Xem Nhiều 3/2023 #️ Chẩn Đoán Xác Định Và Phân Biệt Bệnh Crohn # Top 4 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chẩn Đoán Xác Định Và Phân Biệt Bệnh Crohn # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chẩn Đoán Xác Định Và Phân Biệt Bệnh Crohn mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chẩn đoán xác định

Việc chẩn đoán xác định đôi khi phải dựa vào chẩn đoán loại trừ vì nhiều khi không phân định được. Đa số các trường hợp chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi. Mô bệnh học rất có giá trị nhưng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay thì kinh nghiệm chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn.

Chẩn đoán phân biệt

Ung thư đại tràng: loại trừ bằng nội soi đại tràng và xét nghiệm mô bệnh học

Viêm đại tràng do vi khuẩn: biển hiện lâm sảng đột ngột, đi ngoài ra máu, kém theo có hội chứng lỵ cấp, với triệu chứng đau bụng là chủ yếu. Một số trường hợp nặng cũng có thể giống như phình giãn đại tràng nhiễm độc. Chẩn đoán phân biệt bằng cấy phân, soi tìm ký sinh trùng, ELISA tìm amip. Sinh thiết trực tràng trong viêm đại tràng do vi khuẩn thường thấy xâm nhâp nhiều bạch cầu đa nhân trung tính ở niêm mạc, mô đệm và các khe tuyến vẫn giữ được cấu trúc bình thường.

Đối với lỵ trực khuẩn: triệu chứng lâm sàng rầm rộ, cấp tính, sốt, cấy phân có thể mọc Shigella.

Lỵ amip khi soi phân thấy amip thể ăn hồng cầu, ELISA amip dương tính với hiệu giá kháng thể 1/100. Mô bệnh học thấy tinh thể Charcot Leyden với hình ảnh tổn thương viêm cấp tính.

Viêm đại tràng giả màng do độc tố Clostridium dificile: trên hình ảnh nội soi đại tràng thường chỉ có tổn thương ở đại tràng sigma và rất đặc trưng với các mảng màu vàng nhạt, bám rất chặt vào bề mặt niêm mạc đại tràng. Mô bệnh học cho thấy hình ảnh viêm cấp, loét có giả mạc fibrin và chất hoại tử. Bệnh nhân thường có tiền sử dùng thuốc kháng sinh trước đó (trừ metronidazol và quinolon) hoặc nhiễm trùng bệnh viện.

Điều trị kháng sinh đặc hiệu, tổn thương mất đi nhanh chóng

Viêm đại tràng thiếu máu: khởi phát có thể đột ngột

Thường gặp ở người lớn tuổi

Tiền sử hút thuốc lá, đái tháo đường

Có nguy cơ bệnh lý mạch máu kèm theo

Thường đau bụng nhiều ngày.

Hội chứng ruột kích thích: dựa vào tiêu chuẩn đoán Rome II và khi làm nội soi đại tràng không phát hiện thấy tổn thương.

Bệnh lao ruột

Vị trí tổn thương thường ở phần cuối hồi tràng, manh tràng cũng có thể gặp ở khắp đại tràng. Trên hình ảnh nội soi có thể gặp các ổ loét lớn đa dạng về hình thái, có thể gây hẹp đại tràng, cũng có thể gây dò. Viêm u hạt trong lao rất khó phân biệt với Crohn, khi đó cần phối hợp nhiều phương pháp để chẩn đoán như: Cấy phân tìm vi khuẩn lao và nhuộm tìm vi khuẩn kháng cồn toan. PCR lao với mảnh sinh thiết, làm xét nghiệm MGIT.

Điển hình nhất có thể thấy hình ảnh nang lao điển hình với tổn thương: chất hoại tử bã đậu, tế bào bán liên. Với những bệnh nhân nghi ngờ lao có thể tiến hành nội soi và sinh thiết nhiều lần, tìm bằng chứng lao ở các cơ quan khác như phổi. Khi đã làm hết các phương pháp trong điều kiện có thể mà không phân biệt được giữa lao và Crohn thì có thể điều trị như lao sau đó nội soi kiểm tra lại để đánh giá đáp ứng điều trị, thường do lao thì tổn thương nhỏ dần, triệu chứng lâm sàng cải thiện.

Loét dạ dày tá tràng: thường thấy những bệnh nhân này đáp ứng kém với thuốc ức chế bào tiết dịch vị và không tìm thấy bằng chứng của H.pylori và khi sinh thiết thấy tổn thương dạng u hạt. Cần tìm thêm những bằng chứng của tổn thương phối hợp như ở đại tràng và ngoài ống tiêu hóa.

Tổn thương ống tiêu hóa do giun lươn: tổn thương có thể gặp toàn bộ ống tiêu hóa. Các tổn thương là những loét nhỏ được bao phủ lớp giả mạc trắng đục, bơm rửa sẽ lộ ra những tổn thương li ti. Bệnh nhân thường rối loạn tiêu hóa, rối loạn điện giải, nôn, buồn nôn, suy kết, có thể có tổn thương ngoài da dạng ban đỏ. Khi bệnh nhân đến muộn có thể nôn ra dịch màu vàng, mùi thối. Sinh thiết tá tràng thấy hình ảnh ấu trùng giun trong ở lớp dưới niêm mạc.

U ống tiêu hóa: thường gây bệnh cảnh đau bụng, bán tắc ruột. Chụp MSCT ruột non có thể phát hiện ra nhiều khối u ống tiêu hóa. Không có hình ảnh hình ống nước do thành ruột dày lên. Nội soi ruột non sinh thiết có thể giúp chẩn đoán phân biệt.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu: đặc biệt khó phân biệt với thể Crohn đại tràng.

Trong viêm loét đại trực tràng chảy máu tổn thương chủ yếu ở trực tràng và đại tràng sigma, phân thường có máu và thường có hội chứng lỵ kèm theo.

Tổn thương đại tràng trên hình ảnh nội soi thường nông, không tổn thương đến lớp dưới niêm mạc, đặc biệt lớp cơ. Chỉ tổn thương ở đại tràng, tổn thương liên tục không cách đoạn, không có biến chứng dò hay áp xe. Trong viêm loét đại trực tràng chảy máu không bao giờ gây hẹp.

Tổn thương quanh ống hậu môn hiếm gặp trong viêm loét đại trực tràng chảy máu. Phân biệt trên hình ảnh mô bệnh học

chúng tôi

Ung Thư Phế Quản Phổi: Chẩn Đoán Xác Định, Triệu Chứng, Giai Đoạn Bệnh

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

Yếu tố nguy cơ:

– Hút thuốc lá ( hàng đầu)

– Phơi nhiễm với các chất gây ung thư: amiăng, arsenic, phóng xạ, hoá chất

Giai đoạn tiềm tàng:

– Thường bắt đầu 1 cách âm thầm, không có dấu hiệu đặc thù ở giai đoạn sớm.

– Có khi tình cờ phát hiện khối u trên X quang (6%)

Giai đoạn có triệu chứng:

– Triệu chứng thay đổi tuỳ thuộc vị trí khối u, mức độ lan rộng và xâm lấn tổ chức xung quanh, sự di căn xa và ảnh hưởng toàn thân của hội chứng cận ung thư.

Triệu chứng hô hấp

– Triệu chứng phế quản:

+ Ho: thường gặp, ho khan kéo dài, thay đổi tích chất.

+ Ho máu: thường ít, lẫn với đờm, là dấu hiệu báo động, phải soi phế quản.

+ Khạc đờm: đờm trong và nhiều ở ung thư tiểu phế quản phế nang, bội nhiễm khi có viêm mủ sau tắc phế quản.

+ Khó thở: thường tăng dần do xẹp phổi hoặc tràn dịch màng phổi..

– Hội chứng nhiễm trùng phế quản phổi cấp hoặc bán cấp:

+ Viêm phổi, hoặc áp xe phổi có thể xuất hiện sau chỗ hẹp phế quản do khối u.

+ Nhiễm trùng phế quản phổi có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần.

+ Nghe phổi có ral rít khu trú, tiếng wheezing.

+ Nghĩ đến ung thư khi điều trị viêm phổi hoặc abces phổi hết triệu chứng lâm sàng mà hình ảnh XQ còn tồn tại lâu.

– Đau ngực: bên có khối u, điểm đau không rõ rệt, không đỡ khi dùng thuốc giảm đau thông thường.

– Khám phổi: thường không có bất thường, nhưng u to có thể có hội chứng 3 giảm vùng tương ứng khối u.

– Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên:

+ Nhức đầu, khó ngủ, làm việc trí óc chóng mệt.

+ Tím mặt và tím cả nửa người trên.

+ Phù: mặt, cổ, lồng ngực, có khi cả hai tay, cổ bạnh (phù áo khoác).

+ Tĩnh mạch cổ, dưới lưỡi nổi to, TM bàng hệ nửa trên người phát triển. TM nhỏ dưới da nở to , ngoằn nghèo, đỏ tím.

– Chèn ép thực quản: Khó nuốt hoặc nuốt đau, nuốt nghẹn.

– Chèn ép khí quản: tiếng thở rít, wheezing.

– Chèn ép thần kinh:

+ Dây quặt ngược trái: Nói khàn, mất giọng, giọng đôi.

+ TK giao cảm cổ: Bên tổn thương đồng tử co lại, kẽ mắt nhỏ lại, mắt lõm sâu làm mi mắt như sụp xuống, gò má đỏ (h/c Claude – Bernard – Horner).

+ TK giao cảm lưng: tăng tiết mồ hôi một bên.

+ TK phế vị: có thể hồi hộp, tim đập nhanh.

+ TK hoành: Nấc đau vùng cơ hoành, khó thở do liệt cơ hoành.

+ Đám rối TK cánh tay(C8 – D1) đau vai lan ra mặt trong cánh tay, có RL cảm giác (h/c Pancoast tobias).

– Chèn ép ống ngực chủ: gây tràn dưỡng chấp màng phổi.

– Xâm lấn tim: tràn dịch màng tim, rối loạn nhịp.

– Xâm lấn vào màng phổi, thành ngực:

+ Đau ngực (rõ rệt hoặc không, có khi đau như kiểu đau thần kinh liên sườn)

+ Tràn dịch màng phổi.

+ Hạch thượng đòn: thường cứng, cố định.

Các hội chứng cận ung thư

– Ngón tay dùi trống: có thể kèm h/c Pierre Marie (quá sản tổ chức phần mềm, đau khớp chi, giảm khi dùng NSAIDs, dày màng xương dài trên phim X quang).

– Các hội chứng nội tiết:

+ H/c Schwartz-Barter: khối u bài tiết ADH-like làm Natri máu giảm do pha loãng, Natri niệu bình thường có thể dẫn tới lú lẫn, hôn mê co giật.

+ H/c Cushing: khối u bài tiết ACTH- like hoặc tiền thân của ACTH.

+ Tăng canxi máu: khối u bài tiết PTH- like.

+ Vú to ở nam giới, 1 hoặc 2 bên, giọng cao, teo tinh hoàn: khối u bài tiết Gonadotropine- like.

– Hội chứng cận ung thư TK tự miễn: h/c Lambert-Eaton: giả nhược cơ biểu thị bằng cơ gốc chi chóng mệt, khám có tăng trương lực cơ thoáng qua khi co cơ liên tiếp.

– H/c cận ung thư huyết học: Tăng bạch cầu, tiểu cầu, huyết khối TM lan rộng và tái phát.

– H/c cận ung thư da liễu: Acanthosis nigrican, viêm da cơ…

– H/ C sốt cận ung thư: sốt cao liên tục do khối u bài tiết TNF.

Dấu hiệu toàn thân: Gầy sút cân, sốt nhẹ, mệt mỏi.

Triệu chứng khối u di căn xa:

– Xương: đau xương, gãy xương bệnh lý

– Não: h/c tăng áp lực nội sọ, dấu hiệu TK khu trú.

– Phổi: di căn bên đối diện

– Gan.

– Tuyến thượng thận

X quang thường thẳng, nghiêng:

– Hình ảnh trực tiếp:

+ Đám mờ ở nhu mô phổi, có thể hoàn toàn nằm ở nhu mô hoặc có 1 phần ranh giới phía trong hoà vào trung thất, bờ không rõ nét.

+ Nốt mờ trong nhu mô phổi

+ Một hoặc nhiều đám mờ phế nang

– Hình ảnh gián tiếp:

+ Quá sáng do tắc phế quản bán phần làm giữ khí ở vùng phổi đó.

+ Di căn hạch trung thất, TDMP, nhiều nốt mờ, huỷ xương sường, vòm hoành cao lên, hoặc tổn thương kẽ.

+ Hình ảnh xẹp phổi 1 phần

– XQ phổi bình thường: không loại trừ chẩn đoán.

– Có thể tình cờ phát hiện khối u trên X quang vì lý do khác.

Chụp Scanner ngực:

– Thấy rõ vị trí, kích thước, số lượng khối u phổi

Nội soi phế quản:

– Áp dụng cho các khối u gần rốn phổi, nằm ở các phế quản lớn mà ống nội soi có thể thăm dò tới

– Giúp lấy mẫu bệnh phẩm

Chụp cây phế quản cản quang: phế quản bị khuyết hẹp, nham nhở ngấm thuốc không đều hoặc bị cắt cụt, bị đè đẩy. Hiện không áp dụng để chẩn đoán.

Khẳng định chẩn đoán xác định bằng giải phẫu bệnh:

– Giải phẫu bệnh thấy tế bào, tổ chức ung thư.

– Các kỹ thuật để lấy bệnh phẩm:

+ Nội soi sinh thiết, hút dịch phế quản, chải phế quản làm tế bào học, chọc xuyên thành phế quản bằng kim Wang

+ Chọc hút xuyên thành ngực hoặc sinh thiết phổi cắt có hướng dẫn SA, CT

+ Chọc hút dịch màng phổi tìm TB ung thư, sinh thiết màng phổi.

+ Chọc hút, sinh thiết hạch thượng đòn.

+ Sinh thiết Daniel.

+ Nội soi trung thất sinh thiết hạch trung thất

Các xét nghiệm khác:

– Thăm dò chức năng hô hấp: xem có thể cắt bỏ được phổi hay thuỳ phổi.

– Scintigraphie tưới máu phổi và thông khí phổi: dự tính chức năng hô hấp sau mổ.

– Các xét nghiệm phát hiện di căn nơi khác khi nghi ngờ: CT sọ não, SA, CT bụng

– Định lượng các kháng nguyên ung thư: kháng nguyên bào thai, NSE.. giúp tiên lượng sau mổ.

– Định lượng các hormon hoặc điện giải( Ca) trong các h/c nội tiết cận u.

CHẨN ĐOÁN SỚM:

– Chẩn đoán dựa vào: xét nghiệm TB đờm, kết hợp các chẩn đoán hình ảnh như XQ phổi, CT Scan phổi, soi phế quản ống mềm sớm ở những người có nguy cơ.

– Khẳng định chẩn đoán chắc chắn bằng giải phẫu bệnh.

CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN TNM

Thường áp dụng cho khối u không phải tế bào nhỏ

T- khối u nguyên phát:

– TX: Không đánh giá được khối u nguyên phát( ở chẩn đoán hình ảnh hoặc qua nội soi) , hoặc tìm thấy tế bào ung thư ở đờm hoặc dịch rửa phế quản.

– T0: Không phát hiện được bằng chứng nào của u nguyên phát ở phổi

– Tis: Ung thư biểu mô tại chỗ.

– T1: Khối u có kích thước lớn nhất < 3 cm, được bao quanh bởi nhu mô phổi hoặc màng phổi lá tạng, khi soi phế quản không thấy xâm lấn tới phế quản gốc.

– T2: Khối u có một trong các đặc điểm về kích thước hoặc mức lan sau:

+ Xâm lấn vào màng phổi lá tạng.

+ Xẹp phổi hoặc viêm phổi sau tắc phế quản đi kèm có thể vượt quá vùng rốn phổi nhưng không chiếm toàn bộ một phổi.

– T3: Khối u kích thước bất kỳ nhưng có xâm lấn vào một trong các thành phần sau:

+ Thành ngực (kể cả các khối u ở vùng đỉnh phổi)

+ Cơ hoành

+ Màng phổi trung thất

+ Lá thành màng tim.

+ Hoặc khối u ở trong phế quản gốc cách cựa khí phế quản < 2 cm nhưng không xâm lấn vào nó.

+ Hoặc kèm với xẹp hoặc viêm toàn bộ một phổi do tắc phế quản.

– T4: Khối u kích thước bất kỳ nhưng có xâm lấn vào một trong các thành phần sau:

+ Trung thất

+ Tim

+ Các mạch máu lớn

+ Khí quản

+ Thực quản

+ Thân đốt sống

+ Cựa khí quản

+ Một hoặc vài nốt u ở cùng thuỳ với khối u chính

+ Khối u với tràn dịch màng phổi có tế bào ác tính.

N: hạch vùng

– NX: không đánh giá được hạch vùng.

– N0: không có di căn vào hạch vùng.

– N1: Di căn hạch quanh phế quản cùng bên và/hoặc hạch rốn phổi và hạch trong phổi cùng bên, bao gồm cả sự xâm lấn trực tiếp của khối u vào các hạch đó.

– N2: Di căn đến hạch trung thất cùng bên và/hoặc hạch dưới cựa khí phế quản.

– N3: Di căn đến hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, hạch cơ bậc thang cùng bên hoặc đối bên hoặc hạch thượng đòn.

M: di căn xa

– MX: không đánh giá được di căn xa.

– M0: không có di căn xa.

– M1: Có di căn xa, gồm cả có các khối u nhỏ ở thuỳ phổi khác (cùng hoặc đối bên).

Xếp giai đoạn:

– Ung thư biểu mô ẩn: TX, NO, MO.

– Giai đoạn 0: Tis NO MO

– Giai đoạn IA: T1 NO MO

– Giai đoạn IB: T2 NO MO

– Giai đoạn IIA: T1 N1 MO

– Giai đoạn IIB:

+ T2 N1 M0

+ T3 N0 M0

– Giai đoạn IIIA:

+ T1 N2 M0

+ T2 N2 M0

+ T3 N1,2 M0

– Giai đoạn IIIB:

+ Mọi T, N3 M0

+ T4, mọi N, M0

– Giai đoạn IV: mọi T, mọi N, M1

Đối với ung thư biểu mô phế quản loại tế bào nhỏ:

– Thường phân theo phân loại của nhóm nghiên cứu ung thư phổi Hoa Kỳ, chia 2 loại:

– Loại khu trú ở lồng ngực: bệnh còn hạn chế ở lồng ngực và các hạch bạch huyết vùng (gồm hạch trung thất, hạch rốn phổi 2 bên và hạch thượng đòn)

– Loại lan rộng: bệnh đã vượt qua giai đoạn trên.

Cách Chẩn Đoán Bệnh Ung Thư Amidan Nhanh Và Chính Xác

Ung thư amidan dễ bị nhầm lẫn với đau họng bình thường nên mọi người thường khá chủ quan với bệnh. Vậy chẩn đoán bệnh ung thư amidan như thế nào và làm cách nào để điều trị bệnh?

Chúng ta đã nghe nói nhiều về căn bệnh ung thư amidan nhưng chưa thực sự hiểu rõ về cơ chế hình thành bệnh. Những thông tin sau sẽ giúp giải đáp phần nào thắc mắc của bạn.

– Ung thư amidan là gì? Đó là sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ amidan. Vậy ung thư amidan chỉ xuất hiện ở khu vực amidan? Không hoàn toàn như vậy, ung thư amidan có thể xuất hiện ở hai mào của mô phía trước và sau amidan. Ngoài ra, các tế bào ung thư cũng có thể lan ra các vị trí lân cận amidan như mặt sau gốc lưỡi, phần mềm ở vòm miệng, thành sau của họng.

– Ung thư amidan thường có biểu hiện đau họng vậy còn có biểu hiện nào nữa không? Các triệu chứng bệnh ung thư amidan khác như nuốt vướng, đổi giọng nói, khạc ra máu, hơi thở có mùi hôi… Với các biểu hiện ra bên ngoài như vậy khiến nhiều người nghĩ căn bệnh này có thể được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít trường hợp được chẩn đoán sớm do triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm vùng hầu họng.

– Nguyên nhân gây ra ung thư amidan? Rượu, bia, thuốc lá là những nguyên nhân chính gây ra ung thư amidan. Nguy cơ mắc bệnh có thể tăng ba lần nếu nghiện rượu hoặc thuốc lá và tăng 15 lần nếu nghiện cả hai. Ung thư amidan là bệnh thường gặp ở lứa tuổi 50 đến 70. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn từ 3 đến 4 lần so với phụ nữ. Vậy những người phụ nữ trẻ không hút thuốc và uống rượu bia sẽ không mắc ung thư amidan? Quan niệm này không chính xác. Hiện nay, độ tuổi mắc bệnh ung thư amidan ngày càng trẻ hóa. Những người ở độ tuổi 30 hoặc 40, ngay cả một số người ngoài 20 tuổi, không hề hút thuốc và lạm dụng rượu những vẫn có thể mắc bệnh này. Nguyên nhân là do vi rút HPV-16 gây ra. Dù chưa có bằng chứng chính xác, các nhà khoa học cho rằng các loại vi rút này còn có khả năng truyền từ miệng sang miệng.

– Có thể điều trị bệnh ung thư amidan theo những phương pháp nào? Hiện nay có ba phương pháp dùng để điều trị ung thư amidan: phẫu thuật, xạ trị và hoá trị. Phẫu thuật hoặc xạ trị dùng cho giai đoạn đầu của bệnh, giúp điều trị triệt để bệnh hơn. Trường hợp khối u đã phát triển, chèn ép toàn bộ amidan hoặc bắt đầu phát triển ra ngoài, có thể bạn sẽ cần phẫu thuật kết hợp với xạ trị. Thông thường các bác sĩ sẽ hạn chế áp dụng phương pháp hoá trị trong điều trị ung thư amidan. Tuy nhiên các nghiên cứu trong thời gian gần đây đã cho thấy việc kết hợp giữa hóa trị và xạ trị có thể cho kết quả tốt trong điều trị bệnh. Hiệu quả của nó được đánh giá là tương đương phương pháp phẫu thuật đối với những khối u lớn trong điều trị ung thư amidan.

– Điều trị khối u đã di căn ra các cơ quan bên ngoài amidan khác với điều trị bệnh ở giai đoạn đầu như thế nào? Ung thư giai đoạn cuối thường gây ra các triệu chứng như đau đớn, chảy máu và khó nuốt cho bệnh nhân. Đối với trường hợp này, khối u cần được làm teo lại rồi mới tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Để làm teo khối u, bệnh nhân có thể được điều trị bằng hoá trị hoặc xạ trí. Việc kết hợp cả 2 phương pháp cũng thường được sử dụng.

– Việc điều trị ung thư amidan có an toàn hay không? Tất cả các phương pháp điều trị bệnh hiện nay đều có chứa tiềm ẩn nguy cơ như phương pháp phẫu thuật vùng họng có thể gây ra tình trạng sưng tấy và khó thở. Khi đó, bệnh nhân tạm thời sẽ được mở một lỗ trong khí quản, cho phép bạn thở bình thường đến khi chỗ sưng xẹp xuống. Phương pháp phẫu thuật ở họng cũng có thể làm ảnh hưởng đến giọng nói của bạn nữa, ảnh hưởng này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Nguồn báo:

http://giadinh.net.vn/song-khoe/chan-doan-benh-ung-thu-amidan-20090604102656452.htm

Bài thuốc hữu ích:

Bác sĩ Nguyệt Minh

Phân Biệt Ung Thư Đại Tràng Và Bệnh Trĩ

Do vậy, nếu người cao tuổi và trung niên, khi phát hiện thấy đại tiện ra máu thì nên có ý thức cảnh giác, đồng thời cũng nên trang bị cho mình một số hiểu biết sơ bộ để có thể phân biệt được đó là biểu hiện triệu chứng của bệnh gì.

Vậy làm thế nào phân biệt được đại tiện ra máu ở bệnh trĩ và đại tiện ra máu ở ung thư đại tràng?

Theo giới chuyên môn cách phân biệt như sau:

Đại tiện ra máu ở bệnh trĩ:

Đặc điểm:

Sau đại tiện mới xuất hiện máu đỏ tươi

Máu nhỏ thành giọt, có khi phun thành tia

Dịch máu và phân không lẫn vào nhau

Lượng máu lúc nhiều lúc ít

Xung quanh hậu môn có cảm giác đau tức, khó chịu hoặc cảm giác như có dị vật.

Đại tiện ra máu ở ung thư đại tràng

Đặc điểm:

Lượng máu rất ít và phủ lẫn trên bề mặt của phân

Màu tím sẫm,

Thường lẫn với dịch nhày,

Có khi là dịch mủ

Càng ngày lượng máu khi đại tiện càng tăng lên

Vì thế, khi có những biểu hiện đại tiện ra máu thì tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Cho nên, với người cao tuổi và trung niên, khi có biểu hiện đại tiện ra máu thì tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra xác định nguyên nhân. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng bệnh trĩ và ung thư đại tràng để tránh điều trị nhầm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng:

Gia đình có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột bị ung thư đại tràng

Người bị Polyp đại tràng, u tuyến đại tràng.

Người bị viêm đại tràng lâu năm

Người bị táo bón, rối loạn tiêu hóa kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng

Những người thích ăn các loại thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, thích ăn thịt nướng, rán, những người béo phì… cũng nên có ý thức đề cao cảnh giác, nếu có triệu chứng đại tiện ra máu, cho dù lượng máu có thể rất ít và chưa có triệu chứng gì kèm theo thì cũng nên đi khám ngay, không nên coi thường.

Bạn đang xem bài viết Chẩn Đoán Xác Định Và Phân Biệt Bệnh Crohn trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!