Cập nhật thông tin chi tiết về Hẹp Môn Vị: Điều Trị Sớm, Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hẹp môn vị là một biến chứng của nhiều bệnh, là tình trạng lưu thông thức ăn và dịch dạ dày xuống tá tràng gặp khó khăn hoặc bị đình trệ một phần, hậu quả dẫn đến dạ dày bị giãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Nhiều nguyên nhân
Nguyên nhân gây hẹp môn vị hay gặp là do bệnh ở dạ dày hoặc tá tràng, hoặc cả hai. Hẹp môn vị có thể xảy ra cấp tính nhưng cũng có thể xảy ra trong một thời gian dài. Một số trường hợp do dạ dày hoặc tá tràng bị viêm cấp kéo theo làm hẹp môn vị nhưng qua đợt cấp của viêm dạ dày – tá tràng thì môn vị trở về trạng thái ban đầu, ví dụ như viêm dạ dày cấp do rượu, do ngộ độc thực phẩm.
Một số trường hợp do viêm, loét tá tràng, đặc biệt là loét dạ dày – tá tràng, hoặc loét bờ cong nhỏ gần môn vị đã lâu ngày làm cho tổ chức của tá tràng bị xơ hóa, co kéo gây chít hẹp môn vị (loét hành tá tràng xơ chai). Bên cạnh những nguyên nhân gây hẹp môn vị lành tính thì có không ít nguyên nhân gây hẹp môn vị ác tính như nguyên nhân do ung thư hang vị hoặc ung thư môn vị. Chính các khối u này làm chít hẹp lòng của môn vị kèm theo sự viêm nhiễm làm cho lòng của môn vị bị hẹp lại, thức ăn và dịch vị rất khó đi qua hoặc không thể đi qua để xuống ruột.
Khối u càng lớn thì sự chít hẹp môn vị càng nhiều và tỉ lệ ung thư vùng hang vị, môn vị dạ dày chiếm khá cao, có khi lên tới 60% các trường hợp ung thư khác của dạ dày (bờ cong nhỏ, tâm vị,…). Ngoài ra người ta cũng có thể gặp hẹp môn vị trong trường hợp polýp môn vị, sẹo môn vị do bỏng hoặc hẹp môn vị bẩm sinh (biểu hiện hẹp môn vị ngay sau khi trẻ sinh ra) hoặc hẹp môn vị do nguyên nhân ngoài dạ dày, ví dụ như u đầu tuỵ hoặc ung thư đầu tuỵ chèn ép vào môn vị.
Dấu hiệu nhận biết
Biểu hiện lâm sàng đa dạng, mức độ và tính chất các triệu chứng phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.
Giai đoạn đầu: Thường xuất hiện đau bụng (thường đau dữ dội sau bữa ăn), đau vùng trên rốn, nếu nôn ra được thì dịu đau hơn. Ngoài ra, bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu.
Giai đoạn tiến triển: Bệnh nhân thường đau sau bữa ăn 2 – 3 giờ, đau từng cơn liên tiếp nhau, luôn có cảm giác trướng bụng. Bệnh nhân nôn ra thức ăn của ngày hôm trước (nôn ra nước ứ đọng của dạ dày màu xanh đen, có bệnh nhân phải móc họng để nôn), nôn được thì dễ chịu. Nhưng toàn thân có biểu hiện suy sụp rõ rệt: mất nước mất điện giải rõ, người gầy còm, mắt trũng, da khô nhăn nheo.
Giai đoạn cuối: Bệnh nhân luôn có cảm giác đầy bụng, trướng bụng, ậm ạch, ăn uống khó tiêu. Đau liên tục, âm ỉ, bệnh nhân nôn ít hơn, nhưng mỗi lần nôn ra rất nhiều dịch ứ đọng, chất nôn có mùi thối; tình trạng toàn thân suy sụp rõ rệt.
Điều trị sớm, tránh biến chứng
Loét dạ dày – tá tràng là nguyên nhân gây hẹp môn vị nhiều nhất, bởi vậy người có tiền sử bệnh tiêu hóa không nên ăn các thức ăn có vị chua dễ gây viêm loét dạ dày như dưa muối, cà muối, dấm, mẻ, sấu, me, khế, chanh… không hút thuốc, uống rượu, dễ gây viêm loét dạ dày tái phát. Không nên làm việc nặng ngay sau khi ăn.
Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần kịp thời phát hiện và điều trị các căn bệnh polyp dạ dày, phì đại môn vị, lao, giang mai, u đầu tụy,… nhằm loại bỏ các nguyên nhân gây hẹp môn vị.
Nếu có các triệu chứng bất thường như: nôn mửa (nôn vọt, thường xuyên nôn sau khi ăn, có thể chất nôn lẫn máu), biểu hiện mất nước, dễ cáu kỉnh, tiểu tiện ít… trước 6 giờ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. Nếu để muộn sẽ gây một số biến chứng nguy hiểm như kích thích dạ dày gây chảy máu, mất nước và mất cân bằng chất điện giải,… thậm chí có thể tử vong.
Hồng Vân (Theo báo Sức khỏe và đời sống)
ad syt ad
Hẹp Môn Vị Dạ Dày
I. Nguyên nhân gây hẹp môn vị (tắc nghẽn môn vị) bạn nên biết
Dạ dày của con người được chia thành: bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, môn vị, hang vị. Môn vị là phần nằm cuối dạ dày, đoạn tiếp nối với tá tràng, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn.
Theo bác sĩ Nguyễn Ánh Trúc, công tác tại khoa Tiêu hóa, bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, hẹp môn vị có thể là do hẹp cơ năng do phù nề, co thắt, viêm nhiễm hoặc hẹp thực thể do bị ung thư, ổ loét to, bị xơ và chai. Có thể phân thành 3 nguyên nhân phổ biến gây tình trạng hẹp môn vị, đó là:
# Do bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Một số trường hợp dạ dày, tá tràng bị viêm đã dẫn đến tình trạng hẹp môn vị. Hẹp môn vị là bệnh cấp tính, xong bệnh cũng có thể diễn ra trong thời gian dài. Thông thường, qua mỗi đợt cấp của bệnh viêm dạ dày tá tràng do bị viêm dạ dày cấp do rượu, ngộ độc thực phẩm, môn vị sẽ trở lại trạng thái ban đầu.
So với viêm dạ dày tá tràng thì loét dạ dày tá tràng làm tăng nguy cơ mắc chứng hẹp môn vị cao hơn. Những đối tượng mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, loét bờ cong nhỏ gần môn vị dạ dày, co kéo gây chít hẹp môn vị dạ dày (loét hành tá tràng xơ chai) thường có nguy cơ bị hẹp môn vị rất cao.
# Do bị ung dạ dày
Bên cạnh nguyên nhân gây tình trạng hẹp môn vị lành tính, cũng có nguyên nhân gây hẹp môn vị ác tính, vô cùng nguy hiểm đó là ung thư dạ dày, cụ thể ung thư hang vị, ung thư môn vi dạ dày.
Sự phát triển của khối u ác tính gây chít hẹp lòng môn vị dạ dày, đồng thời khiến cho khu vực này bị viêm nhiễm khiến cho lòng môn vị hẹp lại, thức ăn khó hoặc không thể đi qua để đến ruột.
Khối u càng lớn, nguy cơ bị hẹp môn vị dạ dày càng cao. Theo một số khảo sát, hiện nay tỉ lệ người bệnh bị ung thư hang vị, môn vị dạ dày khá cao, lên đến hơn 60% so với những vị trí khác trong dạ dày người.
# Do một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, hẹp môn vị dạ dày cũng có thể bắt gặp ở những đối tượng bị sẹo môn vị, polýp môn vị, hẹp môn vị bẩm sinh (ngay sau khi sinh ra), sa tụt niêm mạc dạ dày qua lỗ môn vị, teo cơ hang vị, hang vị tụt xuống gây hẹp môn vị,hoặc có thể xuất phát từ nguyên nhân ngoài dạ dày như: ung thu đầu tụy gây chèn ép môn vị.
II. Cách điều trị hẹp môn vị dạ dày
Để điều trị hẹp môn vị, trước hết cần phải phân biệt đó là hẹp thực thể hay hẹp cơ năng. Đối với hẹp môn vị cơ năng, người bệnh chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc chống co thắt, thuốc kháng sinh, truyền dịch. Còn đối với hẹp môn vị thực thể, người bệnh cần sự can thiệp của ngoại khoa, trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần rửa dạ dày, hút dịch dạ dày liên tục hoặc cách quản, bù đủ nước, chất điện giải theo giải đồ, cung cấp năng lượng, bỏ dung đạm và máu nếu cần.
Điều trị ngoại khoa giúp giải quyết tình trạng hẹp môn vị dạ dày, đồng thời triệt tiêu tận gốc căn nguyên gây bệnh. Phẫu thuật hẹp môn vị nên được thực hiện sớm nếu sức khỏe cho phép. Trường hợp bệnh nhân phẫu thuật muộn, sức khỏe yếu, tình trạng toàn thân không cho phép sẽ được chỉ định phẫu thuật nối vị tràng.
Một số phương pháp phẫu thuật hẹp môn vị đó là:
+ Cắt một phần dạ dày, lập lại sự lưu thông hệ tiêu hóa kiểu Billroth I hoặc Billroth II. Nếu tình trạng hẹp môn vị do viêm loét dạ dày nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt 2/3 dạ dày, trường hợp do ung thư nằm khu vực môn vị, tá tràng, bệnh nhân sẽ được cắt 3/4, 4/5 hay cắt toàn bộ dạ dày theo nguyên tắc phẫu thuật ung thư dạ dày.
+ Phẫu thuật nối vị tràng dạ dày sẽ được chỉ định cho những đối tượng sau:
Hẹp môn vị dạ dày giai đoạn muộn ở người lớn tuổi.
Loét dạ dày tá tràng sâu nhưng không thể cắt bỏ được dạ dày.
+ Cắt dây thần kinh X kèm nối vị tràng, cắt phần môn vị và tạo hình cho môn vị: áp dụng tình trạng hẹp môn vị do loét hành tá tràng.
Hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sau khi phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày
Sau khi thực hiện phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày, bênh nhân cần chú ý những điều sau:
Nếu cảm giác khó chịu thường xuyên ghé tới, bạn có thể xử lí nhanh tình trạng trên bằng cách đặt lên bụng một túi nước ấm.
Đi tái khám nếu có biểu hiện sụt cân, nôn mửa hoặc không có biểu hiện tăng cân sau khi chữa trị, người mệt mỏi, không đi đại tiện từ 1-2 ngày.
Liên hệ ngay với bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện đau sưng tấy , chảy máu, ửng đỏ tại khu vực mổ, lên cơn sốt.
Thanh Ngân
BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM: Tìm hiểu về bệnh hẹp phì đại môn vị bẩm sinh ở trẻ
Một Biến Chứng Nguy Hiểm
Nhồi máu cơ tim là gì?
Tim cần được cung cấp máu và dinh dưỡng liên tục giống như bất kỳ mô cơ nào trong cơ thể. Hai nhánh động mạch vành lớn cung cấp oxy cho cơ tim. Nếu một trong các động mạch lớn hay các nhánh nhỏ bị tắc đột ngột thì một phần tim sẽ bị thiếu oxy, tình trạng này gọi là thiếu máu cơ tim. Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gây nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim.
Cơ chế gây bệnh thường do mảng xơ vữa chứa chất béo bám trên thành mạch bị bong ra, làm lộ ra lớp thành mạch máu bị tổn thương, lúc này tiểu cầu kết tụ lại ngay chỗ thành mạch đó và tạo nên cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn lòng mạch máu. Tùy theo vị trí tắc mà mức độ tổn thương trầm trọng khác nhau. Các trường hợp bị tắc nhánh mạch máu nuôi nút tạo nhịp cho tim có thể làm người bệnh tử vong ngay lập tức vì rối loạn nhịp tim.
Các triệu chứng điển hình
Những triệu chứng thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim bao gồm: Đau thắt ngực, mức độ đau có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, cảm giác nóng rát trước ngực trái đến đau nhiều như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt. Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau có thể kéo dài nhiều phút hoặc biến mất rồi lại xuất hiện. Ngoài cơn đau điển hình, bệnh nhân còn có các triệu chứng: Khó thở; đổ mồ hôi; buồn nôn, nôn ói; lo lắng; ho; chóng mặt; tim đập nhanh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không trải qua các triệu chứng như mô tả ở trên mà chỉ cảm thấy hơi mệt hoặc chỉ cảm thấy khó chịu vùng thượng vị.
Nhồi máu cơ tim có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Cơn đau thắt ngực có thể kéo dài hàng giờ, vì vậy khi có các triệu chứng trên, cần tìm kiếm sự giúp đỡ và đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân nào gây bệnh?
Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào. Những yếu tố dẫn tới tắc nghẽn động mạch vành bao gồm:
Tăng cholesterol: Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể thúc đẩy hình thành mảnh xơ vữa động mạch vành. Chất béo bão hòa được tìm thấy nhiều nhất trong thịt và các sản phẩm từ sữa bao gồm bơ và phô mai. Những chất béo này có thể làm tắc nghẽn động mạch bằng cách làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu và làm giảm cholesterol tốt. Chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa hay còn gọi là chất béo đã được hydro hóa. Chất béo chuyển hóa được tạo ra bởi con người và có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Chất béo chuyển hóa thường được ghi trên nhãn là chất béo đã được hydro hóa hoặc hydro hóa một phần.
Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gây nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim.
Tăng huyết áp: Huyết áp bình thường phụ thuộc vào từng lứa tuổi, ở người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg. Huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Tăng huyết áp cao sẽ làm tổn thương động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.
Nồng độ triglycerid cao: Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Triglycerid sẽ đi khắp cơ thể, tới khi được dự trữ trong các tế bào mỡ. Tuy nhiên, một số triglycerid cũng có thể tồn đọng trong động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.
Đái tháo đường: Đây là tình trạng gây ra bởi lượng đường trong máu cao, làm tổn thương các mạch máu và cuối cùng dẫn đến bệnh mạch vành.
Hút thuốc lá: Là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và có thể dẫn đến các bệnh tim mạch khác.
Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh mạch vành sẽ tăng dần theo tuổi. Đàn ông có nguy cơ cao mắc bệnh này sau 45 tuổi và phụ nữ sau 55 tuổi.
Gia đình: Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn nếu trong gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm. Nguy cơ mắc bệnh sẽ đặc biệt cao nếu trong gia đình có thành viên nam bị bệnh nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi hoặc thành viên nữ trước 65 tuổi.
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim bao gồm: Stress, ít vận động; dùng các thuốc không hợp pháp như cocaine và amphetamine; bệnh sử về tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ.
Các biện pháp điều trị
Nhồi máu cơ tim cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được điều trị ở phòng cấp cứu. Thủ thuật can thiệp mạch vành nhằm để làm thông động mạch, giúp cung cấp máu cho tim. Trong vài trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành bằng cách nối tĩnh mạch và động mạch sao cho máu lưu thông vòng quanh qua chỗ tắc.
Những trường hợp người bệnh còn sống sót nhưng không được can thiệp kịp thời thì một phần cơ tim sẽ bị chết và ảnh hưởng lâu dài đến chức năng co bóp của cơ tim. Khi bệnh nhân nhồi máu cơ tim được đưa tới bệnh viện sớm, bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp thông tim đặt stent trong mạch vành, lúc này cơ tim được tái tưới máu và tế bào cơ tim được bảo tồn. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ có hiện tượng hẹp tắc nhiều nhánh mạch vành và không thể can thiệp đặt stent. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành khi tình trạng nhồi máu cơ tim ổn định hơn. Cho dù điều trị bằng phương pháp nào, sau cơn nhồi máu cơ tim, bệnh nhân đều được sử dụng nhiều loại thuốc hỗ trợ và ngăn ngừa cơn nhồi máu tái phát. Người bệnh cần theo dõi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và uống đủ thuốc theo toa bác sĩ để duy trì tình trạng bệnh tối ưu và phòng ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim.
Đường huyết cao dễ dẫn đến bệnh mạch vành, gây nhồi máu cơ tim
Biện pháp dự phòng bệnh
Người bệnh nên tìm hiểu kỹ về căn nguyên gây bệnh để có hướng phòng tránh tốt nhất cho bản thân và gia đình. Trước hết, ngay từ khi chưa mắc bệnh đã cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục để phòng bệnh nói chung và phòng ngừa bệnh tim mạch nói riêng. Thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm tỷ lệ mắc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim và mạch vành.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ngũ cốc, rau, trái cây, thịt nạc. Nên giảm các thực phẩm trong chế độ ăn, bao gồm đường, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, giàu cholesterol.
Tập thể dục nhiều lần trong tuần sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch Nếu đã bị nhồi máu cơ tim, nên trao đổi với bác sĩ trước để được tư vấn một chế độ luyện tập vừa sức và mang lại hiệu quả.
Ngưng hút thuốc lá là yếu tố rất quan trọng, vì sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ cơn đau tim và cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp. Cần tránh môi trường khiến bạn phải hút thuốc lá thụ động.
Đối với bệnh nhân đã mắc bệnh và đã can thiệp thay đổi lối sống tối ưu nhưng vẫn chưa kiểm soát được các yếu tố nguy cơ, nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn
Cách Chữa Bệnh Hẹp Môn Vị Dạ Dày
Bệnh hẹp môn vị dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất phát từ nguyên nhân lành tính hay ác tính có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Tìn hiểu về cách chữa bệnh hẹp môn vị dạ dày để biết cách đối phó hiệu quả nếu chẳng may mắc phải bệnh đường tiêu hóa này.
1. Bệnh hẹp môn vị dạ dày là gì?
Hẹp môn vị là hiện tượng thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không xuống ruột được hoặc xuống rất hạn chế. Nguyên nhân gây bệnh được xác định do:
*Nguyên nhân gây hẹp môn vị dạ dày lành tính: Chủ yếu do bệnh ở dạ dày hoặc tá tràng, đôi khi cả hai. Viêm dạ dày – tá tràng cấp ( như do rượu, do ngộ độc thực phẩm) cũng có thể kéo theo hẹp môn vị dạ dày, nhưng qua đợt này thì môn vị trở về bình thường. Hay khi bị viêm, loét tá tràng, đặc biệt là loét dạ dày tá tràng, hoặc loét bờ cong nhỏ gần môn vị kéo dài làm cho tổ chức của tá tràng bị xơ hoá gây hẹp môn vị (loét hành tá tràng xơ chai).
Ngoài ra, một số trường hợp polýp môn vị, sẹo môn vị do bỏng hoặc hẹp môn vị bẩm sinh, tác nhân ngoài dạ dày (u đầu tuỵ hoặc ung thư đầu tuỵ chèn ép vào môn vị),… cũng được xác định là những nguyên nhân có thể gây hẹp môn vị dạ dày.
2. Triệu chứng bệnh hẹp môn vị dạ dày
– Người bệnh có cảm giác đầy hơi, trướng bụng, thường nôn ra thức ăn sau khi ăn.
– Đau thượng vị nhất là sau khi ăn, đau nhiều khi nằm và khi ngồi dậy thì đỡ đau hơn. Các cơn đau này có thể lâm râm hoặc đau dữ dội và dần tăng lên khi bệnh tiến triển nặng thêm.
– Bệnh nhân khi nằm và thay đổi tư thế có thể nghe tiếng róc rách trong bụng. Khi nằm ngửa sẽ thấy bụng lép kẹp (bụng lõm lòng thuyền).
– Thể trạng kém, thường xuyên mệt mỏi, cơ thể gầy gò xanh xao. Có cảm giác thèm ăn nhưng lại không dám ăn.
– Khi nôn được hoặc dùng động tác cơ học (móc họng) để nôn thì cảm thấy rất dễ chịu. Nhưng nếu nôn nhiều sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, da xanh xao, cơ thể gầy sút, mắt trũng, da khô ráp, hay cáu gắt,… do mất nước và chất điện giải quá nhiều.
3. Cách điều trị bệnh hẹp môn vị dạ dày
Tùy từng trường hợp cụ thể, với mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân nào sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hẹp môn vị dạ dày thường được chỉ định phẫu thuật, nhưng trước hết cũng cần điều trị nội khoa. Chữa bệnh hẹp môn vị dạ dày có thể áp dụng các phương pháp sau:
– Điều trị nội khoa: Chủ yếu là bù dịch – điện giải, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Ngoài ra, có thể kèm theo sử dụng các thuốc kháng tiết, thuốc điều trị bệnh loét nếu như hẹp do loét ở giai đoạn sớm.
– Điều trị phẫu thuật: Có hai phương pháp chính là nối vị tràng và cắt dạ dày.
+ Đối với hẹp do loét dạ dày – tá tràng mãn tính: Thường phẫu thuật cắt đoạn 2/3 dạ dày. Nếu bệnh nhân yếu, mắc các bệnh mạn tính như: suy tim, lao, hen… được chỉ định phẫu thuật nối vị tràng đơn giản.
Bạn đang xem bài viết Hẹp Môn Vị: Điều Trị Sớm, Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!