Cập nhật thông tin chi tiết về – Chữa Lẹo Mắt Bằng Đũa Cả mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lẹo mắt là một trong những căn bệnh hoàn toàn thông thường và hay gặp ở mọi người. Vì vậy có rất nhiều cách để mọi người tự điều trị cho bản thân hoặc người thân gia đình mình tại nhà mà không cần thuốc thang. Chỉ trừ khi có những diễn biến xấu, gây ảnh hưởng nặng thì mới cần sự tư vấn, thăm khám từ bác sĩ. Một trong những cách mà ông bà vẫn hay truyền lại cho con cháu là sử dụng đũa cả để hơ nóng, làm dịu và đánh bay mụn lẹo nhanh chóng.
Lẹo mắt là gì và nó bắt nguồn từ đâu?
Lẹo mắt là triệu chứng chân lông mi có nang tiết ra chất nhờn. Từ đó, vi khuẩn trên da có thể xâm nhập nang dễ dàng và làm nang sưng to, ứ đọng với chất nhờn.
Các dấu hiệu thông thường có thể thấy rõ ở người bệnh là hiện tượng chảy nước mắt, mắt đỏ, đau và ngứa. Khi mủ thành hình, phần giữa của lẹo nổi lên một chấm màu vàng. Mủ vỡ ra sẽ khiến lẹo bớt đau. Còn ở trường hợp ngược lại, mủ tiếp tục tích tụ sẽ khiến lẹo ngày càng lớn lên và gây cản trở, khó khăn cho thị giác. Một số nguyên nhân có thể gây ra lẹo mắt cho mọi người là: viêm mi mắt (Blepharitis) do vi khuẩn hoặc các chất/ yếu tố gây dị ứng, sử dụng quá nhiều/ sử dụng chung mỹ phẩm, áp lực/ căng thẳng tinh thần từ cuộc sống lẫn công việc…
Chữa lẹo mắt bằng đũa cả (đũa bếp)
Cách thực hiện:
Dùng cán đũa bếp hơ vào than hoa nóng rồi quấn vào 1 cái vải xô
Áp vào mắt để trị chứng sưng đau, ngứa ngáy.
Thực hiện khoảng 5-10 lần cùng 1 lúc, ngày làm 2 lần
Một số cách điều trị lẹo mắt khác
Bệnh lẹo mắt nếu không quá nặng, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị bằng những phương pháp đơn giản và lưu ý cẩn thận một số điều:
Có thể rửa mắt bằng nước muối, sau đó nhỏ thuốc nhỏ mắt
Dùng kháng sinh dạng mỡ bôi vào vùng bị sưng viêm
Có thể sử dụng các biện pháp chích lẹo nhưng phải được bác sĩ chỉ định. Với lẹo có kích thước nhỏ nên để tự vỡ, không nên nặn sẽ gây lây lan khó điều trị hơn.
Sử dụng biện pháp chích huyệt phế du, biện pháp này rất hiệu quả nhưng phải được bác sĩ hay thầy thuốc có nhiều năm kinh nghiệm làm mới chính xác và an toàn.
Dùng khăn ấm chườm vào vùng lẹo 10 -15 phút/ lần để giảm đau, tiêu sưng.
Rửa tay sạch sẽ khi bôi thuốc, tránh dụi tay lên mắt.
Không soi gương, trang điểm hay sử dụng mỹ phẩm lên vùng mắt đến khi lẹo khỏi hẳn.
Nên ăn các thực phẩm mát, dễ tiêu hóa. Hạn chế các thực phẩm nóng, cay, đồ thủy hải sản. Hạn chế các chất kích thích như bia rượu.
Thực Hư Việc Dùng Đũa Hơ Nóng Chữa Lẹo Mắt
Là người có “tiền sử” bị mọc lẹo mắt trong nhiều năm liền, chị Phạm Thị Phượng (ở Phủ Lý, Hà Nam) cho biết, sở dĩ lẹo mắt “đeo bám” chị lâu đến thế là do sai lầm trong phương pháp điều trị. Chị kể: “Hồi tôi 8 tuổi, tôi bị lẹo mắt lần đầu. Tôi nhớ lần ấy, mẹ tôi hơ nóng chiếc đũa cả đảo cơm rồi chườm vào chỗ bị lẹo. Quả nhiên, vết sưng xẹp dần rồi lặn hẳn. Nhưng sau đó không lâu, lẹo lại tái phát. Lần này, thay vì đũa cả, mẹ tôi tiếp tục hơ nóng gấu quần rồi chườm vào mi mắt cho tôi. Tuy nhiên, lẹo không lặn đi mà còn sưng và có mủ. Vì vướng mắt nên tôi lấy tay dụi và làm vỡ mủ vàng. Hậu quả là mi mắt của tôi bị nhiễm trùng, cứ dai dẳng đến 10 ngày chưa khỏi”.
Chị Phượng cho biết thêm, lớn lên, chị vẫn hay bị mọc lẹo, hầu như năm nào cũng bị “luân phiên” giữa hai mắt. Trong những lần đó, chị không đến khám bác sĩ mà tự chữa ở nhà. Hết dùng hơ nóng các vật dụng để chườm trực tiếp vào mi mắt, chị Phượng lại đắp lá trầu không hoặc lá lốt giã nhỏ đắp trực tiếp lên chỗ bị sưng. Cứ như thế, lúc thì 3 – 5 ngày lẹo lặn, lúc thì kéo dài cả 1 – 2 tuần.
“Vì nghĩ lẹo mắt đơn giản nên tôi mới chủ quan như thế. Nếu biết cứ dai dẳng như thế này thì tôi đã đến bác sĩ ngay từ sớm để tránh phải phiền phức. Vừa ngứa ngáy khó chịu, vừa mất thẩm mỹ”, chị Phượng thở dài.
Chia sẻ về các bệnh viêm nhiễm mi mắt, chúng tôi Nguyễn Duy Bích, Khoa Mắt (Bệnh viện E Trung ương) cho biết: Mi mắt là bộ phận che chắn và bảo vệ nhãn cầu, thế nhưng bản thân chúng lại bị nhiều tác nhân gây bệnh tấn công. Vì vậy, các bệnh nhiễm trùng và viêm tại chỗ của mi mắt cũng rất đa dạng. Chắp hoặc lẹo mắt là những biểu hiện của viêm mi mắt mạn tính.
“Trong số chúng ta, hầu như ai cũng đã từng bị lên chắp, lên lẹo ở mắt. Tỷ lệ mắc nhóm bệnh này không hề nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan xem thường khi bị mọc chắp hoặc lẹo. Mặc dù, không gây mù lòa, không gây chết người thế nhưng, những khó chịu mà chúng gây ra cho bệnh nhân lại không thể xem thường. Hơn nữa, nhiều người còn tự mua thuốc hoặc mách bảo nhau các biện pháp chữa trị theo dân gian khiến bệnh tình càng thêm trầm trọng”, BS Bích nhấn mạnh.
Theo BS Bích, có nhiều yếu tố khiến mắt bị lên chắp hoặc mọc lẹo như vệ sinh mắt không đảm bảo hay bội nhiễm các vi khuẩn gây bệnh trong các vật dụng hàng ngày như khăn mặt, khăn mùi xoa. Cũng có thể là các yếu tố môi trường: Bụi, ô nhiễm, sử dụng máy điều hòa, hay các yếu tố bất lợi tại mắt sẵn có như khô mắt, đái tháo đường, vẩy nến…
Cẩn trọng nguy cơ bỏng và nhiễm trùng
BS Bích cho hay, khi bị mọc lẹo, trong dân gian thường dùng các vật dụng (đũa cả, gấu quần…) hơ nóng để chườm vào mi mắt. Thực chất, mục đích của việc làm này có cơ sở khoa học là nhằm tăng tuần hoàn tại khối viêm, giải phóng chất bã. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có thể áp dụng trong 1-2 ngày đầu khi mới bị. Nếu để lâu mà dùng cách này thì càng làm cho khối viêm sưng tấy thêm, nguy cơ nhiễm trùng mắt rất cao. Ngoài ra, khi lựa chọn điều trị bằng cách này, nên lưu ý vì vật dụng nóng có thể gây bỏng mi mắt, tổn thương tới cấu trúc của lớp mi này.
Bên cạnh đó, BS Bích cũng cho biết, nhiều người dùng lá trầu không đắp vào chỗ bị chắp, lẹo là do các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Do đó, đắp lá trầu có thể làm mi mắt dễ chịu tạm thời nhưng cũng có thể gây dị ứng vì thành phần lá trầu không còn có nhiều hoạt chất khác.
Theo BS Bích, phương pháp điều trị viêm mi mắt bao gồm: Vệ sinh cá nhân, chủ yếu là rửa tay, dùng khăn lau loại một lần, massage nhiều lần trong ngày lên bờ mi có dùng găng tay và gạc chườm nóng, hoặc dùng gel đặc trị đánh lên bờ mi bằng tăm bông. Ngoài ra, điều trị bằng kháng sinh tại chỗ hoặc đường toàn thân đôi khi rất hữu ích. Các kháng sinh được khuyên dùng thuộc nhóm Tetracycline và Oxytetracycline như mỡ tetracycline, mỡ posicycline và nhóm Sunfamide như Bacitracine.
BS Bích tư vấn, khi thấy mắt bị lộm cộm hay khó chịu, hoặc cảm giác có tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn mi mắt, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Nếu không xử lý ngay tình trạng viêm nhiễm ở mi mắt, sẽ có nguy cơ gây hại đến mắt.
Không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị.
Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan. Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi đi đường, đặc biệt khi làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng.
Không trang điểm vùng mắt khi đang bị lẹo
Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị chắp hoặc lẹo mắt, tốt nhất không được trang điểm mắt cho đến khi chiếc mụn lẹo ở mi mắt đã lành hẳn. Sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo mi mắt theo chỉ định của bác sĩ. Luôn rửa tay trước khi tra thuốc mỡ cho mắt hay tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc này phải được giữ gìn sạch sẽ, lọ thuốc mới sử dụng (không dùng thuốc dùng dở và để lâu), không để thuốc chạm vào mắt, mi mắt. Nếu phải tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt thì nên thoa một lớp mỏng trên mụn lẹo ở mi mắt trước khi đi ngủ.
Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội
Bệnh Lẹo Mắt Và Cách Chữa Lẹo Mắt Nhanh Nhất
Chứng bệnh lẹo mắt là hiện tượng nang lông ở mi mắt bị nhiễm khuẩn, cụ thể là do một loại tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn như staphylocoque, gây sưng đau và có mủ, làm người bệnh rất khó chịu và đau nhức.
– Mi mắt sưng đau, nổi cục cứng về sau có thể vỡ và chảy mủ.
– Mắt nhức mỏi, chảy nước mắt
Nguyên nhân hình thành lẹo mắt
– Do ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng
– Do rối loạn tiêu hóa, cản trở hấp thụ dinh dưỡng
– Do viêm mi mắt
– Do lạm dụng mỹ phẩm
Cách phòng tránh bệnh lẹo mắt
– Không nên thường xuyên dụi mắt, có thể làm lây lan vi khuẩn và gây khó chịu ở mắt. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.
– Không nên sử dụng chung khăn mặt, khăn lau.
– Sau khi trang điểm vùng mắt cần tẩy trang cẩn thận và sạch sẽ.
– Thay mascara ít nhất 6 tháng 1 lần vì vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở trong mỹ phẩm để lâu.
– Khi đi ra ngoài hoặc dọn dẹp nhà cửa nên đeo kính để chống bụi và chống nhiễm khuẩn.
– Khi có triệu chứng cần có biện pháp điều trị kịp thời, tránh lây lan.
Bệnh lẹo mắt nếu không quá nặng hoàn toàn có thể tự điều trị bằng những phương pháp đơn giản:
– Có thể rửa mắt bằng nước muối, sau đó nhỏ thuốc nhỏ mắt
– Dùng kháng sinh dạng mỡ bôi vào vùng bị sưng viêm
– Có thể sử dụng các biện pháp chích lẹo nhưng phải được bác sĩ chỉ định. Với lẹo có kích thước nhỏ nên để tự vỡ, không nên nặn sẽ gây lây lan khó điều trị hơn.
– Sử dụng biện pháp chích huyệt phế du, biện pháp này rất hiệu quả nhưng phải được bác sĩ hay thầy thuốc có nhiều năm kinh nghiệm làm mới chính xác và an toàn.
– Dùng khăn ấm chườm vào vùng lẹo 10 -15 phút/ lần để giảm đau, tiêu sưng.
– Rửa tay sạch sẽ khi bôi thuốc, tránh dụi tay lên mắt.
– Không soi gương, trang điểm hay sử dụng mỹ phẩm lên vùng mắt đến khi lẹo khỏi hẳn.
– Nên ăn các thực phẩm mát, dễ tiêu hóa. Hạn chế các thực phẩm nóng, cay, đồ thủy hải sản. Hạn chế các chất kích thích như bia rượu.
– Cần gặp bác sĩ nếu lẹo mắt vẫn sưng to sau vài ngày điều trị để được tư vấn kịp thời.
Một số bài thuốc trị bệnh lẹo mắt
– Cho 20g kim ngân hoa, 20g cúc hoa, 20g bồ công anh vào nước đun sôi nhỏ lửa, chắt lấy 1 bát nước. Sau đó đun tiếp lấy bát nước 2, trộn 2 bát chia làm 3 lần uống trong ngày.
– Dùng một cốc sữa đậu nành đun sôi trộn với 2 thìa canh bột vừng đen, thêm 1 thìa canh mật ong, uống sau bữa sáng. Làm thường xuyên đến khi khỏi hẳn.
Lẹo Mắt Là Gì? Cách Chữa Lẹo Mắt Nhanh Nhất Hiện Nay
Triệu chứng bệnh lẹo mắt:
– Mắt hơi đỏ đôi khi còn có hiện tượng chảy nước mắt
– Mí mắt bị sưng nhẹ, ấn vào thấy đau hoặc sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
– Bờ mi nổi lên một cục nhỏ to cỡ bằng hạt gạo
– Là những nốt mụn lúc đầu bằng hạt tấm, sau lớn dần, sưng đỏ, sờ thấy rắn như hạt gạo
– Lẹo mọc sát ngay ở bờ mi, mưng mủ và vỡ sau 3-4 ngày
Bệnh lẹo mắt tuy không lây nhưng nếu để bị nhiễm trùng thì có chảy mủ và đau, nó có thể dễ dàng lan từ mắt nọ sang mắt kia. Người bệnh không được chăm sóc cẩn thận, đúng cách rất dễ để lại sẹo. Với trẻ em, di chứng sẽ làm lệch mắt bên to bên nhỏ ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ.
– Kiêng những thức ăn có tính nhiệt cao như thịt chó, thịt dê
– Không hút thuốc lá hay sử dụng đồ uống kích thích như bia, rượu
– Không ăn những thức ăn có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thủ lợn.
– Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều hoa quả, chọn những loại thực phẩm mát, dễ tiêu hóa
Cách chữa lẹo mắt bằng Tây Y:
– Rửa mắt bằng nước muối sinh lý kết hợp sử dụng thuốc nhỏ mắt. Lưu ý, hãy rửa tay sạch trước khi bôi thuốc và tránh dụi tay lên mắt.
– Dùng kháng sinh dạng mỡ bôi vào vùng bị sưng viêm
– Có thể sử dụng các biện pháp chích lẹo nhưng phải được bác sĩ chỉ định. Với lẹo có kích thước nhỏ nên để tự vỡ, không nên nặn sẽ gây lây lan khó điều trị hơn.
Cách 2: Rửa sạch lá trầu không sau đó giã nát đun sôi nhẹ đổ ra cốc nhỏ. Hơ miệng cốc gần mắt ( cách khoảng 10 cm) để xông hơi
Cách 3: Dùng cán đũa hơ nóng nhẹ rồi vải xô quấn xung quanh áp nhẹ vào mắt bị lẹo. Hiện tượng sưng tấy, ngứa ngáy sẽ nhanh chóng giảm thiểu, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Cách chữa lẹo mắt bằng mẹo này ngày làm 2-3 lần lẹo sẽ biến mất chỉ sau vài ngày áp dụng.
Với các cách chữa trị lẹo mắt chắp mắt đơn giản hiệu quả từ các cách chữa trị dân gian, chữa trị theo tây y đều cho ra kết quả khả quan. tùy vào mỗi người mà có thể theo hướng chữa trị khác nhau.
BẠN CÓ BIẾT?
Khi bị lẹo mắt có bấm mí được không? Theo các chuyên gia, khi bị lẹo mắt, bạn không nên bấm mí. Mặc dù bấm mí là thủ thuật đơn giản, không cần phẫu thuật nhưng để không ảnh hưởng tới kết quả thẩm mỹ, bạn hãy chờ cho tình trạng lẹo mắt khỏi hoàn toàn mới thực hiện công nghệ tiên tiến này.
Bạn đang xem: Lẹo mắt là gì? Cách chữa lẹo mắt nhanh nhất hiện nay trong Tin tức
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466
Bạn đang xem bài viết – Chữa Lẹo Mắt Bằng Đũa Cả trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!