Xem Nhiều 5/2023 #️ Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Khoang Miệng # Top 10 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 5/2023 # Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Khoang Miệng # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Khoang Miệng mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

BVK – Ung thư biểu mô khoang miệng là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng bao gồm: Ung thư môi (gồm môi trên, môi dưới, mép), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khe liên hàm, khẩu cái cứng, lưỡi (phần di động), niêm mạc má và sàn miệng. Người bệnh có thể phát hiện u ng thư khoang miệng do những dấu hiệu khá dễ dàng nhận thấy ngay khi xuất hiệnNguyên nhân gây bệnh . Tuy Dấu hiệu mà bạn cần lưu ý: nhiên người bệnh thường chủ quan, phần lớn các bệnh nhân ung thư khoang miệng lại đến viện ở giai đoạn muộn, khi tổn thương ung thư đã lan rộng, phá hủy nhiều cấu trúc lân cận do đó tiên lượng sống của bệnh nhân bị giảm nhiều.

Khoang miệng bao gồm môi trên, môi dưới, sàn miệng, phần lưỡi di động (hay gọi là phần 2/3 trước của lưỡi), niêm mạc má, lợi hàm trên, lợi hàm dưới và vòm khẩu cái.

Loại ung thư hay gặp nhất ở khoang miệng là ung thư biểu mô tế bào vảy (95%) và thường xuất hiện ở niêm mạc miệng. Ung thư biểu mô tế bào vảy được chia làm 3 loại: biệt hóa cao, biệt hóa vừa và kém biệt hóa. Ngoài ra còn có các loại ung thư khác như ung thư biểu mô tuyến nang, ung thư tổ chức liên kết và ung thư hắc tố bào.

– Cảm thấy khó nhai, khó nuốt.

– Miệng có tổn thương dạng xơ cứng, dạng chồi bông cải.

– Khó cử động lưỡi hoặc hàm.

– Sụt cân không mong muốn.

– Đau hoặc loét không liền hoặc chảy máu

– Răng lung lay không tìm ra nguyên nhân.

Phẫu thuật

– Xuất hiện mảng trắng hoặc đen, đỏ trong khoang miệng.

Việc đánh giá tổn thương dựa vào nhiều yếu tố như thăm khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh. Nếu cần, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu chụp phim cắt lớp vi tính (CT Scanner) hoặc phim cộng hưởng từ (MRI) vùng đầu cổ hoặc lồng ngực để đánh giá sự lan tràn của bệnh tại vùng cũng như xem bệnh đã di căn đến phổi chưa. Để chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết tổn thương. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nội soi vùng họng, thanh quản, thực quản, khí quản để tìm tổn thương vì có đến 5-15% bệnh nhân ung thư khoang miệng, họng hoặc thanh quản có thêm một ung thư thứ 2 tại vị trí khác ở vùng đầu cổ.

Xạ trị

Sau khi đã được khám và làm các xét nghiệm kể trên, bệnh nhân sẽ được đánh giá giai đoạn bệnh. Đây là phương pháp cho phép xác định chính xác sự lan tràn của khối u cũng như phân loại cụ thể khối u đó. Điều này không chỉ giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị mà còn giúp dự đoán được khả năng thành công của phương pháp đó.

Hóa trị

Người ta phân bệnh thành 4 giai đoạn: I, II, III và IV. Giai đoạn I và II được gọi là giai đoạn sớm trong khi giai đoạn III và IV bị coi là giai đoạn muộn. Tùy theo giai đoạn của khối u mà bệnh nhân sẽ được điều trị các biện pháp thích hợp.

Điều trị ung thư biểu mô khoang miệng:

Ở giai đoạn sớm khi bệnh chưa tiến triển di căn sang bộ phận khác thì phẫu thật được xem là phương pháp điều trị tối ưu, giảm thiểu diện tích lấy đi mà vẫn loại bỏ tối đa tế bào ung thư, giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Vì thế việc phát hiện sớm ung thư đường miệng đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn các phần của miệng, bảo đảm cho người có bệnh về mặt thẩm mỹ cũng như chức năng của khoang miệng.

Ở giai đoạn muộn, người bệnh buộc phải lấy bỏ khoang miệng rộng kết hợp tạo hình lại một số vùng lấy đi nhằm bảo đảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như tạo hình môi, tạo hình lưỡi… để đảm bảo về những khả năng nhai, nuốt, cảm giác khu vực môi, tạo hình phân cách đường miệng và mũi …..

Xạ trị áp dụng với bệnh nhân phát hiện và điều trị ung thư biểu mô khoang miệng ở giai đoạn muộn khi không còn chỉ định giải phẫu được nữa. Hoặc lúc khối ung thư di căn thì sau phẫu thuật cần thiết phải kết hợp với tia xạ để loại bỏ các tế bào u, ngăn cho chúng di căn xa hơn.

Trong các trường hợp u có kích thước lớn, phát triển nhanh và không có thể phẫu thuật rộng ngay được, người ta dùng hóa trị toàn thân hay hóa trị động mạch nhằm giảm thể tích và sự phát triển của khối u. Sau đó người ta tiến hành phẫu thuật cắt bỏ rộng u còn lại sau khi hóa trị.

Bệnh viện K khuyến cáo người dân tham gia khám tầm soát phát hiện sớm một số bệnh ung thư phổ biến trong đó có những gói khám dành cho người bệnh tầm soát ung thư khoang miệng. Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống và điều trị ung thư. Với đội ngũ y bác sĩ với chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến mới và đặc biệt là chi phí hợp lí bạn đọc hãy đến để được tư vấn, thăm khám nhằm tầm soát ung thư đạt hiệu quả cao nhất.

Ung Thư Biểu Mô Khoang Miệng

Ung thư biểu mô khoang miệng là một trong những ung thư biểu mô đường hô hấp, tiêu hoá trên.

Khoang miệng bao gồm: Lưỡi di động, sàn miệng, lợi hàm dưới, lợi hàm trên và vòm miệng phần cứng, niêm mạc má trong, khe liên hàm, môi dưới, môi trên và mép.

CHẨN ĐOÁN

Triệu chứng

Khi các triệu chứng lâm sàng biểu hiện thì thường là khối u đã xâm lấn rộng và đôi khi đã là giai đoạn muộn.

Các triệu chứng có thể là

Cảm giác vướng trong miệng.

Tăng tiết nước bọt đôi khi có máu.

Nói khó.

Nuốt đau.

Đau lan lên tai (cảm giác).

Đôi khi được phát hiện sớm bải đi khám bệnh thường kỳ, hoặc bởi thầy thuốc răng hàm mặt khi bệnh nhân đi chữa răng… hoặc sờ thấy hạch dưới cằm hoặc cổ.

Nuốt đau nhói lên tai.

Nói khó khăn.

Khạc ra đờm nhầy, có lẫn máu thường là có mùi hôi thối.

1/3 các trường hợp đến khám vì có hạch cổ, mà chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ rệt.

Các dấu hiệu tổn thương tại chỗ

Các hình thái có thể gặp: Nụ sùi hoặc loét hoặc vừa sùi vừa loét bờ nham nhở, sờ vào bệnh nhân đau và vướng, u không có ranh giới rõ ràng, cứng, dễ chảy máu.

Khi khám cần phải đánh giá:

+ Mức độ xâm lấn vào đường giữa, vào trong hay ra phía trước.

+ Mức độ xâm lấn vào lưỡi di động.

+ Mức độ xâm lấn vào phần lưỡi cố định.

+ Mức độ xâm lấn vào xương hàm phía trước, và xâm nhiễm ra da.

Sinh thiết rất cần cho chẩn đoán: Gây tê, nếu khó khăn phải phải gây mê để sinh thiết, nhất là những trường hợp u thâm nhiễm hoặc khi u ở sâu.

Khám tai mũi họng

Phát hiện tổn thương phối hợp, có thể khám bằng gương soi gián tiếp, nếu cần thiết thì nội soi để phát hiện.

Khám hệ hạch

Sờ nắn hệ thống hạch cổ, hạch dưới hàm, hạch dưới cằm. Khám cả hai bên cổ phát hiện hạch sờ thấy và ghi nhận các vị trí hạch.

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp Xquang thông thường: hay được dùng để phát hiện tổn thương xâm lấn xương, hay xâm lấn sâu.

Chụp phim cắt lớp hay cộng hưởng từ: Để phát hiện những khối u xâm lấn vào các cơ lưỡi hoặc ở các vị trí khó khám bằng lâm sàng.

Khám toàn thân

Phát hiên di căn, các ung thư phổi họp hoặc với các bệnh khác, đánh giá khả năng điều trị tuy theo từng bệnh nhân.

Khám răng hàm mặt

Nhằm đặt ra khả năng làm hàm giả hoặc tạo hình trong hoặc sau phẫu thuật rộng.

Đánh giá mức độ tiến triển: Theo TNM (IUCC-2002)

Khối II nguyên phát (T)

Tx: Không đánh giá được u nguyên phát bằng lâm sàng

To: Không có u nguyên phát

Tis: Ung thư tại chỗ

T1: Đường kính < 2cm

T2: Đường kính 2cm <u < 4cm

T 4: u xâm lấn sâu vào xương da hoặc cơ

T 4j Môi: u đã xâm lấn qua màng xương, dây thần kinh răng dưới, sàn miệng

hoặc da (cằm hoặc mũi).

T 4a Khoang miệng: Khối u xâm lấn qua màng xương, vào lớp cơ sâu ngoài của lưỡi (cơ cằm lưỡi, cơ dưới lưỡi, cơ vòm miệng và cơ trâm lưỡi, xoang hàm hoặc da mặt)

T 4b: Môi và khoang miệng: Khối u xâm lấn cơ nhai, các xương bướm hoặc nền sọ hoặc bao bọc động mạch cảnh trong.

Hạch vùng (N)

Nx: Khổng đánh giá chính xác được sự di căn hạch.

No: Không có hạch di căn

N1: 1 hạch duy nhất cùng bên đường kính < 3cm

N 2b: Nhiều hạch cùng bên đường kính < 6cm

N 2c: Hạch 2 bên hoặc đối bên đường kính < 6cm

Chú ý: Hạch ở giữa được coi như là hạch cùng bên

Di căn xa (M)

Mx: Không đánh giá chính xác được sự di căn xa

Mo: Chưa di căn xa

M1: Có di căn xa

Xếp loại giai đoạn:

ĐIỀU TRỊ

Điều trị ung thư biểu mô khoang miệng bao gồm điều trị hệ thống hạch cổ và khối u nguyên phát.

Thái độ và nguyên tắc chung

Điều trị hệ thống hạch cổ là một yếu tố quan trọng trong việc tiên lượng quá trình tiến triển của ung thư biểu mô khoang miệng nói riêng và ung thư biểu mô đường hô hấp. tiêu hoá nói chung. Thái độ điều trị phụ thuộc vào 2 yếu tố:

Trường hợp sờ thấy hạch trên lâm sàng: Đánh giá tính chất và sự tiến triển của hạch.

Trường hợp không sờ thấy hạch trên làm sàng: Người ta có thể dự tính được vùng hạch thường hay bị xâm lấn dựa vào vị trí của khối u nguyên phát hoặc bằng các phương pháp cận lâm sàng như: Chụp cắt lớp TDM, IRM hay qua siêu âm.

Về nguyên tắc điều trị, phải xử lý hệ thống hạch cùng với khối u nguyên phát. Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp ngoại lệ: ví dụ ung thư khoang miệng điều trị bằng Curie liệu pháp.

Quyết định điều trị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Loại mô bệnh học của tổn thương nguyên phát: 75-80% các trường hợp carcinoma ít hoặc không biệt hoá cho di căn hạch.

+ Vị trí của u nguyên phát:

Đối với trường hợp tổn thương nguyên phát được xạ trị, tuỳ tình huống có thể kèm theo phẫu thuật lấy hạch còn lại sau hai tháng xạ trị.

Trường hợp tổn thương nguyên phát được điều trị bằng phẫu thuật: Hệ thống hach sẽ được vét hạch rộng hoặc vét hạch chọn lọc tuỳ theo kích thước của u nguyên phát và sự xâm lấn hạch được phát hiện trên lâm sàng.

Điều trị những trường hợp đặc biệt:

Với những tổn thương nguyên phát: Đã được điều trị bằng Curie liệu pháp thì hệ thống hạch sẽ được điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật lấy hạch còn lại được thực hiện hai hoặc ba tháng sau khi xạ trị. Đối với trường hợp tổn thương nguyên phát đã được điều trị khỏi người ta sẽ thực hiện lấy hạch ở vùng xâm lấn ban đầu. Nếu hạch N3 người ta sẽ vét hạch rộng tùy theo sự xâm lấn hạch lúc ban đầu.

Phẫu thuật tái tạo được chỉ định trong các trường hợp:

+ Phẫu thuật lớn lấy bỏ các u nguyên phát có kèm theo xử lý hạch hoặc không xử lý hạch.

+ Các di chứng có hốc hoặc không có hốc trong khoang miệng, đường hô hấp trên do việc cắt bỏ các vùng bị khối u xâm lấn rộng quá trình xạ trị hoặc phẫu thuật. Những trường hợp đó người ta đã áp dụng phương pháp phẫu thuật tạo hình quay vạt da cơ hoặc làm phương pháp tiến bộ hơn là: Vạt da cơ có mạch máu nuôi.

Phẫu thuật sau hóa trị: Trong các trường hợp u có kích thước lớn, phát triển nhanh mà không có thể phẫu thuật rộng ngay được, người ta dùng hoá trị toàn thân hay hoá trị động mạch nhằm giảm thể tích và sự phát triển của khối u. Sau đó người ta tiến hành phẫu thuật cắt bỏ rộng u còn lại sau khi hóa trị.

Chống chí định vét hạch trong các trường hợp sau:

+ Có hạch trong khi u đang tiến triển nhanh: Có thể xạ trị hoặc hoá trị trước, sau đó đánh giá khả năng phẫu thuật.

+ Hạch không thể phẫu thuật được do xâm lấn tại chỗ: (ví dụ: hạch N3 cố định vào phía sâu). Trường hợp này sẽ được xạ trị phối hợp với hoá trị.

Tóm lại:

Điều trị phẫu thuật chiếm một vị trí quan trọng trong điều trị hệ thống hạch vùng cổ.

Kỹ thuật vét hạch cổ bảo tổn ngày càng được áp dụng rộng rãi do đưa ra được hiệu quả tương đương như vét hạch cổ cổ điển mà tỷ lệ di chứng lại rất thấp.

Với phương thức xạ trị hậu phẫu thì tuỳ theo tính chất xâm lấn của hạch. Nếu sau vét hạch có N(+) nên xạ trị hậu phẫu vào vùng hạch.

Điều trị hạch cổ

Phẫu thuật vét hạch cổ

Từ trước tới nay, phẫu thuật vét hạch cổ được xác định là lấy bỏ toàn bộ hệ thống hạch cổ cùng với mạng mạch bạch huyết, tổ chức mỡ và cân vùng cổ. Tuy nhiên hiện nay người ta cố gắng định khu giải phẫu vùng hạch, nhằm một mặt mô tả vùng hạch được chú ý để vét hạch, mặt khác cho phép kiểm tra được vùng hạch khác.

Có sáu vùng hạch được chia thành ô như sau:

I-Nhóm dưới cằm, dưới hàm.

II-Nhóm cảnh cao (bao gồm nhóm dưới cơ nhị thân và nhóm hạch gai trên).

Ilbis – Nhóm cạnh gai.

III – Nhóm cảnh giữa.

IV-Nhóm sau dưới (bao gồm các nhóm gai giữa, dưới và phần sau của nhóm hạch cổ ngang).

V-Nhóm trước cổ.

Dựa vào sự phân vùng hệ thống hạch, người ta đã vét hạch cổ với nhiều phương pháp tuỳ theo mục đích điều trị.

Bao gồm việc vét tất cả các nhóm hạch, cơ ức đòn chũm, cơ nhị thân hoặc bó sau của nó, tĩnh mạch cảnh trong, thần kinh gai và tuyến dưới hàm. Ngược lại, bảo vệ các thành phần sau: Động mạch cảnh, dây thần kinh phế vị, thần kinh giao cảm cố. thần kinh hoành, thần kinh dưới lưỡi, nhánh thần kinh cằm mặt.

Vét hạch triệt căn cài tiến (chức năng)

Là hạn chế một cách tối đa việc cắt bỏ tĩnh mạch cảnh trong, cơ ức đòn chũm và thần kinh gai.

Chi định này thu hẹp ớ những bệnh nhân có hạch bị xâm lấn trung bình.

Phương pháp này giữ lại một hoặc nhiều cấu trúc mà trong vét hạch triệt căn phá huý, đồng thời vẫn lấy được các vùng hạch.

Chỉ quan tâm đến việc vét một hoặc một vài nhóm hạch.

Lấy đi một vài nhóm hạch và được áp dụng trong trường hợp hạch có kích thước nhỏ hơn 2cm. Trường hợp này phải thực hiện sinh thiết tức thì. Nếu có xâm lấn hạch thì phải thực hiện phẫu thuật vét hạch cổ chức năng (biến đổi) ngay lập tức.

Xạ trị hậu phẫu

Xạ trị hậu phẫu được chỉ định tuỳ theo xét nghiệm mô bệnh học của hạch và quá trình thực hiện phẫu thuật vét hạch:

Nếu bệnh phẩm sau mổ cho thấy hạch xâm lấn và phá vỡ vỏ (N(+), R(+) thì xạ trị toàn cổ 50Gy và ưu tiên 15Gy trên vùng phá vỡ vỏ hạch.

Nếu trên bệnh phẩm sau mổ thấy hạch xâm lấn mà không phá vỡ vỏ N(+), R(-) thì xạ trị hậu phẫu được cân nhắc tuỳ theo số lượng hạch xâm lấn và kích thước vị trí của u nguyên phát.

Xạ trị hậu phẫu đối với những tổn thương có nguy cơ cao nếu nghi ngờ chưa cắt rộng được tổn thương.

Không xạ trị nếu ít hơn 3 hạch xâm lấn và những vùng tổn thương u nguyên phát ít có nguy cơ cho xâm lấn hạch (môi mép và vòm khẩu).

Điều trị ung thư biểu mô của lưỡi di động

Điều trị tổn thương của lưỡi

Tổn thương bề mặt (không xâm lấn cơ).

Nếu tổn thương rất khu trú thì Radium 65-75 Gy hoặc phẫu thuật.

Nếu tổn thương ít khu trú hơn (đặc biệt có loạn sản ở bên cạnh) thì phẫu thuật cắt một phần lưỡi.

Trường hợp khối u <6cm, chưa xâm lấn tới đường giữa, nếu có khả năng phẫu thuật thì:

+ Hoá trị (ưu tiên hóa chất động mạch). Sau đó cắt 1/2 lưỡi + xạ trị ngoài (hậu phẫu). Quyết định này được cân nhắc tuỳ theo đánh giá sau phẫu thuật và giải phẫu bệnh.

+ Radium liệu pháp (được cân nhắc tuỳ theo sự lui bệnh sau hóa trị).

Trong trường hợp chống chỉ định phẫu thuật do bệnh toàn thân thì xạ trị trải liều cổ điển (50Gy) phối hợp với Radium liệu pháp 20-25Gy.

+ Hoá trị (ưu tiên hoá chất động mạch). Sau đó 1/2 lưỡi + xạ trị ngoài (hậu phẫu). Quyết định này được bàn luận tuỳ theo đánh giá sau phẫu thuật và mô bệnh học.

+ Hoặc Radium liệu pháp (được cân nhắc tuỳ theo sự lui bệnh sau hóa trị).

Trong trường hợp chống chỉ định phẫu thuật do bệnh toàn thân thì:

+ Hoá trị: Ưu tiên hoá chất động mạch một hoặc 2 bên + cắt lưỡi và tạo hình bằng vạt da cơ + xạ trị hậu phẫu.

Điều trị hệ thống hạch cổ

Xem phần điều trị hạch.

Điều trị ung thư biểu mô vùng sàn miệng

Điêu trị tổn thương nguyên phát

Nếu tổn thương kém khu trú: Dùng phẫu thuật cắt bỏ vùng chậu sàn miệng hoặc chậu sàn miệng cằm (tuỳ theo việc có cắt xương hàm hay không mà quyết định tạo hình) + xạ trị hậu phẫu tuỳ theo đánh giá sau phẫu thuật và giải phẫu bệnh của bệnh phẩm.

Nếu không có chỉ định phẫu thuật: thì xạ trị liều cao giống như phần lưỡi di động.

Điều trị hệ hạch cổ (Chung cho ung thư biểu mô của lưỡi + sàn miệng)

Không sờ thấy có hạch.

Trường hợp 1: Tổn thương nguyên phát được điều trị bằng curie liệu pháp.

+ Nếu tổn thương khu trú và trên bề mặt nhỏ hơn hoặc bằng lcm thì chỉ lấy u đơn thuần và theo dõi hạch.

+ Nếu tổn thương nguyên phát ở bên hoặc phía sau: vét hạch ở tam giác cố (nhóm I. II,III) cùng bên, bảo tồn các cơ quan vùng cổ đồng thời vét hạch ở tam giác đối bên nếu N(+) khi làm sinh thiết tức thì.

+ Nếu tổn thương ở giữa hoặc xung quanh đường giữa thì vét hạch đầy đủ vùng tam giác cổ 2 bên.

Trường hợp 2:

+ Tốn thương nguyên phát được điều trị bằng phẫu thuật.

+ Vét hạch cổ theo nguyên tắc được dự kiến tuỳ thuộc vào kích thước của u nguyên phát.

Trường hợp 3: Tổn thương nguyên phát được xạ trị + curie liệu pháp. Hệ thống hạch được xạ trị liều 50Gy”

Hạch sờ thấy :

Trường hợp 1:

+ Tổn thương nguyên phát được điều trị bằng curie liệu pháp.

+ Tổn thương ở bên và sau: vét hạch cổ chức năng ở tam giác cổ (Nhóm I,II,III) cùng bên và vét hạch cổ ở tam giác đối bên nếu N(+) khi sinh thiết tức thì.

+ Tổn thương ở giữa: Vét hạch ở tam giác cổ 2 bên tuỳ theo định khu của hạch và kết quả sinh thiết tức thì.

Trường hợp 2:

+ Tổn thương nguyên phát được xạ trị liều cao hoặc xạ trị + Curie liệu pháp. Trong trường hợp hạch còn lại, phẫu thuật lấy hạch 2-3 tháng sau khi xạ trị.

+ Không thể phẫu thuật được hạch thì phối hợp hoá trị và xạ trị hoặc xạ trị liều cao.

Xạ trị ngoài

Được thực hiện kết hợp với Curie liệu pháp liều cao ở khối u nguyên phát. Nếu N (+) xạ trị hệ hạch cổ 50Gy và tăng thêm trên những vùng hạch bị phá vỡ vỏ. Hoặc kết hợp với phẫu thuật (hoặc sau hoá trị):

T Phẫu thuật đủ và N(-): Không xạ trị.

T Phẫu thuật đủ và/hoặc N(+), R(-): Xạ trị 50Gy

T Phẫu thuật không đủ và/hoặc N(+) R(+): Xạ trị u 65Gy trên diện u và vùng vỡ vỏ hạch.

Phẫu thuật lấy hạch còn lại sau xạ trị 50Gy Không bổ xung xạ trị dự phòng.

Trong trường hợp vét hạch chọn lọc ở tam giác cổ, nếu có từ 1 đến 2 hạch bị xâm lấn nhưng chưa phá vỡ vỏ ở chặng hạch đầu tiên mà phẫu thuật đối với T đủ thì xạ trị hậu phẫu cần phải cân nhắc. Mặt khác nếu sự xâm lấn hạch 1 bên rất nhiều mà ở đối bên đã được kiểm tra bằng phẫu thuật thì chỉ xạ trị ở một bên cổ.

Điều trị ung thư biểu mô vùng lợi hàm

Khối u giới hạn ở bờ lợi, không có hoặc có xâm lấn xương ở mức độ ít (bong màng xương): Phẫu thuật giới hạn và bảo tồn một phần xương hàm (giữ lại khung xương).

Tổn thương có kèm theo tiêu huỷ xương: cắt đoạn xương hàm. Chỉ định có hoặc không xạ trị hậu phẫu tuỳ theo chất lượng phẫu thuật và sự xâm lấn hạch.

Khối u xâm lấn vào sàn miệng, lưỡi và má: Tham khảo với những tổn thương nguyên phát của những vùng này.

Chú ỷ: Trong những trường hợp chống chỉ định phẫu thuật thì xạ trị 70Gy.

Điều trị hệ hạch: Giống phần chung.

Ung thư biểu mô lợi hàm trên và vòm miệng phần cứng

Điều trị tổn thương nguyên phát

Khối u đường kính <3cm: Phẫu thuật đơn thuần, không xạ trị hậu phẫu nếu phẫu thuật đủ và No.

Loại 1: Khối u phẫu thuật được (tiêu chuẩn toàn thân, tại chỗ, tại vùng).

+ Đối với u nguyên phát:

+ Thì 1: Hoá trị Cisplatinum, 5FU.

+ Thì 2: Phẫu thuật rộng hoặc phẫu thuật theo mức độ lui bệnh sau khi hoá trị.

+ Thì 3: Xạ trị hậu phẫu 65Gy trong vùng khối u và 50Gy trên chặng hạch đầu tiên.

Loại 2: Bệnh nhân không phẫu thuật được.

+ Hoá trị tại chỗ hoặc toàn thân sau đó đánh giá lại tổn thương + Nếu có thể được thì phẫu thuật và xạ trị hậu phẫu.

+ Nếu không chỉ xạ trị đơn thuần vùng u nguyên phát và hệ hạch.

+ Tuỳ tình huống có thể phối hợp xạ trị và hoá trị.

+ Nếu có chống chỉ định hoá trị, điều trị xạ trị liều cao nhưng chia nhỏ liều.

No: Xạ trị trên chặng đầu tiên của hạch.

N(+): Phẫu thuật lấy hạch hoặc vét hạch tuỳ theo mức độ hạch có trên lâm sàng. Sau đó có thể xạ trị hậu phẫu nếu N(+), R(+).

Điều trị ung thư biểu mô khe liên hàm

Điều trị tổn thương u nguyên phát

Khối u có thể phẫu thuật được: Phẫu thuật cắt bỏ miệng – họng – xương hàm + xạ trị hậu phẫu.

Khối u không thể phẫu thuật được do:

+ Khối u lan ra các bộ phận quan trọng.

+ Hoặc tính chất lan toả không có giới hạn.

+ Hoặc bệnh nhân từ chối.

+ Hoặc bệnh toàn thân không phẫu thuật được.

Tia xạ 70Gy trải liều bình thường hoặc phối hợp hóa trị và xạ trị.

Điều trị hệ hạch (Giống như phần điều trị hệ hạch cổ chung)

Điều trị ung thư biểu mô niêm mạc má phía trong

Điều trị tổn thương nguyên phát

Khối u đường kính <5cm, không xâm lấn vào lợi, không xâm lấn vào khe liên hàm: Phẫu thuật lấy u + tạo hình + xạ trị hậu phẫu (tuỳ theo bệnh phám sau mổ). ,

+ Có thể phẫu thuật được.

. Hoá trị động mạch.

. Phẫu thuật lấy u có thể tạo hình hoặc không.

. Xạ trị hậu phẫu tuỳ theo chất lượng phẫu thuật.

+ Không phẫu thuật được: Xạ trị đơn thuần 70Gy trải liều cổ điển.

Điều trị hệ hạch(Giống phần điều trị hạch cổ phần chung)

Điều trị ung thư biểu mô môi dưới

Khối u không có xâm lấn vào lợi và xương: Phẫu thuật lấy u + tạo hình. Khối u có xâm lấn vào lợi và xương

+ Có thể phẫu thuật được: Điều trị hoá chất (ưu tiên hoá chất động mạch) sau đó phẫu thuật rộng và tạo hình.

+ Không có khả năng phẫu thuật: xạ trị liều cao.

No:

+ Nếu xạ trị khối u: Cần phải phẫu thuật hạch khi điều kiện theo dõi bệnh nhân khó khăn hoặc tổn thương 2-4cm có kèm theo sự xâm lấn vào phần môi ướt hoặc u có đường kính 4-6cm.

+ Nếu khối u nguyên phát điều trị bằng phẫu thuật: Vét hạch cổ toàn bộ 2 bên tuỳ theo mức độ xâm lấn của hạch (thông qua kết quả sinh thiết tức thì hạch) + xạ trị hậu phẫu nếu N(+).

Hạch sờ thấy được:

+ Phẫu thuật vét hạch rộng 2 bên có bảo tổn hoặc không.

+ Tuỳ thuộc vào sự xâm lấn cấu trúc hạch và mô bệnh học.

+ Xạ trị hậu phẫu tuỳ thuộc vào đánh giá mô bệnh học sau mổ.

Điều trị ung thư biểu mô môi trên

Khối u có kích thước đường kính <5cm(Giống như môi dưới)

Khối u có kích thước lớn, có phá huỷ cấu trúc

Hóa trị: Ưu tiên hoá chất động mạch sau đó phẫu thuật rộng và tạo hình.

– Xử lý hạch:

+ Hạch không sờ thấy: Không cần xử lý, chỉ cần theo dõi.

+ Hạch sờ thấy: Vét hạch cùng bên hoặc 2 bên nếu sinh thiết tức thì (+).

Điều trị ung thư vùng mép

+ Hóa trị (ưu tiên hoá chất động mạch).

+ Điều trị phối hợp đa hoá chất:

. Ngày đầu: Cisplatin 100mg/m 2.

. 5 ngày tiếp theo: 5FU 1000mg/m 2/ngày.

+ Điều trị đơn hoá chất: 5FƯ 1000mg/m 2/ngày (7 ngày).

+ Xạ trị ngoài 70Gy hoặc xạ trị ngoài 50Gy .

+ Curie liệu pháp 25-35Gy.

Điều trị hệ hạch (Giống như của môi)

Tóm lại: Điều trị ung thư khoang miệng

Đối với khối u:

+ u nhỏ: Phẫu thuật đơn thuần.

+ u rất lớn không thể phẫu thuật được: Xạ trị đơn thuần hoặc hoá trị động mạch kết hợp với xạ trị.

Đối với hệ hạch:

+ Không phát hiện được hạch di căn: Theo dõi sát.

+ Phát hiện được hạch di căn: Vét hạch theo nhóm. Xạ trị hậu phẫu hệ hạch khi có hơn 3 hạch (+) hoặc hạch đã phá vỡ vỏ.

Hóa trị động mạch:

Điều trị phối hợp đa hoá trị:

+ Ngày đầu: Cisplatin 100mg/m 2.

+ 5 ngày tiếp theo: 5FU 1000mg/m 2/ ngày.

Điều trị đơn hoá chất: 5 FU 1000mg/m 2/ngày X 7 ngày

Điều Trị Ung Thư Khoang Miệng

Có những phương pháp điều trị ung thư khoang miệng nào?

1.Phẫu thuật cắt bỏ

Ung thư khoang miệng giai đoạn sớm ( chưa có di căn hạch cổ), có thể áp dụng đơn độc biện pháp cắt bỏ, đương nhiên, phẫu thuật cắt bỏ kết hợp xạ trị sẽ được ưu tiên dùng hơn là cắt bỏ hay xạ trị đơn thuần.

2.Xạ trị

Xạ trị đơn thuần hay kết hợp với các phương pháp ngoại khoa, thì nó vẫn luôn có vai trò quan trọng trong điều trị ung thư khoang miệng. Đối với ung thư giai đoạn cuối, khi đã phát hiện được hạch cổ thông qua kiểm tra CT, cần phối hợp xạ trị kết hợp với bác sĩ ngoại khoa, căn cứ vào giải phẫu tại chỗ, phạm vi xâm lấn, mức độ di căn hạch cổ và toàn trạng bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị tồng hợp.

3.Hóa trị

Ung thư vùng đầu mặt cổ đa phần là ung thư biểu mô tế bào vảy, kém nhạy cảm với hóa trị liệu. Rất ít khi áp dụng hóa trị đơn độc trong điều trị các ung thư vùng đầu mặt cổ, mà thường kết hợp nó với xạ trị hoặc phẫu thuật, như một liệu pháp bổ trợ.

4.Trung dược

Liệu pháp Trung dược là một biện pháp đặc sắc của Bệnh viện Ung Thư St. Stamford Quảng Châu, đối với những bệnh nhân có thể chất tương đối kém, không thể tiếp nhận được hóa xạ trị, bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp phối hợp Trung dược, để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, tăng khả năng chống ung thư cho bệnh nhân ung thư khoang miệng.

5.Liệu pháp xâm lấn vết thương nhỏ

Đối với những khối u tương đối lớn hoặc đã có di căn hạch, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị là rất lớn, liệu pháp phẫu thuật vi chấn thương với kỹ thuật hiện đại, có thể tiêu diệt chính xác các tế bào ung thư, có ưu điểm là ít xâm lấn, hồi phục nhanh, hiệu quả rõ rệt, đã nhận được sự đánh giá cao của những người điều trị ung bướu.

6.Liệu pháp ăn uống

Hấp thu một lượng lớn vitamin A có thể tránh được sự tái phát bệnh ung thư khoang miệng, nhưng quá nhiều Vitamin A lại gây độc cho cơ thể, do đó, cần dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

7.Liệu pháp gia đình

Trong thời gian điều trị, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc há miệng, duy trì sự tiết nước bọt và đánh răng, nên cố gắng kéo dài các bài tập làm mềm khoang miệng, đồng thời thường xuyên súc miệng làm sạch khoang miệng (tốt nhất là sử dụng nước súc miệng có tác dụng sát khuẩn, để thuận tiện hơn cho việc cung cấp nhiều hơn các thực phẩm đảm bảo sức khỏe, và nuốt dung dịch súc miệng này sau khi súc miệng xong, thực hiện một vài lần trong ngày.) Ngoài ra, có thể dùng nước lô hội, để tăng tiết nước bọt tránh khô miệng.

Các chuyên gia Bệnh viện Ung Thư St. Stamford Quảng Châu nhắn nhủ tới bạn, chọn phương thức điều trị gì, thì ngoài việc phụ thuộc vào bệnh tình, còn phụ thuộc vào kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ, điều kiện kỹ thuật và cơ sở vật chất của bệnh viện. Ngoài ra, tại Bệnh viện Ung Thư st. Stamford Quảng Châu, sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, các bác sĩ sẽ xem xét một cách khách quan tình hình cụ thể của bệnh nhân mà tiến hành hội chẩn đa khoa để quyết định phương án điều trị.

Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Buồng Trứng

TỔNG QUAN Ung thư buồng trứng được chẩn đoán ở hơn 20.000 phụ nữ ở Hoa Kỳ mỗi năm. Tuổi trung bình chẩn đoán ung thư buồng trứng là 63 tuổi. Nguy cơ bị ung thư buồng trứng trong suốt cuộc đời là khoảng 1,4%.

Sau khi ung thư buồng trứng được cắt bỏ bằng phẫu thuật, bệnh nhân vẫn còn nguy cơ sót lại các tế bào ung thư nhỏ li ti rải rác, có thể trở lại hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể về sau. Hóa trị sau phẫu thuật (adjuvant chemotherapy) là một phương pháp giúp tiêu diệt các tế bào này và cải thiện cơ hội chữa lành ung thư buồng trứng, giảm nguy cơ tử vong do ung thư buồng trứng. Sự cần thiết của hóa trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và loại tế bào, được xác định tại thời điểm phẫu thuật. Nói chung, hóa trị được khuyến cáo cho tất cả các bệnh nhân mới được chẩn đoán trường hợp giai đoạn IA hoặc IB (giai đoạn sớm). Khi bệnh ở giai đoạn sớm, chỉ cần phẫu thuật là có hiệu quả và không nên điều trị thêm.

Hóa trị là việc sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn hoặc làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Hóa chất can thiệp vào khả năng của các tế bào phát triển nhanh chóng (như tế bào ung thư) để phân chia hoặc tái tạo. Bởi vì hầu hết các tế bào bình thường của người lớn không phân chia nhanh, chúng không bị ảnh hưởng bởi hóa trị. Trường hợp ngoại lệ bao gồm các tế bào phân chia nhanh như tủy xương (nơi các tế bào máu đỏ và trắng được tạo ra), tóc và lớp lót của đường tiêu hóa; do đó, hóa trị sẽ dẫn đến các phản ứng phụ như hạ bạch cầu, thiếu máu và rụng tóc.

Những loại hóa trị nào được sử dụng?

Thuốc hóa trị được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị ung thư buồng trứng là Taxanes (Paclitaxel hoặc Docetaxel) và các hợp chất Platinum/bạch kim (Carboplatin hoặc Cisplatin). Các nghiên cứu đã chứng minh rằng hóa trị chứa Platin và Taxane giúp cải thiện thời gian sống của phụ nữ bị ung thư buồng trứng so với các phác đồ khác. Sự kết hợp của một loại thuốc Platinum (thường là Carboplatin) và một Taxane (thường là Paclitaxel) đang là phác đồ hóa trị tiêu chuẩn.

Hóa trị được dùng như thế nào?

Hầu hết các loại thuốc hóa trị được tiêm truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ và một số nước tiên tiến khác, bệnh giai đoạn III đã cắt bỏ tối ưu (cắt sạch hoặc chỉ còn những khối u nhỏ hơn 1 cm), hóa trị trực tiếp trong khoang bụng có thể được kết hợp với hóa trị qua tĩnh mạch (điều trị IV/IP).

Nói chung, bất kể dùng theo cách nào, thuốc hóa trị được truyền cẩn thận theo trình tự chuẩn xác về liều lượng và thời gian, lặp lại theo chu kỳ. Trong thời gian này, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu ngộ độc thuốc và tác dụng phụ.

Ảnh hưởng của giai đoạn bệnh trên khuyến cáo hóa trị

Nhu cầu hóa trị sau phẫu thuật, loại thuốc và thời gian điều trị được khuyến cáo phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tính xâm lấn của khối u.

Sau phẫu thuật, hầu hết phụ nữ mắc ung thư giai đoạn IA hoặc IB (giai đoạn sớm, giai đoạn giới hạn) có kết quả tốt mà không cần hóa trị. Theo dõi sau mổ đơn thuần là cách thường làm và là lựa chọn tiêu chuẩn. Ung thư giai đoạn IA hoặc IB với độ xâm lấn cao (grade 2 hoặc 3) và tất cả giai đoạn IC nên được hóa trị sau khi phẫu thuật sử dụng paclitaxel và carboplatin. Một số loại tế bào như clear cell được tự động phân thành grade 3 vì tính xâm lấn cao. Điều trị thường bắt đầu trong vòng hai đến sáu tuần sau mổ. Mỗi chu kỳ hóa trị được thực hiện trong 3 tuần với tổng số 6 chu kỳ. Tuy nhiên, thời gian hóa trị tối ưu ở giai đoạn I vẫn còn đang tranh cãi.

Giai đoạn IITất cả phụ nữ bị bệnh giai đoạn II (ví dụ, u bên ngoài buồng trứng nhưng vẫn giới hạn ở khung chậu) đều cần hóa trị sau phẫu thuật. Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa ung thư đều thực hiện 6 chu kỳ paclitaxel cộng với carboplatin truyền tĩnh mạch. Một số bác sĩ sử dụng hóa trị trong ổ bụng kết hợp ở giai đoạn này, mặc dù không có bằng chứng cho thấy việc kết hợp IV/IP có lợi hơn.

Giai đoạn IIITất cả phụ nữ bị bệnh giai đoạn III đều cần hóa trị sau phẫu thuật. Tại Hoa Kỳ, hóa trị tiêu chuẩn có thể được tiến hành theo các phương pháp khác nhau:

Sáu chu kỳ carboplatin cộng với paclitaxel ngày thứ 1 của chu kỳ 21 ngày. Cách tiếp cận điều trị này đã thành thường quy trong nhiều năm. Một số nghiên cứu cho thấy rằng thêm một loại thuốc khác là bevacizumab (lặp lại mỗi ba tuần trong thời gian hóa trị và duy trì suốt một năm sau đó) có thể trì hoãn tái phát. Tuy nhiên, chưa có số liệu chứng minh rằng việc thêm bevacizumab giúp cải thiện thời gian sống.

Sáu chu kỳ carboplatin vào ngày 1 cộng với paclitaxel vào các ngày 1, 8 và 15 của chu kỳ 21 ngày. Phương pháp này gọi là “dose-dense” (nôm na là truyền hóa chất “dày” hơn) này được một số bác sĩ khuyến nghị dựa trên thử nghiệm lâm sàng cho thấy sự cải thiện thời gian tái phát và thời gian sống khi so sánh với cách thường quy nói trên. Tuy nhiên, cách làm này thường gây độc tính lớn hơn.

Sáu chu trình kết hợp hóa trị đường tĩnh mạch (IV) và truyền trong ổ bụng (IP). Trong lịch trình 21 ngày này, cisplatin hoặc carboplatin được truyền vào ổ bụng vào ngày 1, paclitaxel vào ngày thứ 1 hoặc ngày 2 qua đường tĩnh mạch, và sau đó paclitaxel được truyền qua ổ bụng vào ngày 8. Phác đồ kết hợp này được một số bác sĩ sử dụng dựa trên một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy sự cải thiện về thời gian tái phát và thời gian sống khi so sánh với liệu pháp IV một mình. Tuy nhiên, cách làm này cần phải đặt một ống thông vào trong bụng (qua ca mổ lần đầu hoặc làm thêm ca thứ hai) và cũng có thể gây độc tính đáng kể mà nhiều người không chịu được. Hơn nữa, không phải tất cả các thử nghiệm lâm sàng đều xác nhận kết quả vượt trội của IP.

Giai đoạn IV Tất cả phụ nữ bị bệnh giai đoạn IV đều cần hóa trị. Mặc dù tiên lượng thường xấu hơn khi so với những người mắc bệnh giai đoạn sớm, hóa trị được dùng để kiểm soát bệnh và giảm triệu chứng do ung thư. Trong trường hợp này, carboplatin và paclitaxel thường được sử dụng và tiếp tục, miễn là cơ thể còn chịu được (dung nạp) và có lợi ích trên tổng thể cho người bệnh.

Các tác dụng phụ của điều trị là gì?

Hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ trong và sau khi điều trị. Loại và mức độ nghiêm trọng của những tác dụng phụ này phụ thuộc vào loại thuốc và cách sử dụng. Các tác dụng phụ xảy ra trong quá trình hóa trị thường là tạm thời và có thể hồi phục. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn, nôn, đau miệng, giảm lượng bạch cầu, thiếu máu và rụng tóc.

Bevacizumab có thể gây ra các tác dụng phụ khác như tăng huyết áp, chảy máu mũi, chóng mặt, đau đầu và làm lâu lành vết thương. Bệnh nhân truyền bevacizumab cũng có thể tăng nguy cơ thủng ruột trong khi điều trị, nhất là khi có khối u xâm lấn đường tiêu hóa gây tắc ruột hoặc dày ruột, hoặc từng mắc bệnh viêm ruột (inflammatory bowel disease). Mặc dù các nghiên cứu ban đầu nói rằng hiện tượng này tương đối phổ biến, các nghiên cứu tiếp theo cho thấy nguy cơ tổng thể là nhỏ hơn 7%.

Hóa trị trước mổTrong hầu hết các trường hợp, hóa trị được đưa ra sau ca mổ cắt khối u, nhưng một số bác sĩ có thể đề nghị hóa trị một số chu kỳ trước ca mổ. Cách làm này có thể giúp giảm biến chứng phẫu thuật và cải thiện tỉ lệ cắt bỏ hoàn toàn ở những bệnh nhân có khối u lớn. Ngoài ra, hóa trị trước mổ có thể được dùng khi việc phẫu thuật từ đầu được coi là quá nguy hiểm vì ung thư đã xâm lấn rộng và/hoặc do tình trạng suy nhược của bệnh nhân.

Theo dõi sau khi điều trị ung thư buồng trứng

Khi kết thúc quá trình điều trị (cả phẫu thuật và hóa trị), bệnh nhân được coi là có “đáp ứng hoàn toàn” nếu kiểm tra sức khỏe cho kết quả bình thường, không có bằng chứng khối u trên các chẩn đoán hình ảnh (như chụp cắt lớp CT scan), và nồng độ chất chỉ thị ung thư CA-125 trong máu là bình thường. Tuy nhiên, ngay cả khi tất cả các tiêu chuẩn này được đáp ứng, vẫn có thể có một lượng nhỏ ung thư còn sót lại (không nhìn thấy được qua xét nghiệm hình ảnh). Sự phát triển của các tế bào ung thư ở mức vi mô này có lẽ là nguyên nhân gây tái phát sau đó.

Để theo dõi khả năng ung thư buồng trứng tái phát, các bác sĩ thường yêu cầu lặp lại các xét nghiệm máu, thăm khám và xét nghiệm hình ảnh định kỳ, trong ít nhất 5 năm sau khi kết thúc điều trị. Mặc dù chiến lược giám sát tối ưu chưa được thống nhất, cách tiếp cận thông thường ở Hoa Kỳ là:

Khám tại phòng khám với khám vùng chậu sau mỗi 2-4 tháng trong 2 năm, sau đó cứ 6 tháng một lần trong 3 năm, sau đó là khám hàng năm.

Chụp X quang ngực và chụp CT vùng ngực / vùng bụng / vùng chậu thường được đề nghị khi bệnh nhân có bất thường nào trong bệnh sử (triệu chứng), thăm khám hoặc xét nghiệm máu.

Các dấu hiệu tái phát Ngay cả khi bệnh nhân tiêu diệt được hoàn toàn khối u ( đáp ứng hoàn toàn) nhờ liệu pháp ban đầu, sự tái phát cũng có thể xảy ra sau đó. Khả năng tái phát cao hơn khi bệnh ở giai đoạn muộn hơn khi chẩn đoán, đặc biệt nếu ca mổ không thể loại bỏ tất cả khối u có thể nhìn thấy. Sự tái phát có thể được nghĩ tới bằng kết quả tăng nồng độ trong máu của một trong các chất chỉ thị ung thư (CA-125 hoặc HE4), triệu chứng (đau bụng, hoặc đầy hơi, hoặc đau lưng), hoặc dấu hiệu lâm sàng (sờ thấy khối u ở vùng chậu).

Trong quá khứ, điều trị ung thư buồng trứng tái phát đôi khi được khuyến cáo CHỈ dựa trên sự tăng nồng độ chất chỉ thị ung thư, thay vì chờ đợi cho đến khi các triệu chứng xuất hiện rõ. Tuy nhiên, một nghiên cứu lớn sau đó cho thấy không có lợi ích sống sót khi bắt đầu hóa trị sớm như vậy. Chất lượng cuộc sống có thể được giữ tốt hơn /cải thiện bằng cách đợi cho đến khi có triệu chứng hoặc dấu hiệu tái phát rõ ràng. Hãy nói chuyện với các bác sĩ để biết thêm thông tin về vấn đề này.

Điều trị ung thư buồng trứng tái phát

Bệnh nhân tái phát sau khi đáp ứng hoàn toàn và những người không đáp ứng tốt với hóa trị ban đầu có thể cân nhắc tiếp tục hóa trị theo phác đồ bậc 2 hoặc kế đó. Việc lựa chọn các thuốc hóa trị liệu cho điều trị bậc hai phụ thuộc vào việc bệnh nhân có đáp ứng với điều trị đầu tiên (phác đồ bậc 1) hay không, thời gian từ khi đáp ứng, tác dụng phụ do hóa trị trước đó và các triệu chứng hiện tại.

Ung thư buồng trứng nhạy platinum

Nếu điều trị ban đầu với hóa trị có đáp ứng tốt, và đáp ứng duy trì kéo dài ít nhất sáu tháng, bệnh nhân được coi là có “ung thư buồng trứng nhạy với platinum”. Trong trường hợp này, tại thời điểm tái phát, việc điều trị “lặp lại” bằng phác đồ dựa trên hợp chất platinum thường được khuyến cáo. Trên thực tế, nếu đáp ứng ban đầu kéo dài hơn 24 tháng, có tới 25% số bệnh nhân sẽ có đáp ứng hoàn toàn nhờ platinum. Nói chung, liệu pháp kết hợp dựa trên platinum (cộng với một loại thuốc khác) thường được đề nghị thay vì một loại hóa trị đơn độc. Đặc biệt, việc bổ sung bevacizumab vào phác đồ hóa trị, tiếp tục bevacizumab như là “điều trị duy trì”, có thể giúp cải thiện tỉ lệ đáp ứng lẫn thời gian giữ khối u không tiến triển. Ở Hoa Kỳ, những phụ nữ không thể dùng bevacizumab sẽ thường dùng hóa trị, sau đó là điều trị duy trì bằng một loại thuốc có tên là niraparib, một trong những chất ức chế polymerase poly-ADP ribose (PARP).

Các nghiên cứu trên những bệnh nhân được lựa chọn cẩn thận cũng đã chứng minh lợi ích của việc lặp lại phẫu thuật, đặc biệt nếu khối u có thể được loại bỏ dễ dàng và người bệnh không bị tái phát trong hơn 6-12 tháng. Vì vậy, lặp lại phẫu thuật có thể là một lựa chọn.

Ung thư buồng trứng kháng platinum

Nếu bệnh dai dẳng hoặc không đáp ứng với Paclitaxel và Platinum, hoặc nếu tái phát trong vòng 6 tháng sau khi hoàn thành điều trị, bệnh nhân thuộc nhóm có “ung thư kháng platinum”. Hầu hết phụ nữ trong tình trạng này được điều trị bằng một loại hóa trị với một tác nhân duy nhất. Dùng thêm Bevacizumab có thể mang lại lợi ích ở một số bệnh nhân mặc dù thuốc này rất mắc tiền. Ngoài ra, đối với những phụ nữ có đột biến BRCA, chất ức chế PARP cũng là một lựa chọn điều trị, đặc biệt là đối với những người bệnh tiến triển sau nhiều lần hóa trị trước đó.

Lưu ý: Bài viết này chỉ cung cấp thông tin chung, không thay thế lời khuyên từ bác sĩ. Người bệnh và người thân cần tư vấn bác sĩ điều trị để xem xét lựa chọn điều trị phù hợp nhất.

Tài liệu tham khảo

https://www.uptodate.com

https://www.mdanderson.org/cancer-types/ovarian-cancer/ovarian-cancer-treatment.html

http://www.dana-farber.org/ovarian-cancer/treatment/

Bạn đang xem bài viết Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Khoang Miệng trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!