Xem Nhiều 3/2023 #️ Chuyên Gia Bệnh Viện K Giải Đáp “Vì Sao Ung Thư Tuyến Giáp Ngày Càng Gia Tăng” # Top 11 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chuyên Gia Bệnh Viện K Giải Đáp “Vì Sao Ung Thư Tuyến Giáp Ngày Càng Gia Tăng” # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyên Gia Bệnh Viện K Giải Đáp “Vì Sao Ung Thư Tuyến Giáp Ngày Càng Gia Tăng” mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chuyên gia Bệnh viện K giải đáp “Vì sao ung thư tuyến giáp ngày càng gia tăng”      

TS.BS Ngô Xuân Quý, Trưởng khoa Ngoại đầu cổ Bệnh viện K

PV: Chào bác sỹ, bác sỹ có thể chia sẻ thêm về việc ngày càng có nhiều bệnh nhân tới khám và điều trị ung thư tuyến giáp trong những năm gần đây ở Bệnh viện K?

TS.BS Ngô Xuân Quý: Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh lý về u tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng. Điều này không chỉ ghi nhận tại Bệnh viện K mà còn ở nhiều bệnh viện khác. Ung thư tuyến giáp (UTTG) là bệnh hay gặp nhất trong ung thư các tuyến nội tiết (chiếm 92-95%) và chiếm 3,6% các bệnh ung thư nói chung. Theo Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu vào năm 2018, ung thư tuyến giáp đứng thứ 11 trong tổng số các ca ung thư ở cả hai giới với khoảng 567.000 ca mới mắc hàng năm, đứng thứ 5 trong số các loại ung thư ở nữ giới và đứng thứ 15 trong số các loại ung thư ở nam giới và ngày càng có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất với 5.418 ca mắc mới. Theo số liệu riêng tại khoa Ngoại đầu cổ chúng tôi, hằng năm chúng tôi phẫu thuật cho khoảng 3000 bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp, trong đó chủ yếu là ung thư tuyến giáp và có xu hướng năm sau nhiều hơn năm trước.

PV: Thưa bác sỹ, vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng đó?

Thứ nhất là do trình độ nhận thức của người dân ngày một tăng cao. Thực tế tại bệnh viện K có nhiều bệnh nhân đến khám khi có một số triệu chứng bất thường, họ đã chủ động tìm đến bác sĩ để nhận được lời khuyên và tư vấn từ rất sớm.

Hơn nữa, nhiều người dân đã có thói quen khám sức khoẻ định kỳ, tầm soát phát hiện sớm ung thư nói chung, ung thư tuyến giáp nói riêng, qua đó ngày càng tăng tỷ lệ phát hiện bệnh, nhưng may mắn là vì mọi người chủ động chăm lo sức khỏe, tầm soát sớm nên người bệnh thường phát hiện ở giai đoạn sớm hơn, do đó có phương án điều trị kịp thời. Để có được điều đó, cần phải nhấn mạnh đến sự chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế nói chung và Ban giám đốc Bệnh viện K đã nâng cao nhận thức nói chung của bệnh nhân về bệnh ung thư: “Biết sớm, trị lành”

Thứ hai là do việc ứng dụng rộng rãi các phương tiện chẩn đoán u tuyến giáp trong cộng đồng, không chỉ tại Bệnh viện K mà còn nhiều bệnh viện, phòng khám khác trong cả nước mà đặc biệt là siêu âm. Siêu âm rất có giá trị trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp mà chi phí phù hợp với nhiều người, do vậy ngày càng nhiều bệnh nhân được phát hiện ung thư tuyến giáp đến khám và điều trị tại Bệnh viện K.

PV: Thưa bác sỹ, vậy người bệnh thường đến trong tình trạng nào? Tỷ lệ phát hiện ở giai đoạn sớm có gia tăng?

TS.BS Ngô Xuân Quý: Do hai lý do tôi vừa trình bày ở trên thì hiện giờ phần lớn các bệnh nhân ung thư tuyến giáp đến khám và điều trị tại bệnh viện K do tình cờ phát hiện hoặc khám sức khoẻ định kỳ mà thường không có triệu chứng đặc hiệu. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, người bệnh đến viện trong tình trạng khối u, hạch vùng cổ có kích thước lớn, xâm lấn rộng gây chèn ép các cơ quan xung quanh như khí quản, thực quản, dây thần kinh thanh quản quặt ngược gây ra các triệu chứng tương ứng như khó thở, nuốt vướng, khàn tiếng… Các trường hợp này thường ít gặp, thường gặp ở những bệnh nhân có trình độ dân trí chưa cao dẫn tới bệnh nặng mới đi khám bệnh.

PV: Ung thư tuyến giáp được điều trị như thế nào, thưa bác sỹ?

TS.BS Ngô Xuân Quý: Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị chính bệnh ung thư nói chung, đó là phẫu thuật, xạ trị và điều trị nội khoa. Trong điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất có tính chất quyết định đến kết quả điều trị. Trong trường hợp phẫu thuật cắt giáp toàn bộ, bệnh nhân có thể được điều trị Iod 131 và hormon thay thế giúp bổ sung hormon tuyến giáp duy trì hoạt động của cơ thể giúp duy trì bệnh ổn định lâu dài. Hoá chất thường ít có hiệu quả hơn trong điều trị ung thư tuyến giáp. Hiện nay, tại bệnh viện K đã có đầy đủ các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp như phẫu thuật, điều trị Iod-131, xạ trị ngoài và liệu pháp nội tiết. Ngoài ra chúng tôi còn luôn luôn ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới vào điều trị như phương pháp phẫu thuật tuyến giáp qua đường miệng trong điều trị ung thư tuyến giáp. Phương pháp này cho phép cắt được toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ trung tâm đảm bảo nguyên tắc phẫu thuật trong ung thư. Ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp tốt hơn so với những loại ung thư khác.

Bệnh viện K ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp

PV: Như vậy có thể thấy việc tầm soát và phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị?

TS.BS Ngô Xuân Quý: Đối với bệnh ung thư nói chung, việc tầm soát và phát hiện sớm bệnh có vai trò rất quan trọng. Mặc dù đa số các bệnh nhân ung thư tuyến giáp tiến triển chậm, nhưng việc phát hiện sớm bệnh ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Những khối u nhỏ, chưa di căn hạch nhiều thường có kết quả điều trị rất tốt. Ngược lại, những bệnh nhân có khối u lớn, tiến triển nhanh, di căn hạch nhiều thì kết quả phẫu thuật không tốt bằng và thường để lại nhiều biến chứng sau phẫu thuật hơn như khàn tiếng, hạ canxi, nuốt sặc, rò bạch huyết…

PV: Vậy bác sỹ có thể đưa ra mọt vài lời khuyên đến với người dân?

TS.BS Ngô Xuân Quý: Khuyến cáo dành cho người bệnh đó là nên, rất nên chủ động đi khám, tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Khi đã phát hiện ra bệnh ung thư tuyến giáp rồi thì cần đến gặp bác sĩ có chuyên môn tư vấn, tránh tình trạng tin vào các lời khuyên dân gian, dùng các phương thức điều trị khác như đắp lá, thuốc nam, thuốc bắc mà khi đến viện bệnh đã ở giai đoạn muộn không còn khả năng điều trị triệt căn, như vậy người bệnh đã bỏ lỡ giai đoạn vàng để điều trị.

Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa ung bướu đầu ngành của cả nước, Bệnh viện K đã ứng dụng nhiều phương pháp khoa học, kỹ thuật hiện đại để điều trị ung thư tuyến giáp: Phẫu thuật cắt tuyến giáp qua đường miệng; đưa vào sử dụng khu điều trị I 131…đánh dấu một bước phát triển quan trọng về ứng dụng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán và điều trị ung thư. Tin vui cho người bệnh đó là điều trị I 131 và nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này được bảo hiểm y tế chi trả theo quy định hiện hành, do đó giúp giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo quyền lợi cũng như hiệu quả điều trị. Do đó hãy lựa chọn địa chỉ tin cậy để đặt niềm tin chăm sóc, điều trị sức khỏe cho mình và người thân.

PV: Cảm ơn bác sỹ về cuộc trò chuyện này.

Vì Sao Tỷ Lệ Ung Thư Ngày Càng Gia Tăng Ở Việt Nam?

gày nay, xã hội càng hiện đại thì tỷ lệ người mắc các bệnh hiểm nghèo lại càng cao. Nhiều người Việt Nam giật mình khi biết nước ta thuộc top 2, những quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động về tình hình mắc bệnh ung thư ở nước ta. Thực trạng bệnh ung thư tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung bướu hồi tháng 4/2013 tại Hà Nội cho biết, tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư ở Việt Nam cao hàng đầu thế giới, với 200.000 ca mắc mới hàng năm và số người tử vong lên đến 82.000 trường hợp. Tỷ lệ tử vong vì ung thư ở Việt Nam là 73,5% trong khi đó, tính chung toàn thế giới con số này là 59,7%; tại các nước phát triển là 49,4% và ở những nước đang phát triển cũng chỉ ở mức 67,9%.

Chỉ tính riêng tại Bệnh viện K Hà Nội, bệnh nhân tới đây năm sau lại cao hơn năm trước khoảng 20-30%. Tuy nhiên, công tác phòng chống ung bướu ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu thực tế, các bệnh viện luôn quá tải, dù thời gian qua có hàng chục bệnh viện và trung tâm ung bướu đã được xây mới và đưa vào hoạt động.

Việt Nam thuộc top 2 quốc gia dẫn đầu về bệnh ung thư Vì sao bệnh ung thư ngày càng gia tăng?

Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân làm cho tỷ lệ bệnh ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng cao nhưng 3 nhóm nguyên nhân lớn là: do cường độ lao động, ô nhiễm môi trường và chế độ ăn uống.

Cường độ lao động cao: Một số khảo sát cho thấy, có 95% số lao động khu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp ngoài nhà nước có làm thêm giờ. Mức lao động này khiến sức khỏe giảm sút, khả năng chống đỡ bệnh tật kém. Bên cạnh đó còn vấn đề bảo hộ lao động ở Việt Nam chưa được chú trọng.

Ô nhiễm môi trường: Mức ô nhiễm ở Việt Nam hiện nay đang ở mức cao. Ra đường thì gặp ô nhiễm không khí, bụi, thuốc trừ sâu, khói thuốc lá, ở nhà thì ăn thực phẩm, uống nguồn nước ô nhiễm, mỹ phẩm, nước hoa… Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới thì tại Việt Nam, Hà Nội và chúng tôi là hai thành phố bị ô nhiễm đất nặng nề nhất. Hai thành phố này cũng đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi – theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc.

Ô nhiễm môi trường gây ung thư

Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng của người Việt Nam đa phần thiếu khoa học do nhiều thói quen ăn uống đã trở thành tập quán như: ăn sống, ăn nướng, ăn gỏi, người nghèo lại thiếu thốn, nhiều khi vì tiết kiệm mà ăn cả thực phẩm mốc… Gần đây thì chất bảo quản và chất kích thích trong thực phẩm trở nên đáng báo động và là một trong những nguyên nhân gây bất ổn đến đời sống sức khỏe của người dân.

Hãy tự biết phòng bệnh ung thư đúng cách

Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu cho thấy 40% ung bướu có thể ngăn ngừa, phòng tránh được và 1/3 có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm và chữa trị. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên tự phòng bệnh ung bướu bằng việc thay đổi tư duy: Sống và làm việc khoa học, đừng tham công tiếc việc, tự bảo vệ sức khỏe bản thân mỗi ngày. Hãy nhìn xa hơn bởi số tiền bạn kiếm được hôm nay chưa chắc đủ để bạn trị bệnh. Hãy đòi hỏi quyền được bảo hộ lao động, phòng chống thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất kích thích. Bạn nên ăn nhiều rau, hoa quả tươi, hạn chế đồ nướng, tập thể dục thường xuyên, ổn định cân nặng.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng hàng ngày các sản phẩm có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tìm diệt gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bởi nếu không được kiểm soát, các gốc tự do này sẽ gây đột biến tế bào, làm cho tế bào thường trở thành ác tính và tạo thành các khối u hình thành nên bệnh ung thư.

Trẻ Em Bị Ung Thư Mắt Ngày Càng Gia Tăng

Tuy chưa có thống kê mới về tất cả các dạng ung thư trẻ em hiện nay, nhưng lượng bệnh ung thư nguyên bào võng mạc mắt được chẩn đoán xác định tại BV Mắt chúng tôi có chiều hướng gia tăng.

Ung thư ở trẻ em chiếm tỷ lệ 1 – 2% trên tổng số các dạng ung thư. Một trong số các ung thư trẻ em phải kể đến là bướu nguyên bào võng mạc.

Đây là bệnh ác tính ở mắt thường gặp chủ yếu trẻ dưới 5 tuổi. Năm 1995-1997, theo ghi nhận của GS. Nguyễn Chấn Hùng – BV Ung bướu chúng tôi bướu nguyên bào võng mạc đứng hàng thứ tư trong các dạng ung thư thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Hiện chưa có thống kê mới về tất cả các dạng ung thư ở trẻ em hiện nay, nhưng riêng về lượng bệnh này đã được chẩn đoán xác định tại BV Mắt chúng tôi có chiều hướng gia tăng.

Một thống kê ghi nhận từ 1990 – 1998, trung bình có 27 trường hợp/ năm. Từ tháng 9/1999 – 9/2001 là 84 trường hợp, tức là trung bình mỗi năm có 42 trường hợp. Đến năm 2006, theo thống kê bệnh viện Mắt, con số trẻ em bị bướu nguyên bào võng mạc là 89, tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2001.

Đa số bệnh đã ở giai đoạn muộn, trớ trêu thay lại hay gặp ở các gia đình nghèo.

Mặc dù đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và hiếm gặp ở trẻ trên 7 tuổi. Thực tế, BV Mắt chúng tôi vẫn gặp khá nhiều trẻ trên 7 tuổi và tất nhiên đây là những trường hợp phát hiện bệnh trễ do từ phía gia đình không để ý công tác truyền thông kém.

Một số khác có thể biết bệnh nhưng tự ý không điều trị do quan niệm sai hay kém hiểu biết.Thật đau lòng là do chẩn đoán sai từ các cơ sở y tế tuyến dưới, nguy hiểm nhất là nhầm lẫn giữa bệnh lành tính và ác tính.

Bệnh có thể biểu hiện rất rõ nét và dễ dàng phát hiện tại gia đình và các cơ sở y tế, ví dụ đốm sáng ở con ngươi, hay con ngươi trắng; nhưng đấy là dấu hiệu muộn.

Đôi lúc bệnh biểu hiện rất kín đáo như lé nhẹ và chỉ được phát hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt kinh nghiệm cùng với sự trợ giúp của các phương tiện như siêu âm, chụp cắt lớp (CT scan).

Đồng tử trắng: người nhà phát hiện thấy mắt bé sáng trắng nhất là vào ban đêm như mắt mèo Lé cũng là dấu hiệu thường gặp. Người nhà cần đưa trẻ đi khám ngay khi thấy trẻ có lé.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và phát hiện bệnh sớm từ những dấu hiệu kín đáo này.

Ngoài ra, bệnh còn có những biểu hiện như:

– Mắt đỏ, đau nhức do tăng nhãn áp thứ phát hay do phản ứng viêm

– Sưng tấy hốc mắt do bướu hoại tử

– Chảy máu trong không do nguyên nhân chấn thương.

– Một số trường hợp không có biểu hiện bất thường chỉ phát hiện tình cờ khi khám sức khoẻ định kỳ tại các trường học.

Ung thư mắt: Ung thư có thể chữa lành

Hiện nay, bướu nguyên bào võng mạc là loại ung thư có thể chữa lành nếu được phát hiện sớm.

Sự phát triển của khoa học không chỉ dừng lại ở mức cứu sống bệnh nhân mà đã giữ lại cho trẻ con mắt còn chức năng. Hay nói cách khác, trẻ mắc bệnh bướu nguyên bào võng mạc có tỷ lệ sống sót cao và vẫn thấy đường sinh hoạt bình thường, không phải bỏ mắt.

Ở Việt Nam, điều trị chủ yếu là cắt bỏ nhãn cầu có bướu và truyền hoá chất ngăn ngừa di căn để cứu mạng sống cho trẻ.

Một số trẻ sống sau khi đã cắt bỏ cả hai nhãn cầu. Tỷ lệ trẻ sống sót sau cắt bỏ mắt khá cao (đánh giá trẻ sống trên 5 năm sau bỏ mắt mà không có tái phát bệnh hay di căn. Hơn thế nữa, các bác sĩ Việt Nam đang tiến những bước tiến đầu tiên trong việc áp dụng phương pháp bảo tồn mắt (không cắt bỏ mắt).

Các phương pháp này bao gồm: truyền hoá chất chống ung thư vào máu hay còn gọi là “vô hoá chất”, kết hợp với tiêm hoá chất vào ngay mắt và chiếu laser tại khối bướu.

Từ máy Laser của tổ chức ORBIS cho dự án điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, các bác sĩ chuyên khoa Nhi BV Mắt chúng tôi đã áp dụng thiết bị này trong điều trị tại chỗ ung thư nguyên bào võng mạc. Qua đó phối hợp điều trị để bảo tồn nhãn cầu cũng như bảo tồn thị lực còn lại cho bệnh nhân ở giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, nhiều người quan niệm ung thư là hết đường cứu chữa. Ung thư là chỉ chờ chết, đụng dao kéo vào là chết nhanh hơn.

Nhiều người khác lại tin vào phương thức gia truyền như thuốc nam, thuốc bắc. Một gia đình đau xót trước cảnh con bị múc mắt hay do tập tục của một số dân tộc thà để con chết nhưng mắt còn nguyên vẹn.

Do đó khiến người nhà đưa trẻ đến khám trễ hay tự ý bỏ điều trị khi có yêu cầu bỏ mắt của các nhân viên y tế.

Chính vì vậy, bướu lớn nhanh do những loại thuốc đắp, ăn lan vào các tổ chức xung quanh (di căn) thậm chí di căn vào não khiến trẻ chết rất nhanh.

Một số trường hợp bướu lớn ăn lan ra ngoài gây mùi hôi khó chịu cho cả người thân. Lúc này gia đình mới đưa trẻ đến bác sĩ thì đã quá muộn.

Xử trí lúc này rất nặng nề và trẻ thường khó qua khỏi. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt. Sau đó, hốc mắt được nạo vét sát xương sọ trông rất sợ đến nỗi bản thân người mẹ có khi không dám nhìn khi thay băng.

Do đó, các bậc cha mẹ hãy chú ý quan sát mắt trẻ ngay sau khi chào đời và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm dù chỉ là chảy nước mắt, lé, đỏ, đau.

Ngoài ra nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ ít nhất mỗi năm một lần, và không tự ý bỏ điều trị dù bất cứ lý do nào.

BS. Nguyễn Ngọc Châu Trang – Phó khoa Nhi BV Mắt TP.HCM

Nguyên Nhân Ung Thư Ngày Càng Gia Tăng Ở Việt Nam

Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.0000 người đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư. Điều đáng nói là số người mắc ung thư chưa có dấu hiệu chững lại mà tăng chóng mặt theo thời gian. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến số người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng cao?

Theo WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng qua các năm, con số năm sau thường cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2000, Việt Nam có khoảng 68 nghìn ca mắc ung thư thì đến năm 2010, con số này đã lên tới 126 nghìn ca. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165 nghìn ca, trong đó gần 115 nghìn ca tử vong.

Tỷ lệ tử vong do nguyên nhân ung thư ở Việt Nam chiếm 73.5%, thuộc top đầu trên thế giới. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong trung bình của thế giới là 59.7%, ở những nước phát triển là 49.4% và các nước đang phát triển là 67.9%.

Ung thư có thể mắc ở mọi lứa tuổi, 80% trường hợp từ 45 tuổi trở lên. Tất cả cơ quan trong cơ thể đều có thể bị ung thư và có hơn 100 loại ung thư khác nhau. Theo thống kê, số lượng bệnh nhân tử vong do ung thư cao gấp 9 lần số người tử vong do tai nạn giao thông. 70% trong số đó là do chủ quan, không khám chữa và điều trị kịp thời dẫn đến giảm đáp ứng điều trị.

5 loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam bao gồm: Ung thư gan, ung thư phổi, dạ dày, ung thư vú, ung thư đại tràng. Đứng đầu ở nam giới là ung thư phổi, ung thư gan. Ở nữ giới hàng đầu vẫn là ung thư vú, ung thư đại tràng.

Theo các chuyên gia y tế, số người mắc ung thư tăng nhanh chóng trong những năm gần đây do nguyên nhân chủ yếu là thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường, và tuổi thọ tăng, trong đó nguyên nhân thực phẩm bẩn đứng hàng đầu, chiếm 35%.

Vấn đề ô nhiễm chất độc hại trong thực phẩm từ nuôi trồng, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, bảo vệ thực vật, chất tạo nạc và các chất hóa học sử dụng trong quá trình chế biến từ rau quả, thực phẩm đến các chế phẩm sữa tươi, đồ dùng, đồ chơi là nguyên nhân ung thư ngày càng gia tăng ở Việt Nam.

Các chất hóa học sử dụng để tẩy trắng, bảo quản thực phẩm sử dụng nhiều trong thời gian dài gây tổn thương đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, dẫn đến viêm loét dạ dày ruột. Đặc biệt nguy hiểm hơn là tình trạng ung thư dạ dày.

Trong thực phẩm bẩn có các hóa chất độc hại, virus, vi khuẩn, nấm mốc… khi đi vào cơ thể gây tích tụ độc tố trong gan và cơ thể. Gan tổn thương sản sinh ra các yếu tố gây viêm, phá hủy tế bào gan, dẫn đến viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Ngoài ra, hàm lượng cao chất bảo quản trong rau củ, hóa chất tăng trọng, chất tạo nạc cho thịt bò, thịt lợn, chất kích thích… làm tăng nguy cơ gây ung thư. Các thực phẩm ăn sẵn (xúc xích, thịt hun khói), thực phẩm muối lên men (cà muối, cá muối, thịt muối) tồn dư rất nhiều chất bảo quản là nguyên nhân tăng tỉ lệ ung thư ở Việt Nam.

Ô nhiễm không khí, khói bụi, thuốc trừ sâu,… là nguyên nhân khiến cho mức ô nhiễm ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Trong đó, Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai thành phố chịu mức ô nhiễm nặng nề nhất, đứng đầu Châu Á (theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc).

Nhiều thôn, xóm ở Việt Nam có tỉ lệ mắc ung thư cao gấp nhiều lần so với trung bình trên cả nước. Có những hộ gia đình có 3-4 người mắc ung thư. Ước tính hiện nay cả nước có hơn 40 làng ung thư do nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm, gây ra cái chết của hơn 1.100 người trong vòng 5 năm trở lại đây.

Cùng với thực phẩm bẩn và ô nhiễm môi trường, vấn nạn lạm dung rượu bia, thuốc lá khiến nguy cơ mắc ung thư ngày càng gia tăng. Trong thuốc lá chứa hàng nghìn hóa chất độc hại, trong đó có hơn 70 chất gây bệnh ung thư. Điển hình nhất là ung thư vòm họng và ung thư phổi, thanh quản, thực quản, tụy… Ở Việt Nam, 50% nam giới hút thuốc lá, thuốc lào, 1.4% nữ giới hút thuốc, hơn 40.000 người không hút thuốc cũng có nguy cơ cao mắc ung thư do khói thuốc thụ động.

Rượu bia khi vào cơ thể với nồng độ cao trong thời gian ngắn sẽ gây tích tụ độc tố trong gan và cơ thể, gây phá hủy tế bào gan, suy giảm chức năng gan. Sử dụng rượu bia thường xuyên gây tăng nguy cơ mắc xơ gan, viêm gan, ung thư miệng, họng, thanh quản, ung thư vú… Tỉ lệ mắc ung thư gan ở Việt Nam cao thứ ba chỉ sau ung thư phổi và dạ dày.

Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu cho thấy 40% ung bướu có thể ngăn ngừa, phòng tránh được và 1/3 có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Vì thế, ngay từ bây giờ, mỗi người nên thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh, tự bảo vệ sức khỏe của bản thân mình mỗi ngày, bằng việc thay đổi tư duy: Sống và làm việc khoa học, đừng tham công tiếc việc, tự bảo vệ sức khỏe bản thân mỗi ngày. Hãy nhìn xa hơn bởi số tiền bạn kiếm được hôm nay chưa chắc đủ để bạn trị bệnh. Hãy đòi hỏi quyền được bảo hộ lao động, phòng chống thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất kích thích. Bạn nên ăn nhiều rau, hoa quả tươi, hạn chế đồ nướng, tập thể dục thường xuyên, ổn định cân nặng.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng hàng ngày các thảo dược có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tìm diệt gốc tự do và kích thích các tế bào miễn dịch tiêu diệt các tế bào lạ gây hại cho cơ thể. Bởi nếu không được kiểm soát, các gốc tự do này sẽ gây đột biến tế bào, làm cho tế bào thường trở thành ác tính và tạo thành các khối u hình thành nên bệnh ung thư.

Nổi bật trong số các thảo dược tốt cho bệnh nhân ung thư hiện nay là loại nấm miễn dịch quý hiếm của Nhật Bản có tên là Hanabiratake, tên khoa học là Sparassis crispa. Đây là một loại nấm có chứa tới 43% hoạt chất sinh học Beta glucan nhiều nhất trong tất cả các loại nấm. Beta glucan đã được chúng minh là có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự phát triển cũng như sự di căn của khối u.

Hiện nay, sản phẩm Tokyo Res 1000 của trung tâm Katsuragi Sangyo, với thành phần chính là bột nấm Hanabiratake được lên men bằng vi khuẩn Lactobacillus paracasei KLB-1, giúp làm tăng hàm lượng Beta glucan 1-3 trong bột khô lên tới 47.6% đã được nhập khẩu về Việt Nam và đã được bộ y tế cấp phép lưu hành từ tháng 8/2019.

Tokyo Res 1000, giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ ức chế sự phát triển khối u ác tính, được tin dùng trong những bệnh viện ung thư hàng đầu Nhật Bản như IGT, Karasuma Wada.

Bạn đang xem bài viết Chuyên Gia Bệnh Viện K Giải Đáp “Vì Sao Ung Thư Tuyến Giáp Ngày Càng Gia Tăng” trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!