Xem Nhiều 5/2023 #️ Cảnh Báo Xu Hướng Gia Tăng Bệnh Viêm Ruột Mạn Tính Tại Việt Nam # Top 11 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cảnh Báo Xu Hướng Gia Tăng Bệnh Viêm Ruột Mạn Tính Tại Việt Nam # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảnh Báo Xu Hướng Gia Tăng Bệnh Viêm Ruột Mạn Tính Tại Việt Nam mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đó là chia sẻ của TS. Vũ Trường Khanh – Trưởng khoa Tiêu hóa, bệnh viện Bạch Mai tại Hội nghị khoa học tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai – Đại học Nagoya Nhật Bản lần thứ 7 diễn ra tại Hà Nội sáng nay, ngày 14/9/2019.

Nhóm bệnh viêm ruột mạn tính gồm 2 bệnh chính là viêm loét đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây nhóm bệnh này đang có xu hướng gia tăng. Theo TS. Vũ Trường Khanh: Cách đây 20 năm số lượng bệnh nhân đến không nhiều và bệnh cũng không quá nặng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai lúc nào cũng có bệnh nhân điều trị nội trú, chưa kể số lượng điều trị ngoại trú rất nhiều.

Đối với bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu và Crohn có 2 đỉnh tuổi. Đỉnh tuổi rất trẻ là 17,19 đến 25 tuổi. Đỉnh tuổi này hay gặp nhất. Đặc biệt là bệnh Crohn gây ra biến chững gần như “tàn tật” đường tiêu hóa bởi có những người rò ruột, dính ruột, thủng ruột, sau đó bị đi bị lại, không thể làm gì được. Bệnh nhân phải đến với chúng tôi quá nhiều lần. Đỉnh tuổi thứ hai là vào 50,55 đến 60 tuổi. Bệnh khi xuất hiện ở đỉnh tuổi thứ 2 thường không quá nặng như ở đỉnh tuổi thứ nhất.

Thuốc sinh học được chứng minh là rất tốt và trong lâm sang cho thấy với những ca thất bại trong điều trị các thuốc khác thì thuốc sinh học là “cứu cánh”. Với những lỗ rò nếu sử dụng thuốc sinh học thì sẽ nhanh liền hơn, tổn thương ở đại tràng, ruột non sẽ giảm nhanh, đặc biệt các rò quanh hậu môn, trực tràng, hoặc đối với người trẻ tuổi mà bệnh rất nặng thì việc sử dụng thuốc sinh học sẽ mang lại hiệu quả cao, đôi khi có thể tránh được việc phải phẫu thuật. Tuy nhiên, thuốc sinh học có một nhược điểm là khi ta cắt thuốc thì nó lại tái phát và phải điều trị lâu dài.

Hội nghị khoa học tiêu hóa BV Bạch Mai – Đại học Nagoya lần thứ 7 là hoạt động thường niên, thể hiện sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa bệnh viện Bạch Mai và Đại học Nagoya Nhật Bản trong nhiều năm nay.

Khác với mọi năm, Hội nghị năm nay sẽ chia làm 2 phần: một phần cho bác sĩ và một phần cho điều dưỡng. Phần của điều dưỡng chúng tôi tập trung vào các lĩnh vực: chăm sóc người bệnh bởi ngay cả ở các nước phát triển, các sai sót tưởng như rất nhỏ nhặt nhưng khi xảy ra thì lại để lại hậu quả đôi khi rất nghiêm trọng. Với điều dưỡng chuyên ngành tiêu hóa còn có đặc thù là phải chuẩn bị, hướng dẫn cho người bệnh chu đáo, an toàn trước khi thực hiện thủ thuật.

Bài: Mai Thanh/ Ảnh: Thành Dương

Cảnh Báo: Bướu Tuyến Giáp Ác Tính Ngày Càng Tăng Cao Tại Việt Nam

Theo thống kê của Bệnh viện K, tỷ lệ người bệnh mắc bướu tuyến giáp ác tính ở Việt Nam những năm gần đây có dấu hiệu tăng nhanh, trở thành một loại bệnh ung thư phổ biến và trải dài nhiều độ tuổi.

Những con số biết nói về bướu tuyến giáp ác tính ở Việt Nam

Theo Tiến sĩ Ngô Xuân Quý, Trưởng khoa Ngoại đầu cổ, Bệnh viện K cho biết, bướu tuyến giáp ác tính là loại ung thư tuyến nội tiết phổ biến nhất, chiếm đến 90% tỷ lệ mắc bệnh. Đây là một tỷ lệ rất cao. Những năm trở lại đây, số bệnh nhân phải điều trị ung thư tuyến giáp ngày càng tăng cao. Chỉ riêng bệnh viện K hàng năm khám cho khoảng 5.400 ca mắc bướu tuyến giáp ác tính, xếp thứ 9 trong số các ca bệnh ung thư. Riêng trong năm 2019, bệnh viện K đã mổ cho hơn 3000 bệnh nhân có khối u ác tính ở tuyến giáp. Số lượng bệnh nhân năm sau luôn cao hơn năm trước. Con số này đã phản ánh phần nào bệnh ung thư tuyến giáp ở Việt Nam hiện nay.

Nguyên nhân khiến bướu tuyến giáp ác tính tăng cao

Không phải ngẫu nhiên tỷ lệ và số ca mắc bệnh ung thư tuyến giáp lại tăng cao. Nguyên nhân được Tiến sĩ Ngô Xuân Quý phân tích gồm hai nguyên nhân: Thứ nhất nguyên nhân do tỷ lệ các bệnh ung thư khác cũng tăng lên về số ca mắc. Nguyên nhân thứ hai là do chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như các yếu tố khách quan từ môi trường cũng khiến tỷ lệ mắc bệnh tăng lên. Việc nhiễm vi khuẩn, virus thông qua thực phẩm ăn uống hằng ngày cũng khiến số người mắc bệnh bướu ác tuyến giáp không ngừng tăng cao.

Thật đáng mừng là việc chăm sóc sức khỏe ngày càng được người Việt quan tâm. Ngày càng có nhiều người chủ động khám sức khỏe định kỳ đều đặn, tầm soát ung thư giúp việc phát hiện ung thư tuyến giáp nhanh và dễ dàng hơn. Điều này cũng khiến tỷ lệ phát hiện bệnh tăng lên nhưng tỷ lệ tử vong lại giảm đi. Các trang thiết bị phát hiện, chẩn đoán và chữa trị bướu tuyến giáp ác tính cũng ngày càng hiện đại khiến việc phát hiện ung thư tuyến giáp tăng lên.

Điều trị ung thư tuyến giáp ở Việt Nam hiện nay

Thật may mắn là ung thư tuyến giáp không phải loại bệnh ung thư nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tiên lượng ung thư tuyến giáp thuộc loại tốt nhất trong các bệnh ung thư. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể kéo dài thời gian sống của người bệnh trên 5 năm lên đến 90%. Việc điều trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc khá nhiều vào loại bướu tuyến giáp ác tính mắc phải. Có 4 loại gồm:

– Ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm khoảng 70 – 80% tỷ lệ mắc bệnh. Đây là dạng ung thư phát triển chậm, hay xuất hiện di căn hạch ở vùng cổ.

– Ung thư tuyến giáp thể nang chiếm khoảng 10 – 15% tỷ lệ mắc bệnh. Dạng ung thư này tiến triển nhanh hơn, có thể di căn xa ra các cơ quan như phổi và xương.

– Ung thư tuyến giáp thể nang là dạng K giáp ác tính nhất chiếm khoảng 2%. Bệnh tiến triển nhanh và có tỷ lệ tử vong cao.

Hiện nay có 3 phương pháp chính được áp dụng trong điều trị bướu tuyến giáp ác tính gồm:

– Phương pháp phẫu thuật: Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư tuyến giáp. Phẫu thuật thường tốt nhất khi khối u được phát hiện sớm, kích thước còn nhỏ. Khi khối u lớn, chèn ép lên các cơ quan xung quanh việc phẫu thuật sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn. Một số biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật như khàn tiếng, hạ canxi trong máu, ăn uống khó khăn,…

– Điều trị bằng I ốt phóng xạ I-131: Phương pháp này được áp dụng cho bệnh nhân đã cắt hoàn toàn tuyến giáp. Xạ trị bằng I ốt phóng xạ giúp loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại theo nguyên tắc bắt I ốt của tế bào tuyến giáp. Sau điều trị bệnh nhân cần sử dụng hormone tuyến giáp thay thế cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

– Phương pháp hóa trị: Mặc dù hóa trị là biện pháp điều trị ung thư phổ biến nhưng trong điều trị ung thư tuyến giáp, đây là phương pháp ít được sử dụng do bệnh ít đáp ứng với hóa chất.

Có thể khẳng định rằng, việc điều trị bướu tuyến giáp ác tính càng sớm càng tốt. Việc điều trị bệnh sớm không chỉ tăng tiên lượng sống, nâng cao hiệu quả điều trị cũng như hạn chế biến chứng. Chính vì vậy bạn cần có thói quen khám sức khỏe thường xuyên, điều này giúp phát hiện bệnh ung thư tuyến giáp nhanh và chính xác nhất.

Bản quyền thuộc về chúng tôi Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

“Ung Thư Không Phải Án Tử”, Tỷ Lệ Phát Hiện Sớm Ung Thư Tại Việt Nam Đang Có Xu Hướng Gia Tăng

BVK – Theo chúng tôi Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện K cho biết tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tại Việt Nam trong thời gian qua đã tăng lên khoảng 50% so với trước đây chỉ ở mức 20-25%. Thay vì 70% người dân đến khám và phát hiện ở giai đoạn muộn thì nay việc người dân chủ động quan tâm đến sức khỏe của mình và đi khám tầm soát ung thư để nếu phát hiện bệnh cũng ở giai đoạn sớm, đó là tín hiệu đáng mừng. Với bệnh ung thư, việc phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao, tiết kiệm nhiều chi phí. Ngược lại, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì việc điều trị càng trở nên khó khăn, tốn kém về chi phí.

Song song với sự phát triển, tiến bộ y học hiện đại thì nhiều trường hợp người bệnh tiên lượng xấu vẫn được cứu sống

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, cùng với sự tiến bộ của khoa học trong chẩn đoán, điều trị phối hợp điều trị đa mô thức (xạ trị, hóa trị, phẫu trị và điều trị đích) đã khiến nhiều trường hợp người bệnh có thể tử vong gần, thậm chí nhiều trường hợp tiên lượng chắc chắn tử vong vẫn được cứu sống và trở về với cuộc sống.

“Dẫn chứng từ trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị Liên điều trị tại Bệnh viện K. Bệnh nhân mắc ung thư vú giai đoạn muộn di căn toàn thân. Khi mổ lấy con, bệnh nhân rơi vào hôn mê, bệnh tiến triển di căn phổi, não, xương. Nhờ điều trị tích cực, điều trị đa mô thức, người bệnh dần tỉnh lại, sau đó tiếp tục điều trị đích giúp bệnh nhân dần trở về cuộc sống bình thường. Bệnh nhân hầu như không có dấu hiệu của người bị bệnh mà gần như người bình thường. Câu chuyện của chị Liên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gọi là câu chuyện cổ tích giữa đời thường.” – GS Thuấn nhớ lại.

Ca phẫu thuật cho người bệnh Nguyễn Thị Liên

“Thời điểm tiến hành ca mổ, bác sĩ chỉ hy vọng cứu được con. Mục tiêu của gia đình khi đó cũng chỉ mong muốn như vậy, không hy vọng cứu được mẹ. Bác sĩ tiên lượng bệnh rất nặng nhưng còn nước còn tát. Chúng tôi không nghĩ cứu được cả mẹ, lẫn con” – GS. TS. Trần Văn Thuấn chia sẻ.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Liên khỏe mạnh hồi sinh kỳ diệu sau những nỗ lực điều trị của các y bác sĩ Bệnh viện K.

Tỷ lệ phát hiện sớm ung thư và đến khám tầm soát ung thư có dấu hiệu gia tăng

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng cho biết, theo thống kê nhờ tăng cường tuyên truyền phòng chống ung thư mà từng bước tỷ lệ phát hiện sớm ung thư đã được nâng lên tại Bệnh viện K cũng như tại các cơ sở ung thư khác. Hiện chưa có thống kê tổng thể về tỷ lệ phát hiện sớm cho các loại ung thư nói chung. Tùy thuộc từng loại bệnh ung thư mà có tỷ lệ phát hiện sớm khác nhau. Chẳng hạn, đa số người bệnh ung thư phổi thường phát hiện muộn. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ này tăng lên khoảng 50% so với ngày trước chỉ 20-25%.

“Đây là con số rất ngoạn mục nhờ tuyên truyền phòng bệnh và ý thức của người dân từng bước đã nâng cao lên”- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Tại Bệnh viện K thời gian qua, số lượng người dân chủ động đến khám tầm soát ung thư đã tăng lên, đặc biệt người dân dành nhiều sự quan tâm chủ động tầm soát ung thư đường tiêu hóa như dạ dày, đại trực tràng; ung thư tuyến giáp; chị em quan tâm nhiều đến ung thư vú; cổ tử cung. Điều đó cho thấy bệnh ung thư đã trở thành mối quan tâm và lo lắng của nhiều người, từ đó dần hình thành thói quen kiểm tra sức khỏe để chủ động loại trừ khẳ năng mắc bệnh.

Phát hiện ung thư càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản

Lấy ví dụ với bệnh lý ung thư dạ dày, theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, 5 năm trở về trước, số bệnh nhân ung thư dạ dày đến bệnh viện ở giai đoạn sớm (chỉ cần mổ cắt hớt niêm mạc dạ dày) chỉ khoảng 2-3 trường hợp mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay con số này đã tăng lên hàng trăm ca. Điều này cho thấy người dân ý thức tốt hơn. Họ đi khám bệnh ngay cả khi không có triệu chứng. Qua đó chúng tôi kiểm tra và soi dạ dày, phát hiện sớm tổn thương ung thư. Việc điều trị rất đơn giản, chỉ cắt hớt niêm mạc, không phải mổ mở, mổ nội soi, bệnh sẽ được chữa khỏi.

Theo chuyên gia, tỷ lệ chữa khỏi ung thư cao hay thấp tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm hay muộn là chính. Thứ hai, khả năng sống thêm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn bệnh, thể mô hợp, sự đáp ứng trong điều trị…

Phát hiện càng sớm ung thư thì việc điều trị càng đơn giản, nếu phát hiện bệnh muộn thì phải phối hợp nhiều mô thức. Chẳng hạn, với ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì bệnh nhân chỉ cần được khoét chóp là khỏi, chi phí điều trị đơn giản, rẻ tiền. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật vừa phải xạ trị, chi phí tốn kém, điều trị phức tạp hơn.

Khi đó, khả năng sống thêm của bệnh nhân cũng giảm xuống. Khi phát hiện bệnh giai đoạn 2-3, ước tính tỷ lệ sống thêm sau 5 năm của người bệnh là 60%. Thậm chí nếu muộn hơn, khi ung thư đã di căn rồi, biện pháp cuối cùng là dùng thuốc, không xạ trị, không mổ xẻ được, phối hợp nhiều thuốc thì tỷ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho rằng để nâng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm, nâng tỷ lệ chữa thành công bệnh ung thư trong thời gian tới thì bảo hiểm y tế cần vào cuộc, có thể chi trả chi phí sàng lọc một số bệnh ung thư thường gặp. Khoảng hơn 300.000 người Việt Nam đang phải chiến đấu với ung thư, năm 2018 có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân tử vong. Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi.

Chuyên gia khuyến cáo, từ tuổi 40 trở lên ở cả hai giới nam nữ có sự gia tăng tỷ lệ ung thư nên cần tầm soát. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp giúp bệnh nhân có thể khỏi bệnh, sống khỏe mạnh lâu dài.

Cảnh Báo Ung Thư Vùng Hàm Mặt Gia Tăng

Theo chuyên gia, ung thư hàm mặt chia làm hai loại: Biểu mô và tổ chức liên kết. Với đa phần bệnh, đặc biệt ung thư biểu mô, phẫu thuật là chỉ định số một.

Các chuyên gia đang phẫu thuật cho bệnh nhân bị ung thư vùng hàm mặt.

Theo bác sỹ Văn, 80% trường hợp nếu được chỉ định phẫu thuật là tốt nhất, trừ những người quá nặng hoặc đã di căn.

“Phẫu thuật có thể chữa khỏi bệnh đến 90- 95%. Kể cả những bệnh nhân ở giai đoạn 2, 3, khi được cắt bỏ, tình trạng cũng rất tốt”, bác sỹ Văn khẳng định.

Để điều trị, bác sỹ sẽ cắt rộng tối đa vùng có khối u của bệnh nhân, vét hạch phòng chống di căn. Bệnh nhân có thể khỏi bệnh mà không cần các biện pháp điều trị tiếp theo.

Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có thể tầm soát bệnh bằng các biện pháp khác như xạ, hóa trị sau khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, tbeo chuyên gia hiện nhiều người tìm kiếm những cách chữa bệnh phản khoa học như đắp, uống nước lá, bôi kem.

Khoa Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt mỗi tuần thường tiếp nhận 4-5 bệnh nhân do biến chứng của hóa, xạ trị ung thư vùng mặt. Người bệnh bị hoại tử vùng xương hàm, chảy máu không cầm, suy kiệt cơ thể.

Theo bác sỹ Nguyễn Hồng Nhung, người chuyên thực hiện các ca vi phẫu tại khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình chia sẻ đối với ung thư hàm mặt, chỉ có phẫu thuật mới cứu được bệnh nhân.

Thông thường, việc cắt những khối u trên vùng mặt cho bệnh nhân sẽ để lại khuyết hổng rất lớn, khiến họ mất đi vẻ ngoài bình thường, thậm chí không còn các chức năng quan trọng vùng mặt. Điều đó đòi hỏi bác sỹ phải tái tạo giúp bệnh nhân. Hiện vi phẫu là cách duy nhất có thể làm được điều này.

“Một số bệnh nhân phải cắt bỏ hoàn toàn vùng trong miệng lẫn xương hàm. Sau đó, chúng tôi dùng vạt xương và da để tái tạo lại bộ phận trong miệng và xương”, bác sỹ Nhung kể.

Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt khối ung thư sẽ được tiếp tục theo dõi và điều trị bổ trợ. “Chúng tôi sẽ theo dõi trong 5 năm. Sau thời gian này, bệnh nhân không tái phát có thể tính là đã khỏi”, bác sỹ Nhung cho hay.

Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm của ung thư vùng hàm mặt, các chuyên gia của Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương khuyến cáo người dân khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường trên vùng hàm mặt cần tới cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

D.Ngân

Bạn đang xem bài viết Cảnh Báo Xu Hướng Gia Tăng Bệnh Viêm Ruột Mạn Tính Tại Việt Nam trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!