Xem Nhiều 4/2023 #️ Cách Điều Trị Viêm Họng Cấp Cho Trẻ # Top 13 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 4/2023 # Cách Điều Trị Viêm Họng Cấp Cho Trẻ # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Điều Trị Viêm Họng Cấp Cho Trẻ mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mùa mưa với thời tiết thất thường dễ dàng “hạ gục” sức đề kháng của bất kỳ ai. Nguy cơ trẻ bị viêm họng do virus (thường xảy ra khi cảm cúm, cảm lạnh) hoặc do vi khuẩn (như nhiễm khuẩn liên cầu) là điều khó tránh khỏi.

Viêm họng cấp ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển thành mạn tính, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm. Cùng điểm qua một số chỉ dẫn sau để điều trị viêm họng cấp ở trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều trị viêm họng cấp ở trẻ theo chỉ định bác sĩ.

Dấu hiệu để nhận biết viêm họng cấp là việc trẻ bị sốt nhẹ, ớn lạnh hoặc sốt cao 38 – 39 o C, khô nóng và rát trong họng. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy toàn bộ hoặc một phần niêm mạc họng của trẻ đỏ rực, nuốt vào sẽ cảm thấy vướng, đau họng, trẻ mệt mỏi, có thể bị sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, nhức đầu, ù tai…

Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm họng cấp, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Chỉ cho bé uống thuốc khi thật sự cần thiết. Trường hợp cần dùng thuốc, bạn nên cho trẻ uống thuốc cách xa bữa ăn, uống thuốc đủ liều, đúng cách giúp cho việc điều trị viêm họng cấp ở trẻ đạt hiệu quả tối ưu.

Điều trị viêm họng cấp ở trẻ tại nhà.

Lau khắp người bằng khăn ấm để hạ nhiệt đơn giản và an toàn cho trẻ. Cha mẹ cần chăm sóc vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên, nên tập thói quen đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng hàng ngày cho trẻ.

Trẻ mệt thường ăn ít, cha mẹ không nên ép bé ăn, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho bé, chế biến đồ ăn mềm mịn, dễ tiêu hóa. Tuyệt đối không cho trẻ dùng các loại đồ uống quá lạnh như kem, nước đá… Cần cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để giúp hệ miễn dịch của bé được tăng cường và hỗ trợ điều trị viêm họng cấp ở trẻ tại nhà hiệu quả.

Trong tiết trời lạnh, cha mẹ nên mặc ấm, giữ ấm cổ, ngực và gan bàn chân cho trẻ, hạn chế đưa bé tới chỗ đông người. Phòng ngủ dành cho trẻ cần thoáng mát, nếu có điều hòa nhiệt độ, cần giữ ở mức nhiệt độ thích hợp với trẻ, nhiệt độ lý tưởng cho trẻ là trên 26 o C. Nếu sử dụng quạt thì không nên cho hướng của quạt chiếu thẳng vào trẻ mà nên cho quạt quay và cũng nên cho tốc độ ở mức vừa phải, khi trẻ đã ngủ ngon thì nên giảm tốc độ của quạt.

Nếu để tình trạng trẻ bị viêm họng cấp diễn ra thường xuyên hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ, bệnh có thể chuyển sang thời kỳ mãn tính. Khi đó, điều trị bằng Tây y không còn đem lại hiệu quả. Việc sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị viêm họng cấp ở trẻ trong những trường hợp này sẽ phù hợp hơn bởi khả năng chữa dứt điểm và tính an toàn của các bài thuốc. Các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi các triệu chứng của bệnh, tham khảo tư vấn từ các phòng khám chuyên khoa và lựa chọn phương pháp chữa phù hợp.

Lê Nga

Cách Điều Trị Viêm Họng Cấp Ở Trẻ Nhỏ

Viêm họng cấp là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là vào thời tiết mùa đông. Để cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh tưởng chừng như đơn giản này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích về căn bệnh này cũng như cách phòng bệnh và điều trị tại nhà.

Bệnh viêm họng cấp có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, tuy nhiên ở trẻ em nguyên nhân viêm họng chủ yếu là do các loại virut gây nên, Những loại virut điển hình nhất là virut sởi, virut cảm cúm, hay virut adeno…. Còn nếu do vi khuẩn gây nên thì chủ yếu do: liên cầu khuẩn, phế cầu. Thời tiết thay đổi, lạnh ẩm chính là điều kiện thuận lợi cho những loại tác nhân này phát triển. Nếu trong những ngày thời tiết thay đổi trẻ không được bảo vệ, chăm sóc cẩn thận thì rất dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm họng cấp.

Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ

Khi bắt đầu nhiễm virus, biểu hiện đầu tiên của trẻ sẽ là những lần hắt hơi, cường độ càng nhiều lên, ngứa mũi, hơi nặng đầu, tay chân mỏi mệt.

Những ngày tiếp theo triệu chứng sẽ nặng dần, bắt đầu nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt cao và có thể đột ngột lên 39 đến 40°C , khi nuốt thức ăn trẻ cảm thấy đau họng, chân tay mỏi mệt, ngủ ít đi.

Chuyên gia Trịnh Thị Liễu còn chia sẻ thêm, khi mũi bị viêm sinh ra dịch nhày chảy xuống họng dẫn tới viêm họng. Hơn nữa khi đó, bé sẽ không thể tự thở bằng mũi mà sẽ phải thởi bằng miệng. Không khí đi vào trong cơ thể không được làm ấm vào qua mũi mà đi thẳng xuống họng, trẻ dễ dàng bị tổn thương khiến các bệnh về đường hô hấp dễ dàng lây lan ở trẻ.

Khi đưa trẻ đi khám, bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ phần niêm mạc tại mũi và họng rực đỏ, phù nề, hai bên amiđan sưng to, có thể có mủ hoặc bựa trắng phủ trên bề mặt. Các triệu chứng thường xuất hiện trong 3-4 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ có hệ miễn dịch kém, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm như đã nêu ở phần trên.

Viêm họng cấp có nguy hiểm không? Nó có những biến chứng gì?

Khi trẻ bị viêm họng cấp, các triệu chứng xuất hiện trong từ 3 đến 4 ngày, sau đó bệnh sẽ giảm dần, các biểu hiện cũng mất đi rất nhanh, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.

Tuy nhiên, khi viêm họng cấp bội nhiễm, các triệu chứng ở trẻ sẽ kéo dài hơn và có những biến chứng nhẹ thì viêm mũi, phế quản, viêm tai, nặng thì viêm vi cầu thận, viêm họng cấp do nấm hoặc viêm khớp cấp.

Khi trẻ có những biểu hiện ban đầu của viêm họng cấp, cha mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, hãy thực hiện những quy tắc điều trị sau:

Cho trẻ nghỉ ngơi, giữ ấm các khu vực ngực, cổ, gang bàn chân cho bé. Không ủ ấm trẻ quá mức cũng như nằm phòng điều hòa dưới 25°C .

Súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng.

Chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ, cung cấp cho trẻ những loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Trẻ vẫn còn đang trong thời gian bú sữa mẹ cần tăng cường số lần bú trong ngày.

Nếu trẻ sốt, cần bù lượng nước và chất điện giải bằng cách cho trẻ uống dung dịch Oresol với liều lượng như sau: bé dưới 2 tuổi dùng 50 ml/lần, 2-3 lần/ngày; bé 2-6 tuổi dùng 100 ml/lần, 2-3 lần/ngày; trẻ 6-12 tuổi dùng 150 ml/lần, 2-3 lần/ngày.

Không nhỏ mũi cho trẻ bằng các thuốc co mạch kéo dài như Otrivin,… không để bé tự dùng tay móc mũi, dụi mũi.

Lưu ý

Nếu trẻ em bị viêm họng cấp chúng tôi khuyên các mẹ nên đưa bé đến những trung tâm y tế để kiểm tra mức độ viêm họng, và sẽ có cách điều trị hợp lý. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý đối với em bé dưới 12 tháng tuổi khi bị sốt lên tới trên 38°C thì cần đưa bé đi khám, trẻ sốt cao dễ dẫn tới co giật. Cần tuân thủ những hướng dẫn, yêu cầu của bác sĩ đặt ra, dùng thuốc đủ liều, không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng cấp cho bé.

Trẻ Bị Viêm Họng Cấp Sốt Mấy Ngày? Cách Điều Trị

Viêm họng cấp là tình trạng viêm loét niêm mạc họng do vi khuẩn, virus tấn công. Tình trạng này có thể khiến trẻ bị sưng, đau họng và có triệu chứng sốt. Vậy trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Cách điều trị viêm họng cho trẻ như thế nào?

Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị sốt do viêm họng cấp

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng cấp, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh trẻ sẽ có các triệu chứng biểu hiện bệnh khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp gây viêm họng cấp ở trẻ là:

Do nhiễm trùng

Trẻ có thể bị nhiễm trùng họng do virus hoặc vi khuẩn tấn công. Cụ thể:

Do vi khuẩn: Các vi khuẩn thường tấn công vùng họng gây viêm họng là tụ cầu, phế cầu, bạch cầu, liên cầu nhóm A (là loại vi khuẩn nguy hiểm nhất).

Virus: Khi trẻ bị virus xâm nhập và tấn công có thể xuất hiện các đợt sốt cấp tính do viêm họng. Virus gây bệnh phổ biến là virus cúm, sởi hoặc Adenovirus.

Do các nguyên nhân khác

Khi môi trường sống của trẻ thay đổi đột ngột, thời tiết giao mùa cũng khiến hệ miễn dịch của trẻ không thích ứng kịp dẫn tới viêm họng.

Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, có nhiều chất độc hại.

Trẻ thường xuyên sử dụng thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng dẫn tới tổn thương niêm mạc họng.

Khi bị viêm họng cấp, các triệu chứng bệnh thường rất rõ ràng và biểu hiện ra bên ngoài qua các dấu hiệu sau đây:

Trẻ bị sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao kéo dài.

Chảy nước mũi, đau họng, nhức đầu, nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến.

Trẻ bị ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm.

Trẻ bị chảy mủ tai, biếng ăn và nôn nhiều.

Trẻ quấy khóc, co giật hoặc khó ngủ.

Cha mẹ cần hết sức lưu ý đến các biểu hiện của trẻ để có cách chăm sóc và điều trị phù hợp.

Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày?

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày là câu hỏi của rất nhiều bậc cha mẹ. Thông thường, trong các đợt viêm họng cấp, trẻ có dấu hiệu sốt trong khoảng 2 đến 3 ngày. Nếu tình trạng không được can thiệp có thể kéo dài tới 5 hoặc 7 ngày.

Trong trường hợp trẻ bị viêm họng và sốt kéo dài đến 5 ngày, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch của trẻ còn kém, cơ thể trẻ còn non nớt nên cha mẹ cần hết sức thận trọng.

Trường hợp trẻ bị sốt kéo dài trên 10 ngày có thể bước sang giai đoạn nguy hiểm. Lúc này, trẻ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, thấp tim, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm tai giữa hoặc viêm amidan…

Cách điều trị viêm họng cho trẻ

Viêm họng là bệnh lý khá dễ điều trị và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Để cắt cơn sốt cho trẻ và cải thiện sức khỏe, cha mẹ cần áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:

Sử dụng thuốc Tây y

Trong các đợt viêm họng cấp, thuốc Tây y có tác dụng điều trị triệu chứng bệnh rất nhanh chóng. Các loại thuốc thường được chỉ định chữa viêm họng cho trẻ là:

Nhóm thuốc kháng sinh: Bao gồm Cephalexin, Amoxicillin và Penicillin.

Nhóm thuốc hạ sốt bao gồm: Paracetamol hoặc Ibuprofen.

Siro trị ho, long đờm.

Nhóm thuốc chống sưng viêm như Mucomyst hoặc Mucosolvan.

Chữa viêm họng cho trẻ bằng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y điều trị viêm họng cho trẻ rất an toàn và mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, các bài thuốc này còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

Bài thuốc Đông y thường được áp dụng là:

Các nguyên liệu gồm có: 20gr kim ngân, 12gr các loại cương tàm, liên kiều, huyền sâm, ngưu bàng tử, kinh giới; 6gr bạc hà; 4gr các loại cam thảo, cát cánh.

Thực hiện bằng cách: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, sắc với 800ml nước trong khoảng 1 giờ. Sau khi sắc thuốc, chia thuốc thành 2 phần và cho trẻ sử dụng hết trong ngày.

Với phương pháp này, cha mẹ cần hết sức kiên trì, thực hiện trong thời gian dài để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ.

Áp dụng mẹo dân gian

Khi trẻ bị sốt do viêm họng cấp, để cải thiện tình trạng này một cách an toàn, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian sau:

Sử dụng tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng sinh như Ajoene, Allicin. Các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, làm sạch cổ họng rất tốt. cha mẹ có thể dùng tỏi giã nát, trộn với mật ong và hấp cách thủy và cho bé sử dụng.

Chữa viêm họng bằng lá hẹ: Lá hẹ có tác dụng tiêu đờm, giảm ho. Có thể lấy lá hẹ rửa sạch, trộn với đường phèn và chưng cách thủy, chắt lấy nước cốt cho trẻ uống hàng ngày.

Sử dụng lá húng chanh: Chỉ cần lấy lá húng chanh và quất xanh, hấp cách thủy với đường phèn và cho trẻ uống giúp điều trị viêm họng cho trẻ.

Gừng trị viêm họng: gừng giúp thải độc, chống khuẩn và giảm ho rất tốt. Để chữa viêm họng cho trẻ, cha mẹ chỉ cần lấy gừng thái lát mỏng, đun sôi với nước và cho thêm mật ong để bé uống mỗi ngày.

Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Lưu ý khi hạ sốt

Để hạ sốt, chữa viêm họng và phòng ngừa bệnh tái phát, bên cạnh các biện pháp điều trị căn nguyên gây bệnh, cha mẹ cần lưu ý:

Đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên và sử dụng thuốc hạ sốt đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Phụ huynh cho trẻ mặc các loại quần áo thoáng mát. Có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh, chườm ấm để hạ thân nhiệt, giúp trẻ dễ chịu.

Không đắp kín, bôi dầu gió hoặc thoa cao cho trẻ có thể khiến thân nhiệt tăng mạnh hơn.

Khi sử dụng khăn hoặc giấy lau mũi, dãi, đờm cho trẻ, cần loại bỏ để ngăn ngừa vi khuẩn, virus trong dịch nhầy tái lây nhiễm.

Nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước, có thể uống nước hoa quả giúp thanh nhiệt cơ thể.

Giữ môi trường thoáng mát, sạch sẽ với độ ẩm lý tưởng cho trẻ.

Cần vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

Sau khi điều trị bệnh, cần đưa trẻ đi tái khám thường xuyên theo định kỳ.

Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày, cách điều trị bệnh và hạ sốt như thế nào đã được giải đáp trong bài viết trên. Cha mẹ cần nắm vững những kiến thức cơ bản để có thể phát hiện sớm và biết cách xử lý kịp thời khi con bị bệnh, giúp con phát triển khỏe mạnh.

Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Viêm Họng Cấp Ở Trẻ Em

Viêm họng cấp trẻ em thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amidan hay đến vào mùa lạnh với các triệu chứng nhận biết như:

Đây là triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp. Lúc đầu, ở giai đoạn ủ bệnh, trẻ ho khan, sau đó chuyển sang ho có đờm. Nhiều bé có dấu hiệu ho kéo dài nhiều ngày không đỡ.

Khi bị viêm họng cấp, trẻ sẽ có dấu hiệu bị sốt. Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 40 độ C. Sau 2-3 ngày, bé không giảm sốt, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám kịp thời để tránh chuyển sang biến chứng.

Viêm họng cấp ở trẻ em thường “báo động” bởi các dấu hiệu khác như chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng và thường thở bằng miệng.

Bên cạnh đó, trẻ quấy khóc, biếng ăn vì khô, đau rát cổ họng, khó ngủ hay nôn cũng là cách để cha mẹ biết trẻ đang bệnh.

Nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ nhỏ

Một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp ở trẻ sơ sinh là do sự thay đổi của thời tiết khiến các loại virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ, làm suy yếu hệ hô hấp và gây bệnh.

Các loại vi khuẩn có trong mũi họng như phế cầu, liên cầu hay liên cầu beta bị bội nhiễm khi gặp điều kiện môi trường phù hợp sẽ gây bệnh viêm họng cấp.

Biến chứng nguy hiểm của viêm họng cấp trẻ nhỏ

Viêm họng cấp nếu không được chữa trị có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày và rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ và VA quá phát (trẻ nhỏ), nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.

Biến chứng nguy hiểm nhất là trẻ bị viêm họng cấp do vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes) có thể dẫn đến tình trạng thấp tim, viêm cầu thận cấp. Viêm họng cấp tính nếu không được phát hiện và chữa trị ngay từ đầu thì cũng rất dễ chuyển thành viêm họng mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần.

Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ em

Việc vệ sinh họng và chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị viêm họng cấp ở trẻ em và giúp trẻ mau khỏi hơn.

Khi bé bị viêm mũi họng cấp, ba mẹ có thể cho bé dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Khi trẻ bị viêm họng cấp, phụ huynh cần hết sức chú ý trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho con.

– Trẻ em bị viêm họng cấp nên ăn các loại thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng. Thức ăn cần để nguội vì ăn nóng có thể gây bỏng, rát vùng niêm mạc họng của trẻ và khiến bé cảm thấy đau và khó nuốt.

– Cho bé ăn theo nhu cầu, chia nhỏ thành nhiều bữa và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường. Không nên ép trẻ phải ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.

– Trẻ cần được uống nhiều nước và có thể sử dụng thêm siro ho, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được loại siro ho phù hợp nhất cho trẻ.

Viêm họng cấp ở trẻ em uống thuốc gì? Khi bé bị sốt từ 38.5 độ C bố mẹ có thể cho bé uống hạ sốt loại paracetamol với hàm lượng từ 10-15 mg/kg cân nặng. Bố mẹ không nên cho trẻ uống hạ sốt khi con chưa sốt đến 38.5 độ C.

Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống kháng sinh khi chưa được thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, bố mẹ không được dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước. Không tự ý nhỏ các thuốc co mạch kéo dài cho bé. Việc sử dụng thuốc ho và các loại siro ho cũng cần được sự tư vấn từ bác sĩ.

Cách phòng ngừa viêm họng cấp mẹ cần biết

Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực và gan bàn chân khi thời tiết lạnh.

Vệ sinh họng, miệng sạch sẽ cho bé bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

Khi trẻ đang bị viêm họng cấp, phòng ngủ dành cho trẻ cần được thoáng mát, nếu có điều hòa nhiệt độ cần giữ ở mức thích hợp với bé là trên 26 độ C.

Nếu sử dụng quạt thì không nên cho hướng của quạt chiếu thẳng vào bé mà nên cho quạt quay và để tốc độ ở mức vừa phải, khi trẻ đã ngủ thì nên giảm tốc độ của quạt.

Tập cho bé từ bỏ thói quen cho tay lên miệng, ngoáy mũi, vì điều này sẽ khiến trẻ rất dễ bị viêm mũi họng.

Cha mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc và chật chội.

Tránh cho bé tiếp xúc với nguồn lây: người lớn hoặc trẻ em bị bệnh.

Đối với trẻ có bệnh về đường hô hấp trên mạn tính, hay bị tái phát thì không được cho trẻ uống nước có đá hoặc nước vừa lấy từ trong tủ lạnh vì sẽ gây lạnh đột ngột và rất dễ viêm họng cấp tính.

Bạn đang xem bài viết Cách Điều Trị Viêm Họng Cấp Cho Trẻ trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!