Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Chưa Từng Thấy mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những cách trị nổi mề đay hiện nay mới chỉ tạm dừng ở việc điều trị triệu chứng nổi mề đay. Việc tìm cách trị đúng đắn sẽ giúp những bệnh nhân nổi mề đay mãn tính tìm ra lối thoát, tạm biệt những cơn ngứa vô cùng khó chịu, mẩn đỏ phát ban cũng sẽ biến mất.
Bệnh cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Với những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ lạnh, thời tiết thay đổi thất thường, do thức ăn gây dị ứng, nhiễm vi rus hoặc một số tác nhân khác từ môi trường.
Cách trị nổi mề đay hiệu quả chưa từng thấy
Để có cách trị nổi mề đay nhanh nhất thì điều đầu tiên đó là xác định được nguyên nhân nổi mề đay và triệt tiêu được những nguyên nhân đó. Chẩn đoán được bệnh
Một số phương pháp chẩn đoán nổi mề đay
Vậy nên l àm gì khi bị nổi mề đay. Khi bạn bị nổi mề đay kéo dài hơn 24 h thì nên đến địa chỉ phòng khám da liễu uy tín nhất. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp sau để chẩn đoán chính xác nhất để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Thông qua việc chẩn đoán và xét nghiệm cũng có thể xác định một số bệnh lí nội khoa như gan, thận. Việc chẩn đoán chính xác thì sẽ tìm cách trị bệnh nổi mề đay hiệu quả hơn.
Thông thường các chuyên gia da liễu sẽ dùng phương pháp RAST nhằm định lượng IgE đặc hiệu với những dị nguyên nghi ngờ. Dùng cách này sẽ xác định rõ vì sao nổi mề đay, cụ thể từng nguyên nhân.
Prick-test: Được tiến hành khi những triệu chứng nổi mề đay cấp tính không biến đổi thất thường nữa mà ổn định hơn. Liệu pháp này sẽ được thực hiện ở mặt trước cánh tay, nhỏ dị nguyên trên da, đợi 15 phút sau sẽ cho kết quả. Bệnh nhân sẽ biết mình dị ứng với những dị nguyên nào
Test kích thích đường uống: cách này ít sử dụng hơn do khó xác định nguyên nhân so với các cách trên.
Test áp (patch- test): các bác sĩ sẽ nhỏ 0,1 chất nghi ngờ là gây ra bệnh nổi mề đay trên một vùng da 9 cm2 dưới cánh tay, sẽ thấy dương tính nổi mề đay, trong khoảng 15- 20 phút bạn sẽ thấy những nốt mẩn đỏ, bọng nước. Như vậy bạn đã biết mình phải làm gì khi bị nổi mề đay, hãy đến phòng khám da liễu uy tín để xét nghiệm và trị bệnh.
Cách trị nổi mề đay nhanh nhất bằng tây y
Dùng thuốc bôi ngoài da
Bạn không thể mua thuốc bôi ngoài da tùy tiện để điều trị bệnh mề đay mà cần đến cơ sở trị da liễu uy tín để khám, sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Trong những trường hợp quá ngứa ngáy, khó chịu thì hãy áp dụng thử cách pha giấm với nước ấm theo tỉ lệ 1:2, một phần giấm hai phần nước. Hoặc dùng Mentol 1%, dung dịch Calamine thoa lên vùng da bị ngứa nổi mề đay. Tuy nhiên cách này sẽ không trị bệnh nổi mề đay tận gốc mà chỉ làm giảm triệu chứng sau đó bệnh sẽ tái phát rất nhanh.
Không nên dùng thuốc mỡ kháng histamin để trị nổi mề đay vì sẽ rất dễ gây nên viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, rất có thể sẽ gây nên một số tác dụng phụ nếu bôi trên một diện tích da quá lớn.
Dùng thuốc kháng histamin
Với những bệnh nhân bị dị ứng nổi mề đay thì các bác sĩ da liễu sẽ chỉ định dùng thuốc kháng Histamin đường uống là cách trị bệnh nổi mề đay hữu hiệu, phổ biến. Đây là nhóm thuốc sẽ giúp ức chế tác dụng của Histamin ở thụ thể H1. Thuốc kháng histamin chia ra làm 2 loại, thụ thể H1 sẽ gây buồn ngủ, còn với thụ thể H2 thì không gây buồn ngủ. Đây không những là loại thuốc trị mề đay, mẩn ngứa phát ban, dị ứng thuốc mà còn có tác dụng trị dị ứng mũi, nhất là viêm mũi và viêm mũi vận mạch.
Hiện nay có một số thuốc kháng Histamin thế hệ mới, tuyệt đối không gây buồn ngủ, có thể kể đến như
Loratadine (Clarityne) 10mg x 1 viên/ngày.
Cetirizine (zyrtec) 10mg x 1 viên/ngày.
Acrivastine (Semprex) 8mg x 3 viên/ngày.
Astemizole (Hismanal) 10mg x 1 viên/ngày.
Thuốc corticoide (uống hay tiêm) sẽ được chỉ định dùng trong những trường hợp nổi mề đay cấp tính, có kèm theo phù thanh quản. Hay trong những trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép mà không thể sử dụng thuốc kháng histamin thông thường. Tuy nhiên thuốc không dùng để điều trị mạn tính tự phát.
Phát hiện thực phẩm gây nổi mề đay
Có một cách trị nổi mề đay là xác định được thực phẩm gây nổi mề đay. Bạn sẽ phát hiện điều này bằng chế độ ăn loại trừ: Trong khoảng 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như: gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt lợn. Có thể uống một số loại trà, cà phê không có đường hoặc sữa. Khi dị ứng nổi mề đay không xuất hiện thì nên ăn thêm một vài món nghi ngờ. Khi ăn những món này, mề đay nổi lên bề mặt da thì đó là nguyên nhân gây nổi mề đay và bạn nên nhớ để tránh sau này không ăn.
Cách trị nổi mề đay bằng đông y
Cách trị nổi mề đay bằng đông y khá an toàn, không gây tác dụng phụ sự kết hợp của một số vị thuốc như ké đầu ngựa, kinh giới, kim ngân hoa… có thể giúp bạn triệt tiêu những tình trạng mẩn ngứa, sẩn đỏ trên da. Tùy theo từng thể trạng khác nhau sẽ sử dụng những bài thuốc phù hợp để trị bệnh.
Bên cạnh việc áp dụng những cách trên thì bạn nên kiên gió lạnh, kiêng nước đặc biệt đối trong trường hợp bị ngứa nổi mề đay hoặc dị ứng nổi mề đay. Chế độ ăn hợp lí cũng là một trong những cách để bạn trị bệnh mề đay.
Chú ý khi bị nổi mề đay cấp tính cần giảm tối thiểu ăn đường và muối, vì khi đường trong máu cao thì sẽ gây nên hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.
Vậy nổi mề đay nên kiêng ăn gì? Tránh xa một số thực phẩm gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt. Khi bạn bị phù nề, giảm những loại thức ăn có nhiều nước như canh, súp, không được uống nhiều nước. Không ăn những thức ăn giàu đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa… Cần phải ăn những thức ăn giàu vitamin A, B, C; đồ ăn dễ tiêu như cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng…
Dị Ứng Nổi Mề Đay Và Cách Chữa Dị Ứng Nổi Mề Đay
Dị ứng nổi mề đay ngày càng phổ biến. Căn bệnh da liễu này có thể do dị ứng thời tiết, hoặc dị ứng thuốc gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em. Nó khiến cho người bệnh ngứa ngáy khó chịu. Do vậy việc tìm cách chữa trị dị ứng nổi mề đay là điều mà rất nhiều người quan tâm.
Dị ứng nổi mề đay là hiện tượng da phát ban, nổi điểm hoặc những mảng lớn màu đỏ hoặc màu trắng, gây nên nổi mề đay dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc hoặc thực phẩm… Khiến người bệnh có cảm giác ngứa, đau khiến bạn có cảm giác nóng.
Bạn sẽ thấy da gồ cao, lỗ chân lông giãn rộng có nhiều sẩn liên kết với nhau thành mảng.
Nhận biết bệnh dị ứng nổi mề đay như thế nào?
Bệnh dị ứng nổi mề đay ngứa thường xuất hiện ở những vùng da như chân, tay, thân mình, bụng mặt hoặc rải rác khắp nơi trên cơ thể cùng với đó là triệu chứng ngứa dữ dội, khó thở có thể kèm theo đau bụng, kích thước mỗi sẩn mề đay từ 1-2cm hoặc là cả mảng. Da có cảm giác bị phù nề, ngứa rát, mặt phù to, hai mí mắt híp lại có cảm giác da đau nhức, có thể nóng bừng vùng da ngứa. Khi có biểu hiện này bạn nghĩ ngay đến bị dị ứng nổi mề đay
Vì sao bị dị ứng nổi mề đay?
Có vô số tác nhân gây dị ứng nổi mề đay ngứa bao gồm cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Đông y cho rằng nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay là do tâm bị nhiệt, chức năng tiêu độc của gan và thận kém, người nóng trong, tiểu vàng. Do thói quen ăn uống của người bệnh ít ăn rau xanh mà ăn nhiều đồ cay, nóng.
Do khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột độ ẩm không khí cao
Do dị ứng những đồ ăn hải sản giải phóng Histamin,Serotonin
Do di truyền, chủ yếu là dị ứng thời tiết nổi mề đay. Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị bệnh mề đay.
Do sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị vi khuẩn, vi rus xâm nhập gây bệnh nổi mề đay khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.
Do cơ địa dị ứng ăn phải một số thức ăn, thực phẩm như hải sản, trứng, tôm, cua, ghẹ, socola, rượu bia, đồ uống có cồn một số loại thức ăn có nhiều chất bảo quản, chất tạo màu.
Do dị ứng một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da như Pennicillin đây là thuốc phổ biến gây dị ứng. Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp khi X – quang), một số loại thuốc chữa huyết áp cao, bệnh xương khớp, thuốc gây mê, thuốc ngủ, huyết thanh, một số loại vaccin, thuốc tránh thai. Dị ứng nổi mề đay thường xuất hiện lần đầu tiên hoặc cách đó 5-10 ngày.
Dị ứng nổi mề đay do một số loại kí sinh trùng trong cơ thể như giun, sán, cũng gây nên bệnh mề đay. Sau đó bệnh tái phát nhiều lần.
Do virut, vi khuẩn tồn tại sẵn trong cơ thể với những người mắc bệnh viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở một số bộ phận trong cơ thể như mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang… sẽ có nguy cơ mắc bệnh mề đay cao hơn.
Cách chữa trị dị ứng nổi mề đay hiệu quả nhất
Vậy làm gì khi bị dị ứng nổi mề đay? Đây là điều mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Theo các bác sĩ tại địa chỉ phòng khám da liễu Đông Phương cho biết có nhiều dạng nổi mề đay khác nhau. Cần phải xác định nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay để dùng cách trị dị ứng nổi mề đay hiệu quả nhất.
Thuốc trị dị ứng nổi mề đay
Ở những trường hợp khi bị dị ứng ngứa nổi mề đay ở mức độ nhẹ các bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc kháng histamin H1 đây là thuốc chữa dị ứng nổi mề đay như:
Loratadin (Clarytin) 10mg x 1 viên
Cetirizin (Zyrtec) 10mg x 1 viên
Acrivastin (Semplex) 8mg x 3 viên
Còn trong những khi bệnh nặng các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng histamin H1 với corticoid. Tuy nhiên với trẻ bị dị ứng nổi mề đay thì dùng thuốc phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
Corticoid (uống hay tiêm): đây là cách điều trị bệnh dị ứng nổi mề đay cấp, nặng hoặc kèm theo hiện tượng phù thanh quản, nổi mề đay do viêm mạch, do áp lực không đáp ứng với các kháng thuốc histamin thông thường.
Epinephrin (adrenalin) kết hợp kháng histamin liều cao: chỉ định khi có hiện tượng phù mạch cấp tính
Nhiều người nghĩ rằng khi trị khỏi ngứa là mề đay cũng sẽ hết. Nhưng thực tế thì những lần dị ứng nổi mề đay tiếp theo sẽ ngày càng nặng hơn và xuất hiện dày đặc hơn. Đó là khi nổi mề đay cấp tính chuyển sang giai đoạn mãn tính. Trong những trường hợp nặng dễ gây phù mạch, thanh quản, khó thở thì bạn nhất thiết phải đến những phòng khám da liễu để làm xét nghiệm, tìm nguyên nhân gây bệnh để có cách trị nổi mề đay phù hợp.
Theo đông y, dị ứng nổi mề đay là do da và cơ không liền, mồ hơi ra trúng gió, tà khí xung khắc, tụ máu ra phát mẩn, lâu ngày hóa nhiệt, khí huyết suy yếu. Bởi vậy khi điều trị cần dùng thuốc sinh học điều dưỡng khí huyết, điều tiết trong ngoài, nâng cao sức miễn dich. Nên điều trị dị ứng nổi mề đay bằng đông y sẽ mất rất nhiều thời gian, nhiều người bệnh có tư tưởng bỏ dở chừng.
Tại phòng khám Đông phương đã áp dụng liệu pháp kháng mẫn cảm quang năng động đông y khắc phục được những hạn chế này, rút ngắn thời gian điều trị, điều tiết cơ quan gan, thận và chức năng sinh lí của cơ thể.
Liệu pháp châm cứu trị dị ứng ngứa nổi mề đay
Trị liệu châm cứu bệnh mề đay điều trị bệnh, khi ở mức độ nhẹ. Dùng kim châm cứu trên một số bộ phận của cơ thể như huyệt tai, giác hơi, trích máu, tiêm huyệt vị, chiếu quang huyệt vị và cung cấp oxi huyệt vị.
Liệu pháp là cách chữa bệnh dị ứng nổi mề đay cho hiệu quả khá tốt, giúp tăng cường hệ miễn dịch, khiến người bệnh phản ứng nhẹ với các nguồn gây dị ứng. Không có hiện tượng xảy ra tác dụng phụ của thuốc, khôi phục chức năng da, cho hiệu quả lên tới 75%-95 %.
Liệu pháp loại bỏ nguồn dị ứng miễn dịch ZTC
“Liệu pháp loại bỏ nguồn dị ứng miễn dịch ZTC” trong điều trị dị ứng nổi mề đay sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể. Liệu pháp này giúp cắt đứt nguồn dị ứng, tiêu trừ huyết độc, ức chế và phóng thích histamine gây nên dị ứng, giải độc, đem lại hiệu quả cao.
Chú ý khi chữa dị ứng nổi mề đay nên kết hợp trong uống, ngoài bôi theo sự chỉ định của bác sĩ. Cùng với đó bạn nên kiêng những đồ ăn cay, nóng có chất kích thích như rượu, cafê, thịt gà, thịt chó. Không làm việc quá căng thẳng, khi trời lạnh cần phải giữ ấm cơ thể. Tuyệt đối không nên dùng xà phòng tắm, không gãi quá nhiều khiến da bị trầy xước, tổn thương, viêm nhiễm.
Bệnh dị ứng nổi mề đay thường xuyên tái phát khi có điều kiện thuận lợi. Do vậy để chữa bệnh triệt để bạn nên đến với phòng khám da liễu uy tín trong đó có địa chỉ phòng khám da liễu Đông Phương. Mọi vấn đề về bệnh da liễu nói chung và dị ứng nổi mề đay nói riêng liên hệ đến 0972.666.497, sẽ được tư vấn miễn phí tận tình, chu đáo.
Điều Trị Nổi Mề Đay Tận Gốc An Toàn Hiệu Quả
Nổi mề đay là bệnh ngoài da do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khả năng tái phát của bệnh rất cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây mất thẩm mỹ ngoại hình cho người bệnh. 2 cách điều trị nổi mề đay tận gốc an toàn hiệu quả, giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng khó chịu kèm theo của bệnh nổi mề đay.
2 cách điều trị nổi mề đay tận gốc an toàn và hiệu quả
Bệnh nổi mề đay là hiện tượng hệ miễn dịch trên cơ thể tạo ra phản ứng chống lại các tác nhân bên ngoài tấn công vào cơ thể. Các phản ứng này xảy ra dẫn đến hiện tượng histamin tách khỏi protein, tạo thành một hợp chất trung gian gây kích ứng da, gây mẩn đỏ, ngứa ngáy và phù sẩn trên bề mặt da.
1/ Phương pháp điều trị nổi mề đay tận gốc an toàn và hiệu quả bằng thuốc Tây y
Điều trị nổi mề đay bằng thuốc Tây là phương pháp nhanh chóng giúp đẩy lùi tình trạng bệnh, tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng.
Một số loại thuốc điều trị nổi mề đay như sau:
Dùng một số loại thuốc chống dị ứng hoặc một số thuốc sử dụng kháng histamin như Chlopheniramin, Loratadine, Claritine, Fexofenadine, Cetirizine,…
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc corticoid, dung dịch Calamine hoặc Mentol 1% trong trường hợp các triệu chứng ngứa ngày càng tăng dần lên.
Thuốc khá phổ biến và việc dùng thuốc khá tiện lợi.
Nhược điểm:
Mặc dù thuốc Tây có tác dụng nhanh nhưng thuốc có chữa tác dụng phụ. Vì thế, bệnh nhân sử dụng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân sử dụng thuốc trong khoảng thời gian dài, thuốc sẽ gây tác dụng “quen nhờn”. Lúc này, da sinh ra kháng thể kháng lại thuốc, gây mất tác dụng điều trị nổi mề đay trong các lần chữa trị về sau.
LƯU Ý: Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc điều trị nổi mề đay sử dụng, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2/ Điều trị nổi mề đay tận gốc bằng các bài thuốc dân gian # Dùng cây cam thảo đất điều trị nổi mề đay tận gốc an toàn và hiệu quả
Cam thảo đất là một loại cây có thân nhẵn, gốc hóa gỗ cứng, hoa màu trắng. Loại cây này có tên khoa học Scoparia Dulci L, được ông bà ta ngày xưa dùng như vị thuốc để điều trị nổi mề đay tận gốc khá hiệu quả.
Theo Đông y, cam thảo đất có vị ngọt hơi đắng, tính bình có công dụng thanh nhiệt, giúp giải độc cơ thể. Ngoài ra, cam thảo đất còn có tác dụng giúp bồi bổ khí huyết, giúp hạn chế kích ứng dưới da, giảm ngay các triệu chứng ngứa ngáy.
Bên cạnh đó, Tây y nghiên cứu cam thảo có các thành phần như silicic, dulciodal, caloid và các amellin,… có tác dụng ức chế kháng histamin và giúp các vết thương trên da lành nhanh chóng.
Người bệnh sử dụng 20g cam thảo phơi khô sắc nước với 4 bát nước cho đến khi còn lại một bát. Bệnh nhân chia đều ra uống hai lần trong ngày vào buổi sáng và tối, sau bữa ăn.
Thực hiện đều đặn cho đến khi bệnh thuyên giảm thì ngừng uống.
Ngoài sắc thuốc uống riêng, người bệnh cũng có thể kết hợp cây cam thảo với một số vị thuốc khác như kim ngân hoa, gừng, sài đất, hoắc hương,… để mang lại hiệu quả điều trị nổi mề đay cao.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng nước uống của cam thảo đất, bệnh nhân cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
# Sử dụng lá hẹ điều trị nổi mề đay tận gốc
Trong lá hẹ có chứa hoạt chất allcin, sulfit, odorin,… có đặc tính như một chất kháng sinh mạnh, giúp tiêu diệt và ức chế vi khuẩn gây bệnh phát triển. Mặt khác, các chất này còn giúp giảm tình trạng kích ứng da, giảm viêm loét nhờ tính chống viêm. Bên cạnh đó, lá hẹ trong Đông y có tính ấm nóng, vị cay có tác dụng giải độc, trợ vị khí, rất thích hợp để điều trị nổi mề đay.
Người bệnh sử dụng một bó lá hẹ khoảng 100gr đem rửa sạch và cắt khúc ngắn.
Tiếp đến, cho lá hẹ vào ấm đun sôi với một bát nước.
Cuối cùng, bệnh nhân lọc lấy nước lá hẹ uống.
Với cách làm từ bài thuốc dân gian này, bệnh nổi mề đay sẽ nhanh chóng khỏi chỉ sau 2 – 3 lần sử dụng.
# Sử dụng lá tía tô điều trị nổi mề đay hiệu quả
Lá tía tô rất giàu giá trị dinh dưỡng như khoáng chất như sắt, canxi ,phospho, vitamin A, C, E,… không chỉ tốt cho da mà còn rất tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị cay dùng để chữa trị một số bệnh như cảm sốt, đầy bụng, bệnh nổi mề đay,…
Dùng khoảng 50gr lá tía tô đem rửa sạch để loại bỏ bớt bụi bẩn, ký sinh trùng bám trên lá.
Sau đó, người bệnh đem xay nhuyễn hoặc giã nát và vắt lấy nước cốt uống.
Dùng phần bã chà xát nhẹ lên vùng da bị tổn thương do bệnh nổi mề đay gây ra.
Áp dụng đều đặn hàng ngày, 2 – 3 tuần, bệnh nổi mề đay có dấu hiệu giảm dần.
Với hai phương pháp điều trị nổi mề đay tận gốc an toàn và hiệu quả đó là sử dụng các loại thuốc Tây và áp dụng các bài thuốc từ dân gian. Tùy vào cơ địa của từng người cũng như tình trạng bệnh nặng, nhẹ của mỗi người khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Vì vậy, khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh nổi mề đay, mẩn đỏ, các bạn nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên môn. Tại đây, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra sơ đồ diện chẩn phù hợp với từng cơ địa bệnh nhân.
Bệnh Phong Lạnh Nổi Mề Đay
Bệnh phong lạnh nổi mề đay hay còn gọi là nổi mề đay do lạnh, đặc trưng bởi tình trạng da nổi sẩn đỏ, phát ban, nóng rát và ngứa ngáy. Bệnh lý này thường khởi phát do uống nước đá, tiếp xúc với nước lạnh hoặc do nhiệt độ không khí giảm thấp đột ngột.
Bệnh phong lạnh nổi mề đay là gì?
Bệnh phong lạnh nổi mề đay hay còn gọi là nổi mề đay do lạnh. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng da nổi sẩn đỏ, viêm, ngứa ngáy và nóng rát do tiếp xúc với nước lạnh, ăn thực phẩm lạnh hoặc do nhiệt độ môi trường giảm thấp đột ngột.
Thông thường mề đay do lạnh chỉ phát sinh triệu chứng ở những vùng hở như tay, chân, mặt và cổ. Tuy nhiên nếu tình trạng xảy ra do uống nước lạnh, cổ họng, thanh quản và các cơ quan hô hấp có thể bị sưng, phù nề và dẫn đến tình trạng khó thở, suy hô hấp hoặc thậm chí là tử vong.
Qua một số công trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy ngưỡng nhiệt độ có thể gây nổi mề đay là khoảng 4 độ C. Tuy nhiên yếu tố này có thể chênh lệch ít nhiều tùy vào cơ địa của từng cá thể. Bệnh phong lạnh nổi mề đay điển hình bởi triệu chứng ngứa dai dẳng và bùng phát mạnh vào ban đêm. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể tiến triển kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Nhận biết bệnh phong lạnh nổi mề đay
Bệnh phong lạnh nổi mề đay có triệu chứng khá điển hình. Bạn có thể nhận biết bệnh lý này thông qua một số biểu hiện sau:
Da xuất hiện các đốm hoặc mảng sần trên da, đường kính dao động từ vài mm đến vài cm
Sẩn ngứa do mề đay thường có bờ tròn, ấn vào cứng chắc, có màu hồng nhạt hoặc cùng màu với da
Tổn thương da đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy dữ dội
Thông thường, tổn thương có thể xuất hiện khu trú ở một số vị trí như tay, chân, cổ, mặt và đùi nhưng cũng có thể bùng phát mạnh và gây tổn thương trên diện rộng
Ngoài tổn thương da, tiếp xúc với không khí lạnh còn có thể gây ra một số triệu chứng toàn thân khác như sổ mũi, nghẹt mũi, đau cổ họng,…
Nguyên nhân gây bệnh phong lạnh nổi mề đay
Mề đay thực chất là hệ quả do hệ miễn dịch đối kháng với không khí lạnh, dẫn đến hiện tượng tăng IgE trong huyết tương và kích thích hoạt động giải phóng histamine. Hitsamine được giải phóng vào niêm mạc và da làm giãn mạch, tăng tính thấm của mao mạch và gây tổn thương ngoài da.
Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh phong lạnh nổi mề đay, bao gồm:
Uống nước đá hoặc ăn kem lạnh
Tắm/ tiếp xúc với nước lạnh
Thời tiết chuyển lạnh đột ngột
Ngoài những nguyên nhân này, bệnh còn có thể xảy ra do một số yếu tố thuận lợi như mắc các bệnh mãn tính, đang bị nhiễm trùng (viêm họng cấp, viêm tai giữa, viêm phổi,…), suy giảm hệ miễn dịch,…
Bệnh phong lạnh nổi mề đay có nguy hiểm không?
Thông thường, mề đay mẩn ngứa chỉ gây tổn thương ngoài da đi kèm với một số triệu chứng cơ năng như ngứa ngáy và nóng rát. Các triệu chứng này có thể thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp chăm sóc.
Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, nổi mề đay có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của sốc phản vệ (phản ứng dị ứng có mức độ nghiêm trọng). Nếu không kịp thời xử lý, sốc phản vệ có thể gây co thắt đường thở, dẫn đến suy hô hấp, hạ huyết áp và tử vong. Vì vậy khi nhận thấy mẩn ngứa trên da đi kèm với triệu chứng khó thở, sưng lưỡi, phù nề cổ họng,… bạn nên gọi cấp cứu để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Ngoài ra mề đay do lạnh kéo dài còn gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng như:
Ảnh hưởng đến ngoại hình: Tổn thương do mề đay có thể làm giảm chức năng thẩm mỹ của da và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình. Đối với những trường hợp mề đay kéo dài, da có thể xuất hiện tổn thương thứ phát dạng chàm hóa (tổn thương da dày sừng, nứt nẻ, nhiễm cộm,…).
Mề đay mãn tính: Hơn 90% trường hợp nổi mề đay đều thuyên giảm chỉ sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, bệnh có thể kéo dài hơn 6 tuần và bước sang giai đoạn mãn tính. Khác với mề đay cấp, mề đay mãn tính thường có tính chất dai dẳng, cố thủ và khó điều trị dứt điểm.
Các biện pháp điều trị bệnh phong lạnh nổi mề đay
Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh mề đay mẩn ngứa. Các loại thuốc và phương pháp được chỉ định hầu hết chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, làm giảm tổn thương da và hạn chế tình trạng bệnh bùng phát mạnh.
Một số biện pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh phong lạnh nổi mề đay, bao gồm:
1. Sử dụng thuốc
Thuốc được sử dụng khi mề đay do lạnh gây ngứa và làm phát sinh tổn thương trên diện rộng. Các loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh phong lạnh nổi mề đay, bao gồm:
Thuốc kháng histamine H1: Histamin là thành phần trung gian kích thích da nổi sẩn ngứa và mề đay. Do đó nhóm thuốc kháng histamine H1 thường được sử dụng trong điều trị bệnh phong lạnh nổi mề đay nhằm giảm ngứa ngáy và cải thiện mức độ tổn thương da.
Thuốc uống corticoid: Corticoid chỉ được sử dụng khi nổi mề đay bùng phát mạnh gây phù nề và ngứa ngáy dữ dội. Nhóm thuốc này có tác dụng phụ nghiêm trọng nên chỉ được dùng trong những trường hợp cần thiết.
Thuốc bôi chứa Menthol: Loại thuốc này được sử dụng trực tiếp lên vùng da tổn thương nhằm giảm viêm, cải thiện tình trạng nóng rát và ngứa ngáy.
Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,…
2. Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể làm giảm tổn thương do bệnh phong lạnh nổi mề đay với những biện pháp chăm sóc sau:
Dùng kem dưỡng: Sử dụng kem dưỡng lên vùng da nổi mề đay có thể làm dịu da, giảm kích ứng và cải thiện ngứa ngáy. Ngoài ra một số loại kem dưỡng còn có tác dụng sát trùng, tăng tốc độ hồi phục của mô da và hạn chế tình trạng thoát hơi nước.
Ngâm/ tắm nước ấm: Tắm hoặc ngâm nước ấm giúp làm dịu da, giảm ngứa và cải thiện tình trạng viêm đỏ khá hiệu quả. Ngoài ra biện pháp này còn giúp giải cảm và hỗ trợ làm giảm một số triệu chứng ở đường hô hấp như nghẹt mũi, ho, sổ mũi, ngứa cổ họng,…
Nghỉ ngơi: Thời tiết thay đổi đột ngột không chỉ gây nổi mề đay và phát ban mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Do đó trong thời gian này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế di chuyển ngoài trời.
Ăn uống điều độ: Nổi mề đay có xu hướng bùng phát và tiến triển mãn tính ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm. Vì vậy bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách uống nhiều nước, bổ sung ngũ cốc, rau xanh và trái cây để tăng cường chức năng đề kháng và hỗ trợ ức chế bệnh.
3. Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Với những trường hợp tổn thương da có mức độ nhẹ, có thể sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên để giảm ngứa, tiêu viêm và làm dịu vùng da kích ứng. Kết hợp các mẹo chữa này với biện pháp chăm sóc tại nhà giúp kiểm soát tổn thương da và ngăn ngừa triệu chứng lan tỏa rộng.
Các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh phong lạnh nổi mề đay, bao gồm:
Lá khế: Lá khế có tác dụng giảm ngứa và tiêu viêm, thường được nhân dân sử dụng để điều trị các bệnh da liễu thường gặp như viêm da tiếp xúc, chàm, viêm da cơ địa và nổi mề đay mẩn ngứa. Để làm giảm tình trạng mề đay do lạnh, có thể rang nóng lá khế và đắp trực tiếp lên da hoặc tắm nước lá khế.
Lá trầu không: Trầu không có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng giảm ngứa, tiêu sưng và kháng khuẩn. Theo dân gian, dùng nước trầu không tắm có thể giảm mề đay do lạnh, cải thiện tình trạng viêm da và dứt nhanh cơn ngứa.
Nha đam: Gel nha đam chứa hàm lượng nước, axit amin và chất chống oxy hóa dồi dào, có tác dụng làm dịu vùng da sưng viêm và giảm ngứa ngáy. Vì vậy bạn có thể thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da tổn thương nhằm cải thiện các triệu chứng do bệnh phong lạnh nổi mề đay gây ra.
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh phong lạnh nổi mề đay
Bệnh phong lạnh nổi mề đay có thể lan tỏa rộng và tái phát trở lại nếu không có các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa kịp thời. Vì vậy bên cạnh việc điều trị, bạn nên chủ động thực hiện một số mẹo chăm sóc và ngăn ngừa bệnh tái phát như:
Tránh uống nước lạnh, ăn kem và sử dụng các thực phẩm có tính hàn như hàu, tôm, cua, mực, nghêu, sò,…
Giữ ấm cơ thể, dùng trà gừng và hạn chế di chuyển ngoài trời khi thời tiết chuyển lạnh.
Nên tắm nước ấm vừa phải và chỉ tắm trong 10 – 15 phút. Tắm quá lâu có thể khiến da khô, bong tróc và tạo điều kiện cho các chất dị ứng xâm nhập.
Giữ vệ sinh răng miệng, bổ sung tỏi, gừng và nghệ vào chế độ dinh dưỡng nhằm hạn chế các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Các bệnh lý này có thể kích thích hệ miễn dịch và bùng phát mề đay trên da.
Không gãi cào lên vùng da nổi mề đay. Ma sát mạnh có thể khiến da chảy máu, xây xước và tăng nguy cơ bội nhiễm.
Khi ngủ nên quàng khăn, mang vớ và đeo bao tay để hạn chế mề đay lan rộng.
Bệnh phong lạnh nổi mề đay thường bùng phát vào giai đoạn chuyển mùa (từ mùa nóng chuyển sang mùa lạnh). Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không tiến hành điều trị và xử lý kịp thời, mề đay có thể lan tỏa rộng, gây ngứa ngáy dữ dội và tiến triển mãn tính. Do đó cần tích cực điều trị, chăm sóc khoa học và chủ động ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bạn đang xem bài viết Cách Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Chưa Từng Thấy trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!