Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Trị Của Pet/Ct Trong Chẩn Đoán Ung Thư Và Lao Hạch mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
GS.TS. Mai Trọng Khoa, chúng tôi Phạm Cẩm Phương, BS. Trần Thị Thanh Hoa – Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch MaiTrong thực tế lâm sàng, chúng ta thường thấy hạch xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như cổ, nách, bẹn, trung thất, ổ bụng… Bệnh thường được chẩn đoán với nhiều bệnh lý khác nhau: lao hạch, bệnh ung thư hệ tạo máu, ung thư di căn hạch, bệnh sarcoidose…
Để chẩn đoán bệnh, nhất là các trường hợp khó, phức tạp cần phải có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa.
PET/CT là phương pháp c h ụp cắt lớp bằng bức xạ positron . Nguyên lý ghi hình của PET là dược chất phóng xạ đã lựa chọn được tập trung vào tổ chức tổn thương cao hơn so với mô lành xung quanh. Dược chất phóng xạ được lựa chọn dựa trên cơ sở những khác biệt về sinh lý học hoặc chuyển hóa giữa cơ quan bệnh lý với tổ chức bình thường. Một số dược chất phóng xạ hay được sử dụng: gắn Glucose với 18F ( 18F-FDG) hoặc 11C ( 11C-Glucose), 11C-thymidine, 11C-methionine, 11 C-tyrosine,….
Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ giúp cung cấp hình ảnh giải phẫu rõ nét; PET/CT vừa cho chúng ta hình ảnh giải phẫu vừa cho hình ảnh chức năng chuyển hóa nhằm phát hiện các tổn thương.
PET/CT được ứng dụng chủ yếu trong thần kinh, tim mạch và đặc biệt là ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy PET/CT là một phương pháp hữu ích để phân biệt tổn thương lành tính hay ác tính. Giá trị hấp thụ chuẩn (SUV) là phương pháp bán định lượng độ tập trung FDG. Giá trị ngưỡng của SUV được sử dụng để phân biệt các tổn thương lành tính và ác tính là 2,5. Tuy nhiên, FDG còn được hấp thụ bởi các bạch cầu và đại thực bào tại vị trí viêm trong nhiễm trùng và viêm đang hoạt động.
Bệnh lao là một tình trạng viêm u hạt mạn tính gây ra bởi Mycobacterium tuberculosis, thuộc nhóm vi khuẩn kháng acid và cồn, ái khí. Những tổn thương do lao khi chụp PET/CT với 18 F-FDG thường có giá trị SUV cao, do đó rất khó để phân biệt được với tổn thương ác tính nếu chỉ dựa vào PET/CT. Tuy nhiên PET/CT giúp đánh giá được các vị trí tổn thương do lao đặc biệt là lao ngoài phổi, giúp đánh giá hiệu quả điều trị nhất là các trường hợp lao kháng thuốc. Tại một số nước trên thế giới, PET/CT đã được áp dụng trong đánh giá các tổn thương do lao trước điều trị, đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi bệnh lao tái phát, tiến triển. Tại Việt Nam, thường các bệnh nhân lao được chụp PET/CT tình cờ trước điều trị khi được chẩn đoán nghi ngờ ung thư, chứ PET/CT chưa được bảo hiểm hỗ trợ chi trả cho bệnh nhân lao trong các chỉ định trên giống như một số nước trên thế giới.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Ng., nữ, 54 tuổi
Địa chỉ: Tam Quan – Tam Đảo – Vĩnh Phúc vào viện ngày 8/8/2016 vì lí do đau bụng vùng thượng vị.
: Cách vào viện 2 tháng bệnh nhân xuất hiện đau bụng thượng vị, buồn nôn, nôn, ăn uống kém, gầy sút cân, không sốt. Bệnh nhân đi khám ở bệnh viện 108 được chụp cắt lớp vi tính lồng ngực-ổ bụng và được chụp PET/CT phát hiện tổn thương hạch tại nhiều vị trí: hạch trung thất, hạch ổ bụng, hạch rốn gan, tổn thương tại phổi nghĩ nhiều đến bệnh ung thư. Bệnh nhân được nhập viện Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai để chẩn đoán xác định bệnh.
Tiền sử:
Bản thân: Mổ thay van hai lá và van động mạch chủ cơ học cách đây 2 năm, đang dùng sintrom 4mg, 3/8 viên/ngày.
Gia đình: Không có gì đặc biệt
Khám bệnh nhân lúc vào viện:
Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, nhiệt độ: 36,8 độ
Thể trạng trung bình, chiều cao: 155cm, cân nặng: 50kg.
Da niêm mạc hồng
Hạch ngoại vi không sờ thấy
Huyết áp: 120/80mmHg, Mạch: 80 chu kỳ/phút
Nhịp tim không đều, T1, T2 rõ.
Phổi rì rào phế nang rõ, không rales.
Bụng mềm, không chướng, gan lách không sờ thấy.
Các cơ quan bộ phận khác chưa có phát hiện gì đặc biệt.
Cận lâm sàng:
Công thức máu: Bạch cầu: 4 G/L, bạch cầu trung tính: 45,9%, bạch cầu mono: 14,5% (tăng), bạch cầu lympho: 34,7%; tiểu cầu: 164 G/L; hồng cầu: 5,11T/L.
Ngày 08/08/2016 xét nghiệm đông máu cơ bản: PT: 43%, INR: 1,9 (bệnh nhân đang dùng Sintrom).
Sinh hóa máu: Ure: 4,4mmol/l; creatinin: 97umol/l; AST: 40U/L; ALT: 25U/L; LDH: 538U/L.
Vi sinh: HIV âm tính, HbsAg âm tính
Các chất chỉ điểm u trong máu: AFP: 2,37ng/ml; CEA: 0,88ng/ml;
CA 19-9: 9,68U/ml; CA 125: 18,86U/ml; CA 72-4: 0,73U/ml;
Cyfra 21-1: 4,01ng/ml (tất cả đều trong giới hạn bình thường).
X-quang tim phổi: bóng tim to, hình van tim nhân tạo, chỉ thép vùng xương ức, theo dõi nốt mờ nhỏ đáy phổi phải.
Siêu âm tim: Van hai lá và van động mạch chủ nhân tạo cơ học nằm đúng vị trí, hoạt động bình thường. Thành thất trái dày, buồng thất trái không giãn, chức năng tâm thu thất trái giảm (EF = 46%). Tăng áp lực động mạch phổi nhẹ.
Siêu âm vùng cổ: thượng đòn phải có vài hạch kích thước lớn nhất 6x4mm, thượng đòn trái có hạch kích thước lớn nhất 10x6mm, với đặc điểm mất cấu trúc rốn hạch.
Nội soi dạ dày: viêm dạ dày
Hình 1: Hình ảnh nội soi dạ dày
Nội soi đại tràng: trĩ nội độ I.
Hình 2: Hình ảnh nội soi đại tràng
Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có cản quang:
Hình 3. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: các nốt mờ thùy dưới phổi phải, nốt lớn nhất 10mm
Hình 4. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: Nhiều hạch trung thất
Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng:
Hình 5. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ổ bụng: Nhiều hạch to vùng rốn gan, đầu tụy và dọc động mạch chủ.
Hình ảnh PET/CT:
Hình 6: Hình ảnh chụp PET/CT: tổn thương hạch nhiều vị trí, tăng hấp thu 18F -FDG.
Với các tổn thương như trên chúng tôi đã tiến hành hội chẩn và đưa ra chẩn đoán sơ bộ như sau:
Để chẩn đoán xác định bệnh cần phải sinh thiết tổn thương. Tuy nhiên, bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông để điều trị bệnh lý tim mạch, nếu sinh thiết nguy cơ tai biến chảy máu tại vị trí sinh thiết, ảnh hưởng đến tính mạng, do đó bệnh nhân đã được hội chẩn chuyên khoa tim mạch và cần phải đổi thuốc: dừng sintrom trước sinh thiết 5-7 ngày tùy kết quả đông máu, thay thế bằng lovenox 0,4ml x 2 bơm/ngày (tiêm dưới da), mũi tiêm cuối cùng dừng trước khi sinh thiết 12h, sau sinh thiết xong ổn định hết chảy máu dùng lại sintrom liều như cũ.
Đến 15/8/2016 bệnh nhân được làm lại xét nghiệm đông máu cơ bản: PT: 109%, INR:0,95.
Ngày 16/8/2016, bệnh nhân được nội soi phế quản và xét sinh thiết hạch xuyên vách.
Nội soi phế quản: Bẹp phế quản phân thùy 7,8,9,10 phải do đè ép từ ngoài vào
Hình 7: Hình ảnh nội soi phế quản
Xét nghiệm dịch rửa phế quản: AFB: âm tính, nuôi cấy vi khuẩn: âm tính, PCR-BK: âm tính, nuôi cấy tìm nấm: Âm tính.
Tế bào học: tổn thương viêm mạn tính.
Do đó ngày 18/8/2016, bệnh nhân được làm sinh thiết hạch ổ bụng dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính. Trong và sau thủ thuật bệnh nhân ổn định.
Mô bệnh học: Tổn thương viêm lao (Trên các mảnh sinh thiết là tổ chức xơ có các ổ viêm với tế bào bán liên, tế bào khổng lồ và ít chất hoại tử. Không thấy mô u).
Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện 74 Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc để điều trị tiếp theo hướng lao.
Chúng tôi hẹn bệnh nhân 12 tháng sau chụp lại PET/CT nhằm đánh giá tổn thương lao sau điều trị, tình trạng đáp ứng…
Đây là một trong những trường hợp tổn thương nhiều vị trí trên hình ảnh PET/CT nhưng không phải là ung thư mà là bệnh lao, từ đó thầy thuốc sẽ có hướng điều trị đúng điều trị khỏi cho người bệnh.
Giá Trị Của Pet/Ct Trong Phát Hiện Tái Phát Di Căn Ung Thư Tuyến Giáp Thể Biệt Hóa Sau Điều Trị I
Giá trị của PET/CT trong phát hiện tái phát di căn ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau điều trị I-131 GS.TS Mai Trọng Khoa, BS Nguyễn Duy Anh Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai TỔNG QUAN BỆNH UNG THƯ TUYẾN GIÁP
Ung thư tuyến giáp (UTTG) là một trong những bệnh lý ác tính thường gặp nhất của các tuyến nội tiết và chiếm khoảng 1% trong số các loại bệnh ung thư. Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam từ 2-3 lần, có thể còn cao hơn tùy từng địa phương (theo nghiên cứu năm 2012 của Mai Trọng Khoa và CS trên các bệnh nhân UTTG thể biệt hóa thì tỉ lệ bệnh nhân nam/nữ là 1/5). UTTG có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng tỉ lệ mắc cao ở nhóm từ 40-65 tuổi. Về mô bệnh học UTTG được chia làm 2 nhóm chính là UTTG thể biệt hóa chiếm đa số (khoảng 80% các ca bệnh) gồm ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú, thể nang và thể hỗn hợp nang-nhú; nhóm thứ 2 UTTG thể không biệt hóa gồm ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy, thể tế bào Hurthle…
UTTG thể biệt hóa có tiên lượng tốt hơn bởi thường tiến triển chậm, chủ yếu phát triển tại chỗ và di căn hạch vùng cổ. Bệnh được điều trị có hiệu quả cao bằng phương pháp phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ cùng nạo vét hạch vùng cổ, kết hợp điều trị thuốc phóng xạ I-131 và sau đó dùng hormone tuyến giáp bổ trợ đường uống. Mặc dù vậy, UTTG thể biệt hóa vẫn có nguy cơ tái phát và di căn lên tới khoảng 30% (trong đó khoảng 4/5 là tái phát tại hạch vùng cổ, 1/5 có di căn xa như phổi, xương…). Cũng chính di căn xa là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở bệnh nhân UTTG. Vì vậy việc quản lý, theo dõi bệnh nhân UTTG nói chung và UTTG thể biệt hóa nhằm phát hiện sớm, chính xác bệnh tái phát di căn rất quan trọng.
THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ VÀ PHÁT HIỆN TÁI PHÁT DI CĂN
Hiện nay việc kết hợp xét nghiệm định lượng (Thyroglobuline: Tg, Anti-Tg trong máu và xạ hình toàn thân với I-131 đặc biệt có giá trị trong tầm soát phát hiện tổn thương tái phát và di căn ở bệnh nhân UTTG thể biệt hóa sau điều trị hủy mô giáp bằng I-131. Vì những xét nghiệm này có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đối cao cùng với sự đơn giản dễ thực hiện tại các bệnh viện, có kết quả sớm. Bệnh nhân (BN) trước làm xét nghiệm cần ngừng sử dụng thyroxin trong khoảng 1 tháng hoặc dùng TSH tái tổ hợp để nồng độ TSH trong máu ≥30 mU/l. Khi xét nghiệm bất thường BN cần tiếp tục điều trị I-131. Tuy nhiên có khoảng 25-30% bệnh nhân UTTTG tái phát, di căn sau điều trị không phát hiện được trên xạ hình với I-131. Với những BN này phương pháp xạ hình bằng các chất ghi hình khối u như MIBI-Tc99m, Tl-201…có khả năng phát hiện tổn thương tốt hơn I-131. Hiện ở Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai đã áp dụng xạ hình bằng chất ghi hình khối u MIBI-Tc99m cho hàng trăm ca bệnh và phát hiện ra rất nhiều ca mà xạ hình với I-131 không phát hiện được tổn thương tái phát, di căn.
Xạ hình với chất ghi hình khối u có độ nhạy cao, nhưng vẫn có tới khoảng 20% các tổn thương tái phát, di căn không phát hiện được. Vấn đề này khắc phục được bằng phương pháp chụp PET/CT với 18 F-FDG. Nhiều nghiên cứu cho thấy các tổn thương tái phát, di căn không phát hiện được bằng xạ hình với I-131 hay với chất ghi hình khối u MIBI-Tc99m thì phát hiện được nhờ chụp PET/CT với 18 F-FDG. Hiện chụp PET/CT với 18 F-FDG đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu có độ nhạy và độ đặc hiệu cao phát hiện sớm tổn thương ác tính, tổn thương tái phát di căn sau điều trị không những đối với UTTG thể biệt hóa mà còn bệnh ung thư khác. Nhờ chất ghi hình khối u 18 F-FDG, độ phân giải của máy cao hơn mà chụp PET/CT đạt được hiệu quả như vậy. Máy chụp PET/CT đã được đưa vào áp dụng tại nhiều cơ sở, trung tâm y tế kỹ thuật cao trên thế giới và trong nước. Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai cũng đã áp dụng chụp PET/CT với 18 F-FDG cho hơn 3000 bệnh nhân phát hiện ra vô vàn tổn thương ác tính sớm, tổn thương tái phát di căn ác tính sau điều trị. Giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhờ phát hiện ở giai đoạn sớm và chính xác. Dưới đây là một trường hợp lâm sàng bệnh nhân UTTG thể biệt hoá trong số rất nhiều bệnh nhân bị mắc nhiều bệnh khác nhau đã được chụp PET/CT.
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG PHÁT HIỆN BỆNH TÁI PHÁT VÀ DI CĂN NHỜ CHỤP PET/CT
Bệnh nhân Đỗ T. V, nữ 34 tuổi
Tháng 7/2017 bệnh nhân được chẩn đoán Ung thư tuyến giáp giai đoạn T3N1M0 (mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú); đã được phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ kèm vét hạch vùng cổ tại khoa Tai mũi họng Bệnh viện Bạch Mai.
Tháng 8/2017 bệnh nhân hậu phẫu ổn định, bệnh nhân được điều trị thuốc I-131 liều 100mCi tại trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.
Tháng 2/2018 bệnh nhân nhập viện tái khám định kỳ.
Tuyến giáp đã phẫu thuật, sẹo mổ nền cổ không sưng tấy. Tại vùng giường tuyến giáp không sờ thấy khối bất thường.
Hạch cổ hai bên không sờ thấy.
Tim nhịp đều, rõ. Mạch 67 lần/phút, huyết áp 120/80mmHg.
Phổi 2 bên rì rào phế nang nghe rõ.
Bụng mềm, gan lách không sờ thấy.
Các cơ quan bộ phận khác chưa phát hiện gì bất thường.
+ Chức năng gan, thận trong giới hạn bình thường.
Chỉ số công thức máu: Trong giới hạn bình thường.
Siêu âm vùng cổ: Tuyến giáp đã phẫu thuật hiện không thấy khối tái phát tại chỗ. Không thấy hạch lớn vùng cổ.
Nội soi tai mũi họng: Hiện không thấy tổ chức u sùi tại vùng tai mũi họng.
Xạ hình toàn thân với I-131: Hiện không thấy tổ chức giáp tại vùng tuyến giáp và vùng cổ. Không thấy hoạt độ phóng xạ tập trung bất thường tại các vị trí khác trên cơ thể.
Hình 1. Hình ảnh xạ hình toàn thân với I-131 của bệnh nhân
Tổng hợp các kết quả cận lâm sàng hiện chưa phát hiện tổ chức giáp tái phát hoặc di căn tại các vị trí trong cơ thể, tuy nhiên chỉ số Anti-Tg tăng cao. Bệnh nhân được chỉ định chụp PET/CT với F18-FDG.
4. Kết quả sau chụp PET/CT
Tuyến giáp đã phẫu thuật.
Hạch nhóm VI phải sát cạnh cột sống kích thước 1cm tăng hấp thu F-18 FDG, max SUV=5,19 (dạng tổn thương thứ phát).
Không thấy hình ảnh tăng hấp thu và chuyển hóa F-18 FDG bất thường tại các vị trí khác trong cơ thể.
5. Chẩn đoán xác định
Ung thư tuyến giáp thể nhú đã phẫu thuật và I-131, hiện tái phát di căn hạch cổ
Bệnh nhân được phẫu thuật lần 2 vét hạch cổ di căn
Kết quả giải phẫu bệnh hạch cổ sau mổ: Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú.
Tiếp tục điều trị I-131 và liệu pháp hormone.
Như vậy: Chụp PET/CT đã phát hiện chính xác tổn thương tái phát, di căn mà các phương pháp ghi hình khác không phát hiện được. Đây là phương pháp hiệu quả cần áp dụng không chỉ riêng đối với UTTG mà với nhiều bệnh lý ác tính khác.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Lao Kháng Đa Thuốc
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO KHÁNG ĐA THUỐC
I. TẦM SOÁT BỆNH LAO KHÁNG ĐA THUỐC
Các nhóm bệnh nhân nghi ngờ lao kháng đa thuốc cần được tầm soát để chẩn đoán bao gồm:
– Bệnh nhân tái phát phác đồ I và phác đồ II
– Bệnh nhân thất bại phác đồ I và phác đồ II
– Bệnh nhân đang điều trị phác đồ II có xét nghiệm đờm dương tính sau 3 tháng điều trị
– Bệnh nhân điều trị lại sau bỏ trị
– Bệnh nhân dương tính khác (thất bại từ khu vực y tế tư, tiền sử điều trị dưới 1 tháng…)
– Bệnh nhân lao/ HIV (bệnh nhân lao phổi dương tính và âm tính)
– Người bệnh mắc lao có tiền căn tiếp xúc với người bệnh lao kháng đa thuốc
II. CHẨN ĐOÁN LAO KHÁNG ĐA THUỐC:
– Chẩn đoán bệnh lao kháng đa thuốc dựa vào kháng sinh đồ cổ điển hoặc kháng sinh đồ nhanh (Hain test, GeneXpert,.)
– Kết quả kháng sinh đồ có kháng với R và H, hoặc chỉ kháng với R
III. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LAO KHÁNG ĐA THUỐC
3.1. Công thức chuẩn (IV a): Z-E-Km- Lfx- Pt- Cs / Z-E-Lfx-Pt-Cs.
Đối tượng áp dung công thức chuẩn:
* Bệnh nhân MDR có kết quả kháng sinh đồ không kháng với thuốc lao hàng hai.
* Bệnh nhân chờ kết quả kháng sinh đồ cổ điển nhưng không có tiền sử điều trị thuốc lao hàng hai trước đó.
* PAS thay thế khi bệnh nhân không dung nạp với Cs.
3.2. Công thức bổ sung (IV b): Z-E-Cm- Lfx-Pt-Cs-PAS / Z-E-Lfx-Pt-Cs-PAS.
Đối tượng áp dụng:
* Bệnh nhân MDR có kháng sinh đồ kháng với Km
* Bệnh nhân chờ kết quả kháng sinh đồ hàng hai nhưng có tiền sử đã
dùng thuốc lao hàng hai. Công thức điều trị sẽ được điều chỉnh sau khi có kết quả kháng sinh đồ hàng hai.
IV THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ LAO KHÁNG ĐA THUỐC
4.1. Tổng liệu trình điều trị: Từ 19-24 tháng tùy thuộc thời điểm âm hóa đờm của bệnh nhân
Bảng Thời gian điều trị của bệnh lao kháng đa thuốc
4.2. Liều lượng thuốc lao theo cân nặng trong điều trị lao kháng thuốc
4.3. Bảng xét nghiệm theo dõi điều trị .
Ghi chú: Trong quá trình điều trị , thời gian điều trị tấn công và cũng cố có thể kéo dài. Do vậy, Bác sĩ điều trị có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm tùy theo trường hợp cụ thể.
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
5.1. Điều trị khỏi bệnh
Bệnh nhân hoàn tất thời gian điều trị và có ít nhất 5 mẫu đàm cấy âm tính liên tiếp, từ các mẫu đàm thu thập được cách nhau 30 ngày trong 12 tháng cuối của quá trình điều trị. Nếu có 01 mẫu cấy dương tính trong thời gian này và triệu chứng lâm sàng không xấu hơn vẫn được xem là điều trị lành bệnh với điều kiện sau mẫu cấy dương tính này phải có ít nhất 3 mẫu cấy liên tiếp âm tính.
5.2. Hoàn thành điều trị
Bệnh nhân hoàn tất thời gian điều trị nhưng không đủ tiêu chuẩn được đánh giá là khỏi bệnh vì thiếu kết quả xét nghiệm vi khuẩn như không thực hiện đủ 5 lần cấy đàm trong 12 tháng điều trị cuối.
5.3. Thất bại điều trị
Được đánh giá là thất bại điều trị nếu có trên 2 mẫu cấy (trong số 5 mẫu cấy trong 12 tháng cuối của quá trình điều trị) dương tính.
5.4. Tử vong
Bệnh nhân chết do bất kỳ nguyên nhân nào trong quá trình điều trị lao kháng đa
thuốc.
5.5. Bỏ trị
Bệnh nhân bỏ trị từ 2 tháng liên tục trở lên do bất kỳ lý do gì.
5.6. Chuyển đi
Bệnh nhân đang điều trị phác đồ IV được chuyển đến Đơn vị điều trị mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn quản lý bệnh lao kháng đa thuốc, Bộ y tế , Nhà xuất bản Y học 2009.
2. Hướng dẫn kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao kháng đa thuốc, CTCL Quốc gia, 2010.
3. Một số lưu ý trong qui trình quản lý bệnh lao kháng đa thuốc, CV số 344/BVPTW-DAPCL tháng 4/2011.
4. WHO, Treament strategies for MDR-TB, Guidelines for the programmatic management of drug resistant tuberculosis, 2006
5. WHO, Guidelines for the management of drug resistant tuberculosis, Geneva, 2010.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.
Nghiên Cứu Đặc Điểm Pet/Ct Của Các Khối U Não Di Căn Từ Ung Thư Phổi
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm PET/CT của các khối u não di căn từ ung thư phổi.Ung thư phổi (UTP) hay ung thư phế quản là bệnh ác tính của phổi xuất phát từ biểu mô niêm mạc phế quản, tiểu phế quản, phế nang, từ các tuyến của phế quản, hoặc từ các thành phần khác của phổi [1]
Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến, đang có xu hướng tăng rõ rệt trong vài thập kỉ gần đây, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Năm 2002, số ung thư phổi mới mắc trên thế giới lên tới 1,35 triệu trường hợp, số tử vong do ung thư phổi là 1,18 triệu người hàng năm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, cao nhất trong các loại ung thư.
Bệnh gặp ở bất kì tuổi nào, nhiều nhất ở tuổi 40- 60. Nam giới nhiều hơn nữ giới. Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh. Ung thư phổi thường tiến triển nhanh, di căn sớm, tỉ lệ tử vong cao. Triệu chứng ban đầu rất kín đáo nên chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân thường được phát hiện ở giai đoạn muộn khi đã có di căn. Tại thời điểm phát hiện bệnh chỉ có 15% bệnh nhân UTP chưa di căn, trong khi đó 25% đã có di căn hạch và có tới 55% di căn xa. Ung thư phổi di căn não hiện nay chủ yếu điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xa trị và hóa chất nhưng tỷ lệ tử vong còn rất cao và có nhiều biến chứng [1, 2]. Hiện nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhiều kĩ thuật chẩn đoán và điều trị ung thư phổi đã được áp dụng, trong đó có PET/CT (Positron Emission Tomography/ Computed Tomography). Kỹ thuật PET/CT ra đời mang lại những lợi ích rất to lớn bởi vì PET/CT giúp xác định sớm tính chất, đặc điểm của khối u và di căn của nó, cung cấp thông tin chính xác để sắp xếp giai đoạn bệnh, phát hiện sớm tái phát bệnh sau điều trị, đánh giá đáp ứng điều trị và lựa chọn thương thức hoặc phác đồ điều trị thích hợp. PET/CT đã tăng độ chính xác và độ đặc hiệu trong chẩn đoán ung thư phổi. Các nghiên cứu cho thấy PET/CT phân giai đoạn chính xác hơn đánh giá bằng PET hay CT đơn thuần [3]. Bởi vậy PET/CT ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Số lượng các máy PET/CT đã tăng lên nhanh chóng ở hầu hết các nước trên thế giới. Đặc biệt các nước tiên tiến số lượng máy PET/CT đã lên đến hàng trăm (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc…). Dự kiến trong những năm tới nhu cầu các chuyên khoa lâm sàng cần đến chỉ định của PET/CT cũng ngày càng tăng lên. Hiện nay ở nước ta một số bệnh viện đã thực hiện ghi hình chẩn đoán cho hàng ngàn bệnh nhân. Cùng với đó các nghiên cứu về vai trò của đặc điểm của PET/CT cũng tăng lên. Tuy nhiên hiện nay các nghiên cứu về vai trò của PET/CT trong ung thư phổi còn rất hạn chế, đặc biệt là ung thư phổi di căn não. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu đặc điểm PET/CT của các khối u não di căn từ ung thư phổi. Mục tiêu của đề tài: Mô tả đặc điểm hình ảnh PET/CT của các khối u não di căn từ ung thư phổi.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Quý Châu (2008), Ung thư phổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Ngô Quý Châu (2012), Bệnh học nội khoa, tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Mai Trọng Khoa (2012), Atlas PET/CT một số bệnh nhân ung thư ở người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 4. Ma J Siegel R, Zou Z et al (2014), “Cancer statistics”, CA Cancer J Clm, 64(1), tr. 9-29. 5. Lê Hoàn (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu áp dụng phân loại TNM 2009 cho ung thư phổi nguyên phát tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 6. Ngô Quý Châu (2002), Ảnh hưởng của hút thuốc lá chủ động và thụ động lên sức khỏe, thông tin y học lâm sàng, 6, tr. 18- 21. 7. Phạm Văn Thái (2015), Nghiên cứu điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não bằng hoá xạ trị, Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 8. Nguyễn Hữu Thường (2010), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của cộng hưởng từ trong chẩn đoán các khối u di căn não được phẫu thuật, Luận văn thạc sĩ Y học. 9. Nguyễn Quốc Dũng (1995), Nghiên cứu chẩn đoán và phân loại các khối u trong hộp sọ bằng CL VT, chẩn đoán hình ảnhNhà xuất bản Y học. 10. Vương Ngọc Dương Mai Trọng Khoa (2013), Điều trị ung thư phổi di căn não, xương, tháng 8, http://ungthubachmai.com.vn. 11. Nguyễn Thanh Phương (2012), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi có di căn não tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. Phạm Văn Thái Mai Trọng Khoa (2013), Vai trò của CT, MRI, PET/CT trong chẩn đoán và lập kế hoạch xạ phẫu ung thư phổi di căn não, tháng 3, http :
Bạn đang xem bài viết Giá Trị Của Pet/Ct Trong Chẩn Đoán Ung Thư Và Lao Hạch trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!