Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Về Bệnh Viện Hùng Vương mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giới thiệu về BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Bệnh viện Hùng Vương ngày nay nguyên là nhà bảo sanh Chợ lớn, 1 khu chuyên khoa sản của Bệnh viện Lalung Bonaire tức nhà thương Nam Việt cũ và là BV. Chợ Rẫy ngày nay.
Bệnh viện tọa lạc tại số 128 đường Hồng Bàng – Phường 12 – Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh. Chiếm 1 diện tích hình chữ nhật rộng 14.241m2 được xây cất từ 1900 – được giới hạn bởi các con đường Hùng Vương, Nguyễn Chí Thanh, Triệu Quang Phục và Bà Triệu.
Khởi đầu, nhà Bảo sanh Chợ lớn có 60 giường- chủ yếu sanh thường và được dùng làm Trường nữ hộ sinh bản xứ để đào tạo các lớp NHS.
Đến năm 1940, khi xây cất xong Bảo sanh viện Từ Dũ thì nhà bảo sanh Chợ lớn này được sử dụng một phần làm Viện dưỡng nhi nuôi trẻ mồ côi.
Đến 1947, khi Nhật xâm nhập Viêt , khu này được sử dụng 1 phần làm khu doanh trại của quân Nhật.
Đến 1952 Thực dân Pháp dùng làm đồn công an gọi là trại công an Polo Chợ lớn chuyên bắt giam và tra tấn tù chính trị.
Ngày 27/11/1957, Bảo sanh viện được chính thức giao cho Bộ y tế Việt Nam cộng hòa quản lý, lúc này vẫn giữ 60 giường, chủ yếu đẻ thường, không nhận chữa trị phụ khoa. Sau đó được cho xây dựng sửa chữa lại và chính thức khánh thành ngày 23/3/1958 với tên Bảo sanh viện Hùng Vương, với qui mô 180 giường , được xếp Bảo sanh viện hạng II do Bác sĩ Hoàng Gia Hợp làm Giám đốc.
Ngày 01/10/1968 Bảo sanh viện được chọn làm thí điểm để thực hiện qui chế tự trị các Bệnh viện theo Nghị định số 613 và 614 – BYT/CTQTBV/NĐ ngày 23/8/1968 lúc này Bảo sanh viện có 292 giường chuyên về Sản phụ khoa và là trung tâm số 1 nghiên cứu kế hoạch hóa gia đình.
Trước 30/4/1975 Bảo sanh viện được nâng lên 375 giường được xếp Bảo sanh viện hạng 1 – có 321 công chức do Bác sĩ Phạm Tu Chính làm Giám đốc, địa bàn hoạt động chủ yếu là dân chúng cư ngụ khu vực Chợ lớn và các tỉnh lân cận – Bảo sanh viện đơn thuần tập trung cho việc sanh đẻ, còn về phụ khoa chủ yếu là giải quyết những bệnh thông thường. Bảo sanh viện tự trị hoạt động theo lối doanh thu lợi nhuận, mọi cấu trúc về tổ chức, nhân sự, phòng ốc đều mang đầy đủ tính chất lợi nhuận, các trại phòng được phân hạng theo giá tiền, không theo tính chất bệnh – có 1 trại là trại H gọi là trại “thí” giành cho sản phụ nghèo.
Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng Bảo sanh viện Hùng Vương được tiếp quản một cách trọn vẹn bởi 1 Ban quân quản gồm 4 đồng chí, Trưởng ban là Bác sĩ Nguyễn Thị Thùy với 3 thành viên là Y sĩ Hồ Thị Thanh; Y sĩ Đặng Huệ Linh và Y sĩ Nguyễn Thị Hạnh, về sau được bổ sung thêm 2 Đ/c: Y sĩ Phạm Văn Hùng và Y sĩ Hoàng Duy Kền. Cuối năm 1976 kết thúc thời kỳ quân quản.
Sau nhiều đợt cải tiến cơ cấu, ổn định, sắp xếp tổ chức, để phù hợp với 1 Bệnh viện chuyên khoa sản phụ theo mô hình XHCN, đến tháng 3/1978 Bệnh viện chính thức được Sở y tế công nhận là Bệnh viện chuyên khoa Sản phụ tuyến 4 của Thành phố Hồ Chí Minh với qui mô 400 giường, phục vụ cho 18 quận huyện nội ngoại thành với số dân 3,5 triệu . Bệnh viện thực hiện các nhiệm vụ và chức năng sau:
+ Là tuyến cao khám và điều trị các Sản phụ và bệnh lý phụ khoa, KHGĐ.
+ Nghiên cứu khoa học.
+ Chỉ đạo tuyến – thực hiện y tế dự phòng.
+ Đào tạo, huấn luyện cho sinh viên và CBCNV.
+ Hợp tác quốc tế.
Đã thay đổi toàn bộ cơ cấu tổ chức các khoa phòng theo tính chất bệnh lý, chuyên khoa sâu của 1 bệnh viện tuyến 4 chuyên ngành sản phụ khoa, KHGĐ.Thực hiện đầy đủ các qui chế chuyên môn, các chế độ thường trực, cấp cứu, an toàn hợp lý thuốc, hồ sơ bệnh án . . . xây dựng tổ đội lao động XHCN.
Về nhân sự:
Trước năm 1975 : BS. Hoàng Gia Hợp Giám đốc rồi đến BS. Phạm Tu Chính Giám đốc
Sau năm 1975 : Các BS phụ trách Bệnh viện:
– BS. Nguyễn Thị Thùy 5/1975 – 1976
– BS. Lê Thái Bình 1976 – 1977 sau đó Sở Y Tế điều BS. Nguyễn Thị Thương Phó Giám Đốc Sở về phụ trách bệnh viện.
– 1978: BS. Phan Thị Thương: Giám đốc
BS. Trần Thị Mỹ: PGĐ
BS. Phạm Gia Đức: PGĐ
– 1983: BS. Trần Thị Mỹ: Giám đốc
BS. Phạm Gia Đức: PGĐ
BS. Nguyễn Thị Thùy: PGĐ
– 1995: BS. Nguyễn Thị Thùy: Giám đốc
BS. Nguyễn Thị Như Ngọc: PGĐ
BS. Vũ Thị Nhung: PGĐ
– 01/2002:
TS. BS. Vũ Thị Nhung: Giám đốc
chúng tôi Nguyễn T Như Ngọc: PGĐ
BS. Phạm Văn Hùng: PGĐ
– 2004 đến 2007 :
chúng tôi Vũ Thị Nhung: Giám đốc
BSCKI Phạm Văn Hùng: PGĐ
BSCKI Phạm Thị Dung: PGĐ
chúng tôi Trần Sơn Thạch: PGĐ
-Từ 01/2008:
chúng tôi Trần Sơn Thạch: Giám Đốc
BSCKI Phạm Thị Dung: PGĐ
BSCKI Trần Thiện Vĩnh Quân: PGĐ
MỘT SỐ GƯƠNG MẶT ĐIỂN HÌNH
PGS.BS PHẠM GIA ĐỨC
Thày thuốc ưu tú năm 2001
Phó Giám đốc BV từ 1978 đến 1995
BS CKII PHẠM THÀNH ĐỨC
Thày thuốc Ưu tú năm 2001
BSCKII TRẦN THỊ MỸ
Thày thuốc Ưu tú năm 2000
Giám đốc BV từ 1983 đến 1995
BSCKII NGUYỄN THỊ THÙY
Huân chương Lao động hạng Ba 2001
Thày thuốc Ưu tú năm 2001
Giám đốc BV từ 1995 đến 2002
ThS.BS NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC
Thày thuốc Ưu tú năm 2001
Phó Giám đốc BV từ 1995 đến 2004
BSCKII TÔ VĂN THÌNH
Thày thuốc Ưu tú năm 2001
PGS.TS.BS VŨ THỊ NHUNG
Huân chương Lao động hạng Ba 2007
Thầy thuốc Nhân dân năm 2008
Giám đốc BV từ 2002 đến 2007
DS TĂNG NỮ
Thày thuốc Ưu tú năm 2006
ThS.BS TẠ THỊ THANH THỦY
Thày thuốc ưu tú năm 2006
BSCKI PHẠM THỊ DUNG
Thầy thuốc Ưu tú năm 2006
Phó Giám đốc BV từ 2004
TS.BS TRẦN SƠN THẠCH
Giám đốc BV từ 2008
Từ http://bvhungvuong.vn
Bài viết khác
Giới Thiệu Về Bệnh Viện
Địa chỉ cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến – Văn Miếu – Đống Đa – Hà Nội. Địa chỉ cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn – Hà Đông – Hà Nội Địa chỉ cơ sở 3: Xã Đông Yên – Huyện Quốc Oai – Hà Nội Email: bvdl@hanoi.gov.vn/benhviendalieuhanoi@gmail.com Điện thoại đường dây nóng bệnh viện: 096 7691616 1. Chức năng nhiệm vụ:
Căn cứ Quyết định số 2821/Q Đ-UB ngày 10/5/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội, về việc thành lập Bệnh viện Da liễu trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm da liễu. Bệnh viện là chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, có chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu. Bệnh viện có 06 nhiệm vụ:
1.1 Khám và điều trị các bệnh về da, các nhiễm khuẩn, lây truyền qua đường tình dục và bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS.
1.2 Tư vấn, tuyên truyền, giáo dục. vận động phòng chống các bệnh về da, hoa liễu, các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và phòng chống HIV/AIDS.
1.3 Sản xuất, pha chế thuốc bôi ngoài da phục vụ cho người đến khám bệnh và điều trị tại Bệnh viện.
1.4 Nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ chuyên khoa da liễu cho tuyến dưới của Hà Nội, làm cơ sở giảng dạy, thực tập cho học sinh trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.
1.5 Tổ chức triển khai nhiệm vụ chuyên khoa đầu ngành Da liễu Hà Nội.
1.6 Hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trương lĩnh vực nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh về Da liễu.
2. Cơ cấu tổ chức:
+ Bệnh viện là bệnh viện hạng II (Sau 05 năm từ Bệnh viện hạng III lên Bệnh viện hạng II) theo Quyết định số 1991/QĐ-UBND ngày 04/5/2010.
+ Cuối năm 2013, bệnh viện Da liễu Hà Nội sáp nhập với Trung tâm da liễu Hà Đông dựa trên Quyết định số 6921/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc sáp nhập trung tâm Da liễu Hà Đông vào bệnh viện Da liễu Hà Nội.
+ Bệnh viện gồm có 04 phòng chức năng, 10 khoa chuyên môn.
+ Bệnh viện gồm có 144 cán bộ, trong đó có 105 biên chế và 39 hợp đồng. Bác sỹ, Dược sỹ, cán bộ đại học và trên đại học chiếm 39%.
3. Quá trình xây dựng và phát triển Bệnh viện:
Sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954) Phòng khám Da liễu Sinh Từ được tổ chức lại nằm trong chương trình phát triển ngành y tế của Thành phố. Từ đó đến nay đã hơn 55 năm, cùng với sự trưởng thành của ngành y tế thủ đô, Bệnh viện da liễu đã từng bước đổi thay và phát triển. Với sự thay đổi nhiều tên gọi: Phòng khám Sinh Từ, Trạm Da liễu, Trung tâm Da liễu, Bệnh viện Da liễu. Đồng nghĩa với sự phát triển về chất và sự phát triển về lượng của Bệnh viện. Từ một cơ sở chỉ có 12 cán bộ nhân viên với 04 phòng làm việc trong 01 ngôi nhà cấp 4 lợp mái tôn. Để đáp ứng công tác khám chữa bệnh cho nhân dân thủ đô trong thời kỳ mới, trên cơ sở thành tựu đã đạt được của Trạm Da liễu, Trung tâm Da liễu. Được sự chỉ đạo toàn diện của Sở Y tế Hà Nội, sự giúp đỡ của Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Da liễu thành lập với 6 chức năng nhiệm vụ Sở Y tế giao. Bệnh viện đã phấn đâú hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch hàng năm. Các máy móc mới, kỹ thuật mới dần dần đưa vào áp dụng, triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngày càng cao của Nhân dân như Laser màu AYG, IPL, Fractional CO2, Alex Trivantag, Chăm sóc da, điều trị kết hợp Y học cổ truyền…. Bệnh viện thường xuyên phát động các đợt thi đua từ các khoa phòng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Các thành tích đạt được:
+ Bệnh viện được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng III (5/7/1986).
+ Bệnh viện được tặng “danh hiệu Tập thể xuất sắc” của Ủy Ban nhân dân thành phố năm 2009.
+ Bệnh viện được tặng bằng khen của Bộ Y tế đạt tiêu chuẩn “Bệnh viện xuất sắc toàn diện năm 2009.
+ Bệnh viện được tặng nhiều giấy khen , bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Y tế về công tác chuyên môn.
+ Tập thể khoa, phòng và các cá nhân được tặng giấy khen, bằng khen của Sở Y tế, Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế.
Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố, Từ Dũ, Hùng Vương Hợp Tác Toàn Diện Về Sản
Bác sĩ Hồ Tấn Thanh Bình, Trưởng Khoa Hồi sức Sơ sinh- Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết việc hợp tác toàn diện, chuyên sâu trong lĩnh vực Sản – Nhi sẽ góp phần thăm khám tiền sản, tránh được nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng, ngạt – là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh.
Theo kế hoạch hợp tác toàn diện, 2 bệnh viện phụ sản hàng đầu ở TPHCM sẽ phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chẩn đoán tư vấn trước sanh, xử trí cấp cứu và chuyển viện an toàn từ bệnh viện phụ sản sang bệnh viện nhi một cách kịp thời, thống nhất phác đồ điều trị cấp cứu, tiến tới thành lập khoa sản nguy cơ…
TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương cho biết, trước khi diễn ra chương trình hợp tác toàn diện, Bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng đã phối hợp liên viện để can thiệp chuyên khoa sâu, góp phần cứu sống nhiều trường hợp, cải thiện tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh. Kết quả mà chúng tôi mong muốn đạt được trong quá trình hợp tác không ngoài mục tiêu “mẹ tròn con vuông”.
Phát biểu tại lễ ký kết, chúng tôi Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ khẳng định Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã có bước tiến đáng kinh ngạc, đặc biệt là quy trình chuyên môn. Không chỉ được đầu tư trang thiết bị đạt chuẩn quốc tế, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố thời gian qua cũng đã hợp tác với Bệnh viện Từ Dũ rất chủ động và nhanh chóng. Vì vậy, qua chương trình hợp tác toàn diện này, người bệnh sẽ được chăm sóc tốt nhất, hạn chế tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh.
Nguồn: Báo Sài Gòn Online
Kinh Nghiệm Đi Khám Phụ Khoa Ở Bệnh Viện Hùng Vương
Sau này chuyển chỗ ở, cũng gặp rắc rối về bệnh vùng kín nên có đi đến một số địa chỉ khám phụ khoa khác nhưng thấy chất lượng với cung cách làm việc không tốt như ở bệnh viện Hùng Vương các mẹ ạ! Nên ai muốn đến bệnh viện Hùng Vương thăm khám thì em chia sẻ một số thông tin cần thiết để các mẹ đỡ lóng ngóng mất thì giờ nha!
Thông tin khám phụ khoa ở bệnh viện Hùng Vương
1. Giờ làm việc ở bệnh viện Hùng Vương:
Từ Thứ 2 đến Thứ 6: 6 giờ 15 – 18 giờ30.
Thứ 7 & Chủ nhật: sáng: 6 giờ 45 – 10 giờ 30 ; chiều: 12 giờ 45 – 16 giờ 30.
2. Quy trình khám phụ khoa ở bệnh viện Hùng Vương:
Đến rút phiếu thứ tự tại quầy hướng dẫn.
Ngồi chờ xem hộp số quầy B hiện đúng số thứ tự của mình thì được làm hồ sơ và tới đóng tiền tại quầy đóng tiền.
Ngồi chờ trước phòng khám số(2 hoặc 3) ghi trong phiếu số thứ tự. Khi hộp số hiện đúng số thứ tự thì vào phòng khám.
Nếu bác sĩ yêu cầu xét nghiệm hoặc siêu âm thì ra lại bàn hướng dẫn rút số thứ tự siêu âm tiếp và sang phòng số 7 nhập máy tính rồi đóng tiền xét nghiệm, siêu âm.
1/ Nộp phiếu xét nghiệm (hoặc phiếu hẹn lấy kết quả vào rổ).
2/ Cắm que huyết trắng lên giá (nếu có).
3/ Để lọ đã lấy nước tiểu vào mâm (nếu có).
4/ Ra ngoài ngồi chờ gọi tên trả để kết quả.
Nếu siêu âm: Ngồi chờ siêu âm tại phòng 12 + 13. Khi bảng điện trước cửa phòng siêu âm hiện đúng số thứ tự thì vào phòng siêu âm.
Bước 6: Đem kết quả về phòng khám ban đầu, Bác sĩ căn cứ vào kết quả sẽ kê đơn thuốc, dặn dò và hẹn tái khám. Bạn có thể về nhận thuốc ở đây (có BHYT); hoặc mua thuốc ngoài hay tại nhà thuốc của bệnh viện đều được (nếu không có BHYT).
Lưu ý với bệnh nhân có thẻ BHYT:
Sau khi khám bệnh xong bạn ngồi trước quầy nhận bệnh và chờ gọi tên đóng tiền chênh lệch (nếu có).
Chờ nhân viên gọi tên trả sổ về (nếu không thuốc).
Chờ nhân viên gọi tên rồi qua phòng số 9 lấy thuốc (nếu có thuốc). Sau đó trở lại quầy nhận bệnh và sẽ được nhân viên gọi tên trả sổ về.
Ngoài ra, các mẹ cũng cần nhớ:
Trình thẻ BHYT ngay từ đầu, không phải đóng tiền. Nếu lúc đầu không sử dụng thẻ, đã đóng tiền rồi mới trình thẻ thì không lấy tiền lại được và không giải quyết BHYT trong ngày.
1 giấy chuyển viện được khám 2 lần.
Photocopy thẻ BHYT + CMND (hoặc loại thẻ khác có hình) + Giấy chuyển viện (Không đi khám trễ quá 7 ngày kể từ ngày ký giấy chuyển viện).
Nếu khám lần đầu: sử dụng giấy chuyển viện bản chính.
Nếu khám lần hai (tái khám): sử dụng giấy chuyển viện Photocopy và phải photocopy thêm trang hẹn tái khám của sổ khám thai, CMND và BHYT photocopy.
3. Giá khám phụ khoa ở Bệnh viện Hùng Vương:
Theo Bảng giá thu viện phí ở Bệnh viện Hùng Vương đến ngày 3/8/2017, đối với dịch vụ khám phụ khoa chi phí như sau:
Khám thường: 80.000đ.
Có BHYT: 39.000đ.
Khám dịch vụ: 130.000đ.
Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Về Bệnh Viện Hùng Vương trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!