Cập nhật thông tin chi tiết về Các Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Bàng Quang Ở Từng Giai Đoạn mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ở từng giai đoạn của bệnh sẽ có các phương pháp điều trị ung thư bàng quang khác nhau. Ung thư bàng quang có thể sớm được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời.Trước khi điều trị ung thư bàng quang, các bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ phát triển của bệnh cũng như giai đoạn của bệnh để đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp nhất, ít để lại di chứng nhất. Đối với ung thư bàng quang ở giai đoạn sớm, bác sĩ có thể tiến hành cắt u nội soi qua niệu đạo, kết hợp với hóa trị liệu hay miễn dịch trị liệu. Còn với các trường hợp ung thư bàng quang xâm lấn, phương pháp cắt bàng quang kết hợp với hóa chất toàn thân hay xạ trị là cần thiết hơn cả.
Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn đầu: Đây là giai đoạn bệnh mới được hình thành nên có thể được điều trị thành công bằng các phương pháp: BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang; cắt, đốt u qua nội soi và điều trị bổ trợ bằng BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang.
Cách điều trị u giai đoạn I: Áp dụng phương pháp cắt u qua nội soi kết hợp với BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang. Khi u G3- 4 lan rộng, các bác sĩ sẽ cắt bàng quang bán phần kết hợp với BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang.
Điều trị u giai đoạn II, III (T2, T3a, u nhỏ): Đối với ung thư bàng quang giai đoạn 2, phẫu thuật cắt bàng quang bán phần đảm bảo diện cắt 2cm hoặc toàn bộ bàng quang tùy theo vị trí u, kết hợp vét hạch chậu bịt hai bên là phương pháp thích hợp nhất.
Tất cả các giai đoạn của ung thư bàng quang trên đều cần kết hợp với phương pháp hoá trị liệu bổ trợ sau mổ. Một số ca chọn lọc, có khối u lớn lan rộng có thể cân nhắc hoá trị liệu tân bổ trợ trước mổ.
Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn IV: Khi chưa xảy ra hiện tượng ứ nước thận, các bác sĩ cần tiến hành xạ trị đơn thuần, tổng liều 55 – 65 Gy trải liều 5 ngày trong 1 tuần, mỗi ngày 200-250 Rad. Đối với một số trường hợp được chọn lọc có thể cân nhắc hoá xạ trị đồng thời. Còn đối với trường hợp đã ứ nước thận, phẫu thuật đưa niệu quản ra da hoặc dẫn lưu thận, kết hợp chăm sóc và điều trị triệu chứng là cần thiết nhất để giúp điều trị ung thư bàng quang hiệu quả.
Ung thư bàng quang có thể được điều trị dứt điểm nhưng rất dễ tái phát lại nếu như chúng ta không biết cách phòng chống bệnh. Tỷ lệ tái phát bệnh từ 52% – 73% từ 3 – 15 năm sau. Do đó cần có chế độ theo dõi bệnh nhân suốt đời, các bệnh nhân cần phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần, tiến hành kiểm tra bằng lâm sàng, thử nước tiểu và siêu âm hoặc soi bàng quang. Nếu thấy bắt đầu tái phát thì điều trị tiếp ngay.
Để ngăn ngừa ung thư bàng quang tái phát, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với các yếu tố được cho là nguy cơ hàng đầu gây ra ung thư bàng quang: không hút thuốc lá, hạn chế hít phải khói thuốc lá; sử dụng các đồ bảo hộ lao động khi làm việc trong các ngành công nghiệp mà phải tiếp xúc với hóa chất; uống nhiều nước; chế độ ăn nhiều rau quả có thể phòng chống ung thư bàng quang.
Theo Sức khỏe & đời sống
Các Giai Đoạn Của Ung Thư Bàng Quang Và Phương Pháp Điều Trị
Thông tin cần biết về ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là sự phát triển một cách bất thường của các tế bào trong bàng quang (tế bào biểu bì mô). Điều này khiến cho tế bào nhân lên nhanh chóng và tiếp tục sống trong khi các tế bào khỏe mạnh lại chết đi.
Các tế bào bất thường tạo thành một khối u có thể xâm nhập và phá hủy mô cơ thể bình thường. Theo thời gian, chúng còn có thể vỡ ra và lây lan (di căn) trong cơ thể.
Theo các nghiên cứu khoa học, rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang, bao gồm: Hút thuốc, tuổi già, giới tính, tiếp xúc với một số hóa chất, do quá trình điều trị ung thư trước đây, do viêm bàng quang mãn tính,…
Các giai đoạn ung thư bàng quang và cách điều trị
Ung thư bàng quang được xác định từ giai đoạn đầu khi tế bào ung thư mới hình thành (giai đoạn 0) và 4 giai đoạn phát triển (giai đoạn 1 đến 4). Việc xác định các giai đoạn ung thư bàng quang ở bệnh nhân cũng cho bác sĩ biết tình trạng tế bào ung thư hoạt động như thế nào và bạn cần điều trị ra sao.
Hầu hết ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, lúc này người bệnh vẫn có khả năng bình phục. Tuy nhiên, ung thư bàng quang vẫn có thể tái phát kể cả khi đã điều trị thành công. Vì lý do này, những người bị ung thư bàng quang thường cần các xét nghiệm theo dõi trong nhiều năm sau khi điều trị để phòng tránh tái phát.
Ung thư bàng quang giai đoạn đầu (Giai đoạn 0)
Ung thư bàng quang giai đoạn 0 bao gồm ung thư biểu mô nhú không xâm lấn và ung thư biểu mô phẳng không xâm lấn. Trong cả hai trường hợp, ung thư chỉ ở lớp lót bên trong của bàng quang. Nó không lan sâu thành bàng quang.
Cách điều trị:
Giai đoạn sớm của bệnh ung thư bàng quang thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u (TURBT).
Sau đó áp dụng liệu pháp nội soi trong vòng 24 giờ.
Sau khi điều trị ung thư giai đoạn 0, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ, nội soi bàng quang khoảng 3 tháng một lần. Duy trì tái khám trong ít nhất vài năm để có thể phát hiện kịp thời nếu có dấu hiệu ung thư tái phát hoặc khối u bàng quang mới.
Khả năng khỏi bệnh ở những người bị ung thư bàng quang giai đoạn 0 là có thể, hiếm khi bệnh nhân bị đe dọa tính mạng. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát cao và thậm chí trở lại nghiêm trọng hơn.
Ung thư bàng quang giai đoạn 1
Giai đoạn 1 ung thư bàng quang đã phát triển vào lớp mô liên kết của thành bàng quang, nhưng chưa đến lớp cơ.
Cách điều trị:
Ở giai đoạn này, bác sĩ thường tiến hành 2 biện pháp chính là:
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u bàng quang
Triệt tiêu khối u.
Việc phẫu thuật có thể phải tiến hành từ 1-2 lần. Sau đó, nếu bác sĩ cảm thấy tất cả tế bào ung thư đã được loại bỏ, bệnh nhân cần được hóa trị.
Nếu các tế bào ung thư phát triển bất thường hơn, khối u nhiều hoặc kích thước rất lớn, bác sĩ có thể khuyến nghị phẫu thuật cắt u nang tận gốc. Đối với những người không đủ sức khỏe để phẫu thuật cắt u nang thì xạ trị (thường cùng với hóa trị) là lựa chọn thứ 2. Tuy nhiên cơ hội chữa khỏi bệnh với phương pháp này không cao.
Ung thư bàng quang sống được bao lâu? Lời khuyên hữu ích
Ung thư bàng quang giai đoạn 2
Sang đến giai đoạn 2, khối ung thư này đã xâm lấn vào lớp cơ của thành bàng quang. Lúc này, bệnh nhân vẫn sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u bàng quang.
Ngoài ra, một số trường hợp có thể cần cắt bỏ bàng quang để loại bỏ u nang một cách triệt để. Với cách này:
Các hạch bạch huyết gần bàng quang cũng thường bị loại bỏ.
Nếu ung thư chỉ ở một phần của bàng quang thì sẽ phẫu thuật cắt bỏ vùng bàng quang có u.
Cắt u nang triệt để (cắt bỏ bàng quang) có thể là phương pháp điều trị duy nhất cho những người không đủ sức khỏe để được hóa trị. Nếu ung thư được tìm thấy trong các hạch bạch huyết gần đó, có thể cần xạ trị sau khi phẫu thuật.
Một số người có thể được phẫu thuật cắt bỏ u bàng quang bằng phương pháp TURBT lần thứ hai, sau đó là xạ trị và hóa trị. Mặc dù điều này cho phép bệnh nhân giữ bàng quang của họ, nhưng không rõ liệu kết quả có tốt như sau khi cắt u nang hay không. Vì vậy không phải tất cả các bác sĩ đều đồng ý với phương pháp này.
Nếu không cắt bàng quang, bạn cần tái khám thường xuyên và cẩn thận. Một số chuyên gia khuyên bạn nên làm lại nội soi bàng quang và sinh thiết trong quá trình điều trị bằng hóa chất và xạ trị. Nếu ung thư vẫn được tìm thấy trong mẫu sinh thiết, có thể sẽ cần phẫu thuật cắt u nang.
Ung thư bàng quang giai đoạn 3
Những khối u ung thư ở giai đoạn 3 đã lan đến bên ngoài bàng quang và có thể đã phát triển sang các mô, cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết.
Cách trị liệu:
Để điều trị, đầu tiên bác sĩ thường thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp TURBT để tìm ra mức độ phát triển của ung thư ở thành bàng quang.
Sau đó là giai đoạn hóa trị.
Cuối cùng là phẫu thuật cắt u nang tận gốc (cắt bỏ bàng quang và các hạch bạch huyết lân cận).
Đối với những người không thể phẫu thuật vì các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, bệnh nhân có thể lựa chọn giải pháp khác bao gồm:
Liệu pháp nội khoa.
Liệu pháp miễn dịch.
Xạ trị, hóa trị.
Một số phương pháp kết hợp.
Giai đoạn 4 – Nguy hiểm nhất trong các giai đoạn của ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là mức độ nghiêm trọng nhất, đe dọa rất lớn đến tính mạng người bệnh. Những khối u ung thư lúc này đã di căn đến vùng chậu hoặc thành bụng, lan sang các hạch bạch huyết lân cận, thậm chí các bộ phận xa khác trong cơ thể. Có thể nói, ung thư bàng quang giai đoạn cuối rất khó để loại bỏ.
Cách điều trị:
Nếu ung thư chưa di căn sang các bộ phận khác, bệnh nhân sẽ được hóa trị. Sau đó, nếu người bệnh có tiến triển tốt thì có thể tiếp tục được hóa trị hoặc tiến hành cắt u nang.
Những người không thể chịu đựng hóa chất vì các vấn đề sức khỏe khác có thể được điều trị bằng xạ trị hoặc bằng thuốc điều trị miễn dịch.
Theo các nghiên cứu, trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật (ngay cả cắt u nang tận gốc) không thể loại bỏ hoàn toàn ung thư bàng quang ở giai đoạn cuối. Do đó, việc điều trị thường nhằm làm chậm sự phát triển và lây lan, giúp bệnh nhân sống lâu hơn và cảm thấy tốt hơn.
Làm sao để vượt qua các giai đoạn của ung thư bàng quang một cách tốt nhất?
Rất khó để bất kỳ ai có thể chấp nhận và đương đầu với căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, việc mắc căn bệnh này cũng không phải là chấm dứt tất cả.
Trên thực tế, vẫn có rất nhiều người bị ung thư bàng quang đã được chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời. Hoặc kể cả khi đã chuyển biến sang giai đoạn 3, giai đoạn 4, bệnh nhân vẫn có thể duy trì được cuộc sống rất lâu nếu biết duy trì một lối sống lành mạnh.
Vì vậy, dù đang ở giai đoạn nào của ung thư bàng quang, cả bệnh nhân và người thân hãy luôn ghi nhớ những điều này để giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất:
Tìm hiểu rõ về bệnh và cách điều trị: Khi phát hiện ung thư bàng quang, bạn cần tìm hiểu rõ căn bệnh này để phần nào kiểm soát được sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, chúng ta nên biết về các cách điều trị hiện có để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Giữ tinh thần lạc quan: Buồn bã, sợ hãi, trở nên dễ cáu gắt là tâm lý thường thấy ở người bị ung thư. Vậy nhưng bạn cần biết rằng, phải luôn vui vẻ, lạc quan mới là chìa khóa thiết yếu để chiến thắng căn bệnh quái ác này.
Chăm sóc bản thân và tận hưởng cuộc sống: Để giúp cho cuộc sống có ý nghĩa và vui vẻ hơn, bạn nên dành thời gian để làm những việc mà mình yêu thích. Bên cạnh đó, hãy chăm sóc cho bản thân nhiều hơn và dành thời gian cho gia đình, bạn bè thân thiết.
Duy trì lối sống lành mạnh: Bên cạnh phác đồ điều trị, người bệnh bị ung thư bàng quang cũng cần duy trì tập thể dục và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe.
Cách giúp phòng tránh các giai đoạn của ung thư bàng quang
Mặc dù không có cách nào đảm bảo ngăn ngừa được ung thư bàng quang, nhưng bạn có thể chú ý những điều sau để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:
Nên ngừng hút thuốc: Tốt nhất đừng bao giờ nghĩ đến việc hút thuốc. Hãy bỏ thói quen này ngay nếu muốn tránh xa ung thư bàng quang.
Hãy cẩn thận với các hóa chất: Nếu công việc của bạn thường xuyên phải động tới hóa chất, hãy luôn tuân thủ đúng các hướng dẫn để tránh tiếp xúc trực tiếp và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Ăn nhiều loại trái cây và rau quả: Nên xây dựng một chế độ ăn uống với nhiều loại trái cây và rau quả. Bởi đây là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Dù đã điều trị khỏi ung thư bàng quang thì chúng ta cũng không nên chủ quan bởi căn bệnh này có thể dễ dàng tái phát. Chính vì thế, hãy luôn duy trì một lối sống tích cực.
Các Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Bàng Quang Bằng Tây Y
Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang theo tây y sẽ căn cứ vào giai đoạn của bệnh, loại tế bào ung thư cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh.
Lựa chọn phương pháp phẫu thuật có lợi nhất cho người bệnh thường phụ thuộc vào giai đoạn và cấp độ của bệnh.
Sự cắt bỏ khối u bàng quang qua niệu đạo thường được sử dụng để loại bỏ bệnh ung thư bàng quang được giới hạn trong các lớp bên trong của bàng quang. Phẫu thuật cắt bỏ khối u bàng quang qua niệu đạo có thể gây đi tiểu đau hoặc tiểu máu trong một vài ngày sau thủ thuật.
Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ khối u và một phần nhỏ của bàng quang có chứa tế bào ung thư có thể là một lựa chọn nếu ung thư được giới hạn trong diện tích bàng quang, khối ung thư bàng quang dễ dàng loại bỏ mà không làm tổn hại đến chức năng bàng quang. Phẫu thuật này mang nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.
Nếu ung thư đã xâm lược các lớp sâu hơn của thành bàng quang. Có thể phải phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ bàng quang. Thủ thuật cắt bỏ là một hoạt động để loại bỏ toàn bộ bàng quang, cũng như các hạch bạch huyết xung quanh. Ở nam giới, cắt bỏ thường bao gồm loại bỏ tuyến tiền liệt và túi tinh. Ở phụ nữ, cắt bỏ gồm việc cắt bỏ tử cung, buồng trứng và một phần của âm đạo. Thêm vào đó, các hạch lympho (hạch bạch huyết) ở vùng chậu cũng được cắt bỏ ở cả nam giới và nữ giới. Đây được gọi là phẫu thuật loại bỏ hạch lympho vùng chậu. Việc loại bỏ các hạch lympho ở vùng chậu mở rộng là cách chính xác nhất để tìm ra ung thư đã lan tới các hạch lympho.
Nếu bàng quang đã được cắt bỏ, kỹ thuật viên sẽ tạo ra 1 đường dẫn nước tiểu mới mở ra ngoài cơ thể. Một cách để làm việc này là sử dụng một phần của ruột non hoặc đại tràng để chuyển nước tiểu đến lỗ tiểu nhân tạo (stoma) hoặc lỗ hậu môn nhân tạo (stomy) ở bên ngoài của cơ thể. Bệnh nhân sau đó cần đeo bao đính kèm với lỗ tiểu nhân tạo để thu nhận và thải nước tiểu. Hoặc dùng 1 phần của ruột non hoặc ruột già để tạo 1 túi chứa nước tiểu, đó là 1 túi dự trữ nằm bên trong cơ thể. Với những thủ thuật này, bệnh nhân không cần đeo túi nước tiểu ở ngoài.
Mục tiêu điều trị quan trọng là tìm phương án điều trị để giữ toàn bộ hoặc một phần bàng quang cho bệnh nhân. Một số bệnh nhân mà ung thư đã xâm lấn tới lớp cơ của bàng quang thì kế hoạch điều trị bằng hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể được sử dụng như là một phương pháp điều trị thay thế cho việc cắt bỏ bàng quang.
Hóa trị là sử dụng thuốc để phá hủy các tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn khả năng phát triển và phân chia của các tế bào ung thư. Một phác đồ hóa trị thường bao gồm một số chu kỳ cụ thể được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Có hai loại hóa trị liệu có thể được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang.
Phác đồ điều trị này được thực hiện bằng cách đưa vào trong bàng quang 1 ống thông đã được cấy (chèn) qua niệu đạo. Điều trị tại chỗ chỉ phá hủy các tế bào ung thư ở bề mặt tiếp xúc với thuốc hóa trị. Nó không thể tiếp cận với các tế bào khối u trong thành bàng quang hoặc tế bào khối u đã lan tỏa tới các cơ quan khác.
Thuốc hóa trị được đưa vào cơ thể theo đường uống (thuốc viên) hoặc tiêm vào tĩnh mạch (IV), tiêm bắp (IM). Sau đó, thuốc sẽ đi vào máu, đi khắp cơ thể và gây ra tác dụng điều trị. Các bác sĩ cho hóa trị theo chu kỳ, kết thúc mỗi giai đoạn hóa trị là khoảng thời gian dành cho bệnh nhân nghỉ ngơi giúp cơ thể phục hồi. Mỗi chu kỳ thường kéo dài trong một vài tuần. Hóa trị liệu nào được lựa chọn phù thuộc vào mục tiêu điều trị và giai đoạn của ung thư bàng quang.
Liệu pháp miễn dịch còn được gọi là liệu pháp sinh học được thiết kế để thúc đẩy cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh ung thư. Nó sử dụng các yếu tố được thực hiện bởi cơ thể hoặc trong phòng thí nghiệm để cải thiện, nhắm trúng đích, hoặc khôi phục chức năng của hệ miễn dịch. Loại thuốc miễn dịch chuẩn cho bệnh ung thư bàng quang là một loại vi khuẩn đã bị suy yếu gọi là Bacillus Calmette-Guerin (BCG), tương tự như vi khuẩn gây bệnh lao. BCG được bơm trực tiếp vào bàng quang qua ống thông. Đây được gọi là liệu pháp nội khoa. BCG dính (tiếp xúc) với lớp lót trong bàng quang và kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt khối u. BCG có thể gây triệu chứng giống cúm, ớn lạnh, sốt nhẹ, mệt mỏi, cảm giác nóng trong bàng quang…
Xạ trị sử dụng chùm tia X năng lượng cao nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể thực hiện qua một máy bên ngoài cơ thể (tia bức xạ bên ngoài) hoặc dùng một thiết bị đặt bên trong bàng quang của bệnh nhân (brachytherapy). Trị liệu bức xạ có thể được sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u, khiến có thể loại bỏ nó dễ dàng.
Xạ trị còn được sử dụng sau phẫu thuật để diệt tế bào ung thư có thể còn sót lại. Có thể kết hợp xạ trị với hóa trị liệu. Việc kết hợp giữa liệu pháp xạ trị và hóa trị liệu có thể được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang khi khối u còn nằm trong bàng quang, sự kết hợp giúp tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể còn xót lại sau khi cắt bỏ khối u bàng quang qua niệu đạo từ đó toàn bộ hoặc một phần bàng quang không cần phải cắt bỏ. Ngoài ra, giúp giảm các triệu chứng gây ra do khối u như đau, chảy máu, hoặc tắc nghẽn hoặc điều trị di căn nằm trong một khu vực, chẳng hạn như tới não hoặc xương.
Các phương pháp điều trị bệnh ung thư bàng quang theo tây y có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vậy nên để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế trong việc kết hợp điều trị bằng đông y, từ đó vừa hạn chế biến chứng và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị tây y, vừa nuôi dưỡng, tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Những Phương Pháp Trong Điều Trị Ung Thư Bàng Quang
Ung thư bàng quang là một căn bệnh mà tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của bàng quang. Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư bàng quang sẽ phụ thuộc vào kích cỡ khối u, có bao nhiêu khối u, khối u thuộc loại nào, và giai đoạn của ung thư bàng quang.
Giai đoạn 1 của ung thư bàng quang
Phẫu thuật
Liệu pháp bức xạ (xạ trị)
Hóa trị liệu
Liệu pháp miễn dịch
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư bàng quang, trong số đó, một số phương pháp là tiêu chuẩn (nghĩa là phương pháp điều trị hiện đang được sử dụng phổ biến nhất), và một số đang được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng.
Một thử nghiệm lâm sàng của điều trị ung thư là một nghiên cứu nhằm giúp cải thiện các phương pháp điều trị hiện tại hoặc thu thập thông tin về phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân ung thư. Khi các thử nghiệm lâm sàng cho thấy một kết quả tốt hơn so với phương pháp điều trị tiêu chuẩn, các phương pháp mới có thể trở thành phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Vì thế, bệnh nhân có thể suy nghĩ về việc tham gia vào một cuộc thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, một số thử nghiệm lâm sàng chỉ dành cho những bệnh nhân chưa bắt đầu điều trị.
Phẫu thuật
Một trong những loại phẫu thuật sau đây có thể được thực hiện:
Phẫu thuật cắt lát qua đường hậu môn.
Phẫu thuật bàng quang cấp tính.
Phẫu thuật cắt bỏ một phần bàng quang.
Phẫu thuật chuyển vị tiết niệu.
Ngay cả khi bác sĩ loại bỏ tất cả các tế bào ung thư có thể được nhìn thấy tại thời điểm phẫu thuật, một số bệnh nhân có thể được hóa trị sau phẫu thuật để diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Điều trị ung thư sau phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư sẽ trở lại, được gọi là liệu pháp bổ trợ.
Phẫu thuật để điều trị ung thư
Liệu pháp bức xạ (xạ trị)
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại bức xạ khác để diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phát triển.
Phương pháp xạ trị được đưa ra thực hiện phụ thuộc vào loại và giai đoạn của bệnh ung thư được điều trị. Xạ trị ngoài được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang.
Hóa trị liệu
Hoá trị liệu là một liệu pháp điều trị ung thư sử dụng hóa chất để ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư, bằng cách giết chết tế bào hoặc ngăn cản chúng không phân chia.
Đối với ung thư bàng quang, hóa trị liệu khu vực có thể thực hiện ở nội tâm mạc (đưa vào bàng quang thông qua một ống được chèn vào niệu đạo). Cách hóa trị này cũng tùy thuộc vào loại và giai đoạn của bệnh ung thư được điều trị.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống lại ung thư. Các chất được tạo ra bởi cơ thể hoặc được chế tạo trong phòng thí nghiệm sẽ được sử dụng nhằm tăng cường, điều khiển hoặc khôi phục cơ chế tự vệ của cơ thể đối với bệnh ung thư. Loại điều trị ung thư này còn được gọi là biotherapy or biologic therapy (liệu pháp sinh học).
dựa trên cơ chế hoạt động của liệu pháp miễn dịch
*Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Ung thư bàng quang là loại ung thư đường tiết niệu thường gặp nhất và chiếm phần lớn hiện diện trong các loại ung thư. Vì thế, việc điều trị ung thư bàng quang là điều rất quan trọng nhằm cứu trợ chức năng của hệ tiết niệu nói chung, và cải thiện tình trạng sức khỏe người bệnh nói riêng.
Bạn đang xem bài viết Các Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Bàng Quang Ở Từng Giai Đoạn trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!