Xem Nhiều 5/2023 #️ Chẩn Đoán Khối U Gan Ác Tính Trên Cắt Lớp Vi Tính # Top 12 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 5/2023 # Chẩn Đoán Khối U Gan Ác Tính Trên Cắt Lớp Vi Tính # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chẩn Đoán Khối U Gan Ác Tính Trên Cắt Lớp Vi Tính mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các khối u gan nguyên phát triển từ các thành phần của nhu mô gan bao gồm các khối u biểu mô: ung thư tế bào gan (carcinome hépatocellulaire, CHC), ung thư tế bào gan dạng xơ lá (carcinome fibolamellaire hépatocellulaire, CFLHC) là những khối u có nguồn gốc tế bào gan; ung thư tế bào đường mật trong gan (Carcinome cholangiocellulaire intraépatique) có nguồn gốc từ tế bào đường mật; ung thư hỗn hợp (cholangio-hépatocarcinome). Các khối u phát triển từ trung mô thường hiếm, bao gồm các khối u mạch máu (angiosarcome, hémangio-endothélio-sarcome) u tế bào kuppfer (kuppferome). Ngoài ra có thể gặp u nguyên bào gan (hépatobalastome) u cơ trơn (leiomyosarcome) hoặc u cơ vân (rhabdomyosarcome).

1. Các khối u biểu mô ác tính

1.1.Ung thư tế bào gan (CHC)

1.1.1. Đại cương

CHC chiếm khoảng 95% các khối u gan ác tính. Tỷ lệ mác bệnh ở châu âu thấp hơn nhiều so với châu á và châu Phi. Nam nhiều hơn nữ (châu âu 3/1, Việt nam 5/1).

ở Việt nam theo thông kê của Tôn Thất Tùng từ năm 1955-1961 trong số 5429 trường hợp ung thư có 159 ung thư gan (2,9%), từ năm 1962-1968 791/7911 trường hợp ung thư (10%). Trong một nghiên cứu trên những người có nguy cơ cao, Hoàng Kỷ, Nguyễn Duy Huề cho thấy tỷ lệ ung thư gan ở nhóm người này là 18/438 (4,1%) và đa số ung thư phát triển trên nền xơ gan.

Về mặt đại thể CHC có 4 thể: thâm nhiễm đám, thể khối (hay gặp) thể phối hợp và thể lan toả. Khối thường nhiễm mỡ, hoại tử, xơ và vôi hoá. CHC được tưới máu từ hệ thống động mạch gan. Nó thâm nhiễm một cách nhanh chóng vào các cấu trúc tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch gan. CHC có thể có một khối đơn độc hoặc nhiều khối; Theo một nghiên cứu trên 333 trường hợp CHC tại bệnh viện Việt Đức của Hoàng Kỷ, Nguyễn Duy Huề cho thấy 55,5% có nhiều ổ, 44,5 có một ổ, gan phải nhiều hơn gan trái (64,3%), cả hai gan chỉ chiếm 1,1%. Cũng theo nghiên cứu này cho thấy loại nhiều khối nhỏ dưới 3cm chiếm 12,4%, từ 3-10cm 64% và trên 10cm là 23,4%. U có hoại tử chiếm 17,1% và huyết khối tĩnh mạch cửa là 6,6%.

Vấn đề chẩn đoán sớm được đặt ra cho tất cả những bệnh nhân có bệnh gan mãn tính bàng cách theo dõi siêu âm và định lượng ỏFP. ỏFP tăng trong 60-70% các trường hợp CHC. Đây là một dấu hiêu đặc hiệu cho chẩn đoán CHC nó không tăng ở người bình thương và các loại u khác, trừ teratoblastome tinh hoàn.

1.1.2. Hình ảnh cắt lớp vi tính Hình ảnh trực tiếp của khối u

Giá trị chẩn đoán Ung thư tế bào gan của chụp cắt lớp vi tính tương đương với siêu âm với độ nhạy khoảng 90%. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của ung thư tế bào gan rất thay đổi: Một khối duy nhất (50%), nhiều khối (16-20%) hoặc lan toả(30-35%).

Thăm khám cắt lớp vi tính được tiến hành một cách bắt buộc trước và sau khi tiêm thuốc cản quang. Trên các lớp cắt không tiêm thuốc cản quang khối u thường giảm tỷ trọng (30-50UH) có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất với những vùng dịch do hoại tử và những vùng thoái hoá mỡ. Rất hiếm thấy khối u tế bao gan ác tính đồng tỷ trọng với nhu mô gan, lúc này sự phát hiện khối u phải dựa vào sự biến dạng của bờ gan và sự đè đẩy vào các mạch máu xunh quanh khối u. Đôi khi trong khối có những vùng tăng tỷ trọng tự nhiên do chảy máu hoặc các nốt vôi hoá nhỏ rải rác (15-25%) hoặc nốt vôi hoá lớn.

Ngoài kỹ thuật tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch nhanh như đã trình bày ở phần kỹ thuật chung; kỹ thuật tiêm tĩnh mạch nhanh, lần 2, với khoảng 60ml thuốc cản quang với lớp cắt khu trú vào khối u hoặc vào vùng rốn gan nhằm mục đích nghiên cứu cấp máu động mạch và hệ thống cửa được nhiều tác giả đáng giá cao trong thăm khám ung thư tế bào gan. Thì động mạch (thì động mạch chủ cản quang) khối u tăng cấp mạch với các mạch máu tân tạo và những động mạch không điển hình, những vùng vô mạch tương ứng với tổn thương hoại tử. Thì tĩnh mạch cửa tổn thương trở nên giảm tỷ trọng so với nhu mô gan xung quanh với một vòng tăng tỷ trọng xung quanh khối bao gồm nhiều mạch mà ở đó máu lưu thông chậm. Tuy nhiên, hình ảnh này cũng có thể gặp trong một số khối u lành tính và nó không đặc hiệu cho u tế bào gan ác tính. U tế bào gan ác tính cũng có thể trở nên đồng tỷ trọng hoặc vẫn tăng tỷ trọng nếu nó có nhiều tổ chức liên kết giữ chất thuốc quang.

Kỹ thuật chuyền tĩnh mạch không được áp dụng trong trường hợp này vì có nguy cơ làm mất hình ảnh khối u giảm tỷ trọng trước khi tiêm.

Hình ảnh lan rộng của khối u

Tắc tĩnh mạch cửa là một chứng cứ quan trọng để chẩn đoán u tế bào gan ác tính trước mộ khối u gan. Khối u ác tính có xu hướng xâm lấn các tĩnh mạch cửa bắt đầu từ các nhánh hạ phân thuỳ, nhánh phân thuỳ, thuỳ và sau cùng đến thân tĩnh mạch. Hình ảnh cắt lớp vi tính của tắc tĩnh mạch cửa gồm 4 dấu hiệu:

-Thấy trực tiếp các nụ giảm tỷ trọng (20-30 UH) sùi vào trong lòng tĩnh mạch kèm theo nhánh tĩnh mạch cửa thượng lưu giãn. Các nụ sùi này không cản quang sau khi tiêm thuốc, nhưng người ta thường thấy các dải tăng tỷ trọng quanh tĩnh mạch cửa kéo dài tương ứng với sự hiện rõ hơn của thành tĩnh mạch và nhất là sự cản quang của các mạch của mạch.

-Không thấy một nhánh của tĩnh mạch cửa, khối u phá huỷ hoan toàn thành của tĩnh mạch. Người ta có thể thấy trên đường đi của nhánh tĩnh mạch này sự tăng cường mạng lưới động mạch nhỏ và bắt thuốc kéo dài tới thì tĩnh mạch cửa.

-Cả một thuỳ giảm tỷ trọng đồng nhất ở thì trước khi tiêm thuốc cản quang vì 2 lý do: khối u giảm tỷ trọng đồng thời nhu mô gan quanh khối u cũng giảm tỷ trọng vì thiếu cấp máu của tĩnh mạch cửa.

-Sự bất thường về tưới máu của vùng quanh khối u:Khi tĩnh mạch cửa bị tắc, nhu mô gan chỉ được cấp máu duy nhất bởi động mạch gan vì thế lưu lượng động mạch này tăng. Vì vậy, sau khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch có thể thấy sự tăng tỷ trọng nhất thời trong vùng nhu mô gan “lành” quanh khối u ở thì động mạch.

Thông động-tĩnh mạch cửa: trên chụp cắt lớp vi tính thấy cản quang đồng thời tĩnh mạch cửa và động mạch chủ ở thì động mạch, trong khi tĩnh mạch cửa chưa cản quang.

Thâm nhiễm tĩnh mạch gan: hiếm gặp hơn. Chụp cắt lớp vi tính có hình giảm tỷ trọng trong lòng tĩnh mạch gan và giản tĩnh mạch phía thượng lưu. Hội chứng Budd-Chiari có thể gặp do thâm nhiễm hay chèn ép tĩnh mạch gan nhưng hay gặp hơn là hình ảnh thâm nhiễm một phần tĩnh mạch gan.

Ngoài ra, CT còn cho phép phát hiện huyết khối tĩnh mạch chủ dưới, hạch to, có hay không tổn thương cơ hoành, cơ thành bụng, và tổn thương các cơ quan lân cận.

(carcinome fibolamellaire hépatocellulaire, CFLHC)

Ung thư tế bào xơ dẹt hiếm gặp, 500lần thấp hơn CHC, thường gặp ở trẻ em, tuổi vi thành niên và người trẻ: 90% các trương hợp dưới 25tuổi. CFLHC thường xuất hiện trên gan lành không có các bệnh lý mãn tính (xơ gan, viêm gan B, C). Nam bị bệnh cao hơn nữ. Lâm sàng thường biểu hiện gan to, khối sờ thấy trên 50% các trường hợp, thăm khám cho thấy khối sờ thấy lớn nhưng thể tạng bệnh nhân ít bị ảnh hưởng. Các xét nghiệm cận lâm sàng không đặc hiệu, ỏFP bình thường trong 90% các trường hợp.

CT cho thấy khối giới hạn rõ, giảm tỷ trọng và bắt thuốc cản quang rất thay đổi sau khi tiêm thuốc cản quang. Hai dấu hiệu có thể hướng tới chẩn đoán là vôi hoá trung tâm và các dải giảm tỷ trọng do xơ hoá. Tuy nhiên, dấu hiệu thứ hai cũng có thể thấy trong các khối phì đại khu trú thể nốt. Ung thư tế bào xơ dẹt là một ung thư tiến triển chậm, thời gian sống trung bình có thể 2 năm sau khi có triệu chứng. Tuy nhiên nó có thể di căn tới phổi, hạch, phúc mạc.

1.3. Ung thư đường mật trong gan (Carcinome cholangiocellulaire intrahéptique)

1.3.1. Đại cương.

Ung thư đường mật trong gan hay ung thư đường mật ngoại vi là khối u hiếm gặp nó có nguồn gốc các tế bào biểu mô đường mật trong gan. Nó ít gặp hơn nhiều so với ung thư đường mật ngoài gan hoặc túi mật. Nó chiếm khoảng 10% các khối u gan nguyên phát.

Về mặt lâm sàng, ung thư đường mật trong gan cũng giống như tất cả các khối u ở gan như đau hạ sườn phải, muộn hơn có thể sờ thấy khối ổ bụng, vàng da rất hay gặp. Các xét nghiệm sinh học cho thấy dấu hiệu tắc mật, kháng nguyên kháng ung thư bào thai tăng (antigène carcino-embryonnaire) trong khoảng 70%

Tiên lượng của ung thư đường mật trong gan rất xấu. Sự lan rộng sang tổ chức lân cận rất nhanh theo đường bạch huyết, phúc mạc, các tạng trong ổ bụng, hiếm hơn có thể di căn tới xương và da. Thời gian sống trung bình là 6-7 tháng.

Hình ảnh cắt lớp vi tính: thường không đặc hiệu. Trước khi tiêm thuốc cản quang khối có thể hơi giảm tỷ trọng hơn nhu mô gan xung quanh và tăng tỷ trọng rất ít sau khi tiêm. Đường mật trong gan trước khối u có thể giãn.

Rất ít gặp. Các khối u trung mô ác tính hay gặp là u máu ác tính và u máu nội mô.

2.1. U máu ác tính (angiosarcome)

U máu ác tính gan là khối u phát từ tế bào nội mô vùng xoang gan, thường gặp ở người già 50-70 tuổi, nam nhiều hơn nữ (3/1). Hình ảnh cắt lớp vi tính trước khi tiêm thuốc cản quang là hình khối không đồng nhất, sau khi tiêm bắt thuốc cản quang ở vùng ngoại vi dạng “hồ” ở thì động mạch và vùng trung tâm ngoèo mạch do hoại tử trong khối u.

2.2. U nội mô mạch máu dạng biểu mô (Hémangio-endothéliome épithélioide).

Là khối u phát triển từ tế bào nội mô của xoang gan, nhưng ở dạng tế bào biểu mô. Loại u này hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% các khối u nguyên phát của gan, thường gặp ở người trẻ nữ nhiều hơn nam. Khối tiến triển chậm. Phát hiện ở một người trẻ, thể tạng tốt nhưng khối u ở gan có kích thước lớn, có nhiều vôi hoá, ít mạch máu có ý nghĩa gợi ý một u nội mô mạch máu dạng biểu mô.

Hình ảnh cắt lớp vi tính: Trước khi tiêm thuốc cản quang khối biêu hiên bằng tổn thương giảm tỷ trong có kích thước thay đổi từ 1-10cm. Rất hay gặp vôi hoá trong khối (khoảng 3/4 các trường hợp). Sau khi tiêm khối bắt thuốc yếu ở vùng ngoại vi .

2.3. U tuyến dạng nang (cystadénocarcinome).

Rất hiếm, biểu hiện dưới dạng tổn thương nang nhiều vách ngăn giàu mạch máu. Trên CT cho thấy tổn thương là khối nang thành dày có các nụ sùi tổ chức.

2.4. U bạch huyết bào (lymphomes) nguyên phát ở gan

Hiếm nhưng thường thứ phát sau u hạch Hodgkin hoặc không hodkin. Thể nốt được biểu hiện trên phim cắt lớp vi tính bằng những tổn thương tròn giảm tỷ trọng (15-30 UH), có thể nằm sát bờ gan nhưng không làm thay đổi bờ gan. Vôi hoá hoặc hoại tử hiếm gặp. Sau khi tiêm thuốc cản quang các nốt vẫn giản tỷ trọng và trở nên đồng tỷ trọng ở những lát cắt muộn.

Thể thâm nhiễm hiếm gặp hơn và rất khó chẩn đoán bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Trước khi tiêm chỉ thấy gan to, đều và sau khi tiêm ở thì chụp rất sớm có thể thấy hình ảnh không đồng đều của gan. Chẩn đoán thường phải dựa vào chọc sinh thiết.

Khoảng 40% các khối u ác tính có thể di căn gan, trong đó 95% các khối nguyên phát thuộc hệ thống vùng lấy máu của hệ thống cửa (dạ dày, ruột non, đại tràng, tuỵ và đường mật). Ngoài ra các khối u nguyên phát có thể là vú, phổi, tuyến giáp, các cơ quan sinh dục-tiết niệu. Độ nhạy của cắt lớp vi tính tương đương với siêu âm và đạt khoảng 90% theo một số tác giả. Chụp cắt lớp vi tính thường được tiến hành sau khi siêu âm gặp khó khăn trong chẩn đoán.

Trước khi tiêm thuốc cản quang: Tổn thương biểu hiện bằng những nốt giới hạn rõ, giảm tỷ trọng (20-45UH). Trung tâm có thể có những vùng tỷ trọng dịch trong trường hợp hoại tử từng phần và đôi khi tạo nên hình ảnh nang. Nang di căn thường có thành dày không đều và có các vách ngăn. Di căn dạng nang thường gặp do di căn của u cơ trơn ác tính của ống tiêu hoá, ung thư biểu mô, ung thư da, ung thư đại tràng hoặc buồng trứng.

Di căn có thể biểu hiện tăng tỷ trọng tự nhiên nếu có chảy máu trong khối hoặc do nhu mô gan nhiễm mỡ. Vôi hoá ít gặp và có thể thấy trong các khối di căn có chảy máu cũ hoặc hoại tử. Các di căn của ung thư đại tràng tiết dịch nhầy thường hay bị vôi hoá.

Sau khi tiêm thuốc can quang: Hình ảnh hay gặp là một vùng trung tâm giảm tỷ trọng được bao quanh bởi vòng tăng tỷ trọng ở thì động mạch và kéo dài tới thì tĩnh mạch cửa. Hiếm hơn, khối di căn có thể bắt thuốc đồng nhất hoặc thậm chí không bắt thuốc. Một thể di căn đặc biệt bắt thuốc cản quang giống u máu đó là bắt thuốc vùng ngoại vi vào trung tâm và sau đó trở nên đồng nhất.

Các kỹ thuật khác như chụp cắt lớp vi tính động mạch hoặc chụp cắt lớp vi tính tĩnh mạch cửa hoặc tiêm động mạch iodolipide cho phép làm tăng dộ nhạy của chụp cắt lớp vi tính trong phát hiện di căn gan.

Các Khối U Gan Ác Tính

Các khối u gan ác tính

Tuỳ thuộc nguồn gốc các khối u gan ác tính được chia thành u gan nguyên phát và di căn gan. Các khối u gan nguyên phát triển từ các thành phần của nhu mô gan bao gồm các khối u biểu mô: ung thư tế bào gan (carcinome hépatocellulaire, CHC), ung thư tế bào gan dạng xơ lá (carcinome fibolamellaire hépatocellulaire, CFLHC) là những khối u có nguồn gốc tế bào gan; ung thư tế bào đường mật trong gan (Carcinome cholangiocellulaire intraépatique) có nguồn gốc từ tế bào đường mật; ung thư hỗn hợp (cholangio-hépatocarcinome). Các khối u phát triển từ trung mô thường hiếm, bao gồm các khối u mạch máu (angiosarcome, hémangio-endothéliosarcome) u tế bào kuppfer (kuppferome). Ngoài ra có thể gặp u nguyên bào gan (hépatobalastome) u cơ trơn (leiomyosarcome) hoặc u cơ vân (rhabdomyosarcome).

Các khối u biểu mô ác tính

Ung thư tế bào gan (CHC)

Đại cương

CHC chiếm khoảng 95% các khối u gan ác tính. Tỷ lệ mác bệnh ở châu âu thấp hơn nhiều so với châu á và châu Phi. Nam nhiều hơn nữ (châu âu 3/1, Việt nam 5/1).

Ở Việt nam theo thông kê của Tôn Thất Tùng từ năm 1955-1961 trong số 5429 trường hợp ung thư có 159 ung thư gan (2,9%), từ năm 1962-1968 791/7911 trường hợp ung thư (10%). Trong một nghiên cứu trên những người có nguy cơ cao, Hoàng Kỷ, Nguyễn Duy Huề cho thấy tỷ lệ ung thư gan ở nhóm người này là 18/438 (4,1%) và đa số ung thư phát triển trên nền xơ gan.

Về mặt đại thể CHC có 4 thể: thâm nhiễm đám, thể khối (hay gặp) thể phối hợp và thể lan toả. Khối thường nhiễm mỡ, hoại tử, xơ và vôi hoá. CHC được tưới máu từ hệ thống động mạch gan. Nó thâm nhiễm một cách nhanh chóng vào các cấu trúc tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch gan. CHC có thể có một khối đơn độc hoặc nhiều khối; Theo một nghiên cứu trên 333 trường hợp CHC tại bệnh viện Việt Đức của Hoàng Kỷ, Nguyễn Duy Huề cho thấy 55,5% có nhiều ổ, 44,5 có một ổ, gan phải nhiều hơn gan trái (64,3%), cả hai gan chỉ chiếm 1,1%. Cũng theo nghiên cứu này cho thấy loại nhiều khối nhỏ dưới 3cm chiếm 12,4%, từ 3-10cm 64% và trên 10cm là 23,4%. U có hoại tử chiếm 17,1% và huyết khối tĩnh mạch cửa là 6,6%.

Vấn đề chẩn đoán sớm được đặt ra cho tất cả những bệnh nhân có bệnh gan mãn tính bàng cách theo dõi siêu âm và định lượng (FP. (FP tăng trong 60-70% các trường hợp CHC. Đây là một dấu hiêu đặc hiệu cho chẩn đoán CHC nó không tăng ở người bình thương và các loại u khác, trừ teratoblastome tinh hoàn.

Hình ảnh cắt lớp vi tính

Hình ảnh trực tiếp của khối u

Giá trị chẩn đoán Ung thư tế bào gan của chụp cắt lớp vi tính tương đương với siêu âm với độ nhạy khoảng 90%. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của ung thư tế bào gan rất thay đổi: Một khối duy nhất (50%), nhiều khối (16-20%) hoặc lan toả(30- 35%).

Thăm khám cắt lớp vi tính được tiến hành một cách bắt buộc trước và sau khi tiêm thuốc cản quang. Trên các lớp cắt không tiêm thuốc cản quang khối u thường giảm tỷ trọng (30-50UH) có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất với những vùng dịch do hoại tử và những vùng thoái hoá mỡ. Rất hiếm thấy khối u tế bao gan ác tính đồng tỷ trọng với nhu mô gan, lúc này sự phát hiện khối u phải dựa vào sự biến dạng của bờ gan và sự đè đẩy vào các mạch máu xunh quanh khối u. Đôi khi trong khối có những vùng tăng tỷ trọng tự nhiên do chảy máu hoặc các nốt vôi hoá nhỏ rải rác (15-25%) hoặc nốt vôi hoá lớn.

Ngoài kỹ thuật tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch nhanh như đã trình bày ở phần kỹ thuật chung; kỹ thuật tiêm tĩnh mạch nhanh, lần 2, với khoảng 60ml thuốc cản quang với lớp cắt khu trú vào khối u hoặc vào vùng rốn gan nhằm mục đích nghiên cứu cấp máu động mạch và hệ thống cửa được nhiều tác giả đáng giá cao trong thăm khám ung thư tế bào gan. Thì động mạch (thì động mạch chủ cản quang) khối u tăng cấp mạch với các mạch máu tân tạo và những động mạch không điển hình, những vùng vô mạch tương ứng với tổn thương hoại tử. Thì tĩnh mạch cửa tổn thương trở nên giảm tỷ trọng so với nhu mô gan xung quanh với một vòng tăng tỷ trọng xung quanh khối bao gồm nhiều mạch mà ở đó máu lưu thông chậm. Tuy nhiên, hình ảnh này cũng có thể gặp trong một số khối u lành tính và nó không đặc hiệu cho u tế bào gan ác tính. U tế bào gan ác tính cũng có thể trở nên đồng tỷ trọnghoặc vẫn tăng tỷ trọng nếu nó có nhiều tổ chức liên kết giữ chất thuốc quang.

Kỹ thuật chuyền tĩnh mạch không được áp dụng trong trường hợp này vì có nguy cơ làm mất hình ảnh khối u giảm tỷ trọng trước khi tiêm.

Hình ảnh lan rộng của khối u

Tắc tĩnh mạch cửa là một chứng cứ quan trọng để chẩn đoán u tế bào gan ác tính trước mộ khối u gan. Khối u ác tính có xu hướng xâm lấn các tĩnh mạch cửa bắt đầu từ các nhánh hạ phân thuỳ, nhánh phân thuỳ, thuỳ và sau cùng đến thân tĩnh mạch. Hình ảnh cắt lớp vi tính của tắc tĩnh mạch cửa gồm 4 dấu hiệu:

Thấy trực tiếp các nụ giảm tỷ trọng (20-30 UH) sùi vào trong lòng tĩnh mạch kèm theo nhánh tĩnh mạch cửa thượng lưu giãn. Các nụ sùi này không cản quang sau khi tiêm thuốc, nhưng người ta thường thấy các dải tăng tỷ trọng quanh tĩnh mạch cửa kéo dài tương ứng với sự hiện rõ hơn của thành tĩnh mạch và nhất là sự cản quang của các mạch của mạch.

Không thấy một nhánh của tĩnh mạch cửa, khối u phá huỷ hoan toàn thành của tĩnh mạch. Người ta có thể thấy trên đường đi của nhánh tĩnh mạch này sự tăng cường mạng lưới động mạch nhỏ và bắt thuốc kéo dài tới thì tĩnh mạch cửa.

Cả một thuỳ giảm tỷ trọng đồng nhất ở thì trước khi tiêm thuốc cản quang vì 2 lý do: khối u giảm tỷ trọng đồng thời nhu mô gan quanh khối u cũng giảm tỷ trọng vì thiếu cấp máu của tĩnh mạch cửa.

Sự bất thường về tưới máu của vùng quanh khối u:Khi tĩnh mạch cửa bị tắc, nhu mô gan chỉ được cấp máu duy nhất bởi động mạch gan vì thế lưu lượng động mạch này tăng. Vì vậy, sau khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch có thể thấy sự tăng tỷ trọng nhất thời trong vùng nhu mô gan “lành” quanh khối u ở thì động mạch.

Thông động-tĩnh mạch cửa: trên chụp cắt lớp vi tính thấy cản quang đồng thời tĩnh mạch cửa và động mạch chủ ở thì động mạch, trong khi tĩnh mạch cửa chưa cản quang.

Thâm nhiễm tĩnh mạch gan: hiếm gặp hơn. Chụp cắt lớp vi tính có hình giảm tỷ trọng trong lòng tĩnh mạch gan và giản tĩnh mạch phía thượng lưu. Hội chứng Budd-Chiari có thể gặp do thâm nhiễm hay chèn ép tĩnh mạch gan nhưng hay gặp hơn là hình ảnh thâm nhiễm một phần tĩnh mạch gan.

Ngoài ra, CT còn cho phép phát hiện huyết khối tĩnh mạch chủ dưới, hạch to, có hay không tổn thương cơ hoành, cơ thành bụng, và tổn thương các cơ quan lân cận.

Ung thư tế bào gan dạng xơ lá (carcinome fibolamellaire hépatocellulaire, CFLHC)

Ung thư tế bào xơ dẹt hiếm gặp, 500lần thấp hơn CHC, thường gặp ở trẻ em, tuổi vi thành niên và người trẻ: 90% các trương hợp dưới 25tuổi. CFLHC thường xuất hiện trên gan lành không có các bệnh lý mãn tính (xơ gan, viêm gan B, C). Nam bị bệnh cao hơn nữ. Lâm sàng thường biểu hiện gan to, khối sờ thấy trên 50% các trường hợp, thăm khám cho thấy khối sờ thấy lớn nhưng thể tạng bệnh nhân ít bị ảnh hưởng. Các xét nghiệm cận lâm sàng không đặc hiệu, (FP bình thường trong 90% các trường hợp.

CT cho thấy khối giới hạn rõ, giảm tỷ trọng và bắt thuốc cản quang rất thay đổi sau khi tiêm thuốc cản quang. Hai dấu hiệu có thể hướng tới chẩn đoán là vôi hoá trung tâm và các dải giảm tỷ trọng do xơ hoá. Tuy nhiên, dấu hiệu thứ hai cũng có thể thấy trong các khối phì đại khu trú thể nốt. Ung thư tế bào xơ dẹt là một ung thư tiến triển chậm, thời gian sống trung bình có thể 2 năm sau khi có triệu chứng. Tuy nhiên nó có thể di căn tới phổi, hạch, phúc mạc.

Ung thư đường mật trong gan (Carcinome cholangiocellulaire intrahéptique)

Đại cương.

Ung thư đường mật trong gan hay ung thư đường mật ngoại vi là khối u hiếm gặp nó có nguồn gốc các tế bào biểu mô đường mật trong gan. Nó ít gặp hơn nhiều so với ung thư đường mật ngoài gan hoặc túi mật. Nó chiếm khoảng 10% các khối u gan nguyên phát.

Về mặt lâm sàng, ung thư đường mật trong gan cũng giống như tất cả các khối u ở gan như đau hạ sườn phải, muộn hơn có thể sờ thấy khối ổ bụng, vàng da rất hay gặp. Các xét nghiệm sinh học cho thấy dấu hiệu tắc mật, kháng nguyên kháng ung thư bào thai tăng (antigène carcino-embryonnaire) trong khoảng 70%

Tiên lượng của ung thư đường mật trong gan rất xấu. Sự lan rộng sang tổ chức lân cận rất nhanh theo đường bạch huyết, phúc mạc, các tạng trong ổ bụng, hiếm hơn có thể di căn tới xương và da. Thời gian sống trung bình là 6-7 tháng.

Hình ảnh cắt lớp vi tính: thường không đặc hiệu. Trước khi tiêm thuốc cản quang khối có thể hơi giảm tỷ trọng hơn nhu mô gan xung quanh và tăng tỷ trọng rất ít sau khi tiêm. Đường mật trong gan trước khối u có thể giãn.

Các khối u trung mô ác tính

Rất ít gặp. Các khối u trung mô ác tính hay gặp là u máu ác tính và u máu nội mô.

U máu ác tính (angiosarcome)

U máu ác tính gan là khối u phát từ tế bào nội mô vùng xoang gan, thường gặp ở người già 50-70 tuổi, nam nhiều hơn nữ (3/1). Hình ảnh cắt lớp vi tính trước khi tiêm thuốc cản quang là hình khối không đồng nhất, sau khi tiêm bắt thuốc cản quang ở vùng ngoại vi dạng “hồ” ở thì động mạch và vùng trung tâm ngoèo mạch do hoại tử trong khối u.

U nội mô mạch máu dạng biểu mô

(Hémangio-endothéliome épithélioide).

Là khối u phát triển từ tế bào nội mô của xoang gan, nhưng ở dạng tế bào biểu mô. Loại u này hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% các khối u nguyên phát của gan, thường gặp ở người trẻ nữ nhiều hơn nam. Khối tiến triển chậm. Phát hiện ở một người trẻ, thể tạng tốt nhưng khối u ở gan có kích thước lớn, có nhiều vôi hoá, ít mạch máu có ý nghĩa gợi ý một u nội mô mạch máu dạng biểu mô.

Hình ảnh cắt lớp vi tính: Trước khi tiêm thuốc cản quang khối biêu hiên bằng tổn thương giảm tỷ trong có kích thước thay đổi từ 1-10cm. Rất hay gặp vôi hoá trong khối (khoảng 3/4 các trường hợp). Sau khi tiêm khối bắt thuốc yếu ở vùng ngoại vi .

U tuyến dạng nang (cystadénocarcinome).

Rất hiếm, biểu hiện dưới dạng tổn thương nang nhiều vách ngăn giàu mạch máu. Trên CT cho thấy tổn thương là khối nang thành dày có các nụ sùi tổ chức.

U bạch huyết bào (lymphomes) nguyên phát ở gan

Hiếm nhưng thường thứ phát sau u hạch Hodgkin hoặc không hodkin.

Thể nốt được biểu hiện trên phim cắt lớp vi tính bằng những tổn thương tròn giảm tỷ trọng (15-30 UH), có thể nằm sát bờ gan nhưng không làm thay đổi bờ gan. Vôi hoá hoặc hoại tử hiếm gặp. Sau khi tiêm thuốc cản quang các nốt vẫn giản tỷ trọng và trở nên đồng tỷ trọng ở những lát cắt muộn.

Thể thâm nhiễm hiếm gặp hơn và rất khó chẩn đoán bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Trước khi tiêm chỉ thấy gan to, đều và sau khi tiêm ở thì chụp rất sớm có thể thấy hình ảnh không đồng đều của gan. Chẩn đoán thường phải dựa vào chọc sinh thiết.

Di căn gan

Khoảng 40% các khối u ác tính có thể di căn gan, trong đó 95% các khối nguyên phát thuộc hệ thống vùng lấy máu của hệ thống cửa (dạ dày, ruột non, đại tràng, tuỵ và đường mật). Ngoài ra các khối u nguyên phát có thể là vú, phổi, tuyến giáp, các cơ quan sinh dục-tiết niệu. Độ nhạy của cắt lớp vi tính tương đương với siêu âm và đạt khoảng 90% theo một số tác giả. Chụp cắt lớp vi tính thường được tiến hành sau khi siêu âm gặp khó khăn trong chẩn đoán.

Hình ảnh cắt lớp vi tính

Trước khi tiêm thuốc cản quang: Tổn thương biểu hiện bằng những nốt giới hạn rõ, giảm tỷ trọng (20-45UH). Trung tâm có thể có những vùng tỷ trọng dịch trong trường hợp hoại tử từng phần và đôi khi tạo nên hình ảnh nang. Nang di căn thường có thành dày không đều và có các vách ngăn. Di căn dạng nang thường gặp do di căn của u cơ trơn ác tính của ống tiêu hoá, ung thư biểu mô, ung thư da, ung thư đại tràng hoặc buồng trứng.

Di căn có thể biểu hiện tăng tỷ trọng tự nhiên nếu có chảy máu trong khối hoặc do nhu mô gan nhiễm mỡ. Vôi hoá ít gặp và có thể thấy trong các khối di căn có chảy máu cũ hoặc hoại tử. Các di căn của ung thư đại tràng tiết dịch nhầy thường hay bị vôi hoá.

Sau khi tiêm thuốc can quang: Hình ảnh hay gặp là một vùng trung tâm giảm tỷ trọng được bao quanh bởi vòng tăng tỷ trọng ở thì động mạch và kéo dài tới thì tĩnh mạch cửa. Hiếm hơn, khối di căn có thể bắt thuốc đồng nhất hoặc thậm chí không bắt thuốc. Một thể di căn đặc biệt bắt thuốc cản quang giống u máu đó là bắt thuốc vùng ngoại vi vào trung tâm và sau đó trở nên đồng nhất.

Các kỹ thuật khác như chụp cắt lớp vi tính động mạch hoặc chụp cắt lớp vi tính tĩnh mạch cửa hoặc tiêm động mạch iodolipide cho phép làm tăng dộ nhạy của chụp cắt lớp vi tính trong phát hiện di căn gan.

Điều Trị U Xương Ác Tính, Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Nguyên Nhân Gây U Xương Ác Tính

U xương ác tính là gì? Ung thư xương là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào của xương, hay gặp nhất là ung thư xương tạo xương và tạo sụn. Ung thư xương thường gặp ở thiếu niên và thanh niên trẻ, nam gặp nhiều hơn nữ.

U xương ác tính có chữa được không? Ung thư xương hiện nay được coi là điều trị được với tỷ lệ sống thêm 5 năm từ 60-70%.

Chưa có biện pháp phòng ngừa u xương đặc hiệu. Một số biện pháp sau có thể áp dụng:

Điều trị các gãy xương tại cơ sở y tế uy tín, đi khám theo dõi định kỳ theo hẹn

Đi khám định kỳ khi có các dấu hiệu nghi ngờ không rõ ràng như đau xương thỉnh thoảng ở thanh thiếu niên, đặc biệt người có tiền sử gia đình mắc bệnh

Theo dõi trên các bệnh nhân mắc bệnh u xương lành tính như Paget xương, loạn sản xương

Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt trẻ có chiều cao lớn hơn các trẻ khác cùng lứa tuổi

Vị trí hay gặp: đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Vị trí ít gặp hơn là đầu trên xương đùi và đầu trên xương cánh tay; xương dẹt hay bị ung thư xương là xương chậu và xương bả vai.

Các triệu chứng ung thư xương thường gặp bao gồm:

Đau: là triệu chứng khởi đầu hay gặp nhất với tính chất: giai đoạn sớm bệnh nhân đau mơ hồ từng đợt sau đó đau liên tục làm bệnh nhân mất ăn, mất ngủ, dùng các thuốc giảm đau không giảm.

Xuất hiện khối u: u xương có thể biểu hiện là 1 đám chắc, đẩy gồ mặt da, bờ không rõ, sờ nắn không đau. U to nhanh làm biến dạng chi vùng có u. U thâm nhiễm tổ chức phần mềm, nổi rõ các mạch máu dưới da và tân tạo các mạch nhỏ. Giai đoạn muộn hơn u có thể thâm nhiễm phá vỡ mặt dạ, chảy máu gây bội nhiễm.

Gãy xương bệnh lý: vì khối u xương ác tính gây tiêu hủy xương nên có hiện tượng tự gãy xương.

Người có tiền sử gia đình mắc u xương ác tính

Người có tiền sử chấn thương đặc biệt gãy xương, đụng giập xương

Người có tiền sử phơi nhiễm với các bức xạ ion hóa ở thời gian kéo dài

Người mắc các bệnh u xương lành tính có nguy cơ chuyển dạng ác tính: bệnh Paget xương, bệnh loạn sản xương

Điều trị ung thư xương bao gồm các phương pháp sau:

Phẫu thuật:

Phẫu thuật bảo tồn chi: cắt bỏ khối u và ghép phục hồi đoạn xương đã mất hoặc thay xương giả. Chỉ định khi ung thư xương còn khu trú, chưa xâm lấn thần kinh và mạch máu

Phẫu thuật cắt cụt, tháo khớp áp dụng trong các trường hợp: Có tổn thương mạch máu và thần kinh chính của chi Gãy xương bệnh lý có nguy cơ reo rắc tế bào ung thư xương nếu phẫu thuật bảo tồn dễ tái phát Sinh thiết không đúng vị trí dẫn tới làm nhiễm bẩn sang tổ chức lành, nhiễm trùng tại u Tổn thương lan quá rộng vào phần mềm, không đáp ứng với hóa chất Trẻ em dưới 12: cân nhắc cắt cụt chi vì bảo tồn xương phát triển mạnh gây chênh lệch chiều dài quá nhiều về sau.

Hóa chất:

Hóa chất trước phẫu thuật: giúp thu nhỏ khối u nguyên phát tạo điều kiện phẫu thuật bảo tồn chi, kiểm soát các vi di căn

Hóa chất sau phẫu thuật: giảm tái phát tại chỗ đặc biệt trong phẫu thuật bảo tồn. Hạn chế di căn xa.

Tia xạ:

Chỉ định trường hợp không phẫu thuật được

Tia xạ tại chỗ có tác dụng giảm đau và làm chậm phát triển của u

Tiên lượng của ung thư xương phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Vị trí của ung thư: đầu xa của chi tốt hơn đầu gần

Thể mô bệnh học và giai đoạn của khối u

Phương pháp điều trị: hóa chất trước phẫu thuật và phẫu thuật cho tiên lượng tốt.

Bức xạ ion hóa: là tác nhân vật lý từ môi trường bên ngoài gây ung thư, chiếm tỷ lệ khoảng 18% tất cả các ung thư xương.

Chấn thương: các tác động va đập từ ngoài xương, chấn thương do thể thao, tai nạn giao thông. Một số trường hợp ung thư xương phát triển tại vùng bị va đập hoặc gãy xương.

Rối loạn di truyền: ung thư xương thường xuất hiện ở người trẻ từ 12-20 tuổi, đây là độ tuổi xương phát triển mạnh và thời gian thì quá ngắn để xuất hiện các ung thư do yếu tố môi trường.

Một số bệnh lành tính có nguy cơ chuyển dạng ung thư xương:

Bệnh Paget của xương: có thể thấy ở vú và da. Bệnh Paget ở xương tiến triển thành ung thư sau 40 tuổi

Bệnh loạn sản xương

Phân loại ung thư xương bao gồm:

Ung thư tạo xương

Ung thư tạo sụn

U tế bào khổng lồ ác tính

Bệnh sarcom Ewing

Ung thư mạch máu

Ung thư tế bào liên kết xương: sarcom sợi, sarcom mỡ, u trung mô ác tính

Các biện pháp chẩn đoán bệnh U xương ác tính

Các xét nghiệm trong chẩn đoán ung thư xương bao gồm:

Xquang xương:

Phải chụp cả phim thẳng và phim nghiêng. Chụp đối bên để so sánh.

Dấu hiệu tiêu xương: là tiêu chuẩn của ung thư xương. Có thể thầy hình nang xương, hình gặm nhấm và mất hết calci của xương

Dấu hiệu tạo xương: xen kẽ với tiêu xương nên dễ nhầm lẫn với viêm xương.

Phản ứng màng xương: Không phải là dấu hiệu đặc hiệu của ung thư xương. Trong ung thư xương màng xương không đều, phá vỡ màng xương hoặc không thấy dấu vết của màng xương do ung thư xâm lấn vào phần mềm.

Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá mức độ lan rộng của tổng thương trong xương, trong tủy xương và ngoài xương. Có giá trị hơn cộng hưởng từ là phát hiện sự hủy xương dưới vỏ, các gãy xương khó thấy

Chụp cộng hưởng từ: Đánh giá sự lan rộng của khối u trong tủy xương, vào mô mềm, xâm lấn thần kinh, xâm lấn mạch máu.

Chụp xạ hình xương: xác định giới hạn tổn thương, theo dõi sự tiến triển của các tổn thương và hiệu quả của điều trị hóa chất. Phát hiện các ổ di căn, đặc biệt là di căn xương

Xét nghiệm mô bệnh học: có giá trị chẩn đoán, xác định loại mô bệnh học của ung thư xương.

Xét nghiệm nồng độ Phosphatase kiềm: Tăng lên khi có hoạt động của nguyên bào xương. Xét nghiệm có vai trò theo dõi và tiên lượng bệnh. Sau điều trị nếu phosphatase kiềm tăng lên trở lại nghĩ đến tái phát.

Chẩn đoán phân biệt của ung thư xương bao gồm:

Viêm tủy xương cấp: do tụ cầu chiếm tỷ lệ tới 75%, sau đó là liên cầu tan huyết nhóm A. Bệnh khởi phát ở người lớn , không rầm rộ như ở trẻ em. Bệnh nhân tăng cảm giác đau tại chỗ, sưng đau phần mềm. Xquang có mất ranh giới các mô, mất chất khoáng xương, thay đổi cấu trúc màng xương. Xét nghiệm chọc hút tủy xương và màng xương để cấy vi khuẩn giúp chẩn đoán bệnh.

Viêm tủy xương bán cấp: hình ảnh giống như ung thư xương nguyên phát trên Xquang và tăng hoạt tính phóng xạ trên xạ hình xương. Lâm sàng có sốt, tốc độ máu lắng tăng. Chọc hút khối u có dịch mủ, nuôi cấy tìm vi khuẩn.

Di căn xương thứ phát: triệu chứng bao gồm đau, tổn thương thần kinh, gãy xương bệnh lý. Các ung thư thường di căn đến xương bao gồm: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến …

Copyright © 2019 – Sitemap

Khối U Ác Tính Có Đau Không?

Khối u ác tính là gì? Khối u ác tính có đau không? Đây là những thắc mắc của nhiều người. Để có câu trả lời cho những câu hỏi trên thì mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau!

Khối u bướu được định nghĩa là những tổ chức không bình thường, phát triển vô tổ chức, không kiểm soát và không có lợi đối với cơ thể. Khối u có thể là khối u lành tính và khối u ác tính.

Khối u ác tính phát triển không kiểm soát, xâm nhập các mô khỏe mạnh và di căn từ nơi bắt đầu sang các bộ phận khác của cơ thể. Nếu bệnh không được điều trị và tiếp tục lan rộng thì những khối u ác tính có thể gây trở ngại cho những cơ quan khác và đe dọa đến tính mạng.

Mọi người thường thắc mắc khối u ác tính có đau không? Câu trả lời là: Có. Hầu hết những người có khối u ác tính đều chia sẻ rằng, họ rất đau. Vậy nguyên nhân gây đau khi có khối u ác tính là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác đau khi có khối u ác tính trong cơ thể. Hầu hết những cơn đau này là do khối u đè lên xương, dây thần kinh hoặc những cơ quan khác trong cơ thể.

Đôi khi, cảm giác đau là do quá trình điều trị khối u ác tính. Ví dụ một số loại thuốc hóa trị có thể gây tê và ngứa ran ở cả tay và chân, hoặc tiêm một số loại thuốc cũng có thể gây ra những cảm giác nóng rát ngay tại chỗ tiêm. Nếu tình trạng bệnh càng nặng thì cảm giác đau càng tăng lên và tần suất xuất hiện càng nhiều.

Tuy nhiên, cảm giác đau ở mỗi người là không giống nhau bởi ngưỡng nhận cảm đau của mỗi người cũng không giống nhau. Thông thường, cảm giác đau phụ thuộc vào một số yếu tố như: Loại khối u bướu mắc phải, vị trí tồn tại khối u, giai đoạn bệnh, loại u bướu hay phương pháp điều trị có làm tổn thương bất kỳ dây thần kinh nào không. Các yếu tố khác cũng có thể khiến bạn tăng thêm cảm giác đau như sợ hãi, lo lắng, trầm cảm và thiếu ngủ.

Đau do khối u ác tính có thể chia làm 2 loại, tùy theo tính chất và mức độ, bao gồm:

Đau cấp tính: Đau cấp tính thường là đau do những chấn thương gây ra và chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn. Khi mắc loại đau này, những thuốc giảm đau thông thường sẽ có tác dụng và không ảnh hưởng gì nhiều đến cơ thể.

Đau mãn tính: Đau mãn tính thường là những loại đau do tổn thương các dây thần kinh nhận cảm đau. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do khối u đè nén lên các dây thần kinh hoặc do hóa chất được dùng trong hóa trị u bướu gây ra. Đau mãn tính thường tiếp tục lâu sau khi ngừng tác nhân gây đau, có thể đau mọi lúc và dai dẳng.

Đau mãn tính thường khó điều trị, tuy nhiên nếu biết cách dùng thuốc giảm đau hoặc sử dụng những phương pháp kiểm soát cơn đau khác thì có thể giúp hạn chế đau.

Khi nào bạn nên trao đổi với chuyên gia?

Nhiều người thường không có thói quen đi khám hoặc chia sẻ tình trạng bệnh với ai, chỉ chịu đau một mình. Đây là một hành động nguy hiểm, có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và khiến bệnh càng khó chữa trị. Riêng với đau, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ rất dễ dẫn đến đau mạn tính. Chính vì thế, bạn nên đến các trung tâm y tế nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường.

Một số câu hỏi thường được bác sỹ sử dụng để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng đau của bạn như:

– Bạn đau ở đâu?

– Bạn cảm thấy đau như thế nào? Âm ỉ hay nhói từng cơn?

– Trên thang điểm từ 1 đến 10, với 1 là thấp nhất, bạn thấy cơn đau mạnh đến cỡ nào, tầm bao nhiêu điểm?

– Cơn đau thường kéo dài bao lâu? Một vài phút? Vài ba giờ? Hay cả ngày?

– Điều gì khiến bạn cảm thấy đỡ đau hơn? Khi nằm xuống? Chườm nóng? Xoa bóp?

Hãy đi gặp bác sỹ để có những chẩn đoán chính xác

Hỗ trợ làm giảm u bướu bằng sản phẩm thảo dược

U bướu là bệnh lý toàn cầu. Ngày nay, nhiều phương pháp hiện đại đã được phát minh để điều trị u bướu, như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, nếu không chủ động phòng tránh những tác nhân sinh u bướu thì sẽ rất khó khăn trong quá trình điều trị, có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành những khối u ác tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể.

Ngày nay, nhiều người có xu hướng lựa chọn những sản phẩm trong điều trị u bướu kết hợp với những liệu pháp hiện đại, vừa giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, vừa hạn chế tác dụng phụ của các phương pháp này đồng thời kéo dài sự sống cho người mắc.

Một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oncolysin. Sản phẩm có thành phần chính là Oncolysin (cao Sơn đậu căn, Methylsulfonylmethan, Kẽm salicylat) kết hợp với nhiều thảo dược quý khác giúp hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, tăng khả năng chống oxy hóa, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ giảm u bướu.

Oncolysin – Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ làm giảm u bướu

Oncolysin cùng với Sodium selenite có tác dụng chống tái cấu trúc lưới ngoại bào, qua đó có tác dụng phá vỡ bao xơ cũng như lớp polymer bao quanh tế bào u bướu để hệ miễn dịch tìm được đường vào và tấn công tế bào lạ (tế bào u bướu) một cách chính xác nhất. Kẽm salicylate không chỉ cải thiện miễn dịch qua trung gian tế bào mà còn hoạt động như một chất chống oxy hóa và chống viêm.

Đồng thời sản phẩm còn kết hợp thêm những thảo dược quý khác như cao lá Đu đủ, cao Xạ đen, cao Bạch hoa xà thiệt thảo, KI giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào u bướu. Cao Bán biên liên và cao củ Sả giúp chống viêm, giảm đau xương khớp, chống độc giúp giảm tác dụng phụ của các thuốc điều trị u bướu.

Do vậy, sản phẩm Oncolysin là một công thức toàn diện giúp hỗ trợ điều trị u bướu hiệu quả, đặc biệt là những người suy giảm miễn dịch do sử dụng các phương pháp hiện đại để điều trị u bướu như hóa trị, xạ trị, người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây oxy hóa.

Thế nào là khối u lành tính và khối u ác tính? Chuyên gia Phan Văn Dân phân tích

Huy Hoàng Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Bạn đang xem bài viết Chẩn Đoán Khối U Gan Ác Tính Trên Cắt Lớp Vi Tính trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!