo cáo ở nhiều nghiên cứu trong nước gần đây(7,11,14,15). Vì vậy, tuổi cao và tỷ lệ carcinôm tuyến cao là những đặc điểm thống nhất với các nghiên cứu trên các BN UTP không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa được báo cáo trong nước(7). Ngược lại, nhóm BN này có một số đặc điểm nhân chủng học rất khác biệt là tỷ lệ BN nữ cao, tần suất không hút thuốc lá cao.
Tính hiệu quả
Tần suất BN đạt bệnh được kiểm soát trong nghiên cứu là 80,7% cao hơn so nghiên cứu TRUST(13) (69%) thực hiện chủ yếu trên BN da trắng nhưng tương tự Mok(9) trên các BN Á/Đông Á. Trong đó, tỷ lệ đáp ứng khách quan (35,5%) là cao hơn TRUST(13) (13%) có ý nghĩa và cao hơn Mok(9) (27%) không có ý nghĩa. Như vậy sự khác biệt phần lớn do chủng tộc, nhưng cũng không loại trừ ảnh hưởng của tần suất cao carcinôm tuyến và đột biến EGFR ở người Kinh.
Thời gian không tiến triển bệnh của chúng tôi là 7 tháng gần với kết quả Mok(9) trên chủng tộc Đông Á là 5,8 tháng và cao hơn có ý nghĩa so các chủng tộc khác 2,9 tháng. Kết quả này cũng lặp lại với thời gian sống thêm toàn bộ 11 tháng so với Mok(9) là 14,7 tháng và khác biệt có ý nghĩa với các chủng tộc khác 6,8 tháng. Tỷ lệ BN sống trên 1 năm của chúng tôi là 50% tương tự Mok 58% nhưng tốt hơn các chủng tộc khác 32,7%. Như vậy, erlotinib cho tỷ lệ đáp ứng cao và đồng thời có ý nghĩa kéo dài thời gian sống thêm không tiến triển bệnh, thời gian sống thêm toàn bộ đặc biệt BN châu Á(9,16). Lưu ý rằng những kết quả này đúng cho các BN bước hai là chính vì TRUST và các nghiên cứu con(2,9,12,13) thực hiện chính yếu trên các BN bước hai.
Trong IPASS trên các BN châu Á, trên các BN mà tình trạng đột biến EGFR không được biết, hóa trị và erlotinib không khác biệt đáng kể về thời gian sống thêm không tiến triển bệnh(10). Ngược lại, trên các BN EGFR dương, erlotinib cải thiện đáng kể thời gian sống thêm không tiến triển bệnh(10). Liệu điều này có nghĩa nếu không biết tình trạng đột biến EGFR thì không được dùng erlotinib? Nghiên cứu của Lee trên hơn 600 BN da trắng ghi nhận erlotinib bước một kéo dài thời gian sống thêm không tiến triển bệnh nếu lựa chọn các BN có ban da sớm trong tháng đầu tiên điều trị(8). Fiala ghi nhận trong một nghiên cứu tiền cứu ban da giúp tiên lượng hiệu quả erlotinib(6). Ban da càng nặng kết quả điều trị thường càng tốt(13). Trên các BN lớn tuổi, erlotinib bất kể tình trạng đột biến EGFR tốt hơn vinorelbine đơn trị liệu(3). Dẫu sao nghiên cứu ày có số lượng BN còn nhỏ. Chính vì vậy, cho đến hiện tại ASCO vẫn hướng dẫn cho erlotinib hoặc gefitinib bước 1 chỉ trên những BN có đột biến EGFR(1). Trong tương lai, việc có thể sử dụng ban da như một hướng dẫn lựa chọn điều trị không có lẽ cần nghiên cứu thêm.
Chúng tôi có có 2/3 BN UTP tế bào gai cho đáp ứng tốt (một phần) với erlotinib. Nghiên cứu BR21 cho thấy erlotinib có hiệu quả cho các dưới nhóm gồm cả tế bào gai(14). Y văn khuyến cáo tiến hành thử đột biến EGFR trên các BN carcinôm tuyến vì hiếm có đột biến EGFR trên các BN UTP tế bào gai(11). Trong nghiên cứu TRUST, chủng tộc Á châu ảnh hưởng quan trọng hơn giải phẫu bệnh tế bào gai trên kết cục(13). Vì vậy liệu các BN tế bào gai châu Á có thể trông đợi một kết quả khác với những BN da trắng? Chiang khảo sát 55 BN UTP tế bào gai người Taiwan thấy tỷ lệ đáp ứng là 16,2%, tỷ lệ bệnh kiểm soát là 51,4%, thời gian sống thêm không tiến triển là 2 tháng và thời gian sống thêm toàn bộ là 10,4 tháng(4). Các BN tế bào gai không hút thuốc đáp ứng tốt hơn các BN từng hút(4). Có thể nói, với các BN UTP tế bào gai nên tuân thủ hướng dẫn ASCO(1) điều trị bằng hóa trị nhưng ở các BN bước hai hoặc các BN bước một không thể dung nạp hóa trị thì cũng có thể xem xét erlotinib như là cứu cánh cuối cùng.
Trong TRUST(13), các yếu tố ảnh hưởng tiên lượng ngoài chỉ số hoạt động cơ thể và chủng tộc như đã phân tích như của chúng tôi còn giai đoạn bệnh, tình trạng hút thuốc, tuổi và giải phẫu bệnh. Sự khác biệt này do cỡ mẫu chúng tôi còn nhỏ nên không phát hiện được nhiều mối tương quan.
Tính an toàn
Không có các tác dụng phụ bất thường hoặc mới nào được báo cáo. Các tác dụng ngoại ý của erlotinib thường là tác dụng phụ của nhóm ức chế tyrosin kynase (TKI: tyrosine kynase inhibitor)(14). Hai tác dụng phụ thường gặp nhất là tiêu chảy và ban da thì may mắn là hầu hết đều nhẹ. Số BN phải giảm liều là 9,7% gần tương tự 14% của Mok (9)và 17% TRUST(13).
Tính áp dụng
So với những nghiên cứu trước đây, tỷ lệ BN được điều trị đặc hiệu ung thư trên tổng số BN theo dõi điều trị gia tăng so trước(7). Điều này có thể nhờ sự góp phần của nhiều yếu tố: đời sống kinh tế xã hội cải thiện trong giai đoạn này, chính sách bảo hiểm y tế hỗ trợ và erlotinib có hiệu quả cao và tác dụng phụ ít khiến có thể sử dụng trên nhiều BN hơn.
Hạn chế nghiên cứu
Một số đáng kể BN UTP không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa được theo dõi điều trị tại khoa mà không đủ dữ liệu nghiên cứu đã không được báo cáo, vì vậy các kết quả về hiệu quả điều trị có thể sẽ bị ảnh hưởng(11).
KẾT LUẬN
Erlotinib có tỷ lệ đáp ứng cao và giúp kéo dài thời gian sống thêm không tiến triển bệnh đặc biệt trên các BN châu Á. Tác dụng ngoại ý khá phổ biến nhưng thường không nghiêm trọng. Erlotinib nên được sử dụng trên các BN bước hai hoặc ba bất kể kết quả giải phẫu bệnh là tuyến hay gai và có thể không cần xét kết quả đột biến EGFR đặc biệt trên BN châu Á. Erlotinib nên chỉ định bước 1 trên các bn có độ biến EGFR. Trên các BN bước một không thể hóa trị, nên xem xét điều trị erlotinib nếu BN châu Á có đáp ứng lâm sàng sớm và/hoặc có ban da.
Lê Thượng Vũ*, Trần Văn Ngọc*
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hình ảnh: Image courtesy of dream designs krishnan at chúng tôi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Azzoli CG, Baker SJr, Temin S, Pao W, Aliff T, Brahmer J, et al (2009), “American Society of Clinical Oncology Clinical Practice Guideline update on chemotherapy for stage IV non-small-cell lung cancer”. J Clin Oncol, 27(36), 6251-6266.
5. Ferlay J et al. GLOBOCAN 2008 v2.0, Cancer Incidence and Mortality Worldwide: IARC CancerBase No. 10 [Internet]. Lyon, France: International Agency for Research on Cancer; 2010. Available from: http://globocan.iarc.fr, accessed on 23/12/2012.
6. Fiala O, Pesek M, et al (2012). “Skin Rash as Useful Marker of Erlotinib Efficacy in NSCLC and Its Impact on Clinical Practice”. Neoplasma, 60(1), 26-32.
7. Lê Thượng Vũ (2009). Bước đầu sử dụng điều trị nhắm trúng đích cho UTP không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa tại khoa Phổi BV Chợ rẫy. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, Tập 13, Phụ bản số 1 chuyên đề nội khoa trang 13
9. Mok TS, Wu YL et al. (2009), “Gefitinib or Carboplatin—Paclitaxel in Pulmonary Adenocarcinôm”. New England Journal of Medicine, 361(10), 947-957.
11. Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn Mạnh Quốc, Phó Đức Mẫn, Nguyễn Quốc Trực (1998). Kết quả ghi nhận ung thư quần thể tại TP Hồ Chí Minh năm 1997. Y học TP Hồ Chí Minh. Phụ bản chuyên đề ung bườu học tập 2 số 3.
12. Perng RP et al. (2008), “High efficacy of erlotinib in Taiwanese NSCLC patients in an expanded access program study previously treated with chemotherapy”. Lung Cancer, 62(1), 78-84.
14. Shepherd FA, Rodrigues Pereira J, Ciuleanu T et al (2005). Erlotinib in Previously Treated Non-Small-Cell Lung Cancer. N Engl J Med;353:123-32
15. Vũ văn Vũ, Đặng Thanh Hồng, Nguyễn Minh Khang, Trần thị Ngọc Mai, Trần Quang Thuận, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Tuần Khôi, Lê thị Nhiều, Võ thị Ngọc Diệp (2001). Hoá trị UTP nguyên phát tại Trung tâm Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Y học TP HCM – Tập 5 phụ bản của số 4 chuyên đề Ung Bướu trang 249
Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ
– Ung thư phổi tế bào nhỏ hay còn gọi là ung thư tế bào yến mạch. Khoảng 10% đến 15% ca mắc ung thư phổi thuộc loại này. Bệnh chia làm 2 loại là ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào nhỏ kết hợp.
– Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chiếm khoảng 80% đến 85% tổng số ca mắc bệnh. Ba loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chính là ung thư phổi tế bào tuyến, ung thư phổi biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn.
Ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?
Ung thư phổi tế bào nhỏ thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Một khi các triệu chứng xuất hiện, có nghĩa là tế bào ung thư đã xâm chiếm nhiều bộ phận khác của cơ thể. Triệu chứng thường tăng lên và nặng hơn khi tế bào ung thư phát triển rộng. Một số dấu hiệu có thể xuất hiện bao gồm:
– Ho khan dai dẳng hoặc ho đờm có lẫn máu.
– Khó thở, thở khò khè.
– Đau ngực hoặc cảm giác nặng ngực.
– Chán ăn, mệt mỏi.
– Giảm cân nhanh chóng.
Triệu chứng ung thư phổi tế bào nhỏ
Ung thư phổi tế bào nhỏ tiến triển qua 2 giai đoạn chính là giai đoạn giới hạn và giai đoạn lan rộng.
Ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn giới hạn
Đây là giai đoạn mà tế bào ung thư chỉ xuất hiện một bên phổi hoặc trong các hạch bạch huyết ở trung thất (vùng giữa ngực, giữa hai lá phổi).
Khoảng 1/3 người mắc ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn giới hạn vào thời điểm chẩn đoán. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tế bào ung thư đã lan ra ngoài vùng ngực nhưng không nhìn thấy được trên các xét nghiệm hình ảnh.
Mặc dù rất hiếm nhưng một số ít người mắc được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, khi mới chỉ có một khối u trong phổi. Khi đó, phẫu thuật cắt bỏ có thể được xem xét đồng thời kết hợp với hóa trị, xạ trị.
Điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ bằng hóa trị
Ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan rộng
Đây là giai đoạn các tế bào ung thư đã lan sang phía bên phổi còn lại hoặc một số vị trí xa hơn trong cơ thể. Các vị trí di căn phổ biến bao gồm phổi, gan, tuyến thượng thận, xương hoặc não. Hầu hết người mắc phát hiện ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan rộng tại thời điểm chẩn đoán.
Những trường hợp này thường được điều trị bằng hóa trị vì phẫu thuật không còn hiệu quả. Bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan rộng không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Mục đích điều trị là giảm nhẹ triệu chứng do bệnh gây ra và kéo dài tuổi thọ cho người mắc. Ngoài hóa trị, người mắc có thể được xạ trị vào não để ngăn ngừa di căn, và cũng có thể được xạ trị vào ngực để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại.
Nhìn chung, các phương pháp điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị có ưu điểm là tiêu diệt và loại bỏ tế bào ung thư ra khỏi cơ thể, nhưng bên cạnh đó cũng giết chết tế bào khỏe mạnh gây nhiều tác dụng không mong muốn, khiến sức khỏe người mắc ngày càng suy kiệt. Cụ thể, một số tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm: Rụng tóc, sạm da, thiếu máu, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau nhức cơ thể,…
Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Các chuyên gia nhận định rằng, tỷ lệ sống của người mắc bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn phát hiện, tuổi tác, thể trạng,… Nếu được phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì tỷ lệ sống cao, thời gian sống thêm kéo dài hơn.
Với ung thư phổi tế bào nhỏ nếu khối u chưa lan sang các bộ phận khác của cơ thể thì có tỷ lệ sống sau 5 năm là 23,3%. Còn trường hợp khối u đã lan đến các khu vực khác thì tỷ lệ sống giảm xuống còn 14,4%, thời gian sống chỉ khoảng từ 7-9 tháng.
– Chiết xuất thyme – cỏ xạ hương
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng cỏ xạ hương có tác dụng chống viêm, giảm đờm, kháng khuẩn hiệu quả. Đây cũng là một trong những thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ triệu chứng của ung thư phổi.
– Cao khổ sâm bắc
Chứa nhiều alcaloid thuộc nhóm quinolizidin, trong đó chủ yếu là matrin và oxymatrin đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm, kháng u an toàn, hiệu quả.
Ngoài ra, Tumolung còn bao gồm nhiều thảo dược quý khác như: Cao quả khế, cao bán chi liên, cao hoàng kỳ, cao bồ công anh, cao mạch chủ, cao cọ xẻ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, khó thở, ho đờm, giảm nguy cơ mắc các loại ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Đặc biệt, do có nguồn gốc từ thảo dược nên có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ.
Cụ thể những điểm ưu việt của sản phẩm đó là:
– Có thể dùng đường uống nên dễ dàng tiện lợi sử dụng tại nhà.
– Có tính chọn lọc trên tế bào ung thư, không ảnh hưởng đến tế bào lành nên có thể sử dụng lâu dài.
– Tác dụng chủ yếu là ức chế sự nhân lên và phân chia của tế bào ung thư. Do đó có thể sử dụng cho ung thư phổi ở nhiều giai đoạn khác nhau.
Từ khi ra đời, sản phẩm Tumolung đã được sự tin tưởng của nhiều người. Họ chia sẻ hiệu quả đạt trên từng giai đoạn cụ thể như sau:
– Giai đoạn sau 2 – 4 tuần: Sức khỏe cải thiện, cơ thể đỡ mệt mỏi, ăn, ngủ tốt hơn,…
– Giai đoạn sau 2 – 3 tháng sử dụng: Giảm hẳn tác dụng phụ của các phương pháp điều trị hiện đại như hóa trị, xạ trị. Người dùng thấy tự tin, tinh thần thoải mái, vui tươi, khối u được kiểm soát, cơ thể không còn mệt mỏi như trước.
– Giai đoạn từ 3 – 6 tháng sử dụng: Hệ miễn dịch được nâng cao đáng kể, các chỉ số đều cho kết quả tốt, khối u có thể giảm về kích thước nếu người dùng đáp ứng tốt,…
CƠ HỘI VÀNG: “Nhận quà to với TUMOLUNG”
Nhằm tri ân sự đồng hành của Quý khách dành cho nhãn hàng Tumolung trong suốt thời gian qua, chúng tôi triển khai chương trình khuyến mãi “Mua 6 tặng 1”. Theo đó, khi mua 6 hộp sản phẩm Tumolung, bạn sẽ được tặng thêm 1 hộp sản phẩm Tumolung trị giá 480.000đ. Chương trình giúp người sử dụng tiết kiệm 16% chi phí.
Điều Trị Ung Thư Phổi Không Tế Bào Nhỏ (Utpktbn) Theo Giai Đoạn
Nói chung, giai đoạn I và giai đoạn II UTPKTBN được điều trị bằng phẫu thuật, thường được thực hiện bởi bác sĩ ngoại khoa ung thư, ngoài ra với những bệnh nhân không thể phẫu thuật được có thể sử dụng phương pháp xạ trị. Trước hoặc sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp bác sĩ nội khoa ung thư để hỏi thêm về lựa chọn điều trị. Hóa trị (điều trị hóa chất) có thể giúp ích cho một số ca có khối u lớn hoặc dấu hiệu di căn đến hạch bạch huyết. Hoá trị có thể được thực hiện trước ca mổ (neoadjuvant), hoặc tiến hành sau ca mổ (adjuvant chemotherapy, còn gọi là hoá trị bổ trợ) để giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Hóa trị bổ trợ dựa trên thuốc có tên là cisplatin thường được đề nghị cho bệnh nhân với UTPKTBN giai đoạn II đã được cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật. Bệnh nhân với UTPKTBN giai đoạn II nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng phương pháp này.
Nói chung, những người bị UTPKTBN giai đoạn III thường được điều trị kết hợp ít nhất 2 loại điều trị khác nhau, đôi khi là cả 3 loại nói trên. Thông thường, các bác sĩ thường đề nghị kết hợp hóa trị và xạ trị. Hóa trị và xạ trị có thể được dùng cùng lúc với nhau, được gọi là Hóa-xạ trị đồng thời. Chúng cũng có thể được dùng kế tiếp nhau, gọi là Hoá-xạ trị liệu tuần tự. Hóa trị bổ trợ dựa trên cisplatin thường được đề nghị cho những người bị ung thư phổi giai đoạn IIIA đã được cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn điều trị tốt nhất cho mình.
Phẫu thuật có thể là một lựa chọn sau khi tiến hành hóa trị ban đầu hoặc hóa-xạ trị. Đôi khi, phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên, đặc biệt là khi bệnh nhân ung thư trước phẫu thuật được đánh giá là bệnh ở giai đoạn I hoặc giai đoạn II. Trong một số trường hợp, nếu sau phẫu thuật các bác sĩ bất ngờ tìm thấy tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết ám chỉ bệnh ở giai đoạn III (đánh giá bằng các chẩn đoán hình ảnh trước mổ có thể không phát hiện ra), phẫu thuật thường được theo sau bởi hóa trị và xạ trị.
UTPKTBN di căn hoặc giai đoạn IV
Nếu ung thư đã lây lan sang một bộ phận khác trong cơ thể, các bác sĩ gọi đó là ung thư di căn. Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân nên nói chuyện với bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị. Các bác sĩ có thể có ý kiến khác nhau về kế hoạch điều trị tiêu chuẩn tốt nhất. Ngoài ra, thử nghiệm lâm sàng có thể là một lựa chọn. Tìm hiểu thêm về lợi ích của việc có ý kiến thứ hai trước khi bắt đầu điều trị, vì nó có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với kế hoạch điều trị của mình.
Ở những bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IV, hóa trị, điều trị nhắm đích hoặc liệu pháp miễn dịch thường là phương pháp điều trị chủ đạo. Những loại điều trị này thường được gọi là liệu pháp toàn thân vì chỉ có truyền thuốc toàn thân mới có hi vọng kìm hãm hay ngăn chặn những khối u đã lan nhiều nơi trong cơ thể. Đôi khi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hay xạ trị ổ di căn trong não hoặc tuyến thượng thận nếu đó là nơi duy nhất mà ung thư lan tới.
Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cũng rất quan trọng để giúp làm giảm các triệu chứng và các phản ứng phụ. Nhiều trường hợp bệnh nặng và quá yếu thì bác sĩ sẽ đề nghị không hóa trị nữa mà chỉ tập trung vào chăm sóc giảm nhẹ.
Liệu pháp toàn thân cho UTPKTBN di căn hoặc giai đoạn IV
Mục đích của liệu pháp toàn thân là làm giảm kích thước khối u, giảm bớt sự khó chịu do ung thư gây ra, ngăn ngừa ung thư lan rộng hơn và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Những phương pháp điều trị này đôi khi có thể làm ung thư phổi di căn biến mất. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các bác sĩ thì ung thư thường sẽ trở lại. Do đó, bệnh nhân ở giai đoạn IV không bao giờ được coi là “chữa khỏi” ung thư cho dù thành quả điều trị ban đầu rất tốt. Điều trị thường sẽ tiếp tục cho tới chừng nào căn bệnh còn được kiểm soát (được gọi là điều trị duy trì). Liệu pháp toàn thân kết hợp với chăm sóc giảm nhẹ đã được chứng minh là có thể cải thiện thời gian sống và và chất lượng cuộc sống cho nhiều bệnh nhân với UTPKTBN giai đoạn IV.
Nếu ung thư không được kiểm soát làm các triệu chứng tồi tệ hơn hoặc thuốc gây ra quá nhiều tác dụng phụ/tác dụng ngoại ý nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải thay đổi phác đồ hoặc dừng việc điều trị toàn thân. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ vẫn nên tiếp tục được chăm sóc giảm nhẹ để có một cuộc sống dễ chịu hơn. Ở một số nước, bệnh nhân có thể tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng.
Loại thuốc hoặc nhóm thuốc đầu tiên mà bệnh nhân dùng đầu tiên còn được gọi là “phác đồ thứ nhất”. Bệnh nhân có thể được điều trị tiếp bởi các “phác đồ thứ hai” và “phác đồ thứ ba”. Lưu ý rằng không có một phác đồ hay phương pháp cụ thể nào có hiệu quả cho mọi bệnh nhân. Các lựa chọn thường phải được cân nhắc phù hợp cho từng đối tượng. Điều này gọi là Cá nhân hóa trong điều trị để nâng cao hiệu quả của mỗi phương pháp và giảm thiểu việc sử dụng những loại thuốc vô ích hay thậm chí có hại. Nếu một phác đồ gây ra tác dụng ngoại ý nguy hiểm hoặc khó chịu ảnh hưởng nhiều lên cuộc sống của bệnh nhân, có vẻ không hiệu quả hoặc không còn hiệu quả nữa, các bác sĩ sẽ đề nghị thay đổi cách điều trị.
Liệu pháp toàn thân đầu tiên (hay tuyến 1, first line) cho UTPKTBN thường phụ thuộc vào những thay đổi di truyền tìm thấy trong khối u.
Đối với những bệnh nhân mà khối u không có thay đổi (đột biến) trong gene EGFR, ALK, hoặc ROS1, các lựa chọn bao gồm:
Đối với bệnh nhân mà khối u có mức protein PD-L1 cao: Pembrolizumab là một lựa chọn.
Đối với bệnh nhân mà khối u không có mức PD-L1 cao: Bác sĩ thường đề nghị kết hợp một số thuốc hoá trị. Chúng có thể bao gồm thêm cả bevacizumab vào carboplatin và paclitaxel ở một số bệnh nhân ung thư biểu mô không phải tế bào vảy (non-squamous cell carcinoma).
Pembrolizumab cũng có thể được thêm vào hóa trị kết hợp carboplatin và pemetrexed ở một số bệnh nhân ung thư biểu mô không phải tế bào vảy.
Đối với bệnh nhân mà khối u có sự thay đổi (đột biến) di truyền trên gen EGFR: Thuốc nhắm đích với Afatinib, Erlotinib, Gefitinib (gọi là TKI) có thể là các lựa chọn.
Đối với bệnh nhân mà khối u thay đổi (đột biến) di truyền trên gen ALK: Alectinib, brigatinib, ceritinib, hoặc crizotinib là những lựa chọn.
Đối với những bệnh nhân mà khối u có thay đổi (đột biến) di truyền trên gene ROS1: Crizotinib là một lựa chọn.
Phác đồ thứ hai (hay tuyến 2, second line) đối với UTPKTBN phụ thuộc vào đột biến gene trong khối u và các điều trị đã dùng trước đó.
Đối với những bệnh nhân mà khối u không chứa thay đổi trong gene EGFR, ALK, hoặc ROS1, các lựa chọn bao gồm:
Nivolumab, pembrolizumab, hoặc atezolizumab nếu bệnh nhân có mức PD-L1 cao, đã dùng hóa trị thông thường trong phác đồ thứ nhất, và chưa dùng liệu pháp miễn dịch.
Nivolumab, atezolizumab hoặc hóa trị nếu khối u có mức PD-L1 thấp hoặc không rõ và đã điều trị bằng hóa trị thông thường.
Hóa trị cho bệnh nhân đã dùng liệu pháp miễn dịch.
Docetaxel cho bệnh nhân có các phản ứng phụ/ngoại ý nghiêm trọng do liệu pháp miễn dịch.
Pemetrexed cho bệnh nhân ung thư biểu mô không phải tế bào vảy (non-squamous cell carcinoma) nhưng chưa dùng pemetrexed trong phác đồ thứ nhất.
+ Osimertinib
+ Hóa trị bổ sung
+ Tiếp tục điều trị bằng TKI, cộng với phẫu thuật hoặc xạ trị cho những khu vực mà ung thư lan rộng
Đối với bệnh nhân mà khối u có đột biến gen ROS1, các lựa chọn điều trị phụ thuộc vào các phương pháp điều trị trước đó:
Crizotinib, nếu bệnh nhân chưa dùng.
Hóa trị, đôi khi dùng kèm với bevacizumab.
Đối với bệnh nhân mà khối u có đột biến BRAF, các lựa chọn phụ thuộc vào việc bệnh nhân đã dùng điều trị miễn dịch chưa:
Atezolizumab, nivolumab, hoặc pembrolizumab có thể là lựa chọn cho những bệnh nhân chưa dùng điều trị miễn dịch.
Dabrafenib hoặc kết hợp giữa dabrafenib và trametinib đối với những người đã dùng liệu pháp miễn dịch.
Phác đồ thứ ba (tuyến 3, third line) đối với UTPKTBN thường là hóa trị với pemetrexed hoặc docetaxel.
Hóa trị thường không hiệu quả như xạ trị hoặc phẫu thuật để điều trị UTPKTBN di căn não. Vì lý do này, UTPKTBN di căn não được điều trị bằng xạ trị, phẫu thuật, hoặc cả hai. Các phương pháp này có thể gây ra các tác dụng ngoại ý như rụng tóc, mệt mỏi, và ửng đỏ da đầu. Nếu kích thước khối u nhỏ, một loại xạ trị đặc biệt gọi là Xạ phẫu (stereotactic radiosurgery) có thể được sử dụng, vì nó có thể chiếu một lượng tia lớn tập trung vào khối u và làm giảm các phản ứng phụ.
Chăm sóc giảm nhẹ cũng rất quan trọng để giúp làm giảm các triệu chứng và các tác dụng phụ/ngoại ý. Xạ trị hoặc phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để điều trị các ổ di căn gây đau hoặc các triệu chứng khác. Điều trị bằng phẫu thuật hoặc sử dụng các dụng cụ cấy ghép kim loại có thể dùng để điều trị các ổ di căn xương ở các xương lớn trong cơ thể.
Vì hầu hết bệnh nhân cảm thấy căng thẳng và không thoải mái khi nhận chẩn đoán ung thư di căn, bệnh nhân và gia đình nên nói lên cảm xúc của mình với bác sĩ, y tá, nhân viên xã hội hoặc các thành viên khác của nhóm chăm sóc sức khoẻ. Nói chuyện với những bệnh nhân khác, kể cả thông qua một nhóm hỗ trợ cũng có thể hữu ích.
Thuyên giảm và nguy cơ tái phát
Thuyên giảm (remission) là hiện tượng mà ung thư không còn được phát hiện trong cơ thể và bệnh nhân không còn triệu chứng. Điều này cũng có thể được gọi là ” không có bằng chứng về bệnh tật ” (no evidence of disease).
Tình trạng ung thư xuất hiện trở lại sau khi điều trị ban đầu được gọi là ung thư tái phát. Khi xuất hiện trở lại cùng một nơi gọi là tái phát cục bộ, gần nơi cũ gọi là tái phát khu vực, hoặc ở một nơi khác gọi là tái phát di căn. Thông thường, tái phát được tính là giai đoạn IV.
Khi tái phát xảy ra, một loạt xét nghiệm mới có thể được đề nghị để tìm hiểu tình hình chi tiết hơn. Dựa trên các thông tin cụ thể, bác sĩ sẽ bàn với bạn về các lựa chọn điều trị sắp đến. Thông thường, kế hoạch điều trị sẽ bao gồm các phương pháp nói trên, như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, nhưng chúng có thể được sử dụng kết hợp theo cách khác hoặc được tiến hành với nhịp độ khác. Bác sĩ cũng có thể đề nghị tham gia các thử nghiệm lâm sàng nếu có. Đây là những thử nghiệm được kiểm soát nghiêm ngặt để nghiên cứu cách điều trị mới. Cho dù bạn chọn cách điều trị nào, chăm sóc giảm nhẹ sẽ rất quan trọng để giảm triệu chứng và các phản ứng phụ/ngoại ý.
Những người bị ung thư tái phát thường cảm thấy những cảm xúc phức tạp như hoài nghi hay sợ hãi. Bệnh nhân nên nói chuyện với nhóm chăm sóc về những cảm giác này và hỏi về các dịch vụ hỗ trợ để giúp bệnh nhân vượt qua. Tìm hiểu thêm về cách đối phó với sự tái phát ung thư qua các bài viết khác.
Nếu điều trị không hiệu quả
Chữa lành hẳn bệnh ung thư là ước mơ không phải lúc nào cũng có thể làm được. Nếu không thể kiểm soát, bệnh ung thư sẽ tiến triển vào giai đoạn cuối.
Việc nói tới chẩn đoán giai đoạn này là căng thẳng cho cả bác sĩ, và nhiều bệnh nhân/người thân gặp khó khăn khi trao đổi về ung thư tiến triển. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên có cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực với bác sĩ và nhóm chăm sóc để diễn tả cảm xúc và mối quan tâm của mình. Sự chăm sóc theo dõi liên tục sau đó cũng rất quan trọng. Nhóm chăm sóc sẽ cố gắng sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân, nhiều thành viên trong nhóm sẽ có kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức đặc biệt để hỗ trợ bệnh nhân và gia đình. Việc đảm bảo bệnh nhân được thoải mái về mặt thể chất, tinh thần, nhất là không bị đau đớn, là điều cực kỳ quan trọng.
Những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn muộn và những người có tiên lượng sống dưới 6 tháng có thể cân nhắc một loại chăm sóc giảm nhẹ được gọi là chăm sóc cận tử (hospice care). Chăm sóc cận tử là chương trình được thiết kế để cung cấp cho bệnh nhân chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể khi gần đến cuối cuộc đời. Bệnh nhân và gia đình nên nói chuyện với nhóm chăm sóc về các lựa chọn như chăm sóc tại nhà, tại khoa chăm sóc giảm nhẹ trong bệnh viện, hospice, hoặc những nơi khác. Chăm sóc điều dưỡng và các trang thiết bị đặc biệt có thể giúp việc bệnh nhân sống ở nhà, nơi quen thuộc bên cạnh người thương yêu trở nên khả thi.
https://www.cancer.net/cancer-types/lung-cancer-non-small-cell/treatment-options
Bạn đang xem bài viết Bước Đầu Điều Trị Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ Giai Đọan Lan Tràn Bằng Cisplatin + Irinotecan Tại Khoa Phổi Bv Chợ Rẫy trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!