Cập nhật thông tin chi tiết về Giảm Nguy Cơ Ung Thư Dạ Dày Tái Phát Bằng Cách Nào? mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi bị phát hiện ra bị ung thư đúng là sụp đổ, nhưng đừng vì thế mà bỏ cuộc. Vì nếu phát hiện ra sớm ở gia đoạn đầu thì các bác sĩ vẫn có thể kiểm soát được và có thể làm chậm khả năng phát triển của những tế bào ác tính, giúp cho người bệnh kéo dài tuổi thọ hơn. Vậy làm thế nào để giảm nguy cơ ung thư dạ dày tái phát?
Tìm hiểu thêm:
Chẩn đoán ung thư dạ dày
Các chẩn đoán ung thư dạ dày bao gồm:
Nội soi dạ dày
Sinh thiết
Chụp CT và siêu âm
Bên cạnh đó, còn có thể kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn HP qua một số phương pháp như kiểm tra qua hơi thở, xét nghiệm máu, và các xét nghiệm khác.
Giảm nguy cơ ung thư dạ dày tái phát bằng cách nào?
Ung thư dạ dày có thể phòng ngửa ngay từ đầu, nhưng tại thời điểm này vì chúng ta chưa đủ hiểu biết nên chưa chắc chắn sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe.
Phương pháp điều trị
Khoa học hiện nay đã tiên tiến và có nhiều phương pháp để điều trị bệnh ung thư như: Hóa trị, phẫu thuật , điều trị bằng hormone…Những phương pháp trên thường có kết quả ban đầu mong muốn, nhưng lại có nguy cơ tái phát, di căn là có thể do chỉ giải quyết phần thể hiện ung thư mà chưa chặn triệt để sự phát sinh của bệnh.
Phòng ngừa sau điều trị
Sau khi điều trị đánh tích cực tại bệnh viện, bệnh ung thư dạ dày tạm thời được đánh lui. Vì thế, người bệnh cần đảm bảo các yếu tố sau để có cuộc sống sau điều trị chất lượng và kéo dài thời gian sống.
Theo nghiên cứu nếu chúng ta thay đổi lối sống là cách giúp làm chậm hoặc ngăn chặn bệnh tái phát tốt và hiệu quả nhất. Đau dạ dày đơn thuần nếu không điều trị triệt để có thể chuyển thành ung thư dạ dày.
Nâng cao sức đề kháng
Bằng cách tập thể dục mỗi ngày, ít nhất 30p vào sáng sớm hoặc lúc chiều/tối khi bạn thời gian rảnh. Nhớ là các môn nhẹ nhàng vì người bệnh sau phục hồi sức khỏe chưa về lại lúc ban đầu, như: đi bộ, chạy bộ, yoga, thể dục dưỡng sinh…
Sử dụng sản phẩm phát hiện và tiêu diệt mầm mống ung thư quay lại
Tuy nhiên những loại sản phẩm này có giá thành khá đắt chỉ những gia đình nào có điều kiện mới có đủ khả năng để mua dùng.
Tránh xa các yếu tố nguy cơ
Ví dụ như các chất hóa học, tia cực tím, chất kích thích…
Tránh xa với thực phẩm bảo quản bằng muối
Nhất là các loại cá biển, đồ đông lạnh…
Giảm ăn các thực phẩm hun khói và muối chua
Như dưa chua, cà, xu hào, măng chua…chúng gây kích thích vị giác ăn thấy ngon miệng hơn nhưng quá trình phân hủy để lên men có nguy cơ các tế bào ác tính sẽ bùng phát khi bạn ăn chúng trong một khoảng thời gian nào đó.
Ngừng hút thuốc lá
Chính là loại chất kích thích gây nghiện, mặc dù thế giới có vô vàn sự cảnh báo tuy nhiên người ta cũng không thể cấm ngừng sản xuất thuốc lá. Điều này phụ thuộc vào ý thức của mỗi người, nhưng nếu bạn đã bị bệnh thì nên từ bỏ và tránh xa nó ra.
Ăn nhiều trái cây và rau an toàn
thực phẩm an toàn, sạch hiện nay đang bị nhũng đoạn thị trường, nhiều nơi treo đầu dê bán thịt chó bởi thế bạn cần mua và dùng chúng ở những địa điểm uy tín và biết rõ về nguồn cung cấp của chính để đảm bảo rằng cơ thể của bạn không bị nhiễm thêm các chất hóa học nào khác nữa.
Giữ tinh thần lạc quan
đây là điều quan trọng vô cùng, có tâm thế thoải mái đối diện với bệnh tật, sống trong sự vui vẻ, an nhiên thì tự khác các tế bào ác tính sợ chạy mất dép.
Thăm khám định kỳ
Cực kỳ quan trọng. Đừng nên ngần ngại ít tiền thăm khám mà phải bỏ ra cả một đống tiền để chữa trị mà còn không thể khỏi được. Nhất là những người từng phẫu thuật/xạ trị/hóa trị căn bệnh ung thư càng phải tới bệnh viện khám sức khỏe theo định kỳ để bác sĩ tiện theo dõi tình trạng.
Chúng ta không biết chắc chắn liệu điều này có giúp ích gì trong ngăn chặn bệnh hay không, nhưng chắc rằng sẽ giúp cải thiện cảm giác ngon miệng và sức khỏe tổng thể của bạn. Đồng thời nó cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển các loại ung thư khác.
Hiểu rõ tiền sử bệnh của bản thân và cần nội soi dạ dày thường xuyên nếu từng bị nhiễm khuẩn Hp.
Ung Thư Dạ Dày: Cách Phòng Tránh Và Làm Giảm Nguy Cơ
Ung thư dạ dày là dạng Ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới, và là nguyên nhân gây tử vong do Ung thư đứng hàng thứ 2 (sau Ung thư phổi). Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ức tính 1 triệu người được chẩn đoán bệnh Ung thư dạ dày mỗi năm trên thế giới và có hơn 800.000 người tử vong mỗi năm do Ung thư dạ dày. Chỉ tính riêng năm ngoái, ở Mỹ có tới hơn 10.000 người chết vì Ung thư dạ dày, con số này ở Việt Nam là khoảng 9.000. Người ta ước tính trong 114 người nam và nữ thì có 1 người có căn bệnh chết người này.
Những năm gần đây, một vài dạng Ung thư dạ dày đã giảm, trong khi những dạng khác khó phát hiện sớm và nguy hiểm thì lại có xu hướng tăng.
Những con số đáng lưu ý của Ung thư dạ dày
Nguyên nhân gây tử vong do Ung thư đứng hàng thứ 2 trên thế giới
Thường xảy ra ở độ tuổi 20, 30, 40.
Thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn
Tỷ lệ sống sót trong 5 năm của bệnh nhân ở giai đoạn IV là 4%, trung bình cho tất cả các giai đoạn là 26%.
Yếu tố nguy cơ chính gây Ung thư dạ dày
Biện pháp phòng ngừa Ung thư dạ dày và giảm nguy cơ
Phát hiện sớm là cách quan trọng nhất để làm tăng khả năng sống sót của bệnh nhân Ung thư dạ dày.
Thay đổi lối sống, chẳng hạn như ngừng hút thuốc lá, ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh.
Thải trừ vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) bằng kháng sinh và kháng thể OvalgenHP.
Nắm rõ tiền sử bệnh trong gia đình và trao đổi với chuyên gia về tiêu hóa, Ung thư để xem nguy cơ Ung thư dạ dày của mình như thế nào.
Giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp ngay từ khi còn trẻ bằng kháng thể OvalgenHP của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, mức sống thấp và chế độ ăn uống không hợp lý, không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Do vậy, để phòng ngừa ung thư dạ dày bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và lưu ý một số vấn đề sau:
Thói quen ăn uống hợp lý: Bạn cần đảm bảo ăn đúng giờ, đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ để bớt gánh nặng cho dạ dày và tránh gây tổn thương cho dạ dày
Ăn nhiều rau quả tươi: Rau quả cung cấp nguồn chất xơ và vitamin hết sức dồi dào. Đặc biệt khi bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin A,B,E sẽ giúp cơ thể tăng cường sự hấp thu protein, giúp bảo vệ cơ thể, phòng tránh ung thư dạ dày.
Hạn chế ăn đồ muối chua như: cà muối, dưa muối, hành muối… Đây là những thực phẩm tuy rất dễ ăn và đưa cơm nhưng lại chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây ung thư.
Hạn chế đồ nướng, hun khói, chiên rán nhiều dầu mỡ chế biến ở nhiệt độ cao.
Không ăn những thực phẩm nấm mốc: Một số loại thực phẩm dễ mốc như gạo, ngô, đậu phộng có thể chứa loại chứa chất gây ung thư cực độc. Vì vậy, ngay khi phát hiện ra chúng bị mốc bạn không nên sử dụng nữa mà cần loại bỏ ngay.
Từ bỏ thuốc lá, rượu bia: Thuốc lá, rượu bia là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư dạ dày. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh. Vì vậy, bạn cần hạn chế hoặc từ bỏ hẳn những thói quen không tốt này để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và người xung quanh.
Dấu hiệu và triệu chứng của Ung thư dạ dày
Một số dấu hiệu và triệu chứng của Ung thư dạ dày:
Khó tiêu, ợ nóng hoặc triệu chứng loét dạ dày.
Khó nuốt.
Đau bụng hoặc khó chịu trong bụng, thường ở vùng trên rốn.
Buồn nôn, nôn và đầy bụng sau bữa ăn.
Nôn ra máu hoặc có máu lẫn trong phân.
Tiêu chảy hoặc táo bón.
Chán ăn
Sút cân không rõ nguyên nhân
Mệt mỏi, kiệt sức.
Cảm thấy no mặc dù ăn rất ít.
Các triệu chứng có thể giống trong các bệnh khác như Trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng.
Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh không được bỏ sót. Hầu hết các triệu chứng này là của bệnh lý không phải Ung thư dạ dày. Chúng cũng có thể là triệu chứng của dạng Ung thư khác. Nếu bạn có các triệu chứng này mà triệu chứng ngày càng tồi tệ hơn, dùng nhiều biện pháp mà không đỡ thì cần phải gặp bác sỹ chuyên khoa để được tìm nguyên nhân và hướng điều trị thật sớm.
Các bước tăng cường nhận thức về bệnh Ung thư dạ dày để bảo vệ bạn và gia đình mình
Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây Ung thư dạ dày.
Biết các dấu hiệu và triệu chứng bệnh Ung thư dạ dày.
Hiểu rõ về bệnh sử của gia đình và tiếp tục cập nhật cho thế hệ sau.
Chủ động trao đổi với các chuyên gia về nguy cơ Ung thư dạ dày.
Cập nhật các thông tin mới nhất về Ung thư dạ dày từ các nguồn uy tín.
Chia sẻ với bạn bè và người thân của mình website chúng tôi để mọi người đều có cơ hội tiếp cận với các thông tin về bệnh dạ dày cũng như các biện pháp hữu ích chống lại Ung thư dạ dày.
Hoài An tổng hợp
【Tìm Hiểu】Ung Thư Dạ Dày Tái Phát
Ung thư dạ dày tái phát là ung thư dạ dày quay trở lại sau điều trị ban đầu. Bệnh có thể tái phát trong dạ dày hoặc các bộ phận khác trên cơ thể như gan hoặc hạch bạch huyết.
Việc điều trị ung thư dạ dày tái phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mục tiêu của điều trị là giảm thiểu các triệu chứng, làm tăng cơ hội điều trị và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Hóa trị là phương pháp điều trị chính cho các bệnh nhân tái phát ung thư sau phẫu thuật. Hóa trị có tác dụng hạn chế các triệu chứng và kéo dài sự sống ở những trường hợp mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Phác đồ hóa trị liệu phụ thuộc vào tình hình sức khỏe tổng quát của bệnh nhân và phương pháp điều trị đã sử dụng trước đó. Hóa trị thường được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp nhắm mục tiêu, xạ trị và/hoặc phẫu thuật.
Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu sử dụng các loại thuốc ức chế sự phát triển và lây lan của bệnh ung thư. Trong một số trường hợp ung thư dạ dày có biểu hiện dư thừa của một loại protein được gọi là HER2 (yếu tố tăng trưởng của biểu bì thụ thể 2) góp phần vào sự phát triển của tế bào ung thư. Ung thư dạ dày di căn dương tính với HER2 có thể được điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu HER2 là Herceptin (trastuzumab). Herceptin thường được sử dụng kết hợp với hóa trị, giúp kéo dài tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối dương tính với HER2.
Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày tái phát, phẫu thuật có thể được thực hiện để hạn chế xuất huyết và ngăn chặn ung thư cản trở hoạt động của ruột hay dạ dày.
Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Hiện nay, y học thế giới vẫn không ngừng nghiên cứu các phương pháp điều trị ung thư nói chung, trong đó có ung thư dạ dày nhằm gia tăng cơ hội chữa khỏi cho căn bệnh quái ác này. Đồng hành với đó, Bệnh viện Thu Cúc đã hợp tác với đội ngũ bác sỹ Singapore nhằm đưa những tiến bộ chữa ung thư từ Singapore về Việt Nam. Theo đó, điều kiện chữa trị ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc hiện nay tương đương với tiêu chuẩn ở Singapore trong khi chi phí điều trị thấp hơn nhiều và không có chi phí phát sinh. Bệnh viện Thu Cúc cũng tạo điều kiện để bệnh nhân được hưởng bảo hiểm như bất kỳ bệnh viện công nào tại Việt Nam.
Để đăng ký khám và điều trị ung thư với bác sĩ Singapore tại Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 0907 245 888.
Điều Trị Bức Xạ Thấp Có Thể Giảm Nguy Cơ Tái Phát Ung Thư Tuyến Giáp
Báo cáo thử nghiệm của ông từ 434 bệnh nhân ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu trong thử nghiệm HiLo với thời gian theo dõi trung bình là 6,5 năm. Các bệnh nhân được phân tích ngẫu nhiên để tiếp nhận iốt phóng xạ có nồng độ thấp (RAI) là 1,1GBq, hoặc RAI tiêu chuẩn có nồng độ cao 3,7GBq. Ngoài ra, họ cũng nhận được Thyrogen (hormon kích thích tuyến giáp, TSH) nhằm kích thích tế bào ung thư tuyến giáp hấp thụ càng nhiều iốt phóng xạ càng tốt, qua đó đem lại nhiều hiệu quả hơn, và có thể được yêu cầu ngừng dùng thuốc viên tuyến giáp có tác dụng tương tự bằng cách tăng lên mức TSH tự nhiên của chúng.
Trong gần 7 năm theo dõi, đã có 21 trường hợp tái phát ung thư (trong đó 11 trường hợp với 1,1GBq và 10 trường hợp với 3,7GBq tương ứng). Kết quả cho thấy tỷ lệ tái phát là tương tự giữa hai liều, và cũng như đối với các bệnh nhân sử dụng thyrogen hoặc rút nội tiết tố tuyến giáp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bệnh nhân đang dùng thyrogen sẽ có chất lượng cuộc sống và khả năng tiếp tục hoạt động bình thường tốt hơn đối với những người sử dụng thuốc ức chế hormon tuyến giáp. Điều này khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và trong một số trường hợp cảm thấy chán nản.
Ông cho biết thêm: Vì thế thử nghiệm Hilo được xem là thử nghiệm có thời gian theo dõi dài nhất trong bất kỳ cuộc nghiên cứu ngẫu nhiên nào trên toàn thế giới. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy các hướng dẫn Quốc Tế có thể đưa ra nhiều khuyến cáo về sử dụng 1,1 GBq ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp do số liệu hạn chế và theo dõi ngắn hạn.
Hiện nay các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ tái phát trong một thời gian dài theo dõi, những khuyến nghị này có thể được tăng cường qua đó giúp cho các bác sĩ và bệnh nhân có thể tự tin sử dụng hoạt động iốt phóng xạ thấp là chấp nhận được và thích hợp hơn.
Các thử nghiệm HiLo đã kết thúc và bây giờ các nhà nghiên cứu đang điều tra và theo dõi một nhóm bệnh nhân có thể được xác định là có nguy cơ tái phát ung thư tuyến giáp thấp mà họ không cần điều trị bằng radioiodine. Thử nghiệm IoN là phân bổ bệnh nhân ung thư tuyến giáp có nguy cơ rất thấp để điều trị bằng radioiodine hoặc có những quan sát cẩn thận để xác định liệu có bất kỳ sự khác biệt nào về tỷ lệ tái phát hay không và những bệnh nhân này có thể tránh được điều trị iốt hay không.
Tiến sĩ Martin Forster từ Đại học College London, là Chủ tịch của NCRI Head and Neck Clinical Studies Group và không tham gia nghiên cứu này cho biết: “Gần 7 năm theo dõi dữ liệu từ thử nghiệm HiLo cung cấp, chúng tôi tự tin việc sử dụng liều phóng xạ thấp hơn 1,1GBq cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp có nguy cơ thấp là một điều trị an toàn và hiệu quả, qua đó các hướng dẫn Quốc Tế có thể được cập nhật để phản ánh điều này. Thử nghiệm trên như một ví dụ điển hình về thử nghiệm lâm sàng được tiến hành tốt có thể tạo ra được khác biệt đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Và thử nghiệm này còn có thể xác định những bệnh nhân có nguy cơ ung thư thấp bị tái phát bệnh có thể được điều trị bằng radioiodine hoàn toàn.
Hiện nay, Ung thư tuyến giáp được xem là căn bệnh là hiếm gặp, chỉ xảy ra khoảng 3.500 trường hợp ở Anh mỗi năm, ít hơn 1% tổng số ca mắc bệnh ung thư hàng năm. Ung thư tuyến giáp có nguy cơ thấp nếu được điều trị sớm sẽ có tỷ lệ sống rất cao chiếm khoảng 99% trong 10 năm hoặc hơn.
Bạn đang xem bài viết Giảm Nguy Cơ Ung Thư Dạ Dày Tái Phát Bằng Cách Nào? trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!