Cập nhật thông tin chi tiết về Chẩn Đoán Và Điều Trị Nhiễm Hiv/Aids Trên Bệnh Nhân Lao mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bảng 1: Phân giai đoạn Lâm sàng HIV/AIDS ở người lớnGiai Đoạn Lâm Sàng 1: Không Triệu Chứng
– Không có triệu chứng
– Hạch to toàn thân dai dẳng
Giai Đoạn Lâm Sàng 2: Triệu Chứng Nhẹ
– Sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (< 10% trọng lượng cơ thể)
– Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan, viên tai giữa, viêm hầu họng)
– Zona (Herpes zoster)
– Viêm khoé miệng
– Loét miệng tái diễn
– Phát ban dát sẩn, ngứa.
– Viêm da bã nhờn
– Nhiễm nấm móng
Giai Đoạn Lâm Sàng 3: Triệu Chứng Tiến Triển
– Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng.
– Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn 1 tháng.
– Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn.
– Bạch sản dạng lông ở miệng.
– Lao phổi.
– Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm đa cơ mủ, nhiễm trùngXƯƠNG KHỚP, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết).
– Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng.
– Thiếu máu (Hb< 80g/L), giảm bạch cầu trung tính (< 0.5×109/L), và/hoặc giảm tiểu cầu mạn tính (< 50×109/L) không rõ nguyên nhân.
Giai Đoạn Lâm Sàng 4: Triệu Chứng Nặng
– Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP).
– Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh hậu môn, kéo dài hơn 1 tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng).
– Nhiễm Candida thực quản (hoặc nhiễm candida ở khí quản, phế quản hoặc phổi).
– Lao ngoài phổi.
– Sarcoma Kaposi.
– Bệnh do Cytomegalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc ở các cơ quan khác.
– Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.
– Bệnh lý não do HIV.
– Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi bao gồm viêm màng não.
– Bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC) lan toả.
– Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển (Progessive multifocal leukoencephalopathy -PML).
– Tiêu chảy mạn tính do Cryptosporidia.
– Tiêu chảy mạn tính do Isospora
– Bệnh do nấm lan toả (bệnh nấm Penicillium, bệnh nấm Histoplasma ngoài phổi,).
– Nhiễm trùng huyết tái diễn (bao gồm nhiễm Sallmonella không phải thương hàn).
– U lympho ở não hoặc u lympho non-Hodgkin tế bào B.
– Ung thư cổ tử cung xâm nhập (ung thư biểu mô).
– Bệnh do Leishmania lan toả không điển hình.
– Bệnh lý thận do HIV.
– Viêm cơ tim do HIV.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Lao Kháng Đa Thuốc
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO KHÁNG ĐA THUỐC
I. TẦM SOÁT BỆNH LAO KHÁNG ĐA THUỐC
Các nhóm bệnh nhân nghi ngờ lao kháng đa thuốc cần được tầm soát để chẩn đoán bao gồm:
– Bệnh nhân tái phát phác đồ I và phác đồ II
– Bệnh nhân thất bại phác đồ I và phác đồ II
– Bệnh nhân đang điều trị phác đồ II có xét nghiệm đờm dương tính sau 3 tháng điều trị
– Bệnh nhân điều trị lại sau bỏ trị
– Bệnh nhân dương tính khác (thất bại từ khu vực y tế tư, tiền sử điều trị dưới 1 tháng…)
– Bệnh nhân lao/ HIV (bệnh nhân lao phổi dương tính và âm tính)
– Người bệnh mắc lao có tiền căn tiếp xúc với người bệnh lao kháng đa thuốc
II. CHẨN ĐOÁN LAO KHÁNG ĐA THUỐC:
– Chẩn đoán bệnh lao kháng đa thuốc dựa vào kháng sinh đồ cổ điển hoặc kháng sinh đồ nhanh (Hain test, GeneXpert,.)
– Kết quả kháng sinh đồ có kháng với R và H, hoặc chỉ kháng với R
III. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LAO KHÁNG ĐA THUỐC
3.1. Công thức chuẩn (IV a): Z-E-Km- Lfx- Pt- Cs / Z-E-Lfx-Pt-Cs.
Đối tượng áp dung công thức chuẩn:
* Bệnh nhân MDR có kết quả kháng sinh đồ không kháng với thuốc lao hàng hai.
* Bệnh nhân chờ kết quả kháng sinh đồ cổ điển nhưng không có tiền sử điều trị thuốc lao hàng hai trước đó.
* PAS thay thế khi bệnh nhân không dung nạp với Cs.
3.2. Công thức bổ sung (IV b): Z-E-Cm- Lfx-Pt-Cs-PAS / Z-E-Lfx-Pt-Cs-PAS.
Đối tượng áp dụng:
* Bệnh nhân MDR có kháng sinh đồ kháng với Km
* Bệnh nhân chờ kết quả kháng sinh đồ hàng hai nhưng có tiền sử đã
dùng thuốc lao hàng hai. Công thức điều trị sẽ được điều chỉnh sau khi có kết quả kháng sinh đồ hàng hai.
IV THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ LAO KHÁNG ĐA THUỐC
4.1. Tổng liệu trình điều trị: Từ 19-24 tháng tùy thuộc thời điểm âm hóa đờm của bệnh nhân
Bảng Thời gian điều trị của bệnh lao kháng đa thuốc
4.2. Liều lượng thuốc lao theo cân nặng trong điều trị lao kháng thuốc
4.3. Bảng xét nghiệm theo dõi điều trị .
Ghi chú: Trong quá trình điều trị , thời gian điều trị tấn công và cũng cố có thể kéo dài. Do vậy, Bác sĩ điều trị có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm tùy theo trường hợp cụ thể.
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
5.1. Điều trị khỏi bệnh
Bệnh nhân hoàn tất thời gian điều trị và có ít nhất 5 mẫu đàm cấy âm tính liên tiếp, từ các mẫu đàm thu thập được cách nhau 30 ngày trong 12 tháng cuối của quá trình điều trị. Nếu có 01 mẫu cấy dương tính trong thời gian này và triệu chứng lâm sàng không xấu hơn vẫn được xem là điều trị lành bệnh với điều kiện sau mẫu cấy dương tính này phải có ít nhất 3 mẫu cấy liên tiếp âm tính.
5.2. Hoàn thành điều trị
Bệnh nhân hoàn tất thời gian điều trị nhưng không đủ tiêu chuẩn được đánh giá là khỏi bệnh vì thiếu kết quả xét nghiệm vi khuẩn như không thực hiện đủ 5 lần cấy đàm trong 12 tháng điều trị cuối.
5.3. Thất bại điều trị
Được đánh giá là thất bại điều trị nếu có trên 2 mẫu cấy (trong số 5 mẫu cấy trong 12 tháng cuối của quá trình điều trị) dương tính.
5.4. Tử vong
Bệnh nhân chết do bất kỳ nguyên nhân nào trong quá trình điều trị lao kháng đa
thuốc.
5.5. Bỏ trị
Bệnh nhân bỏ trị từ 2 tháng liên tục trở lên do bất kỳ lý do gì.
5.6. Chuyển đi
Bệnh nhân đang điều trị phác đồ IV được chuyển đến Đơn vị điều trị mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn quản lý bệnh lao kháng đa thuốc, Bộ y tế , Nhà xuất bản Y học 2009.
2. Hướng dẫn kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao kháng đa thuốc, CTCL Quốc gia, 2010.
3. Một số lưu ý trong qui trình quản lý bệnh lao kháng đa thuốc, CV số 344/BVPTW-DAPCL tháng 4/2011.
4. WHO, Treament strategies for MDR-TB, Guidelines for the programmatic management of drug resistant tuberculosis, 2006
5. WHO, Guidelines for the management of drug resistant tuberculosis, Geneva, 2010.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.
Phòng Khám Opc Cho Bệnh Nhân Hiv/Aids
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có 7 phòng khám ngoại trú cho người lớn, gồm: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Thị xã Long Khánh; huyện Long Thành; Bệnh viện Đa khoa TP. Biên Hòa; Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai; Bệnh viện Da liễu và một phòng khám cho trẻ ở Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Việc mở rộng mạng lưới điều trị HIV được phủ kín ngày càng thu hút được bệnh nhân HIV đến tư vấn và điều trị.
Tại Đồng Nai, tính đến thời điểm hiện tại, số người phát hiện nhiễm HIV/AIDS trên 7.800 người, trong đó hơn 2.400 người đã tử vong. Hiện có khoảng 2.950 bệnh nhân được điều trị ARV. Chị N.T.T. một bệnh nhân ở huyện Định Quán cho biết: “Từ khi phòng khám ở Trung tâm y tế Long Khánh được mở, tôi đã tiết kiệm được quãng đường đi lấy thuốc. Ngày trước, mỗi tháng phải bắt 2 chuyến xe buýt mới lên được Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS. Cả đi lẫn về mất gần một ngày nên rất mệt. Bây giờ tôi chỉ cần đi xe máy về Long Khánh là nhận được thuốc”.
Tại Phòng khám OPC (thuộc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đồng Nai), chúng tôi gặp bệnh nhân tên V.B. (ngụ huyện Tân Phú). Anh B. kể, ngày phát hiện mình bị nhiễm HIV cách đây hơn 2 năm, anh gần như suy sụp hoàn toàn, lao vào uống rượu, cơ thể suy nhược trầm trọng. Từ một thanh niên nặng 60kg, anh sụt cân xuống chỉ còn có 35kg.
“Nhờ sự động viên, tư vấn và điều trị của bác sĩ Hằng, tôi đã lấy lại sức khỏe và ổn định tinh thần. Tôi hiểu rằng, với căn bệnh này nếu tuân thủ điều trị ARV (thuốc kháng virus HIV) tốt, thì vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường. Tôi như được hồi sinh và trở về cuộc sống đời thường với tâm lý khá hơn, lo làm ăn phụ giúp gia đình”, anh B. tâm sự.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Hằng, phụ trách Phòng khám OPC (Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đồng Nai) cho biết, việc điều trị sớm bằng thuốc ARV và tuân thủ điều trị tốt, thì sẽ kiểm soát được tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện, không làm lây truyền HIV cho bạn tình qua quan hệ tình dục, giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.
“Đặc biệt, sự đồng cảm, chia sẻ và nỗ lực điều trị bệnh hiệu quả cho bệnh nhân là giải pháp tốt nhất để bệnh nhân ổn định tinh thần, yên tâm điều trị bệnh, biết cách phòng tránh lây bệnh trong cộng đồng”, bác sĩ Hằng tâm sự.
Còn đó những khó khăn
Theo BS Trần Trung Tá, Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AID tỉnh Đồng Nai, việc mở rộng các phòng khám OPC đã phần nào đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân và một số bệnh nhân chuyển về từ TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, công tác điều trị trong thời gian qua, cũng gặp không ít khó khăn. Đó là việc thiếu cán bộ thực hiện các chương trình, một số cán bộ tại các phòng OPC chưa đáp ứng kịp với những thay đổi trong các phác đồ điều trị, cán bộ tư vấn điều trị chưa được đào tạo bài bản và thường xuyên phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác…
BS. Trần Trung Tá cho hay, để khắc phục những khó khăn đang gặp phải, thời gian tới, trung tâm sẽ mở nhiều lớp tập huấn, nâng cao chuyên môn cho nhân viên tại các phòng khám trên địa bàn toàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động bệnh nhân nhiễm HIV tham gia điều trị sớm khi có kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Tích cực vận động bệnh nhân tham gia thẻ bảo hiểm y tế để được nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh nhiễm trùng cơ hội.
BẰNG GIANG
Cách Điều Trị Phơi Nhiễm Hiv
Phơi nhiễm là thuật ngữ nói về trạng thái khi tiếp xúc trực tiếp với các nguy cơ lây nhiễm HIV như giẫm ống kim tiêm, tiếp xúc với máu người bệnh HIV, quan hệ tình dục không an toàn… Khi bạn tiếp xúc với yếu tố nguy cơ thì các biện pháp điều trị phơi nhiễm HIV, đặc biệt là dùng các thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV (PEP) càng sớm sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV.
1. Những trường hợp nào cần điều trị dự phòng HIV?
Tất cả các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV (dù thấp hay cao) đều có thể điều trị dự phòng bằng thuốc điều trị phơi nhiễm HIV là các thuốc kháng vi rút (viết tắt là ARV).
Về mặt lý thuyết, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm HIV. Cụ thể là: – Máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, vết loét, xây xước từ trước) hoặc bắn vào niêm mạc (mắt, mũi, họng …)
– Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào.
– Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.
– Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su.
2. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm HIV
Không có nguy cơ lây nhiễm:
Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước)
Nguy cơ lây nhiễm thấp:
Khi tổn thương da xây xát nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.
Nguy cơ lây nhiễm cao:
Tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước. Những trường hợp này cần sử dụng thuốc điều trị phơi nhiễm HIV càng sớm càng tốt trong vòng 72h.
3. Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV bằng PEP như thế nào?
Thời gian điều trị:
Cần tiến hành điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV ngay cho người bị phơi nhiễm (gọi là PEP), đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72 giờ (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ. Thời gian điều trị thuốc ARV dự phòng phơi nhiễm kéo dài liên tục trong 4 tuần.
Phác đồ dùng thuốc
Phác đồ điều trị dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV thường gồm 2 loại thuốc chống ARV, hai loại phác đồ hay được sử dụng hiện nay là: ZDV (Zidovudine) + 3TC (Lamivudine) hoặc d4T (Satvudine) + 3TC (Lamivudine) Trong trường hợp có nguy cơ phơi nhiễm cao, có thể sử dụng thêm NFV (Nelfinavir)/ LPV (Lopinavir) hoặc EFV (Efavirenz). Liều lượng điều trị như thế nào? 3TC : 150mg uống 2 lần / ngày ZDV: 300mg uống 2 lần/ngày hoặc d4T : với người có trọng lượng dưới 60 kg: 30 mg uống 2 lần/ ngày, với người có trọng lượng từ 60 kg trở lên: 40 mg uống 2 lần / ngày NFV : 1250 mg uống 2 lần/ ngày LPV/r : 400mg/ 100mg uống 2 lần/ngày EFV : 600 mg uống một lần vào buổi tối, trước khi đi ngủ là tốt nhất.
Những lưu ý khi điều trị dự phòng HIV
Điều trị phơi nhiễm HIV bằng các thuốc kháng vi rút cần tuần thủ đúng phác đồ, dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian và lưu ý các tác dụng phụ của thuốc.
Trong thời gian điều trị phơi nhiễm HIV bằng ARV cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: Xét nghiệm công thức máu, chỉ số men gan ALT/AST lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được 2 tuần, xét nghiệm đường máu.
Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV lại sau 3 tháng (tương đương với 12 tuần) kể từ thời điểm bị phơi nhiễm/ có hành vi nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.
Trong thời gian điều trị phơi nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác bằng các biện pháp như quan hệ tình dục dùng bao cao su.
Việc dự phòng lây nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng và rõ ràng là giúp người bị phơi nhiễm HIV giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, mỗi lần điều trị phơi nhiễm thường kéo dài và có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, kinh tế, tâm lý… Chính vì vậy, quan trọng nhất là chủ động phòng tránh lây nhiễm HIV bằng các biện pháp tích cực, chủ động hơn trong việc dùng thuốc điều trị phơi nhiễm HIV.
Mọi thắc mắc về vấn đề HIV, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn HIV, tư vấn xét nghiệm HIV trực tiếp từ các chuyên gia.
Bạn đang xem bài viết Chẩn Đoán Và Điều Trị Nhiễm Hiv/Aids Trên Bệnh Nhân Lao trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!