Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Ăn Của Người Phụ Nữ Ung Thư Tử Cung mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chị Nguyễn Thị Duệ, 53 tuổi, xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội duy trì chế độ ăn uống lành mạnh trong quá trình chữa bệnh ung thư tử cung.
Đầu năm 2017, chị Duệ thấy đau bụng chu kỳ kéo dài nên đã thăm khám tại Bệnh viên Phụ sản Hà Nội và được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư tử cung. Khối u đã di căn sang buồng trứng ở giai đoạn muộn, buộc phải nhập viện điều trị gấp.
Hai tuần sau khi phát hiện ra bệnh, chị Duệ được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung và hai bên buồng trứng. Sau phẫu thuật, chị chuyển đến bệnh viện K3 Tân Triều tiến hành hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và ngăn chặn tình trạng di căn.
Sau 8 đợt truyền hóa chất đúng theo phác đồ, chỉ số tế bào ung thư cũng có thuyên giảm nhưng sức khỏe đã giảm sút rõ rệt. Đổi phác đồ, chị lại tiếp tục cầm cự thêm 8 đợt hóa chất nữa.
Chị Duệ cho biết: “Sau 16 đợt hóa chất tôi từ hơn 50kg chỉ còn 30kg, men gan và tế bào ung thư trong máu tăng rất cao, toàn thân bị phù. Từ một người phụ nữ rất khỏe mạnh tôi bỗng trở nên suy kiệt vì phải chống chọi với căn bệnh ung thư di căn quái ác”.
Anh Phùng Bá Quyền, chồng chị Duệ, không muốn chứng kiến vợ đau đớn vật vã với những đợt truyền hóa chất, đã quyết định đưa chị về nhà. Cả gia đình và bản thân chị Duệ đều hiểu rõ “về nhà là để chờ ngày ra đi chứ không còn hi vọng gì”, vì bệnh ung thư ở giai đoạn muộn như chị hiếm có ai qua khỏi.
Dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần, nhưng chị Duệ không tuyệt vọng mà cố gắng cải thiện sức khoẻ. Hàng ngày, chị giữ chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục tay chân nhẹ nhàng để cơ thể dẻo dai trở lại. Tình cờ, qua xem chương trình của Đài Truyền hình VTC, chị được biết đến sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ cho bệnh nhân ung thư GenK STF. Đây là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất từ đề tài nghiên cứ khoa học cấp nhà nước của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. GenK STF có chứa hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao, được khoa học chứng minh là kế thừa và có tác dụng tốt hơn Fucoidan thông thường. Sản phẩm cũng được Bộ Y tế cấp phép nên chị Duệ an tâm sử dụng.
Chia sẻ về kinh nghiệm chiến đấu với bệnh tật, chị Duệ cho biết: “Tôi duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đủ chất, tập thể dục chăm chỉ kết hợp sử dụng GENK STF 12 viên mỗi ngày. Sau hai tháng đầu tiên, tôi thấy cơ thể dần khỏe lên, có dấu hiệu tăng cân trở lại, chỉ số men gan và tế bào ung thư trong máu giảm dần. Đến tháng 7 vừa qua, tôi đi kiểm tra lại thì thấy các chỉ sổ đã trở về mức bình thường”.
Người phụ nữ 53 tuổi cũng khẳng định, ung thư không phải là dấu chấm hết, nhờ chế độ ăn uống khoa học và uống thêm sản phẩm hỗ trợ, chị có thêm nghị lực, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để tiếp tục chiến đấu với bệnh tật.
Genk STF Chứa hoạt chất STF (Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp) được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu Việt Nam, hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc ung bướu, giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật. Đồng thời, giúp giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, hạ mỡ máu.
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam.
Tổng đài tư vấn: 18006808 (Trong giờ hành chính); Hotline: 0962686808.
Nha Trang
https://vnexpress.net/suc-khoe/che-do-an-cua-nguoi-phu-nu-ung-thu-tu-cung-3987118.html
Chế Độ Ăn Uống Cho Người Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung
Những thực phẩm tốt cho người ung thư cổ tử cung
Trong khi điều trị ung thư cổ tử cung, người bệnh nên tăng cường những thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, tránh viêm nhiễm…
Nên ăn các thực phẩm chứa hàm lượng beta-carotene cao như rau chân vịt, bí đỏ, cà rốt, xoài, rau bắp cải…
Nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như các loại rau củ (súp lơ, củ cải trắng, khoai tây, cải ngọt, cải bẹ, cam quýt, cà chua)
Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều kẽm và selen như rong biển, vừng, lạc….
Nên ăn nhiều thực phẩm từ đậu như đậu phụ, sữa đậu nành, đậu tương, đậu ngọt… có chứa một lượng lớn estrogen thực vật, isoflavone và lignin, có tác dụng chống oxy hoá, khống chế sự tăng trưởng của bệnh ung thư cổ tử cung.
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột có trong các loại hạt như lúa mì, gạo lứt, bột yến mạch, bánh mì, ngũ cốc.
Chất béo không bão hoà đơn có trong dầu oliu, hạt ô liu, quả bơ
Uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc và giữ ẩm cho cơ thể.
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung không nên ăn những thực phẩm nào?
Ngoài những thực phẩm nên ăn khi bị ung thư cổ tử cung người bệnh cũng cần tránh những thực phẩm như:
Bệnh nhân không nên ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh
Nên tránh những đồ ăn có vị cay, đắng, mặn, nóng, đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ.
Không nên ăn các thức ăn được chế biến bằng các phương pháp như hun khói, tẩm ướp, nướng, chiên, rán, muối, ngâm
Tránh các loại đồ uống có ga có cồn..
Lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư cổ tử cung
Người bệnh ung thư cổ tử cung nên chú ý lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, ăn uống đúng cách
Nên ăn chậm, nhai kỹ và thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày để kích thích vị giác, ăn uống ngon miệng hơn
Thường xuyên vận động thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả
Ngoài ra người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe, tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để nắm được quá trình hồi phục bệnh. Đồng thời xử trí sớm những bất thường nếu có.
Nếu cần được tư vấn thêm, mời độc giả liên hệ theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288 để được hỗ trợ tốt nhất.
Chế Độ Ăn Cho Người Ung Thư Gan
Ung thư gan là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm và có tiên lượng điều trị thấp. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ ăn cho người ung thư gan có vai trò quan trọng, góp phần tăng hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
1. Tìm hiểu về ung thư gan
Ung thư gan là loại bệnh ung thư trong đó các tế bào ác tính (ung thư) phát sinh từ các mô trong gan. Ung thư gan thứ phát là bệnh ung thư bắt nguồn từ các cơ quan khác trong cơ thể sau đó di căn đến gan.
Nguyên nhân ung thư gan vẫn chưa được xác định rõ, nhưng 1 số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: nhiễm virus viêm gan B, C; xơ gan; uống rượu nhiều, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, phơi nhiễm với các hóa chất, vv…
1.1. Triệu chứng ung thư gan
Ung thư gan thường không có biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu. Các dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, đau bụng, buồn nôn, chán ăn… đều dễ khiến người bệnh chủ quan, nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác ở gan.
Có khối u ở bụng, đau hoặc sưng bụng: khi phát hiện ra u nhú, cảm thấy đau hoặc sưng ở phía bên phải bụng dưới xương sườn… bạn nên đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư gan.
Buồn nôn và nôn: bệnh nhân ung thư gan thường gặp tình trạng buồn nôn và nôn do suy giảm chức năng gan.
Vàng da, ngứa, nước tiểu sẫm màu: khi mắc ung thư gan, người bệnh có thể cảm thấy ngứa, da và mắt chuyển sang màu vàng, nước tiểu tối màu hơn. Sự thay đổi này là do nồng độ bilirubin trong máu cao.
Mệt mỏi, giảm cân đột ngột: mệt mỏi, giảm cân bất thường là các triệu chứng có thể xảy ra sau khi tế bào ung thư gan phát triển và xâm lấn.
Các biểu hiện trên cũng có thể gây ra bởi các bệnh lý khác không phải ung thư gan. Tuy nhiên, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
1.2. Chẩn đoán ung thư gan
Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan bao gồm:
Xét nghiệm máu: Gan là cơ quan có vai trò lọc máu trong cơ thể. Bởi vậy, xét nghiệm máu có thể phát hiện sự bất thường của chức năng gan.
Kiểm tra hình ảnh: Bệnh nhân có thể được đề nghị làm các thủ tục kiểm tra hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI). Các thủ tục này giúp bác sĩ quan sát được gan và các dấu hiệu bất thường trong gan thông qua hình ảnh để chẩn đoán bệnh.
Sinh thiết: Trong thủ tục sinh thiết, một mẫu mô gan sẽ được lấy ra bằng cách đưa một kim nhỏ qua da và vào gan và kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết có thể đưa ra kết luận cuối cùng về ung thư gan.
Khi đã chẩn đoán bệnh ung thư gan, bác sĩ cần thực hiện một số phương pháp khác để xác định mức độ (giai đoạn) của ung thư gan, để xác định kích thước và vị trí của ung thư, cũng như mức độ lan rộng của nó. Các phương pháp giúp xác định giai đoạn ung thư gan bao gồm chụp CT, MRI và chụp xương.
1.3. Cách điều trị ung thư gan
Các phương pháp điều trị ung thư gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bao nhiêu phần gan bị ung thư, mức độ lan rộng, sức khỏe tổng thể,… Những phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, cắt bỏ nhiệt, tiêm ethanol qua da, và xạ trị.
Phẫu thuật: là việc loại bỏ các khối u và một số mô lành xung quanh. Phẫu thuật là phương pháp mang lại cơ hội thành công cao nhất, đặc biệt đối với khối u nhỏ hơn 5cm.
Đốt nhiệt (RFA): sử dụng nhiệt để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này được thực hiện qua nội soi ổ bụng, hoặc trong quá trình phẫu thuật.
Tiêm ethanol qua da: là phương pháp dùng rượu tiêm trực tiếp vào khối u gan để tiêu diệt khối u.
Xạ trị: sử dụng năng lượng cao X-quang để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Hóa trị: sử dụng thuốc tiêm vào động mạch gan, để tiêu diệt tế bào ung thư.
Liệu pháp miễn dịch: còn gọi là liệu pháp sinh học, nhằm mục đích tăng cường phòng thủ tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh ung thư.
2. Chế độ ăn cho người ung thư gan
2.1 Cách lựa chọn thực phẩm cho người ung thư gan
Gan là cơ quan chuyển hóa thức ăn và các chất, chính vì vậy cần lựa chọn các thực phẩm sạch, tốt cho cơ thể và giảm gánh nặng cho gan.
Sử dụng các thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ là các loại rau xanh được trồng và chăm bón mà không sử dụng hóa chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu và các loại phân bón hóa học; hoặc các loại thịt được nuôi không dùng cám tăng trọng và các chất độc hại.
Các thực phẩm hữu cơ này sẽ giúp giảm tải cho gan, giúp cơ thể vẫn đầy đủ dinh dưỡng mà không lo nguy cơ tồn dư hóa chất trong thực phẩm. Và tất nhiên cần tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt lợn xông muối, thịt hun khói, thịt đóng hộp… đây là những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Giảm thực phẩm giàu chất béo
Các loại thịt đỏ nhiều chất béo sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khiến gan phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy cần ưu tiên ăn cá, thịt trắng (vịt, gà, chim), thịt đỏ (lợn, bò, gà, cừu, chó).
Ngoài ra cần hạn chế các đồ chiên xào, nên sử dụng luộc hoặc hấp để giảm thiểu mỡ.
Sử dụng gừng
Gừng theo đông y có vị cay, tính ấm, có tác dụng giáng nghịch chỉ nôn. Khi bị ung thư gan, suy giảm chức năng gan khiến tiêu hóa kém, dễ bị buồn nôn hay đầy bụng thì gừng chính là bảo bối giúp loại bỏ các triệu chứng khó chịu đó.
Bỏ rượu bia
Rượu bia là chất độc đối với gan, khi bị ung thư gan các tế bào gan tổn thương, không có khả năng chuyển hóa chất độc. Chính vì vậy rượu bia làm men gan tăng lên rất cao, gây suy giảm chức năng gan. Cần loại bỏ hoàn toàn rượu bia khỏi chế độ ăn hàng ngày.
2.2 Thiết lập chế độ ăn khoa học
Không chỉ lựa chọn thực phẩm sạch, dễ tiêu mà cần chú ý ăn theo đúng khoa học để đảm bảo sự hoạt động tốt nhất cho gan.
Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
Cần đảm bảo cân bằng các loại thực phẩm, tăng cường ăn các loại ngũ cốc hạt như óc chó, mác ca để bổ sung lượng đạm thực vật tốt cho sức khỏe. Ăn các loại hoa quả theo sở thích, đảm bảo đủ vitamin cho cơ thể.
Chia nhỏ các bữa ăn
Việc chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn, giảm tải làm việc cho gan. Chính vì vậy thay vì ăn ngày 3 bữa, hãy chia làm 6 -8 bữa mỗi ngày, và nhớ ăn 1 bữa nhẹ lúc buổi đêm nữa nhé!
Ăn theo sở thích
Đừng ép buộc cơ thể mình quá, trừ những thứ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe thì hãy xem cơ thể mình yêu thích món ăn gì, món nào thấy ngon miệng thì ăn là tốt nhất.
Chế Độ Ăn Cho Người Ung Thư Thực Quản
Đối với người bệnh ung thư thực quản, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp hồi phục sớm tình trạng sức khỏe. Vậy chế độ ăn cho người ung thư thực quản thế nào hợp lý?
1. Ung thư thực quản là gì?
Thực quản là ống cơ lớn dài khoảng 25 cm nối miệng với dạ dày. Thực quản được chia làm 3 phần gồm thực quản trên, thực quản giữa và thực quản dưới. Ung thư thực quản bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào lót tại bất kì vị trí nào ở thực quản.
Ung thư thực quản được chia thành hai loại chính:
Ung thư tế bào vảy, thường xảy ra ở đoạn giữa thực quản. Đây là loại ung thư phổ biến nhất.
2. Nguyên nhân gây ra ung thư thực quản
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều yếu tố được cho là căn nguyên làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
Người trên 40 tuổi, là nam giới có uống rượu và hút thuốc lá.
Thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn những đồ cay nóng, thực phẩm chứa nhiều nitrosamine như dưa cà muối; chế độ ăn ít rau củ quả, nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
Mắc các bệnh lý ở thực quản như viêm dạ dày thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, loét hẹp đoạn dưới thực quản hoặc nhiễm HPV.
Tiền sử gia đình mắc ung thư thực quản.
Mắc một số bệnh ung thư khác ở vùng đầu mặt cổ như khoang miệng, vòm họng, thanh quản…
3. Triệu chứng ung thư thực quản
Với ung thư thực quản, người bệnh thường khó phát hiện sớm do các dấu hiệu thường mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
Nuốt nghẹn với thức ăn đặc, sau tăng lên với thức ăn lỏng.
Đau rát họng kéo dài.
Đau vùng ngực, lưng, đau hai bên bả vai.
Buồn nôn và nôn, dịch nôn có thể lạc vào đường thở gây viêm đường hô hấp kéo dài, có trường hợp nôn ra máu.
Tiết nước bọt nhiều.
Khàn tiếng kéo dài.
Chán ăn, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân…
4. Các phương pháp điều trị ung thư thực quản
Hiện nay, các phương pháp điều trị thường được áp dụng đối với bệnh ung thư thực quản là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
4.1. Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ thực quản có khối u, lấy hạch lympho gần đó. Đoạn thực quản còn lại sẽ được nối thẳng với dạ dày. Ngoài ra, người bệnh có thể cần phải đặt stent thực quản – ống kim loại nhỏ giữ cho thực quản không bị hẹp, giúp việc nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
Đây là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vùng có khối u nhằm thu nhỏ khối u. Xạ trị chỉ tác động trực tiếp vào vùng bị bệnh nên ít ảnh hưởng tới các vùng khác..
Người bệnh ung thư thực quản sẽ gặp khó khăn trong ăn uống. Để cải thiện dần tình trạng bệnh, hồi phục nhanh chóng sức khỏe, người bệnh cần lưu ý:
5.1. Những thực phẩm nên ăn
Thực phẩm dễ tiêu hóa
Trong thời gian đầu sau điều trị, người bệnh có thể cảm thấy khó nuốt hoặc nuốt đau, vì thế nên bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng như cháo hoặc súp, canh… sau đó chuyển sang mức độ đặc dần.
Thực phẩm giàu protein
Protein là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết đối với sức khỏe và khả năng hồi phục của người bệnh ung thư nói chung và ung thư thực quản nói riêng. Vì thế trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh không thể thiếu các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng… Những thực phẩm này có thể băm nhỏ nấu thành súp hoặc cháo. Nên tránh chế biến thực phẩm dưới dạng chiên, rán, xào… vì chứa nhiều dầu mỡ không có lợi với người bệnh.
5.2. Những thực phẩm không nên ăn
Những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, đồ hộp… chứa chất bảo quản, phụ gia và phẩm màu, hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe người bệnh ung thư thực quản. Nếu thường xuyên ăn chế độ ăn này sẽ khiến bệnh lý nghiêm trọng hơn, do cơ thể không thể tiêu hóa được những thức ăn đó. Vì thế, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần tránh thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó là các thực phẩm tươi, ngon được lựa chọn kỹ càng, ngâm rửa đúng cách để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực phẩm lên men
Những thực phẩm lên men như dưa, cà, sung muối giúp bữa ăn ngon miệng hơn nhưng đối với người bệnh thì cần tránh thực phẩm này. Lý do là bởi nó chứa nhiều muối, thực phẩm lên men có thể chứa vi khuẩn, nếu tiếp tục ăn sẽ khiến bệnh tình lâu lành hơn.
Rượu bia, đồ uống có ga
Để cơ thể hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh ung thư thực quản cần chú ý:
Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thành nhiều bữa.
Nên ăn nhạt sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
Nên ăn chậm, nhai kỹ, khi ăn nên ngồi thẳng lưng sẽ giúp thực phẩm đi xuống dễ dàng hơn.
Chú ý không nên đi nằm ngay sau khi ăn vì có thể khiến thực phẩm bị trào ngược.
Cần vận động nhẹ nhàng hàng ngày, việc nằm một chỗ sẽ khiến cơ thể trì trệ, không tiêu hóa hết thức ăn.
Bạn đang xem bài viết Chế Độ Ăn Của Người Phụ Nữ Ung Thư Tử Cung trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!