Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trị Đi Cầu Ra Máu Tại Nhà Hiệu Quả Theo Nguyên Nhân mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đi cầu ra máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm cần được kịp thời thăm khám và điều trị. Tùy theo nguyên nhân mà có cách trị đi cầu ra máu phù hợp.Nguyên nhân đi cầu ra máu
Đi ngoài ra máu là hiện tượng chảy máu từ hậu môn ngay hoặc sau khi đi đại tiện. Là tình trạng không hiếm gặp, máu ra ngoài có thể là máu đỏ tươi hoặc có màu đen. Có thể nhận biết khi có một lượng máu dính vào phân, giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu như:
1. Đi cầu ra máu do táo bón
Các chuyên gia cho biết, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đi cầu ra máu thường gặp là táo bón. Khi bị táo bón, phân sẽ thường khô cứng, có kích thước lớn, người bệnh phải dùng nhiều sức mới đẩy được phân ra ngoài khiến niêm mạc hậu môn bị trầy xước, rách khiến phân lẫn máu, chảy máu hậu môn. Tuy nhiên, không phải lúc nào táo bón cũng gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu, chỉ những trường hợp nặng, táo bón kinh niên mới xuất hiện tình trạng này.
Cách nguyên nhân gây táo bón thường gặp là:
2. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn hay nứt hậu môn là tình trạng ống hậu môn xuất hiện một vết rách nhỏ gây đau và chảy máu tươi khi đi đại tiện. Bệnh thường gây ra các triệu chứng nhau đau từ vài phút đến vài giờ sau khi đi đại tiện đặc biệt là đại tiện rất đau. Thường gặp ở người ở lứa tuổi trung niên, nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra rò hậu môn, áp-xe hậu môn.
Các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn thường gặp là:
3. Bệnh kiết lỵ
Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do vi khuẩn Shigella hoặc Entamoeba histolytica gây ra. Khi bị kiết lỵ, người bệnh còn dễ gặp phải các tổn thương sâu ở tế bào miễn dịch của cơ thể, làm suy giảm khả năng hấp thụ nước, khoáng chất và chất dinh dưỡng. Vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền qua đường thức ăn, nước uống, động vật mang mầm bệnh, ruồi, bào nang dính dưới móng tay thậm chí có thể lây qua hoạt động sinh dục ở người đồng tính.
Triệu chứng của bệnh kiết lỵ:
4. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng tổn thương ở một đoạn hoặc một số đoạn tại đại tràng gây suy giảm chức năng đại tràng, mất kiểm soát đại tiện. Các nguyên nhân gây viêm đại tràng thường gặp là do chế độ ăn uống không hợp lý, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng ở đại tràng, do hóa chất nặng thâm nhập gây viêm hoặc do động mạch cung cấp máu đại tràng hẹp.
Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng:
5. Polyp đại trực tràng
Polyp đại tràng là tình trạng tăng sinh tổ chức tân sinh quá mức dẫn đến phát triển thành khối u lồi trong lòng đại tràng. Phần lớn các khối y tại đại trực tràng là lành tính, phải mất nhiều năm mới trở thành ung thư và có thể loại bỏ hoàn toàn, an toàn. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do chế độ ăn nhiều thịt đỏ, ít chất xơ, nhiều chất béo…
Triệu chứng của bệnh Polyp đại trực tràng:
6. Ung thư đại trực tràng
Là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thường phát triển từ ruột hay trực tràng do sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn. Thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 30 – 60 do các yếu tố như rối loạn gen di truyền, lối sống thiếu khoa học, độ tuổi gây ra.
Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư đại trực tràng:
7. Xuất huyết dạ dày
Xuất hiện dạ dày là tình trạng chảy máu ồ ạt, liên tục, không thể cầm máu được ở dạ dày. Là một dạng tổn thương của dạ dày do viêm loét dạ dày cấp tính gây ra. Nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Triệu chứng của tình trạng xuất huyết dạ dày:
8. Nhồi máu ruột non
Là một hiện tượng ít gặp do động mạch mạc treo bị hẹp hoặc tắc dẫn đến giảm hoặc mất tưới máu ruột, nếu kéo dài có thể gây hoại tử, tổn thương ruột dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm ruột hoặc xâm nhập vào máu.
Triệu chứng thường gặp:
9. Bệnh trĩ
Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu phổ biến nhất hiện nay là bệnh trĩ. Trĩ là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Là căn bệnh vô cùng phổ biến, thường do các nguyên nhân như táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, lao động nặng nhọc khiến ổ bụng bị áp lực, u bướu hậu môn trực tràng…
Triệu chứng thường gặp:
Đi cầu ra máu có nguy hiểm không?
Cách trị đi cầu ra máu tại nhà
Tùy vào nguyên nhân mà có cách trị đi cầu ra máu khác nhau. Hơn nữa, các phương pháp này chỉ thích hợp cho các trường hợp bệnh nhẹ, mới xuất hiện đặc biệt là tình trạng đi ngoài ra máu do táo bón, trĩ, kiết lị… Một số phương pháp điều trị tại nhà theo nguyên nhân có thể kể đến như:
1. Cách trị đi cầu ra máu do táo bón
Đi ngoài ra máu do táo bón chủ yếu xuất phát từ việc xây dựng chế độ ăn uống không hợp lý, ít vận động, ngồi nhiều, đứng lâu một chỗ, thường xuyên nín nhịn đại tiện. Có thể cải thiện chứng táo bón bằng cách:
Áp dụng mẹo dân gian
Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, có thể áp dụng các mẹo dân gian để xử lý bệnh. Thường dùng là:
Massage bụng
Là phương pháp cải thiện tình trạng táo bón ra máu thường được áp dụng cho trẻ nhỏ. Có thể tiến hành massage ở khu vực quanh rốn dọc theo khung đại tràng theo vòng tròn từ trái sang phải. Thực hiện 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 100 vòng vào buổi sáng khi mới ngủ dậy và giữa hai bữa ăn để kích thích nhu động ruột co bóp.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt
Để cải thiện tình trạng táo bón rặn ra máu, ngoài áp dụng các phương pháp dân gian, người bệnh cũng cần:
2. Cách trị đi cầu ra máu do kiết lỵ
Theo y học cổ truyền kiết lỵ có thể do ăn uống thất thường, thời tiết nắng nóng kết hợp với khí ẩm thấp làm tỳ vị tổn thương hoặc do ưa thích ăn đồ mát lạt gây kích thích mạch máu dạ dày, đường ruột. Có thể trị kiết lỵ tại nhà bằng cách:
Áp dụng bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, ra máu ít. Thường dùng là:
Chữa kiết lỵ ra máu bằng thuốc nam
Với trường hợp kiết lỵ đi cầu ra nhiều máu, có thể áp dụng một số bài thuốc nam hỗ trợ điều trị sau đây:
Chữa kiết lỵ ra nhiều máu lẫn mủ
Với trường hợp kiết lỵ đi cầu ra nhiều máu lẫn mủ có thể áp dụng một số bài thuốc điều trị sau:
Những lưu ý với người bệnh kiết lỵ
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
3. Cách trị đi cầu ra máu do trĩ
Có nhiều cách đi cầu ra máu do bệnh trĩ gây ra tại nhà như sau:
Ngâm nước ấm
Ngâm nước ấm giúp kích thích lưu thông máu ở búi trĩ từ đó xoa dịu cảm giác đau rát ở hậu môn, giảm sưng hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
Cách 1: Lấy 50g muối ăn pha với 5 lít nước ấm trong một cái chậu, ngồi vào trong đó ngâm hậu môn trong 15 phút sẽ giúp sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm, cải thiện tình trạng khó chịu do bệnh gây ra.
Cách 2: Rửa sạch hậu môn rồi ngâm trong bồn tắm chứa nước ấm 15 – 20 phút sẽ giúp cơ thể thư giãn, giảm đau đớn.
Rau diếp cá
Diếp cá có chứa các hoạt chất như Quercetin, Isoquercetin có tác dụng làm bền thành mạch máu, nâng cao khả năng đàn hồi của các cơ vòng hậu môn. Diếp cá cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, trị táo bón.
Cách thực hiện:
Lá thiên lý
Lá thiên lý có tác dụng an thần, giải nhiệt, bồi bồi cơ thể. Trong loại lá này còn chứa chất ancaloit có tác dụng gây tê tại chỗ giúp giảm đau đớn do bệnh trĩ gây ra.
Cách thực hiện:
Cách 1: Lấy 100g lá thiên lý non rửa sạch, giã nát với 5g muối, thêm 30ml nước đun sôi để nguội vào khuấy đều. Dùng bông gòn lấy nước thấm vào chỗ lòi dom, thực hiện 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần 30 phút giúp hỗ trợ điều trị đáng kể.
Cách 2: Lấy 100g lá và hoa thiên lý đem nấu canh hoặc xay nhuyễn lấy nước uống. Sử dụng 3 – 4 chén/ngày giúp giảm đau, rút ngắn thời gian điều trị bệnh trĩ.
4. Cách trị đi ngoài ra máu không rõ nguyên nhân
Nếu tình trạng đi ngoài ra máu mới xuất hiện và không thể xác định được nguyên nhân cũng không kèm theo các triệu chứng bất thường khác, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà sau:
Dùng ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng kháng viêm, giảm đau, nhuận tràng là vị thuốc đa dụng chữa được nhiều bệnh nhất là các bệnh về đường tiêu hóa. Có thể lấy một nắm ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ, giã nát, đắp vào hậu môn. Dùng băng gạc cố định trong 30 phút rồi rửa lại cho sạch.
Dùng rau sam tươi: Rau sam tươi có khả năng tiêu viêm, kích thích lưu thông máu, giải độc gan, nhuận tràng, lợi tiểu. Thường được sử dụng để chữa các chứng đại tiện ra máu, kiết lỵ, các vấn đề về đường tiêu hóa. Lấy rau sam rửa sạch, giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong vừa đủ, uống lúc đói.
Dùng diếp cá: Diếp cá có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, kích thích tiêu hóa. Có thể lấy 100g lá diếp cá rửa sạch, ngâm qua nước muối, rồi xay nhuyễn với 1 ly nước. Uống phần nước, bỏ bã, dùng 2 lần/ngày sẽ cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu.
Xử lý thế nào khi bị đi ngoài ra máu?
Các cách trị đi cầu ra máu chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp táo bón, kiết lỵ, trĩ ở thể nhẹ, tức là khi bệnh mới khởi phát. Nếu tình trạng đi cầu ra máu kéo dài hoặc xuất phát từ những nguyên nhân khác người bệnh nên:
Thăm khám bác sĩ
Đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng sau:
Nôn ra máu, đi ngoài ra máu
Da xanh, huyết áp tụt
Người mệt mỏi khó chịu, bụng đau quặn từng cơn, phân lẫn máu
Hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, mạch nhanh
Đau, chảy máu tươi trong và sau khi đi đại tiện, cơn đau đặc biệt nghiêm trọng trong lúc đi.
Đi ngoài ra máu do táo bón, kiết lỵ kéo dài không thuyên giảm
Bổ sung các thực phẩm có lợi
Khi bị đi ngoài ra máu, ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần bổ sung các dưỡng chất để tái tạo hồng cầu, hỗ trợ tiêu hóa, giảm bớt tình trạng đi cầu ra máu. Các thực phẩm này bao gồm:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Khi bị chứng đi cầu ra máu, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ tích cực cho việc điều trị. Cụ thể:
Đi Cầu Ra Máu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Không ít người gặp phải hiện tượng đi cầu ra máu. Tuy nhiên, họ lại khá mơ hồ về hiện tượng này, có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách điều trị như thế nào. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những câu hỏi trên.
1. Hiện tượng đi cầu ra máu
Đi cầu ra máu hay đi ngoài ra máu là hiện tượng trong phân có lẫn với máu hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi. Máu xuất hiện kèm theo phân có thể có màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, thậm chí thâm đen.
Lượng máu có thể ra nhiều hoặc ít, biểu hiện máu lẫn trong phân cũng tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.
Đi nặng ra máu thường gặp ở nhiều đối tượng, không phân biệt lứa tuổi. Trẻ em và phụ nữ mang thai có nguy cơ cao khi đi cầu ra máu do chế độ ăn uống và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Táo bón – nguyên nhân, triệu chứng và uống gì khỏi bệnh
2. Nguyên nhân dẫn tới đi cầu ra máu
2.1. Bệnh trĩ
Dấu hiệu đặc trưng nhất khi bị trĩ là đi cầu ra máu tươi, lúc đầu máu chảy rất ít, hòa vào phân có màu đỏ tươi. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, máu sẽ chảy nhiều hơn thành giọt và có màu đỏ sẫm.
2.2. Nứt kẽ hậu môn
Khi đi đại tiện gặp phải tình trạng táo bón sẽ rất dễ đấn đến nứt kẽ hậu môn và gây chảy máu. Trong trường hợp này, máu chảy ít hơn nhiều so với khi bị trĩ và thường có màu đỏ tươi.
2.3. Viêm túi thừa
Những túi thừa này thường gặp ở những người có chế độ ăn ít chất xơ. Đôi khi túi thừa chảy máu nhưng sự chảy máu này thường tự ngừng.
2.4. Viêm đại tràng, trực tràng
Viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng đều có khả năng gây chảy máu. Các nguyên nhân thường gặp: nhiễm khuẩn, ký sinh trùng; bệnh Crohn; sau điều trị xạ trị hoặc hóa trị liệu; quan hệ tình dục qua đường hậu môn; uống nhiều rượu bia; táo bón.
2.5. Polyp
Khi polyp phát triển trên lớp lót của đại trực tràng, chúng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu nhẹ.
2.6. Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng
Ung thư có ảnh hưởng đến ruột già hoặc trực tràng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu.
2.7. Rò ống tiêu hóa
Tình trạng này có thể khiến rò dịch tiêu hóa, rò rỉ mủ hoặc rò máu khỏi cơ thể khiến phân có lẫn máu.
2.8. Viêm dạ dày ruột
Bệnh xuất hiện do nhiễm khuẩn và có thể khiến phân có lẫn máu và các chất nhầy.
2.9. Sa trực tràng
Sa trực tràng gây nên tình trạng đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới.
2.10. Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa cũng là nguyên nhân dẫn tới đi cầu ra máu.
2.11. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Quan hệ tình dục qua hậu môn có nhiều tác hại, một trong số đó làm tăng nguy cơ viêm hậu môn, viêm trực tràng dẫn tới hiện tượng chảy máu.
3. Các triệu chứng đi cầu ra máu
3.1. Đi cầu ra màu đen
Hiện tượng đi ngoài ra phân đen hay đi cầu ra màu đen thường do ăn uống các thực phẩm như tiết luộc, bánh gai hoặc do bệnh lý như loét dạ dày – tá tràng, chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản và chảy máu đường mật.
3.2. Đi ngoài ra máu có mùi tanh
Nguyên nhân do chế độ ăn uống không khoa học khiến hại khuẩn phát triển, gây tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn hấp thu, xuất hiện các triệu chứng đại tiện nặng mùi, phân nát, đi ngoài ra máu. Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng liều cũng là nguyên nhân dẫn tới đi ngoài ra máu có mùi tanh.
3.3. Đi đại tiện ra máu đông
Đi đại tiện ra máu đông kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, sốt cao có thể xuất phát từ bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, viêm loét đại trực tràng, thậm chí do ung thư hậu môn – trực tràng và đại tràng.
3.4. Đi ngoài ra máu kèm chất nhầy
Nguyên nhân có thể do thức ăn bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh gây ra viêm niêm mạc đường ruột hoặc do bản thân bệnh lý có sẵn trong đường ruột gây ra như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột cấp tính.
3.5. Đi ngoài ra máu và buồn nôn
Đau bụng, buồn nôn, đi ngoài ra máu cảnh báo người bệnh đang gặp vấn đề nghiêm trọng ở vùng hậu môn, có thể ung thư trực tràng.
3.6. Đại tiện ra máu tươi
Rất nhiều người thắc mắc đi cầu ra máu tươi là bệnh gì? Trường hợp này có thể người bệnh gặp phải tình trạng nứt kẽ hậu môn. Trong quá trình rặn sẽ tạo áp lực khiến chảy máu ở kẽ hậu môn. Ngoài ra, trường hợp bệnh trĩ nặng, rất dễ gặp tình trạng đi ỉa ra máu tươi, rất khó kiểm soát.
3.7. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau
Tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau rát hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét đại trực tràng, có thể gây chảy máu màu đen hoặc đỏ tươi khi đại tiện.
Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện kèm các triệu chứng khác như mót rặng, tiêu chảy ra máu kèm chất nhầy.
4. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Nếu gặp những vấn đề bất thường sau đây, bạn nên đi khám chữa kịp thời, tránh trường hợp bị viêm nhiễm, gây những biến chứng nguy hiểm:
Đi cầu ra máu nhiều lần trong ngày (trên 3 ngày)
Lượng máu mỗi lần đại tiện không thuyên giảm
Đau, rát khó chịu nhiều ngày không đỡ
Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
Sốt cao, da dẻ xanh xao
Điều trị tại nhà không có kết quả
5. Chẩn đoán
Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng, biểu hiện và mô tả tình trạng phân để loại trừ các bệnh. Thông thường tình trạng đi ngoài ra máu có thể phát hiện bằng mắt thường.
Trên thực tế, nhiều người không để ý tới hiện tượng này. Tuy nhiên, những người có nguy cơ mắc ung thư đại tràng nên thực hiện phương pháp xét nghiệm máu trong phân.
6. Biến chứng nguy hiểm của đi cầu ra máu
Nhiều trường hợp đi ngoài ra máu không kèm triệu chứng nào nên người bệnh chỉ nghĩ đơn giản do ‘nóng trong’ dẫn đến táo bón khiến đi cầu ra máu.
Mặt khác, nhiều trường hợp đi ngoài ra máu kèm theo các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, đau rát hậu môn… có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.
Cụ thể:
Ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày
Dẫn tới tình trạng thiếu máu nếu đi ngoài ra máu thường xuyên, đặc biệt đối với bệnh trĩ giai đoạn nặng, máu chảy thành tia.
Suy giảm sức đề kháng
Nếu do táo bón, trĩ ở giai đoạn đầu, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu do phân tích tụ quá lâu trong đại tràng, cơ thể tiếp tục hấp thụ các chất độc hại có trong phân.
7. Điều trị đi cầu ra máu như thế nào?
7.1. Dùng thuốc tây để điều trị
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh có thể sử dụng một số thuốc uống có chứa hoạt chất:
Epinephrine, Hydrocortisone…
Kháng sinh – giảm đau có chứa: Penicillin, Cephalosporins, Aspirin…
Dùng thuốc bôi có chứa hoạt chất: Trimebutine, Ruscogenins, Titan dioxide…
Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi thuốc tây mang lại hiệu quả nhanh nhưng nếu lạm dụng hoặc sử dụng tuỳ tiện có nguy cơ tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng xấu đến gan, thận, dạ dày…
7.2. Áp dụng các bài thuốc từ “cây nhà lá vườn”
Từ xa xưa, dân gian có lưu truyền một số loại thảo dược có tác dụng tốt trong việc chữa đi cầu ra máu.
Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc như sau:
7.2.1. Dùng lá diếp cá
Rau diếp cá có thể dùng để chữa đi cầu ra máu
Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm và kích thích tiêu hóa…
Cách thực hiện:
– Ăn sống: Sử dụng trực tiếp trong bữa ăn hàng ngày
– Xay nước uống: Người bệnh chỉ cần rửa sạch một nắm rau diếp cá tươi rồi cho ít nước vào xay nhuyễn và uống trước khi ăn một tiếng.
Uống nước diếp cá mỗi ngày sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng của đi ngoài ra máu rất hiệu quả.
Tác dụng tốt đối với những người hay bị đi ngoài ra máu do mắc táo bón, bị bệnh trĩ hay sử dụng nhiều rượu, bia…
7.2.2. Cách chữa đi cầu ra máu bằng lá ngải cứu
Lá ngải cứu thường có vị đắng, tính hơi ấm, có công dụng giảm đau, chống viêm, nhuận tràng… nên từ lâu, người bệnh đã biết áp dụng lá ngải cứu vào chữa đi cầu ra máu.
Cách thực hiện:
Người bệnh có thể giã nát lá ngải cứu đắp vào vùng hậu môn và dùng băng gạc cố định lại, để qua đêm, kiên trì thực hiện trong một thời gian dài sẽ cho hiệu quả chữa bệnh cao.
7.2.3. Dùng rau sam chữa đi cầu ra máu
Rau sam trị nóng trong, giải độc gan, kích thích lưu thông máu, tiêu viêm, nhuận trường, lợi tiểu.
Loại thảo dược này thường được sử dụng để trị ngứa ngoài da, kiết lỵ, sỏi thận, đi cầu ra máu…
Cách thực hiện:
Bạn đem giã nát rau sam để chắt lấy nước. Sau đó pha thêm lượng đường hay mật ong vừa đủ để tạo độ ngọt, dùng uống khi đói bụng mỗi ngày 1 lần.
7.2.4. Cỏ nhọ nồi
Công dụng: Cỏ nhọ nồi có công dụng trong việc chữa đại tiện ra máu khá hiệu quả, giúp bổ thận âm, chỉ huyết.
Cách thực hiện:
Rửa sạch cây nhọ nồi cả rễ, giã nhuyễn sau đó thêm một chén rượu nóng hòa lẫn và uống, bã sử dụng để đắp ở vùng hậu môn.
7.2.5. Bài thuốc chữa đi cầu ra máu khi mang thai
Canh hoa hòe:
10g hoa hòe, 20g hoa mướp hãm cùng nước sôi trong khoảng 20 phút giúp cầm máu hỗ trợ điều tri bệnh trĩ và đi ngoài.
Canh mộc nhĩ hầm táo đỏ
Hầm lửa nhỏ với 10g mộc nhĩ trắng và 15g táo đỏ tới khi nhừ và sử dụng trực tiếp.
8. Phòng tránh tình trạng đi cầu ra máu
Đi cầu ra máu là tình trạng rất phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây nên. Đặc biệt thời điểm mùa hè, khi thời tiết thay đổi, các thực phẩm không đảm bảo. Do đó, cách tốt nhất để không phải “làm bạn” với nhà vệ sinh chính là thay đổi từ cách ăn uống cho tới sinh hoạt.
Cụ thể, để giải đáp thắc mắc đi ngoài ra máu nên ăn gì, người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm như:
Nhóm thực phẩm giàu magie trong các loại rau cải, rau dền, rau chân vịt, rau bí đỏ, ngũ cốc
Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C có trong hoa quả
Thực phẩm giàu rutin, chất chống oxy hóa như lá diếp cá, rau má, cam, bưởi, lúa mạch…
Tăng cường bổ sung sữa chua, lợi khuẩn bảo vệ đường ruột
Tránh những thực phẩm cay nóng, tanh sống, đồ nhiều dầu mỡ, đồ hộp
Hạn chế bia rượu bởi đây chính là một trong những nguyên nhân gây đi cầu ra máu ở nam giới, do tình trạng sử dụng nhiều chất kích thích gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực bia rượu.
Tránh ăn nhiều thịt đỏ, đạm gây đầu bụng khó tiêu, tạo áp lực lên hệ tiêu hóa
9. Lời khuyên của chuyên gia
Theo chúng tôi Nguyễn Thị Hằng, để phòng tránh tình trạng đi cầu ra máu, bạn nên xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Cụ thể:
– Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ mỗi khi đi cầu để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm.
– Luyện tập đi cầu vào khung giờ nhất định.
– Hạn chế rặn khi đi đại tiện và tránh ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
– Thường xuyên vận động để phòng tránh bệnh hậu môn trực tràng đồng thời thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng sự lưu thông máu, tránh tình trạng đại tiện ra máu.
– Giữ tâm lý thoải mái. Đối với người gặp các bệnh ở hậu môn trực tràng như trĩ sẽ khiến niêm mạc ruột co bóp nhiều hơn khiến tình trạng bệnh thêm năng.
– Uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu 2 lít nước
– Nên thăm khám kịp thời nếu các triệu chứng không thuyên giảm. Tiến hành điều trị sớm tránh những biến chứng xảy ra.
– Nếu gặp phải tình trạng đi cầu ra máu thông thường có thể sử dụng những bài thuốc dân gian, ưu tiên những thảo dược lành tính có tác dụng bồi bổ tỳ vị, giảm đau chống viêm, tiêu trừ thức ăn ùn ứ trong bụng.
Đi cầu ra máu không phải là bệnh nhưng nó là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy cơ về các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi thấy xuất hiện triệu chứng này, bạn cần sớm điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để sớm chấm dứt tình trạng này, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng
Ung Thư Đại Tràng Đi Cầu Ra Máu
Những dấu hiệu ban đầu…
Chú tôi năm nay 48 tuổi, vừa đi xuất khẩu lao động bên Hàn Quốc về được 3 tháng. Cách đây khoảng gần 1 tuần, chú có ra nhà tôi và than phiền dạo này thường xuyên bị đau bụng và đi cầu ra máu. Mọi người đều cho rằng có lẽ do ảnh hưởng của tính chất công việc bên Hàn thường phải ngồi lâu và hạn chế “đi ngoài” (chú tôi làm công nhân trong xưởng gò hàn của Hàn 9 năm). Gia đình tôi cho rằng chú có những dấu hiệu của bệnh trĩ. Thế là, phần vì vừa về nước còn muốn đi chơi, phần vì ngại ngùng, chú… không đi khám. Nhưng rồi càng ngày chú càng bị những cơn đau hành hạ, kèm theo sụt cân nhanh tới 2kg trong vòng hơn 1 tuần, gia đình tôi nhất quyết đưa chú xuống Hà Nội khám bệnh.
Phát hiện ra bị ung thư đại tràng và phẫu thuật tại bệnh viện
Tới bệnh viện, sau khi hỏi bệnh, thăm khám lâm sang tỉ mỉ và có kết quả xét nghiệm, bác sĩ kết luận chú có polyp đại tràng góc gan kích thước 2 cm, kết quả sinh thiết tế bào 2 lần đều cho thấy có tuyến nghịch sản vừa, nguy cơ ung thư nếu không loại bỏ kịp thời.
Gia đình tôi được giải thích, tư vấn điều trị cho chú bằng phẫu thuật, đồng thời chuẩn bị tâm lý có khả năng phần đại tràng còn lại không đủ để nối hậu môn sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt sau này.
Do thời gian ủ bệnh lâu, khối u trực tràng phát triển lớn, êkip bác sĩ sau khi hội chẩn đã quyết định phương án mổ mở để cắt đoạn đại tràng bị polyp, tái tạo hậu môn cho chú. Trong thời gian điều trị hậu phẫu, ban đầu chú được truyền dịch để nuôi cơ thể rồi sau đó cho ăn cháo loãng. Đến nay chú đã có thể ngồi dậy, đi lại và ăn lỏng.
Thế nào là polyp đại tràng?
Theo bác sĩ, polyp đại tràng (hay u tuyến) là một biểu hiện bất thường của tế bào ở đại tràng, còn gọi là ruột già. Polyp thường lành tính, song một số trường hợp có thể phát triển thành ung thư. Việc xác định polyp có nguy cơ ung thư hay không cần trải qua các xét nghiệm sinh thiết lấy mẫu tế bào từ polyp, đồng thời tìm và đánh giá mức độ hoạt động của tế bào ung thư nếu có. Một số trường hợp cần phải lấy nhiều mẫu bệnh phẩm tại polyp và các vị trí xung quanh, do đó các kết quả sinh thiết ở các vị trí, thời điểm khác nhau có thể cho kết quả khác nhau tùy thuộc vào mức độ hoạt động của tế bào ung thư tại thời điểm lấy mẫu. Đặc biệt, giai đoạn nghịch sản như trường hợp của chú tôi là một loại dấu hiệu của tiền ung thư.
Qua đây, bác sĩ cũng khuyên chúng tôi cảnh giác về căn bệnh này khi thấy các triệu chứng: đi cầu ra máu thường xuyên, phân đen, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Không nên chủ quan nghĩ rằng đó là dấu hiệu của trĩ, dù từng bị trĩ trước đó:
“Khi đó, mọi người nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm tầm soát và điều trị bệnh kịp thời, không nên quá lo sợ và suy nghĩ tiêu cực. Những người có polyp có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn. Nhưng nếu cắt bỏ polyp khi còn nhỏ vẫn có thể ngăn ngừa nguy cơ chuyển sang ung thư”.
Phòng bệnh ung thư đại tràng: Ai cũng làm được!
Theo bác sĩ, polyp đại tràng thường gặp ở độ tuổi trung niên, nhưng người trẻ cần chú ý phòng bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như:
– Không nên ngồi lâu quá 2 tiếng đồng hồ mà nên đứng dậy đi lại 5-10 phút giãn cách rồi mới ngồi tiếp.
– Thường xuyên vận động đều đặn hoặc chơi một môn thể thao yêu thích.
– Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ.
– Hạn chế ăn chất béo, uống rượu, bia, hút thuốc…
Tôi hy vọng câu chuyện của chú tôi sẽ hữu ích với nhiều người, và vấn đề ung thư đại tràng đi cầu ra máu sẽ được quan tâm, chú trọng hơn, để nếu mắc phải, mỗi người có thể phát hiện và điều trị có hiệu quả căn bệnh này.
Nên bồi bổ gì sau phẫu thuật ung thư đại tràng?
Bài 313: Hỏi Cách Chữa Táo Bón Đi Cầu Ra Máu.
Xin gởi câu hỏi về doducngoc@gmail.com
Hỏi cách chữa táo bón đi cầu ra máu.
Thỉnh thoảng tôi thường hay bị táo bón, mà hễ bị táo bón là bị chảy máu khi đi cầu . Trước đây một tuần , tôi có uống trà Phan Tả Diệp (Organic Smooth Move SENNA ) vào tối thứ bảy 1 gói 2 gam, kết quả thấy có dễ đi hơn nhưng không thấy đau bụng, thứ bảy vừa rồi tôi tăng lên hai gói (4 gam) uống sau khi ăn cơm tối khoảng 2 tiếng, qua ngày chúa nhật đi cầu được ba lần nhưng đến lần ba có hơi đau bụng một chút. Qua ngày thứ hai cho đến nay (bốn ngày ) thì không còn bị táo bón nữa nhưng sau khi đi cầu thì lại cứ liên tục bị chứng muốn đi cầu (nhưng không đi được) hoặc thấy như bị trì nặng ở chỗ gần hậu môn rất khó chịu. Trước đây thỉnh thoảng tôi vẫn có triêu chứng này nhưng chỉ một lúc thôi hoặc sau khi đi cầu thêm một lần nữa thì hết .
Thưa Thầy , có phải đây là triệu chứng đầu tiên của bịnh trĩ hay là tôi bị phản ứng của trà PTD. Kính xin thầy chỉ giáo và hướng dẫn cho tôi cách chữa. Trân trọng kính chào Thầy.
Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :
Để phòng ngừa táo bón, cần phải tập khí công kích thích nhu động ruột co bóp làm mềm nát phân là chinh, bằng bài tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút giúp gan tỳ vị hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, thông đường tiêu hóa ở ruột non, ruột già.
1-Còn Phan Tả Diệp công dụng chính là tẩy lọc độc máu trong gan và giúp đi cầu dễ nên không đau bụng, sẽ tống ra phân có độc mầu đen xanh lỏng nát, không cần dùng đến thuốc Phan Tả Diệp nữa khi đi ra phân vàng dẻo.
2-Khi bị chứng hậu môn mót đi cầu là do dùng thuốc qúa liều, mạnh gấp đội, khi thuốc kích thích nhu động ruột đẩy phân ra, trong khi trong bụng rỗng không có phân do ăn uống ít hay không ăn gì thì phân không có mà ra trong khi hậu môn cứ co bóp đẩy phân mới có dấu hiệu bị mót muốn đi cầu..
3-Còn đi cầu ra máu có hai loại để phân biệt bệnh trĩ hay xuất huyết nội tạng do bướu trong ruột. a-Nếu máu ra đỏ tươi là do phân cứng to khi ra làm trầy sước hậu môn, đó là nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ, lúc đó mới dùng thuốc bôi trĩ (Anusol của tây y hay thuốc của tàu Hemorrhoid ointment).
b-Nếu máu ra bầm nâu, đen là máu đã chảy ra ở trong sâu như ở ruột già, ruột non hay bao tử, lúc đó cần phải uống nước râu bắp khô mua ở tiệm thuốc bắc, nấu 200g với 1 lít nước cạn còn 1/2 lít uống hết trong ngày, uống 3 ngày liên tiếp sẽ khỏi bệnh, vì trong râu bắp có chứa nhiều vitamine K để cầm máu và làm lành vết thương trong nội tạng.
Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Tinh là hạ áp huyết, hạ nhiệt cơ thể, tiêu hóa nhanh, giảm đau, an thần, ngủ ngon.
Bạn đang xem bài viết Cách Trị Đi Cầu Ra Máu Tại Nhà Hiệu Quả Theo Nguyên Nhân trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!