Cập nhật thông tin chi tiết về Hà Nội Quá Tải Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết .Công An B?C Li�U mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hà Nội quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết
Cập nhật ngày: 7-08-2017
NDĐT – Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, mỗi ngày có khoảng 300 trường hợp đến khám sốt xuất huyết (SXH) và hiện có khoảng 500 ca đang điều trị nội trú. Bệnh viện tăng gấp đôi số giường bệnh vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu điều trị. Tình trạng này cũng xảy ra tại các bệnh viện khác tại tuyến Trung ương khi bệnh nhân nhập viện vì SXH vẫn tiếp tục gia tăng.
Một số bệnh viện tiếp tục quá tải
Ghi nhận của phóng viên ngày 4-8, tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, lượng bệnh nhân khám và điều trị sốt xuất huyết vẫn tiếp tục gia tăng. Trong đó, có nhiều ca đặc biệt là các sản phụ mắc sốt xuất huyết, cần phải theo dõi liên khoa và hội chẩn liên tục. Theo chúng tôi Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai, số lượng bệnh nhân đến khám tại Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai không ngừng tăng lên liên tục. Trung bình khoa có khoảng 70 bệnh nhân SXHD trên tổng số gần 200 bệnh nhân điều trị nội trú. Tỷ lệ phụ nữ có thai mắc SXHD chiếm khoảng 15 – 20% trong tổng số bệnh nhân SXHD tại Khoa Truyền nhiễm.
Bệnh nhân ngồi ngoài bậc thềm chờ tới lượt khám.
Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sáng 4-8 rất đông người tới khám, ngồi la liệt ra cả bậc thềm lối vào sảnh chính BV. BV phải dành năm phòng khám riêng chuyên khám SXH, thay đổi thời gian làm việc của bệnh viện đẩy sớm lên từ 7 giờ sáng, kéo dài đến 17 giờ chiều; tổ chức cán bộ viên chức đi làm cả thứ 7, chủ nhật; huy động toàn bộ lực lượng phòng khám dịch bệnh, không được nghỉ phép… để tập trung phòng chống dịch.
Theo chúng tôi Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, số lượng bệnh nhân tới khám SXH không giảm và hiện ở khoa đang điều trị cho năm bệnh nhân SXH dọa sốc. Những trường hợp nhẹ hơn, BV chuyển xuống cơ sở 2 tại Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. Do đó, về cơ bản tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tình trạng quá tải cũng được giải quyết.
Bệnh viện Thanh Nhàn tăng gần gấp đôi số giường bệnh vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu điều trị, bệnh nhân vẫn phải nằm ghép.
Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, mỗi ngày có hơn 300 bệnh nhân tới khám. Riêng bệnh nhân nội trú hiện nay lên tới 500 người. Dù bệnh viện đã phải kê thêm giường để thu dung bệnh nhân vào điều trị nhưng không đáp ứng nhu cầu điều trị, vẫn có tình trạng hai bệnh nhân/giường bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương – Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết “Giường kế hoạch của bệnh viện là 600 giường nhưng giường thực kê hiện nay là hơn 1.000 giường. Dù biết là quá tải bệnh viện, bệnh nhân phải nằm ghép nhưng do SXH năm nay tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, nên chúng tôi phải thu dung bệnh nhân SXH điều trị, đặc biệt là người bệnh tại hai quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai đang có tỷ lệ SXH cao trên địa bàn Hà Nội”.
Có ngày, tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khám cho 50 trường hợp bệnh nhi mắc sốt xuất huyết.
Tại Khoa Nhi – BV Bạch Mai, mỗi ngày trung bình khám cho khoảng 20-30 ca SXH, có hôm lên tới 50 ca SXH, nhập viện khoảng 2-3 ca. Theo chúng tôi Nguyễn Thành Nam, quyền Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai, các ca mắc SXH nhập viện chủ yếu do sốt cao liên tục, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt paracetamol. “Cũng có nhiều trường hợp vào đây, chúng tôi nhận thấy bố mẹ không biết cách tự điều trị cho con, liên tục sử dụng thuốc hạ sốt phối hợp như Ibuprofen, thuốc hạ sốt chứa aspirin. Những thuốc hạ sốt này sẽ gây nguy hiểm cho các cháu bé vì nó sẽ gây ra tình trạng xuất huyết” – bác sĩ Nam cho hay.
Hiện nay, khoa đang theo dõi một vài trường hợp bệnh nhân bị tụt huyết áp và sốc vì SXH do cơ địa dị ứng, tràn dịch màng phổi, giảm tiểu cầu… Tuy nhiên, theo nhận định của bác sĩ Nam, SXH ở trẻ em năm nay không quá đáng lo ngại và các ca đều không quá nặng.
Sản phụ chuyển dạ thành công dù mắc sốt xuất huyết
Trong số khoảng 10 bà bầu bị SXHD được điều trị tại khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai, đã có ba ca chuyển dạ thành công “mẹ tròn con vuông” ngay tại BV.
TS.BS Đoàn Thu Trà – Trưởng phòng Nhiễm khuẩn tổng hợp, Phó khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai hạnh phúc khi nói về hai ca sản phụ mắc SXHD nhưng đã hạ sinh an toàn nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của Khoa truyền nhiễm và Khoa Sản.
Sản phụ thai 37 tuần bị sốt cao, đã đi khám ở rất nhiều cơ sở y tế nhưng không phát hiện ra SXHD. Khi đến viện, bệnh nhân trong tình trạng sốt cao liên tục, đau bụng, tiểu cầu xuống thấp nên được đưa ngay vào phòng cấp cứu, theo dõi đặc biệt. Trong quá trình bệnh nhân chuyển dạ, các bác sĩ của Khoa Truyền nhiễm đã kết hợp cùng các bác sĩ của khoa Sản và khoa Huyết học liên tục truyền khối tiểu cầu cho bệnh nhân. Kết quả là một bé gái 2,8kg đã ra đời an toàn và sau đó người mẹ được trở về khoa Truyền nhiễm để tiếp tục điều trị. Đến ngày 3-8, bệnh nhân đã ổn định, tiểu cầu đã trở về mức an toàn và bệnh nhân sẽ được xuất viện trong buổi chiều.
TS.BS Đoàn Thu Trà – Trưởng phòng Nhiễm khuẩn tổng hợp, Phó khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai đang khám cho sản phụ.
Bệnh nhân thai 39 tuần sống trong vùng dịch tễ có SXHD, nhập viện trong ngày sốt thứ 3. Sau ba ngày theo dõi tại khoa, bệnh nhân đã chuyển dạ sinh con an toàn. Chiều 4-8, bệnh nhân đã được đón về khoa để tiếp tục điều trị SXHD.
Thực tế, các em bé được sinh ra từ những bà mẹ mắc SXH đều không bị ảnh hưởng gì, vì thế các bà bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, chúng tôi Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm cũng lưu ý “Diễn biến SXHD trên phụ nữ có thai rất khó lường, chúng tôi khuyên phụ nữ có thai mắc SXHD nên nhập viện điều trị. Bệnh nhân sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận,.. cũng như tình trạng của thai nhi hàng ngày để xem có dấu hiệu: dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không. Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, SXHD dễ làm chảy máu cùng với đó là chảy máu trong lúc sinh nở sẽ dễ khởi động quá trình rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi”.
TS.BS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm khám cho bệnh nhân mắc SXH.
Điều trị các bệnh phối hợp nói chung và SXHD nói riêng cho phụ nữ mang thai thường rất khó tiên lượng. Do đó, các sản phụ mắc SXH cần phải theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế có đầy đủ các chuyên khoa khác cùng phối hợp như sản, huyết học, hồi sức,… để kịp thời xử trí khi có biến chứng xảy ra. Trong quá trình điều trị cũng cần thận trọng khi chỉ định dùng thuốc (truyền dịch, truyền máu, thuốc hạ sốt, kháng sinh,…) vì những ảnh hưởng của nó đối với thai. Ngay cả các thuốc có thể chỉ định dễ dàng cho bệnh nhân khác thì khi sử dụng cho thai phụ vẫn phải có sự thống nhất của bác sĩ truyền nhiễm và bác sĩ sản khoa sau khi đã cân nhắc rất kỹ.
Trong vụ dịch SXHD năm 2015, khoa Truyền nhiễm cũng đã điều trị SXHD thành công cho khoảng 100 bà bầu, sinh con khỏe mạnh, an toàn.
Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế cũng đã chỉ ra những yếu tố nguy cơ tăng nặng với bệnh nhân SXH trong các trường hợp sau:
Trẻ em
Phụ nữ có thai
Người già trên 65 tuổi
Người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch
Những người có bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, viêm phổi tắc nghẽn, bệnh gan thận mãn tính, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn…
Những người bị SXH có các dấu hiệu cảnh báo nặng như: sốt cao trên 40 độ, nhức đầu dữ dội, mệt lả hoặc li bì, đau tức vùng gan, nôn, buồn nôn hoặc ỉa chảy; có biểu hiện xuất huyết nhất là xuất huyết ở củng mạc mắt (lòng trắng); có biểu hiện của sốc hoặc tụt huyết áp…, tràn dịch thanh mạc (màng phổi, màng bụng)…
Những đối tượng nguy cơ cao này khi bị SXH cần được theo dõi chặt chẽ để được điều trị kịp thời.
Nguồn chúng tôi
Nguồn
Bệnh Viện Quá Tải Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết
TS Nguyễn Huy Nga – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết, dịch bùng phát lớn như vậy, một phần do sự gia tăng của tốc độ xây dựng, mật độ dân số khiến các ổ dịch hình thành.
Bệnh nhân SXH điều trị tại Viện Các bệnh Nhiệt đới và Truyền nhiễm Quốc gia. Ảnh: T.H
Tại Viện Các bệnh Nhiệt đới và Truyền nhiễm Quốc gia, hiện có tới 550 bệnh nhân đang điều trị nội trú thì có hơn 300 trường hợp là bệnh nhân SXH. Một giường ghép tới bốn, năm bệnh nhân nên nếu hai bệnh nhân nằm thì phải có hai bệnh nhân khác ngồi.
Viện phải huy động thêm các khoa phòng khác để hỗ trợ giường bệnh cho bệnh nhân SXH. Hành lang bệnh viện cũng được trưng dụng để kê giường xếp cho bệnh nhân.
TS Lý Ngọc Kính – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, từ hai tháng nay, Hà Nội đối mặt một lúc với hai dịch bệnh là SXH và cúm A/H1N1. Là tuyến đầu trong điều trị dịch bệnh truyền nhiễm nên các bác sĩ, nhân viên y tế tại Viện luôn làm việc quá sức.
Năm nay, dịch SXH tấn công vào người lớn nhiều hơn trẻ em và dịch xuất hiện tại hầu hết các tỉnh phía Bắc. Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân SXH, các bác sĩ tại Viện nhận thấy năm nay phần lớn bệnh nhân mắc SXH Dangue type 2 (D type 2). Đây là type có khả năng khiến bệnh nhân tái nhiễm và nguy cơ sốc tái nhiễm cao dễ dẫn tới khả năng tử vong cao hơn mắc các type khác (SXH có bốn type huyết thanh là D1, D2, D3, D4).
Dịch SXH tại Hà Nội hiện nay do loại virus là D1, D2 gây ra. Type D1 là type cổ điển, biểu hiện lâm sàng nhẹ như mệt mỏi đau cơ, nhức đầu, xuất huyết ít, nhanh khỏi.
Sau lần mắc này, trong người bệnh nhân sẽ có kháng thể với huyết thanh D1, nhưng bệnh nhân vẫn có thể mắc SXH do type huyết thanh khác. Lúc này, trong cơ thể tồn tại song song hai loại kháng thể có thể xảy ra sự xung đột giữa hai kháng thể, nên gây phản ứng tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, bệnh nhân choáng, xuất huyết, trụy tim mạch…
TS Kính lo ngại, năm nay virus SXH có độc lực cao, gây tổn thương gan hoặc các tạng khác làm bệnh nhân bị viêm tụy cấp, tăng men gan, tràn dịch màng phổi. Hiện hầu hết bệnh nhân tới điều trị tại Viện đều trong tình trạng nặng và rất nặng.
Cá biệt có bệnh nhân chỉ số tiểu cầu chỉ có 20.000 đơn vị, trong khi đó mức tối thiểu của cơ thể là hơn 100.000 đơn vị. Những trường hợp này cần phải truyền tiểu cầu khẩn cấp nếu không sẽ tử vong. Cũng có nhiều bệnh nhân giới hạn tiểu cầu tụt xuống dưới 30.000 đơn vị nhưng không bị xuất huyết thì cũng không nhất thiết phải truyền tiểu cầu do lượng tiểu cầu đang khan hiếm.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà – Phó Viện trưởng Viện Các bệnh Nhiệt đới và Truyền nhiễm Quốc gia cho biết, đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân giảm tiểu cầu nặng, sốc, trụy mạch… Những bệnh nhân xuất huyết nặng, tình trạng tiểu cầu giảm rất nguy hiểm. Nếu bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ tử vong. Vì thế, bệnh viện phải ưu tiên truyền cho những ca nặng hơn như tiểu cầu giảm cực thấp hoặc xuất huyết.
Ngoài ra, Viện cũng vận động người nhà bệnh nhân hiến máu để có tiểu cầu truyền cho bệnh nhân.
Do dịch SXH năm nay bùng phát mạnh nên nhu cầu về tiểu cầu của các bệnh viện rất cao. Nhưng lượng người hiến máu tình nguyện ít nên không thể thu gom, phân tách được đủ lượng cần thiết (để có được một đơn vị tiểu cầu phải trộn bốn đơn vị máu, tương đương bốn người cho cùng nhóm máu).
Theo các chuyên gia y tế, SXH có biểu hiện ban đầu giống các triệu chứng sốt virus khác nên nhiều người chủ quan tự ý mua thuốc về nhà điều trị. Tuy nhiên, nếu bị SXH mà uống một số loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện nay thế giới vẫn chưa có vaccine tiêm phòng và thuốc trị đặc hiệu bệnh SXH. Thậm chí, Tổ chức Y tế Thế giới còn cho biết, phải sớm nhất đến năm 2017, thế giới mới có vaccine phòng dịch này.
Tại buổi tọa đàm Đối mặt với dịch cúm A/H1N1 và SXH do kênh O2TV (Đài Truyền hình Việt Nam) và Cty Plussz tổ chức sáng qua, TS Lý Ngọc Kính – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết trong ngày đầu tiên khởi phát bệnh rất khó phân biệt giữa bệnh cúm A/H1N1 với bệnh SXH vì hai bệnh này đều có sốt. Tuy nhiên, sang tới ngày thứ hai trở đi, cúm A/H1N1 sẽ xuất hiện ho, đau ngực, tức thở, người bệnh trở nên lờ đờ.
Còn với bệnh SXH sang ngày thứ hai sẽ bắt đầu sốt cao liên tục kéo dài từ hai tới bảy ngày, triệu chứng SXH biểu hiện rõ với hiện tượng như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da. Tại cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm sẽ thấy giảm tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu…
Thái Hà
Orginal Source Bệnh viện quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết
Thần Dược Chữa Ung Thư Vòm Họng .Công An B?C Li�U
Câu chuyện bắt đầu khi vị bác sĩ riêng của gia đình ông Lim Kok Kiong chẩn đoán sai tình trạng bệnh của ông.
“Bác sĩ bảo rằng tôi bị chảy máu cam có thể do mắc chứng ngứa cổ, chỉ cần đun nước lúa mạch uống là đỡ ngay”, ông Lim (54 tuổi), một người Trung Quốc sinh sống và làm việc tại Singapore, hồi tưởng.
Lần chảy máu cam thứ hai xảy ra sau đó vài tháng với mức độ nặng hơn lần trước. Không chần chừ thêm nữa, ông đã ngay lập tức đến gặp một chuyên gia tai – mũi – họng nhờ tư vấn, chẩn trị.
“Lúc bấy giờ, căn bệnh ung thư vòm họng tôi mắc phải đã bước sang giai đoạn thứ ba. Khối u có khi to bằng quả đào chứ chẳng chơi.” – ông trầm ngâm 30 giây rồi nói, ánh mắt vẫn lưu lại nét thảng thốt ngày nào.
Có lẽ nếu phát hiện ra từ lần chảy máu cam đầu tiên, cơ hội chữa khỏi bệnh của ông đã lớn hơn nhiều. Và có lẽ nếu được điều trị sớm, những đau đớn ông phải trải qua đã vợi bớt bao nhiêu. Tiếc là thời gian không cho phép ta được nói hai từ “có lẽ”.
Những câu chuyện giống như trường hợp của ông Lim trên thực tế không hiếm. Tiến sĩ kiêm bác sĩ phẫu thuật tai – mũi – họng làm việc tại Trung tâm Y tế Mount Elizabeth (Singapore) tiết lộ rằng có tới hơn 70% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư khi đã chuyển qua giai đoạn cuối (giai đoạn 3 hoặc 4).
Theo một số nghiên cứu thì nam giới có tỷ lệ mắc ung thư vòm họng cao hơn nữ giới gấp 2,5 lần do nam giới thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại và có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều hơn. Người mắc phổ biến nhất rơi vào độ tuổi từ 30-55, có thể coi trường hợp của ông Lim là một ví dụ.
Đáng nói, rất nhiều bệnh nhân lại là lao động chính trong gia đình nên việc chẩn đoán không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh mà còn khiến người thân của họ bị suy sụp. Chưa kể, nếu huy động đủ nguồn lực tài chính để chữa bệnh, họ cũng khó lòng đảm bảo được sức khỏe quay trở lại với công việc vì vướng phải những tác dụng phụ kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm từ các phương pháp điều trị.
Thế nhưng, ông trời không tuyệt đường con người. Những bước tiến đáng kể về y học trong thập kỷ vừa qua đã nhen lên hy vọng sống cho các bệnh nhân ung thư vòm họng khi xóa tên được ngày càng nhiều trường hợp mắc bệnh trên “sổ sinh tử”.
Nhìn lại quãng đường phát triển của việc điều trị ung thư nửa cuối thế kỷ 20, Tiến sĩ Soong Yoke Lim, khoa Xạ trị ung thư – Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore (NCCS), đồng thời là cố vấn y tế của Nhóm Hỗ trợ Ung thư vòm họng trực thuộc NCCS nhận định: “Trong quá khứ, tất cả các bệnh nhân ung thư vòm họng không phân biệt giai đoạn đầu hay cuối đều chỉ được áp dụng phác đồ xạ trị. Cho đến những năm 1990, hóa trị mới được đưa vào phác đồ điều trị giai đoạn 3 và 4 nhằm bổ trợ cho phương pháp xạ trị. Điều này đã giúp tăng tỷ lệ sống của bệnh nhân thêm 30%.”
Gần đây, giới y học lại tiếp tục ghi nhận hai phương pháp mới vừa phát huy hiệu quả trị liệu đối với những ca ung thư nặng, vừa ít gây tác dụng phụ hơn so với xạ trị, hóa trị truyền thống, đó là: miễn dịch trị liệu và điều trị đích. Hiện các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng tìm kiếm bằng chứng để đủ sức chứng minh mức độ khái quát hóa và tính ứng dụng cao của hai phương pháp trên trong cuộc chiến chống ung thư toàn cầu.
Mặc dù hiệu quả của những phác đồ điều trị ung thư mới đang ngày một tăng lên, song chúng ta không thể không thừa nhận, phát hiện sớm mới là yếu tố then chốt kéo dài cơ hội sống của bệnh nhân ung thư. Nếu phát hiện mình mắc bệnh ngay từ những giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi của bạn có thể lên tới hơn 90%. Bước sang giai đoạn 3, cơ hội sống thêm 5 năm sau điều trị cùng lắm chỉ đạt 70%. Khi khối u đã di căn và lây lan nhanh, cơ hội chỉ còn khoảng 10-40% tùy thể trạng từng người.
Năm 2016 là năm thứ 23 ông Lim sống chung với căn bệnh ung thư vòm họng. May mắn kéo dài sự sống nhưng ông đã phải trải qua không ít đau đớn trong quá trình điều trị và đổ vào nó không ít tiền của. Chịu đựng tác dụng phụ của xạ trị, ông Lim thường xuyên bị khô họng và cứ 15 phút lại nhấp nước một lần. Vì sai lầm của bản thân mà giờ đây ông đã phải trả giá, nhưng ông Lim vẫn tạ ơn trời bởi ông còn được sống, còn có cơ hội góp một phần sức nhỏ cho cộng đồng.
Hiện ông Lim đang là thành viên tích cực của Nhóm Hỗ trợ ung thư vòm họng thuộc NCCS. Bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm xương máu của mình trong cuộc chiến chống ung thư đầy cam go, ông đã thúc đẩy nhiều người cảnh giác hơn với các triệu chứng sớm của ung thư vòm họng và giúp những người “đồng bệnh tương lân” giữ vững tinh thần suốt dọc hành trình chiến đấu với căn bệnh quái ác. Theo: Vietnamnet.vn
Uống Thuốc Chứa Bạch Kim Có Điều Trị Được Ung Thư Tụy? .Công An B?C Li�U
Uống thuốc chứa bạch kim có điều trị được ung thư tụy?
Cập nhật ngày: 31-07-2018
Uống thuốc chứa bạch kim có thể hỗ trợ điều trị ung thư tụy là một bước tiến mới của các nhà khoa học Mỹ giúp cho việc điều trị bệnh ung thư tuyến tụy hiệu quả hơn.
Thử nghiệm điều trị ung thư tuyến tụy bằng thuốc có chứa bạch kim Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra một phát ngôn chấn động về việc điều trị bệnh ung thư tuyến tụy bằng loại thuốc có thành phần là bạch kim. Theo nghiên cứu sơ bộ thì phương pháp này không chỉ kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân mà còn có thể điều trị khỏi. Đây được coi như bước tiến mới trong công cuộc điều trị bệnh ung thư. Nghiên cứu này xuất phát từ một thử nghiệm về DNA khi các nhà khoa học đang thực hiện nghiên cứu về kỹ thuật chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh ung thư. Trong khi các nhà khoa học phát hiện DNA của khối u chỉ rõ sự khác biệt về 4 nhóm tế bào thì họ tiếp tục sử dụng loại thuốc được chiết xuất từ bạch kim để điều trị cho một loại ung thư trong nhóm này. Và kết quả đáng mừng là các khối u đã biến mất hoàn toàn dù cho tình trạng của những bệnh nhân này rất nặng và khi được chẩn đoán, thời gian sống của họ chỉ còn vài tháng.
Thông thường, các trường hợp mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn muộn chỉ sống được vài tháng dù đã được điều trị và chỉ 1% trong số họ có thể sống trên 10 năm. Nguyên nhân chính của tình trạng tử vong sớm này là do bệnh nhân thường không phát hiện bệnh sớm, bởi hầu như bệnh này đều không có triệu chứng rõ ràng. Vì thế phương pháp điều trị này có ý nghĩa rất lớn, nhất là đối với những nhà khoa học đang có ý định phát triển các phương pháp điều trị ung thư qua gene. Những ý kiến về loại thuốc chứa bạch kim Ung thư tuyến tụy đang là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao, đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng những loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới. Hiện nay, căn bệnh này cũng ngày càng phát triển và có tới 45.000 người mắc phải ung thư tụy mỗi năm ở Mỹ. Thông thường, triệu chứng ung thư tụy cũng gần giống với những hội chứng ở dạ dày hay viêm đại tràng co thắt hoặc hội chứng ruột kích thích: buồn nôn, chán ăn, đau bụng, nôn mửa,… Kết quả của quá trình thử nghiệm ung thư tuyến tụy đã thúc đẩy các bác sĩ tham gia nghiên cứu sâu hơn về phương pháp điều trị này. Họ cũng cho rằng việc sử dụng thuốc chứa bạch kim điều trị bệnh ung thư tụy có thể hữu dụng với những loại ung thư khác vì dòng thuốc này vốn đã được áp dụng cho cả bệnh ung thư buồng trứng và ung thư tinh hoàn. Ngược lại, các nhà di truyền học lại cho rằng, bệnh ung thư vốn có nhiều biến thể, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến tụy nên ta không thể điều trị nó theo một cách đã áp dụng cho nhiều loại ung thư khác được. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đồng tình rằng phương pháp này có thể ứng dụng tối ưu nếu áp dụng với phác đồ điều trị ADN dù tốc độ phát triển của bệnh thường quá nhanh và rất khó để điều trị dứt điểm bằng thuốc. Họ cũng tin rằng đây chính là phương pháp quan trọng trong phác đồ điều trị ung thư sau này. Uống thuốc chứa bạch kim có thể điều trị được ung thư tuyến tụy là một bước tiến lớn mở ra cho những người đang bị bệnh. Tuy nhiên vấn đề này vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm, nên người bệnh vẫn cần tuân thủ theo các quy định điều trị của bác sĩ để có hiệu quả cao nhất. Theo: cand.com.vn
Bạn đang xem bài viết Hà Nội Quá Tải Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết .Công An B?C Li�U trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!