Xem Nhiều 5/2023 #️ Cách Điều Trị Viêm Gan B # Top 11 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cách Điều Trị Viêm Gan B # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Điều Trị Viêm Gan B mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Khi nào viêm gan B cần điều trị?

– Xơ gan hoặc men gan ALT tăng trên 2 lần giá trị bình thường kết hợp với:

– Định lượng virus HBV-DNA ≥ 10 5 copies/ml (20000 IU/ml) nếu HBeAg dương tính. Hoặc HBV-DNA ≥ 10 4 copies/ml (2000 IU/ml) nếu HBeAg âm tính.

2. Điều trị viêm gan B mạn tính

2.1 Các thuốc điều trị viêm gan B:

Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể, có biến chứng hay chưa mà lựa chọn thuốc điều trị phù hợp.

Nhìn chung, các thuốc điều trị viêm gan B bao gồm:

+ Tenofovir 300mg/ngày hoặc entercavir 0,5mg/ngày

+ Lamivudine 100 mg/ngày dùng cho bệnh nhân xơ gan mất bù, phụ nữ có thai.

+ Adefovir kết hợp với lamivudine trong trường hợp kháng thuốc.

+ Interferon:

Đối với Peg-IFNα: Peg-IFNα-2a liều 180 mcg/tuần, Peg-IFNα-2b liều 1,5 mcg/tuần. Hoặc IFNα liều 5 triệu IU/ngày hoặc 10 triệu IU/lần x 3 lần/tuần tiêm dưới da 6-12 tháng. Ưu tiên sử dụng trong trường hợp phụ nữ muốn có con, đồng nhiễm virus viêm gan D, không dung nạp hoặc thất bài điều trị với thuốc ức chế sao chép HBV đường uống.

2.2 Điều trị một số trường hợp đặc biệt:

+ Nếu men gan ALT trong giới hạn bình thường: không có chỉ định điều tri, theo dõi định kỳ.

+ Nếu men gan ALT tăng trên 60 IU/ml hoặc gấp 1,5 lần giá trị bình thường:

Chỉ định điều trị khi nồng độ virus ≥ 2000 IU/ml kèm theo viêm gan và hoặc xơ hóa gan mức độ vừa/nặng.

Xem xét điều trị nếu gia đình có người bị ung thư gan và bệnh nhân có nồng độ virus ≥ 2000 IU/ml kèm theo viêm gan và/ hoặc xơ gan mức độ nhẹ.

+ Thuốc điều trị:

Entecavir cho trẻ em trên 2 tuổi và trên 10 kg. Liều lượng tính theo cân nặng.

Lamivudine liều 3mg/kg x 1 lần trong ngày (tối đa 100mg/ngày)

Adefovir dùng cho trẻ trên 12 tuổi. Liều 10mg/ngày.

Interferon IFNα dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi.

+ Nếu có thể trì hoãn điều trị thì trì hoãn và theo dõi sát triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm.

+ Nếu phải điều trị: dùng thuốc tenofovir. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dùng tenofovir hoặc lamivudine.

+ Dùng phác đồ điều trị 3 thuốc kháng HIV có chứa tenofovir và lamivudine có tác dụng cả trên virus viêm gan B.

+ Điều trị như phác đồ chuẩn cho viêm gan virus C.

– Cần tuân thủ điều trị, không bỏ thuốc.

– Tháng đầu tiên sau điều trị: theo dõi men gan ALT, AST và creatinine máu.

– Sau mỗi 3-6 tháng trong quá trình điều trị: theo dõi ALT, AST, creatinine máu, HBeAg, Anti HBe, HBV-DNA, có thể định lượng HBsAg.

– Nếu điều trị interferon: theo dõi thêm công thức máu, glucose máu, ure, creatinine máu, chức năng tuyến giáp để phát hiện tác dụng không mong muốn.

– Sau khi ngưng điều trị: theo dõi các triệu chứng lâm sàng và làm xét nghiệm mỗi 3 đến 6 tháng để đánh giá tái phát.

3. Chế độ sinh hoạt ăn uống nghỉ ngơi

3.1 Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ

– Bệnh nhân viêm gan B cần có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ. Ngoại trừ các trường hợp bệnh nặng như kèm xơ gan tiến triển, bệnh nhân viêm gan B vẫn có thể làm việc bình thường. Tuy nhiên cần cân đối thời gian nghỉ ngơi. Nên ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, ngủ đúng giờ, không thức khuya.

– Tập thể dục đều đặn hàng ngày với các bài tập vừa sức phù hợp.

– Giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, tránh stress.

– Không tự ý sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến chức năng gan như thuốc hạ sốt giảm đau. Không dùng thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nam, thuốc bắc.

– Khám và theo dõi sức khỏe định kỳ, tái khám theo lịch.

3.2 Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan B

– Những bệnh nhân viêm gan B trong giai đoạn ổn định có thể ăn uống như bình thường. Nên ăn đa dạng thực phẩm và đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng.

– Bệnh nhân viêm gan B không nên ăn gì? Nên ăn gì?

+ Tuyệt đối bỏ rượu bia

+ Tránh ăn các loại bánh kẹo ngọt nhiều đường.

+ Hạn chế ăn các thực phẩm xào rán mỡ động vật. Không ăn nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol. Nên dùng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè, dầu cải…

+ Ăn phong phú các loại thực phẩm cung cấp chất đạm, cả đạm thực vật và động vật. Các thực phẩm tốt cho bệnh nhân như: các loại đậu đỗ, sữa, các loại cá, thịt nạc, trứng…

+ Tăng cường ăn hoa quả tươi, rau xanh để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Nho, cam, táo, đào… là loại trái cây tốt cho bệnh nhân viêm gan B.

Quá trình điều trị viêm gan B đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì tuân thủ theo phác đồ của bác sỹ. Kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, tái khám định kỳ. Như vậy điều trị mới có hiệu quả và ngăn ngừa được những biến chứng do tiến triển của bệnh.

(Visited 159 times, 1 visits today)

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Viêm Gan B

Ở giai đoạn viêm gan B mãn tính, virus HBV bắt đầu bùng phát mạnh mẽ và quay ra tấn công các tế bào gan khiến chức năng gan dần suy giảm, khả năng loại bỏ chất độc dần kém đi. Người bệnh bắt đầu có những dấu hiệu bất thường như người mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa, sụt cân, đau hạ sườn phải (vị trí của lá gan), vàng da, nổi mề đay, sốt… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể biến chứng sang xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Virus HBV, nguyên nhân chính gây viêm gan B lây nhiễm qua những con đường sau:

– Lây nhiễm qua đường máu: Truyền máu của người nhiễm virus viêm gan B.

– Lây nhiễm qua đường tình dục: Do quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm virus HBV.

– Lây truyền từ mẹ sang con: Khi mang thai người mẹ nhiễm virus viêm gan B thì khả năng lây nhiễm sang con rất cao nhưng nếu có biện pháp phòng tránh sớm có thể hạn chế khả năng truyền bệnh tới 95%.

– Do dùng chung vật dụng có dính máu, dịch tiết của người bệnh.

Rượu bia: Bia rượu cũng chính là nguyên nhân thứ 2 gây nên bệnh viêm gan B. Lạm dụng bia rượu quá mức sẽ khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến suy giảm chức năng gan, dễ hình thành nên bệnh lý ở gan, điển hình là viêm gan B.

Nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn: Nhiều người có sở thích ăn đồ tươi sống điển hình là thịt, gỏi, rau sống nên nguy cơ mắc ký sinh trùng trên thực phẩm rất cao chủ yếu là giun sán, sán lá gan, xoắn khuẩn… khi chúng xâm nhập vào cơ thể rất dễ gây nên các bệnh lý nguy hiểm ở gan.

Tác dụng phụ từ các loại thuốc Tây: Điển hình là thuốc giảm đau, paracetamol, thuốc nhuận tràng. Việc sử dụng quá liều trong thời gian dài, tự ý dùng thuốc khi chưa được chỉ định từ bác sĩ rất dễ gây nên tình trạng viêm gan B.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn uống vô độ, sử dụng nhiều thực phẩm gây hại cho sức khỏe như thức ăn nhiều dầu mỡ động vật, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm chứa nhiều hóa chất, phẩm màu… cũng chính là nguyên nhân gây viêm gan B mà ít người ngờ đến.

Hiện nay để điều trị viêm gan B, người bệnh có thể lựa chọn một trong những phương pháp sau tùy vào tình trạng bệnh.

Thuốc kháng virus HBV: Vidarabi, Ribavirin, α interferon, γ interferon, β interferon, Acid polyinosinic-polycytidylic… có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của virus HBV trong cơ thể người bệnh.

Thuốc điều tiết hệ miễn dịch: Acid Immune Ribonucleic, Coenzyme Polysaccharid ganoderma.., giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh để thanh trừ virus HBV.

Thuốc ức chế miễn dịch:Adrenalin, Penicillamin, Azathioprin, Hydrochlorid…

Bên cạnh thuốc Tây trị viêm gan B thì hiện nay việc sử dụng các bài thuốc Đông y với thành phần thảo dược từ thiên nhiên được đánh giá cao bởi mức độ an toàn và hiệu quả trong quá trình trị bệnh.

Một số vị thuốc nam có tác dụng chữa trị viêm gan B hiệu quả đã được y học hiện đại chứng thực như: cà gai leo, nhân trần, atiso, cây chó đẻ…

Đây là phương pháp chữa bệnh tiên tiến có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời kích hoạt bạch cầu đa nhân trung tính, bảo vệ gan khỏi sự xâm nhập và gây hại của virus. Ưu điểm của phương pháp này là không cần dùng thuốc đồng thời hạn chế khả năng tái phát bệnh.

Đây là phương pháp chữa bệnh hiện đại nhất, mới nhất hiện nay. Điều trị viêm gan B bằng tế bào gốc đem lại hiệu quả trị bệnh cao, khắc phục được những hạn chế khi dùng thuốc trị bệnh. Tuy nhiên chi phí chữa trị rất đắt đỏ và đòi hỏi bác sĩ chữa trị tay nghề cao cùng máy móc thiết bị hiện đại.

Viêm Gan B: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Virus iêm gan B lây nhiễm từ người sang người

Bệnh viêm gan B sẽ là một trong những thách thức Y tế cộng đồng của thế giới trong thế kỷ 21 này và Việt Nam cũng là nước phải đối mặt với thách thức đó.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, viêm gan là một kẻ giết người thầm lặng. Gây ra bởi một loại virus và không có triệu chứng, nó lặng lẽ gây tổn thương gan trong vài chục năm trước khi kết thúc bằng ung thư gan và xơ gan.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan virus B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính.

Viêm gan virus B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.

Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao, ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm virus viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới.

Nhiễm virus viêm gan B mạn tính là nguyên nhân chính gây bệnh gan ở Việt Nam như xơ gan và ung thư gan. Người bệnh nên đi khám với bác sĩ chữa viêm gan b giỏi để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Thực trạng viêm gan B và C ở Việt Nam – Ảnh: SKĐS

Viêm gan B cấp tính và mạn tính

Viêm gan B được chia thành viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính. Cụ thể như sau:

1. Viêm gan B cấp tính

Đối với người lớn, hầu hết sau khi nhiễm viêm gan B, sẽ loại được siêu vi trong vòng 6 tháng và trở nên miễn nhiễm đối với virus. Một khi đã loại được virus, họ không thể mắc bệnh viêm gan B trở lại và không thể lây cho người khác.

2. Viêm gan B mạn tính

Khi thời gian nhiễm bệnh kéo dài hơn 6 tháng có nghĩa là người bệnh đã bị viêm gan mạn tính. 90% trẻ em mắc viêm gan B sẽ bị nhiễm trùng mạn tính gây tổn thương gan, suy gan (gan không thể hoạt động bình thường) và đôi khi dẫn đến ung thư gan khi trưởng thành.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm gan B

Đa số những người bị viêm gan B không có triệu chứng gì rõ rệt và nhiều người không biết họ mang siêu vi trong người. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng gì, gan vẫn có thể đang bị siêu vi B hủy hoại.

Triệu chứng lúc có lúc không và có thể tương tự như triệu chứng của những căn bệnh khác. Các triệu chứng của viêm gan B cấp và mạn tính có thể gặp bao gồm:

Chán ăn, mệt mỏi

Vàng da

Tiểu ít, sẫm màu

Đau ở vùng gan (phần bụng phía trên, bên phải)

Nôn, buồn nôn

Phân bạc màu

Đau nhức khớp

Ăn không ngon

Trầm cảm và cảm thấy bực bội…

Người bệnh nên đi khám tại bệnh viện, phòng khám viêm gan B uy tín, có thiết bị, máy móc hiện đại để có kết quả chẩn đoán và đánh giá viêm gan B chính xác.

Nguyên nhân mắc viêm gan B

Virus viêm gan B được tìm thấy trong dịch tiết của cơ thể như máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Việc lây viêm gan B chỉ xảy ra khi dịch tiết của người mắc bệnh đi vào cơ thể của người khác. Ngay cả lượng dịch tiết rất nhỏ cũng có thể lây truyền siêu vi.

Trong lúc sinh, từ người mẹ nhiễm bệnh sang con.

Lúc ấu thơ, từ người này qua người khác, qua các vết thương nhiễm trùng hoặc vết cắt không được băng bó.

Không dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục với người mắc viêm gan B.

Dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy…

Một số đường lây lan Viêm gan B

Việc dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng có dính máu.

Tiêm chích, chăm sóc răng và y tế tại những nước thiết bị y tế không được diệt trùng đúng cách.

Truyền máu tại những quốc gia nơi máu không được kiểm tra xem có viêm gan B hay không.

Những phương pháp trị bệnh cổ truyền có nguy cơ tiếp xúc với máu như châm cứu.

Việc dùng dụng cụ xăm mình không được diệt trùng đúng cách. Điều này bao gồm cả việc xăm thẩm mỹ.

Điều trị viêm gan B

Bệnh viêm gan B không thể chữa khỏi nhưng có thuốc để khống chế siêu vi. Thuốc có thể giảm sự hủy hoại của gan và nguy cơ ung thư gan, nó cũng giúp gan tự chữa lành. Bác sĩ chuyên khoa sẽ báo cho bạn biết bạn có cần uống thuốc hay không. Đó là lý do tại sao việc gặp bác sĩ đều đặn là điều quan trọng.

1. Điều trị viêm gan B cấp tính

Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng.

Hạn chế ăn chất béo, kiêng rượu bia, tránh sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan.

Xem xét nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu cần thiết. Có thể sử dụng các thuốc bổ trợ gan.

Riêng đối với thể viêm gan tối cấp: Cần điều trị hồi sức nội khoa tích cực. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng vi rút đường uống.

2. Điều trị viêm gan B mạn tính

Chỉ định điều trị viêm gan B mạn khi ALT tăng trên 2 lần giá trị bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận có xơ hóa gan tiến triển/xơ gan bất kể ALT ở mức nào.

Và HBV-DNA ≥ 10 5 copies/ml (20.000 IU/ml) nếu HBeAg (+) hoặc HBV-DNA ≥ 10 4 copies/ml (2.000 IU/ml) nếu HBeAg (-).

Phòng tránh viêm gan B

Tiêm vắc xin viêm gan B là trụ cột của công tác dự phòng viêm gan B. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt sau khi sinh, tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu tiên.

Tránh để máu tiếp xúc với máu: không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng và các vật dụng cá nhân khác.

Băng lại các vết thương hở và dùng thuốc tẩy lau sạch các vết máu. Đừng để người khác chạm vào vết thương hoặc máu của bạn trừ khi họ mang găng tay.

Bỏ những đồ dùng vệ sinh cá nhân như khăn giấy, băng vệ sinh, băng cá nhân và bông băng đã dùng vào túi nhựa đóng kín.

Dùng bao cao su và dầu bôi trơn khi quan hệ tình dục.

Không dùng chung kim và bất cứ dụng cụ nào để chích ma túy.

Ngoài ra, người dân cần chú ý bảo vệ và giữ lá gan của mình luôn mạnh khỏe sẽ giúp đẩy lùi tác nhân gây viêm gan B:

Uống ít rượu hơn hoặc không uống rượu

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh, tránh ăn nhiều chất béo

Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Không hút hoặc hút thuốc ít hơn

Tập thể dục đều đặn

Kiểm soát sự căng thẳng, tìm kiếm sự giúp đỡ và nghỉ ngơi đầy đủ

Nếu dùng các loại thuốc thiên nhiên như dược thảo hoặc cổ truyền, hãy nói cho bác sĩ chuyên khoa biết, vì có vài loại có thể ảnh hưởng đến gan hoặc khiến thuốc điều trị mất tác dụng.

Lưu ý: Không có chuyện “người mang mầm bệnh khỏe mạnh”

Viêm gan B mạn tính là một căn bệnh phức tạp thay đổi theo thời gian, bao gồm những lúc gan không bị tổn thương.

Trong quá khứ, những người trải qua các giai đoạn này đôi khi được gọi là ” người mang mầm bệnh khỏe mạnh“. Tuy nhiên, căn bệnh có thể diễn tiến mà bạn không hề hay biết và bạn có nguy cơ bị tổn thương gan hoặc sơ gan. Hiện nay, chúng ta biết là không hề có chuyện ” người mang mầm bệnh khỏe mạnh”.

Cách duy nhất là theo dõi gan đều đặn để biết chứng viêm gan B mãn tính đang ảnh hưởng lên gan của bạn như thế nào.

Ngay cả khi trong quá khứ, bạn được cho biết mình là “người mang mầm bệnh khỏe mạnh”, bạn vẫn cần gặp bác sĩ để kiểm tra mỗi năm một lần.

Khi Nào Có Thể Ngừng Thuốc Điều Trị Viêm Gan B

Khi nào có thể ngừng thuốc điều trị viêm gan B

Trước đây, người bị viêm gan virus B (hay còn gọi là virus HBV) thường được khuyến cáo là uống thuốc điều trị liên tục, suốt đời, kèm tuân thủ lịch trình tái khám định kỳ. Mục tiêu của những loại thuốc đặc trị này là nhằm làm giảm nguy cơ tiến triển nặng của bệnh và góp phần ngăn ngừa virus lây truyền sang người khác.

Gần đây, khi đưa vào triển khai, xét nghiệm HBcrAg được nhận định là yếu tố tính quyết định giúp bác sĩ chỉ định bệnh nhân có thể ngưng thuốc điều trị viêm gan B trong một thời gian nào đó. Đây thực sự là tin vui cho những người đang “sống cùng viêm gan B”.

Viêm gan B – sát thủ thầm lặng

Viêm gan B (HBV – Hepatitis B virus) là bệnh do virus viêm gan siêu vi B gây ra, lây truyền theo các con đường chủ yếu như đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Virus viêm gan B tấn công trực tiếp tới gan, gây nhiễm trùng gan cấp tính và mạn tính. Về lâu dài, bệnh có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và các bệnh lý gan nguy hiểm khác.

Tương tự như các đường lây của HIV nhưng virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp 100 lần HIV. Trong điều kiện bình thường, virus viêm gan B có thể sống được 1 tháng, trong khi HIV không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể và không có khả năng lây nhiễm khi ở ngoài tự nhiên.

Ảnh: Viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp 100 lần HIV

Virus này có thể gây ra nhiễm trùng gan cấp tính và mạn tính, dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Đây là một căn bệnh phổ biến gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Bởi theo các chuyên gia hàng đầu, “Thế giới không ý thức được hết mức độ nguy hiểm của viêm gan. Đã tới lúc cần phải huy động một nỗ lực toàn cầu để đối phó với căn bệnh này trên quy mô tương tự như cuộc chiến với những căn bệnh truyền nhiễm khác như HIV/AIDS và bệnh lao”.

Vì một thế giới không còn bệnh nhân viêm gan virus B

Cùng với thế giới, Việt Nam đều tham gia tích cực vào các hoạt động kỷ niệm ngày “Phòng chống viêm gan thế giới” ngày 28/7/20 nhằm hướng đến mục tiêu “đến năm 2030, thế giới không còn bệnh nhân viêm gan virus. Để không bệnh nhân viêm gan nào bị bỏ lại phía sau”.

Viêm gan B nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực thì hoàn toàn có thể khống chế được. Chính vì thế việc phát hiện sớm và ngăn ngừa viêm gan B là rất quan trọng.

Hiện nay, đã có nhiều xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị viêm gan B một cách hiệu quả như xét nghiệm HbsAg, HBeAg, Anti Hbe, HBV-DNA,… mà gần đây nhất là xét nghiệm HbcrAg (kháng nguyên lõi virus viêm gan B) được cho là một tiến bộ mới, mở ra hướng điều trị tích cực và đem lại hy vọng cho người viêm gan B.

HBcrAg – chỉ số xét nghiệm mới trong chẩn đoán và điều trị viêm gan B

Khi theo dõi điều trị viêm gan B, các bác sĩ luôn quan tâm đến nồng độ cccDNA  trong tế bào gan (cccDNA của HBV đóng vai trò then chốt trong sự sao chép và sự tồn tại kéo dài của virus viêm gan B). Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra sự có mặt của HBcrAg trong huyết thanh có mối tương quan với nồng độ cccDNA.

Xét nghiệm mới này sau khi được Bộ Y tế cấp phép hoạt động theo Quyết định số 3310/QĐ-BYT đã nhanh chóng nhận được những phản hồi tích cực từ các bác sĩ lâm sàng cũng như đem đến tin vui cho người bệnh phải điều trị viêm gan B mạn tính.

Ảnh: PKĐK Hoàng Long là một trong số ít cơ sở y tế đưa xét nghiệm HBcrAg vào quản lý viêm gan B

Theo chúng tôi Đào Việt Hằng – Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa gan mật chia sẻ: “HBcrAg mang lại nhiều kết quả tích cự, là một trong những chỉ số giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá hiệu quả trong việc điều trị viêm gan B hiện nay. Có HBcrAg, chúng tôi cũng tự tin hơn trong việc quyết định cho bệnh nhân dừng thuốc hay vẫn tiếp tục sử dụng thuốc điều trị”

HbcrAG – có tính quyết định giúp bác sĩ chỉ định bệnh nhân ngừng thuốc điều trị viêm gan B

Trước đây, người bị viêm gan virus B (hay còn gọi là virus HBV) thường được khuyến cáo là uống thuốc điều trị liên tục, suốt đời, kèm tuân thủ lịch trình tái khám định kỳ. Nếu muốn xem xét ngừng thuốc điều trị thì cần thiết phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm cùng lúc. Việc này không những gây khó khăn cho bác sĩ mà còn gây tốn kém rất nhiều cho bệnh nhân.

Sau khi xét nghiệm HbcrAg được đưa vào triển khai chính thức mà Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, gan mật cùng với Phòng khám Đa khoa Hoàng Long phối hợp thực hiện, trên các kết quả xét nghiệm theo dõi trên bệnh nhân viêm gan, chỉ cần xét nghiệm HbcrAg cho kết quả ÂM TÍNH, bác sĩ hoàn toàn có cơ sở xem xét và quyết định cho bệnh nhân ngừng thuốc điều trị virus trong một khoảng thời gian nhất định.

Ảnh: chúng tôi Đào Việt Hằng 

TS.BS Đào Việt Hằng cũng chia sẻ thêm, HBcrAg ngoài ý nghĩa có tính quyết định cho bệnh nhân ngừng thuốc điều trị viêm gan B thì còn có những tính năng ưu việt mà các xét nghiệm trước đây chưa làm được như:

HBcgAg giúp phân biệt rõ các giai đoạn của viêm gan B mạn tính, từ đó giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng của bệnh nhân để có hướng can thiệp kịp thời;

HBcrAg còn giúp tiên lượng khả năng chuyển đảo huyết thanh và thể hiện sự ưu việt hơn khi theo dõi bằng HBeAg và Anti – HBe;

HBcrAg giúp các bác sĩ đánh giá nguy cơ ung thư gan trong nhiều trường hợp khác nhau cũng như tiên lượng chính xác nguy cơ bùng phát viêm gan B;

Do HBcrAg có sự tương quan rõ rệt với cccDNA trong tế bào gan nên được xác định là xét nghiệm tin cậy để theo dõi nồng độ cccDNA. (cccDNA của HBV đóng vai trò then chốt trong sự sao chép và sự tồn tại kéo dài của virus viêm gan B ).

Những tiến bộ trong y học hiện nay, cùng với xét nghiệm HBcrAg ngày càng mở ra nhiều hi vọng mới đối với bệnh nhân mắc bệnh gan nói chung cũng như viêm gan B nói riêng. Theo đó, người bệnh sẽ là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp trong quá trình điều trị, cắt giảm được chi phí điều trị và sử dụng thuốc, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chuyên gia tiêu hóa, gan mật chúng tôi Đào Văn Long – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y, Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu & Đào tạo tiêu hóa, gan mật, Người sáng lập PKĐK Hoàng Long cũng chia sẻ thêm “Người bị viêm gan cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời, bệnh nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh các thực phẩm dầu mỡ, mặn, cay, nóng; không sử dụng rượu bia và tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp…” để hướng tới một cơ thể khỏe mạnh không viêm gan B.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

– Địa chỉ: CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

               CS2: Tầng 18 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

– Nhắn tin Zalo: 0986954448

– Fanpage:  https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

Bạn đang xem bài viết Cách Điều Trị Viêm Gan B trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!