Xem Nhiều 5/2023 #️ Hướng Dẫn Khai Báo Y Tế Online Dành Cho Người Bệnh, Người Nhà Người Bệnh Khi Đến Bệnh Viện K # Top 11 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 5/2023 # Hướng Dẫn Khai Báo Y Tế Online Dành Cho Người Bệnh, Người Nhà Người Bệnh Khi Đến Bệnh Viện K # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Khai Báo Y Tế Online Dành Cho Người Bệnh, Người Nhà Người Bệnh Khi Đến Bệnh Viện K mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

HƯỚNG DẪN KHAI BÁO Y TẾ ONLINE DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH KHI ĐẾN BỆNH VIỆN K

BVK – Để tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19, Quý người bệnh và người nhà người bệnh vui lòng khai báo y tế trước khi đến khám, điều trị tại Bệnh viện K.

Bước 1: Vào trình duyệt gõ: http://www.khaibaoyte-bvk.com/.

Bước 2: Nếu bạn đã có tài khoản đăng nhập thì chọn “Đăng Nhập”, nếu bạn chưa có tài khoản thì chọn “Đăng ký” ở góc trên bên phải.

Bước 3, 4 : Điền tên đăng nhập (viết liền không dấu) và địa chỉ email (nếu có)

Bước 5: Bạn nhập mật khẩu mà mình muốn sử dụng vào các ô tương ứng như hình (Chú ý “mật khẩu” và “xác nhận mật khẩu” phải giống hệt nhau và có ít nhất 8 kí tự), sau đó ấn chọn “Đăng ký”

Sau khi đã đăng kí thành công tài khoản. Bạn nhập tên đăng nhập và mật khẩu mình đã đăng kí rồi bấm vào “Đăng Nhập”

Bước 6: Sau khi đăng nhập thành công bạn bấm vào “Thông tin cá nhân” để cập nhật thông tin cá nhân

Bước 7, 8: Người bệnh điền họ tên, khoa, bác sỹ điều trị và điền mã bệnh nhân (nếu có) và đầy đủ thông tin cá nhân, rồi chọn nút cập nhật.

Bước 9: Tiến hành khai báo thông tin sức khỏe. Bạn tích vào ô nào nếu thấy đúng với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Bước 10: Sau khi khai báo sức khỏe xong, bạn chọn “Lịch sử sức khỏe” và đưa điện thoại cho nhân viên sàng lọc kiểm tra khi qua cửa kiểm soát.

Người bệnh nên cập nhật thông tin sức khoẻ hàng ngày và đừng quên chọn nút lưu để các thông tin được hiển thị hàng ngày!

<div class=”>

Share this:

Hướng Dẫn Chế Độ Ăn Cho Người Bệnh Ung Thư Máu

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư máu cần tuyệt đối tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm (chú ý hạn sử dụng, nguồn gốc và được kiểm tra an toàn VSTP).

Ung thư máu hay bệnh Lơ-xê-mi cấp: là một nhóm bệnh ác tính hệ tạo máu với đặc trưng chủ yếu là sự tăng sinh và tích lũy các tế bào non – ác tính hệ tạo máu (tế bào blast) trong tủy xương và máu ngoại vi.

Biểu hiện lâm sàng của Lơ-xê-mi là hậu quả của sự phá vỡ chức năng tủy xương lấn át các dòng tế bào tủy bình thường, gây ra các rối loạn miễn dịch, xâm nhập vào và làm tổn thương các hệ thống cơ quan.

Người bệnh có thể có những triệu chứng sau:

Triệu chứng toàn thể: Sốt, mệt mỏi, da xanh, đau nhức xương khớp, chán ăn, ăn không ngon, lười vận động.

Triệu chứng xâm nhiễm tại tủy xương có các biểu hiện: Thiếu máu, mệt mỏi chán ăn và thay đổi vị giác; Giảm tiểu cầu gây xuất huyết dưới da, niêm mạc, chảy máu răng lợi gây viêm loét miệng; Sốt, nhiễm khuẩn, viêm loét niêm mạc, họng, miệng do giảm bạch cầu dẫn đến khó ăn, làm giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

Triệu chứng do xâm nhiễm ngoài tủy xương là hậu quả tăng sinh của bệnh ở nhiều bộ phận: Thâm nhiễm thần kinh trung ương gây đau đầu, buồn nôn và nôn; Tổn thương đường tiêu hóa dẫn đến việc kém tiêu hóa hoặc kém hấp thu; Tổn thương gan làm tổng hợp của gan giảm và thay đổi chuyển hóa protein, carbohydrat, lipit; Tổn thương thận làm mất protein; Tăng các tiêu hao chuyển hóa thứ phát do các tế bào bạch cầu phát triển nhanh và di căn.

– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều quan trọng nhất. Người bệnh ung thư máu cần tuyệt đối tuân thủ các chế độ an toàn vệ sinh thực phẩm (chú ý hạn sử dụng, nguồn gốc và được kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm).

– Ăn chín, uống sôi, ăn cân đối, đủ chất, cân đối mỡ động vật và dầu thực vật.

– Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn (đồ hộp), đồ để đông lạnh, các thức ăn ôi, thiu, sống, tái, gỏi, nộm, các chất kích thích như: bia, rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, đồ uống có ga (nước ngọt, coca cola…).

– Không nên ăn các món ăn chế biến từ nội tạng động vật như: gan, tim, lòng, óc, bầu dục…

– Bổ sung dinh dưỡng đường uống (sữa, các loại bột đạm..) theo chỉ định của thầy thuốc.

– Không nên dùng các thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

Chú ý: Trong trường hợp có giảm nhiều bạch cầu, tiểu cầu: Cần phải lưu ý, tuyệt đối đảm bảo vệ sinh trong ăn uống cũng như trong vệ sinh cá nhân hằng ngày.

Đối với nhóm người bệnh không điều trị hóa chất (chỉ điều trị triệu chứng):

Chế độ ăn đối với người bệnh ung thư máu không điều trị hóa cất áp dụng theo nguyên tắc chung của nhóm người bệnh máu ác tính.

Chú ý: Trong trường hợp có giảm nhiều bạch cầu, tiểu cầu: Cần phải lưu ý, tuyệt đối đảm bảo vệ sinh trong ăn uống cũng như trong vệ sinh cá nhân hằng ngày.

Đối với nhóm người bệnh có chỉ định truyền hóa chất

– Giai đoạn trước truyền hóa chất:

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư máu trong giai đoạn trước truyền hóa chất cần tăng cường các chất dinh dưỡng, đảm bảo người bệnh có đủ năng lượng và protein dự trữ tạo thuận lợi cho quá trình điều trị hóa chất…

Tăng Glucid (Năng lượng do Glucid khoảng từ 65 – 70%) để ngoài cung cấp năng lượng, glucid còn làm cho gan tích tụ được nhiều glycogen và có tác dụng bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do sử dụng các loại thuốc hóa trị, kháng sinh…. liều cao.

Lipid: 15 – 20%, nên sử dụng chất béo nguồn gốc thực vật: dầu đậu nành, dầu oliu…

– Giai đoạn đang truyền hóa chất:

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị và kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng của nhân viên khoa dinh dưỡng; nên đăng ký chế độ ăn bệnh lý tại Khoa Dinh dưỡng để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng và an toàn vệ sinh phòng tránh nhiễm khuẩn.

Chế độ ăn cần lưu ý: ăn mềm lỏng dễ tiêu hóa, chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Ngoài ra cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối về vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nên sử dụng nước đun sôi để ấm (khoảng 50 độ C) để vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng bàn chải mềm đánh răng, súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên dùng sau mỗi bữa ăn.

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư máu có biến chứng suy thận:

Tùy từng giai đoạn suy thận (độ I, độ II, độ III, độ IV) để xây dựng chế độ ăn phù hợp.

Giàu năng lượng: 35-40 kcal/kg cân nặng/ ngày.

Đủ Vitamin, yếu tố đa lượng, yếu tố vi lượng theo mức nhu cầu khuyến nghị.

Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, giàu calci, ít phosphat.

Các thực phẩm có giá trị sinh học cao: Thịt, cá, trứng, sữa…

Các loại rau, quả giàu kali, hàm lượng protein thấp: Bầu, bí, mướp…

Các loại quả chín: Cam, quýt, ổi, dứa, …

Người bệnh nên tuân thủ chỉ định của nhóm điều trị (bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc, và tư vấn viên khoa dinh dưỡng) để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư máu trong giai đoạn bạch cầu giảm:

Khi bạch cầu giảm sâu, người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng càng cao. Nhiễm trùng có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến đường thở, hệ tiêu hóa, bàng quang, hệ sinh sản, da… của người bệnh.

Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc chế độ ăn trong giai đoạn này: Loại bỏ các thực phẩm có khả năng chứa vi khuẩn và nấm gây nhiễm trùng trong khẩu phần hàng ngày của người bệnh (chế độ ăn sạch, ít vi khuẩn hoặc vi khuẩn thấp).

– Hoa quả chưa gọt vỏ và rau sống, bao gồm cả salad, sinh tố rau, hoa quả chưa được tiệt trùng, hoa quả sấy khô ở dạng thô và các loại hạt tươi, hạt không có vỏ.

– Trái cây hoặc rau quả bị dập hoặc quá chín.

– Trái cây có vỏ dày (cần rửa sạch rồi bóc vỏ), rau quả nấu chín.

– Nước ép trái cây, sinh tố được tiệt trùng.

– Các loại hạt phải được nấu chín hoặc rang.

Tránh các loại bơ sữa chưa được tiệt trùng.

Lựa chọn thay thế bằng các sản phẩm đã được tiệt trùng đảm bảo.

Tránh các loại nước chưa qua máy lọc như nước suối, nước giếng, nước mưa, nước đá…

Dùng nước đã qua máy lọc và phải đun sôi kỹ, nước đóng chai đã được tiệt trùng theo tiêu chuẩn.

Tránh các loại gia vị cay nóng: ớt, hạt tiêu, các chất kích thích (rượu, bia, cà phê, nước chè đặc…); Mật ong chưa được tiệt trùng hoặc mật ong tươi, tổ ong.

Lựa chọn thay thế: các loại thảo mộc nấu chín, mật ong tiệt trùng hoặc xử lý nhiệt.

ĐỊA ĐIỂM KHÁM – XÉT NGHIỆM:

Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu); 7h30 – 17h thứ 7 (khám theo yêu cầu).

Các điểm hiến máu và xét nghiệm cố định ngoại viện tại Hà Nội: 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7.

Số 26 Lương Ngọc Quyến, Q. Hoàn Kiếm Hà Nội.

Số 132 Quan Nhân, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.

Số 10, ngõ 122 đường Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội.

Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế,

Viện Huyết học – Truyền máu TW

Tài Liệu Dành Cho Người Bệnh Và Cộng Đồng

UNG THƯ THỰC QUẢN

(TÀI LIỆU DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH VÀ CỘNG ĐỒNG)

MỤC LỤC

Ung thư thực quản là gì?…………………………………………………………………………….. 3

Những yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản………………………………………………………… 7

Chúng ta đã biết được nguyên nhân nào gây ung thư thực quản chưa?……………………………… 12

Ung thư thực quản có thể được phòng tránh?………………………………………………………. 13

Ung thư thực quản có thể được phát hiện sớm?…………………………………………………….. 14

Những dấu hiệu của ung thư thực quản?…………………………………………………………… 16

Ung thư thực quản được chẩn đoán như thế nào?………………………………………………….. 18

Phân chia giai đoạn của ung thư thực quản…………………………………………………………. 26

Thời gian sống thêm theo các giai đoạn của ung thư thực quản……………………………………….. 30

Điều trị ung thư thực quản như thế nào?……………………………………………………………. 31

Phẫu thuật điều trị ung thư thực quản………………………………………………………………. 32

Xạ trị ung thư thực quản…………………………………………………………………………… 35

Điều trị toàn thân (Hoá chất và điều trị đích) ung thư thực quản………………………………………. 36

Điều trị ung thư thực quản khi tái phát……………………………………………………………… 38

Ung thư thực quản là gì?

Thực quản là một ống cơ rỗng nối liền từ họng tới dạ dày, nằm sau khí quản và trước các xương cột sống.

Thức ăn và  dịch lỏng  sau khi được nuốt, đi qua bên trong thực quản (gọi là lòng thực quản) để đến dạ dày. Ở người lớn, thực quản thường dài khoảng 25 – 35 cm, ở đoạn hẹp nhất thực quản có đường kính khoảng 2 cm.

Thành thực quản được cấu tạo bởi nhiều lớp, đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng để hiểu được ung thư thực quản phát sinh từ đâu và nó phát triển như thế nào.

Lớp niêm mạc: lớp trong cùng thực quản, gồm 3 phần:

Lớp biểu mô bao phủ bên trong lòng thực quản, tạo bởi những tế bào mỏng, dẹt, gọi là tế bào vảy. Đây là nơi thường phát sinh nhất của ung thư thực quản.

Màng đáy: màng liên kết mỏng ngay sát dưới lớp biểu mô.

Lớp cơ niêm: lớp cơ rất mỏng nằm ở dưới màng đáy.

Lớp dưới niêm mạc: đây là lớp mô liên kết nằm sát dưới lớp niêm mạc, chứa những mạch máu và thần kinh. Ở một số đoạn của thực quản, lớp dưới niêm còn có các tuyến tiết chất nhầy.

Lớp cơ: là lớp cơ dày bao ngoài lớp dưới niêm, nó co bóp phối hợp, nhịp nhàng để đẩy thức ăn dọc theo chiều dài thực quản từ họng xuống đến dạ dày.

Lớp mô liên kết xung quanh thực quản: đây là lớp ngoài cùng của thực quản, tạo nên bởi tổ chức mô liên kết (xơ).

Đầu trên của thực quản có một vùng cơ đặc biệt  có khả năng giãn ra để mở lòng thực quản khi  có thức ăn hay nước đến. Đoạn này gọi là cơ thắt thực quản trên.

Đầu dưới thực quản nối với dạ dày, được gọi là đoạn nối thực quản dạ dày. Một vùng cơ đặc biệt ở gần đoạn nối thực quản tâm vị được gọi là cơ thắt thực quản dưới, điều hòa lưu thông thức ăn từ thực quản vào dạ dày. Giữa các bữa ăn, vùng cơ này thắt lại để giữ dịch acid và dịch tiêu hóa ở dạ dày không trào ngược lên thực quản.

Loạn sản ở thực quản

Loạn sản là một tổn thương tiền ung thư, các tế bào biểu mô lát bên trong lòng thực quản có hình dạng bất thường khi quan sát dưới kính hiển vi. Đôi khi, tình trạng này được thấy ở những người có dạng tổn thương gọi là Barrett thực quản, sẽ được mô tả kỹ hơn ở phần những yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản.

Tình trạng loạn sản được phân độ tùy theo sự bất thường của các tế bào được nhìn thấy dưới kính hiển vi. Những tế bào loạn sản độ thấp có hình dạng giống tế bào bình thường hơn, loạn sản độ cao thường dẫn đến nguy cơ cao chuyển thành ung thư.

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản phát sinh từ lớp trong cùng (lớp biểu mô) và phát triển ra ngoài (xâm lấn qua các lớp dưới niêm mạc và lớp cơ). Có 2 loại tế bào biểu mô thực quản tương ứng có 2 loại (type) ung thư thực quản chính:

Ung thư biểu mô tế bào vảy

Thực quản bình thường được phủ mặt trong bởi các tế bào vảy. Ung thư xuất phát từ những tế bào này được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy, có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của thực quản. Trước đây, ung thư biểu mô vảy là týp thường gặp hơn, nhưng theo thời gian đã có sự thay đổi, hiện nay ung thư biểu mô vảy chỉ chiếm dưới 50% ung thư thực quản tại Mỹ. Tuy nhiên, tại Việt Nam ung thư biểu mô vảy vẫn chiếm đa số.

Ung thư biểu mô tuyến

Ung thư xuất phát từ các tế bào tuyến được gọi là ung thư biểu mô tuyến. Loại tế bào này không thường xuyên có ở mặt trong thực quản, trước khi xuất hiện ung thư, các tế bào tuyến phải thay thế một phần các tế bào vảy, hiện tượng này có trong bệnh thực quản Barrett, thường chủ yếu xảy ra ở đoạn thấp thực quản và cũng là nơi phát sinh thường gặp ung thư biểu mô tuyến.

Ung thư biểu mô tuyến khi phát sinh từ vùng nối thực quản và dạ dày bao gồm đoạn ngắn đầu dạ dày (tâm vị) có những đặc điểm giống ung thư thực quản (phương pháp điều trị giống nhau) vì thế được xếp cùng nhóm ung thư thực quản.

Những ung thư hiếm gặp

Những loại ung thư khác cũng có thể xuất hiện ở thực quản, như lymphoma, u hắc tố, và ung thư mô liên kết (sarcoma). Nhưng do rất hiếm gặp nên những loại này sẽ không được đề cập thêm trong tài liệu này.

Những yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản

Yếu tố nguy cơ là bất cứ điều gì  làm bạn có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư hơn, mỗi bệnh ung thư có các yếu tố nguy cơ khác nhau. Một số yếu tố chúng ta có thể thay đổi được, ngược lại một số đặc điểm như tuổi, yếu tố gia đình …thì không thể thay đổi được.

Tuy nhiên, có một hay thậm chí vài yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh ung thư đó. Rất nhiều người có yếu tố nguy cơ nhưng không bao giờ mắc ung thư thực quản, trong khi đó cũng có những bệnh nhân ung thư thực quản có thể có ít hay không có yếu tố nguy cơ nào.

Tuổi

Khả năng mắc ung thư thực quản thấp ở người trẻ tuổi, tăng dần theo thời gian. Có ít hơn 15% trường hợp ung thư thực quản được phát hiện ở người dưới 55 tuổi.

Giới

Nam giới có nguy cơ mắc cao hơn nữ giới khoảng 3 lần.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bình thường, dạ dày sản xuất ra dịch acid và men rất mạnh (dịch vị) để giúp tiêu hóa thức ăn. Ở một số người, dịch acid đó có thể đi từ dạ dày lên đoạn dưới của thực quản, Y học gọi tình trạng đó là trào ngược dạ dày thực quản. Triệu chứng thường gặp là cảm giác đau, nóng rát ở phần giữa sau xương ức. Mặc dù vậy, trào ngược cũng có thể không gây bất kỳ biểu hiện nào.

Bệnh Barrett thực quản

Tình trạng trào ngược dịch acid ở dạ dày lên đoạn thấp thực quản diễn ra trong một thời gian dài sẽ làm tổn thương và thay đổi lớp niêm mạc thực quản, những tế bào vảy bình thường sẽ bị thay thế bởi các tế bào tuyến. Những tế bào tuyến này giống như những tế bào lát ở mặt trong dạ dày hay ruột non, do đó có khả năng kháng lại dịch acid dạ dày hơn. Tổn thương này được gọi tên thực quản Barrett.

Quá trình trào ngược càng kéo dài, thực quản của bạn càng có nhiều khả năng trở thành thực quản Barrett. Biểu hiện thường gặp cũng là cảm giác đau, nóng rát ở đoạn giữa sau xương ức, nhưng cũng có nhiều người không biểu hiện triệu chứng gì.

Những tế bào tuyến của thực quản Barrett dần dần theo thời gian có thể trở nên bất thường, tạo nên những tế bào loạn sản, một tổn thương tiền ung thư đã nhắc đến ở phần trước.

Những người có thực quản Barrett có nhiều khả năng tiến triển thành ung thư biểu mô tuyến, nguy cơ cao hơn nếu có kèm theo tình trạng loạn sản hay ở những người có người thân trong gia đình cũng có thực quản Barrett.

Thuốc lá và rượu bia

Hút thuốc hay sử dụng những sản phẩm từ thuốc lá là một yếu tố nguy cơ phổ biến của ung thư thực quản. Càng sử dụng nhiều và kéo dài, nguy cơ mắc ung thư càng tăng cao. Những người hút một bao thuốc lá hoặc hơn trong một ngày có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tuyến ở thực quản cao gấp 2 lần người bình thường. Tỷ lệ này càng cao với ung thư biểu mô vảy của thực quản. Khả năng mắc ung thư sẽ giảm xuống sau khi ngừng sử dụng thuốc lá.

Uống rượu bia hay các thức uống có cồn khác cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Nguy cơ này càng tăng tỷ lệ với mức độ sử dụng rượu. Rượu bia ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư biểu mô vảy hơn so với ung thư biểu mô tuyến.

Sử dụng cả rượu bia và thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản hơn so với những người chỉ hút thuốc hay uống rượu.

Béo phì

Những người thừa cân hay béo phì có khả năng mắc ung thư biểu mô tuyến thực quản cao hơn. Hiện tượng này được giải thích do ở những người này tình trạng trào ngược dạ dày thực quản rất thường gặp.

Chế độ ăn

Một số thành phần trong thức ăn có thể tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Một số giả thuyết cho rằng chế độ ăn có nhiều thịt bảo quản (thịt hun khói, thịt muối) làm tăng khả năng xuất hiện ung thư thực quản. Điều này dựa trên tỷ lệ phân bố cao ung thư thực quản ở một số khu vực trên thế giới. Mặt khác, hoa quả, các loại rau làm giảm nguy cơ ung thư thực quản. Nguyên nhân chính xác của hiện tượng này vẫn chưa rõ ràng, giả thuyết cho rằng lượng lớn vitamin và chất khoáng trong rau quả có thể giúp phòng tránh ung thư.

Uống nhiều đồ uống nóng thường xuyên có thể tăng nguy cơ xuất hiện ung thư biểu mô vảy ở thực quản. Điều này do đồ uống nóng làm tổn thương lớp biểu mô thực quản trong thời gian dài.

Chế độ ăn quá nhiều, dẫn đến béo phì do đó cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản.

Co thắt tâm vị

Đây là tình trạng bệnh lý khi đó cơ thắt thực quản dưới không co giãn phù hợp. Thức ăn và nước gặp khó khăn để đi xuống dạ dày nên ứ đọng trong thực

quản, làm thực quản dần dần giãn rộng. Những tế bào của lớp niêm mạc tiếp xúc lâu hơn với thức ăn, bị kích thích kéo dài.

Những người mắc bệnh co thắt tâm vị có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn nhiều lần bình thường. Trung bình, ung thư được phát hiện sau khi tình trạng co thắt tâm vị được chẩn đoán 15 – 20 năm.

Tylosis

Bệnh di truyền hiếm gặp, dẫn đến tình trạng phát triển quá mức lớp ngoài cùng của da lòng bàn tay, bàn chân (dày sừng lòng bàn tay, chân). Những người bệnh này cũng có thể kèm theo những tổn thương quá sản nhỏ ở thực quản ( u nhú), có nguy cơ rất cao phát triển thành ung thư biểu mô vảy của thực quản.

Hội chứng Plummer Wilson

Những bệnh nhân mắc hội chứng hiếm gặp này có những màng mỏng ở đoạn trên thực quản, kèm theo những biểu hiện đặc trưng như thiếu máu ( giảm số lượng hồng cầu) do thiếu sắt, viêm lưỡi, móng tay giòn dễ gãy, một số trường hợp có tuyến giáp hay lách to. Một tên khác của hội chứng này là Paterson – Kelly.

Lớp màng lan rộng trong lớp niêm mạc thực quản tạo nên một đoạn hẹp lòng thực quản, dẫn đến những rối loạn về nuốt.

Khoảng 1 trong10 bệnh nhân hội chứng này sẽ phát triển thành ung thư biểu mô vảy của thực quản, đặc biệt ở đoạn dưới hạ họng.

Yếu tố nghề nghiệp

Một số công việc phải tiếp xúc với chất hóa học có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện ung thư thực quản. Ví dụ, tiếp xúc với những dung dịch sử dụng trong giặt khô có thể gây ung thư thực quản. Một vài nghiên cứu cho thấy những công nhân giặt khô có tỷ lệ cao hơn mắc ung thư thực quản.

Tổn thương thực quản

Dung dịch kiềm là dung dịch hóa học sử dụng phổ biến trong công nghiệp cũng như ở gia đình, để tẩy rửa, là một tác nhân gây tổn thương tế bào rất mạnh. Tai nạn uống nhầm dung dịch nước tẩy rửa có thể gây nên tình trạng bỏng nặng thực quản. Khi tổn thương hồi phục, hậu quả gây hẹp một đoạn thực quản, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, có thể xuất hiện nhiều năm sau đó.

Tiền sử mắc những bệnh ung thư khác

Nhiễm virus sinh u nhú ở người (HPV)

Tình trạng nhiễm HPV có ở hơn 1/3 số trường hợp ung thư thực quản ở các bệnh nhân khu vực châu Á và Nam Phi, tuy nhiên ở những khu vực khác như Mỹ.. lại không có hiện tượng này.

Chúng ta đã biết được nguyên nhân nào gây ung thư thực quản chưa?

Các nhà khoa học tin rằng một số yếu tố nguy cơ, như việc sử dụng thuốc lá hay rượu bia có thể gây ung thư thực quản bằng cách làm hủy hoại DNA của các tế bào phủ mặt trong thực quản (lớp biểu mô). Quá trình kích thích lâu dài lớp biểu mô thực quản, như trong tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, thực quản Barrett, co thắt tâm vị, hội chứng Plummer Vinson, hay bỏng thực quản do nuốt dung dịch kiềm, cũng dẫn đến tổn thương DNA.

DNA là một thành phần quan trọng trong mỗi tế bào, mang bộ gen – được ví như bộ não của tế bào, sẽ điều khiển mọi hoạt động của tế bào. Chúng ta thường có ngoại hình giống với bố mẹ, bởi vì họ là nguồn gốc của bộ gen chúng ta. Tuy nhiên, DNA có nhiều ảnh hưởng hơn thế. Một số gen quy định khi nào tế bào phát triển, phân chia thành tế bào mới hay chết đi. Những gen giúp tế bào phát triển, phân chia được gọi là các gen sinh u (oncogene). Những gen làm chậm sự phân chia tế bào hoặc làm tế bào chết vào đúng thời điểm, được gọi là các gen ức chế

Ung thư có thể xuất hiện do thay đổi trong DNA: kích hoạt các gen sinh u và ngừng hoạt động các gen ức chế u.

DNA của các tế bào ung thư thực quản thường có rất nhiều thay thổi ở nhiều gen khác nhau. Tuy nhiên, không có thay đổi ở một gen đặc hiệu nào được tìm thấy ở tất cả (hay hầu hết) ung thư thực quản.

Một số người thừa hưởng những biến đổi DNA (đột biến) di truyền từ cha mẹ, có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Nhưng ung thư thực quản

thường không có tính gia đình, và những đột biến gen di truyền không được xem là một nguyên nhân phổ biến của bệnh.

Ung thư thực quản có thể được phòng tránh?

Không thể phòng tránh được mọi ung thư thực quản, nhưng khả năng mắc phải căn bệnh này có thể giảm xuống đáng kể bằng cách loại bỏ những yếu tố nguy cơ.

Không sử dụng thuốc lá và rượu bia

Theo dõi chế độ ăn và cân nặng của bạn

Điều trị trào ngược và thực quản Barrett

Điều trị triệt để tình trạng trào ngược giúp ngăn ngừa phát triển thành thực quản Barrett và ung thư thực quản. Thông thường, bạn sẽ được chỉ định một số loại thuốc ức chế bơm proton (PPI) như omeprazole, lansoprazole hay esomeprazole (nexium). Phẫu thuật cũng là một lựa chọn để điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Những người có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn như những người có thực quản Barrett nên được theo dõi sát bởi bác sỹ chuyên khoa nhằm phát hiện sớm những thay đổi bất thường của những tế bào biểu mô niêm mạc thực

Với những bệnh nhân có thực quản Barrett, điều trị với thuốc PPI liều cao giúp giảm thấp nguy cơ hình thành tế bào loạn sản những tế bào có khả năng trở thành tế bào ung thư. Nếu bạn có biểu hiện trào ngược (ợ hơi, ợ chua, đau nóng rát vùng ngực sau xương ức) dai dẳng, hãy thông báo cho bác sỹ của bạn. Điều trị sẽ giúp cải thiện những triệu chứng đó và ngăn ngừa những vấn đề xấu có thể xảy ra.

Mặc dù vậy, do có thể dẫn đến những tác dụng phụ trầm trọng, những thuốc này cũng không được khuyên dùng với mục đích phòng tránh ung thư thực quản.

Ung thư thực quản có thể được phát hiện sớm?

                                                                                                    

Tìm ra những người mắc bệnh trong số những người không có triệu chứng được gọi là sàng lọc. Mục đích của việc sàng lọc là giúp chẩn đoán người mắc bệnh ung thư ở giai đoạn sớm, chưa biểu hiện triệu chứng, giai đoạn có thể chữa khỏi được, nhờ đó nâng cao hiệu quả điều trị.

Hiện chưa có một xét nghiệm sàng lọc nào cho thấy có thể làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư thực quản ở những người có nguy cơ mắc bệnh trung bình. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản, như những người có thực quản Barrett, nên được theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm

ung thư, hay những tổn thương tiền ung thư.

Kiểm tra những người có nguy cơ cao

Không có khuyến cáo rõ ràng về khoảng thời gian phù hợp để lặp lại nội soi thực quản dạ dày, tuy nhiên các chuyên gia khẳng định nội soi cần được tiến hành thường xuyên hơn khi tình trạng loạn sản được phát hiện, đặc biệt với những tổn thương loạn sản độ cao (những tế bào có hình dạng rất bất thường).

Trường hợp vùng thực quản Barrett rộng kèm theo có hay không tình trạng loạn sản độ cao, việc điều trị cần được tiến hành vì có nhiều khả năng ung thư thực quản đã xuất hiện nhưng chưa phát hiện được hay những tổn thương này sẽ tiến triển thành ung thư thực quản những năm sau đó. Những phương án điều trị có thể lựa chọn cho tổn thương loạn sản độ cao gồm phẫu thuật cắt bỏ phần thực quản bất thường, cắt niêm mạc qua nội soi, liệu pháp quang động học (PDT), cắt bằng sóng cao tần (RFA).

Những dấu hiệu của ung thư thực quản?

Ung thư thực quản thường được phát hiện khi ở giai đoạn có triệu chứng. Chẩn đoán ung thư thực quản có thể tình cờ trên những người chưa có triệu chứng, nhưng đi khám bệnh vì nguyên nhân khác. Thật không may, ung thư thực quản hầu như không gây ra triệu chứng gì cho đến khi bệnh ở giai đoạn tiến triển, khi đó việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn.

Rối loạn nuốt

Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư thực quản là các thay đổi khi nuốt, cảm giác vướng mắc thức ăn ở cổ, ngực hay nghẹn. Thuật ngữ y học gọi các rối loạn về nuốt đó là nuốt khó. Biểu hiện này thường nhẹ, mơ hồ lúc mới xuất hiện và tiến triển theo thời gian, khi lòng thực quản ngày càng bị u làm hẹp.

Khi việc nuốt trở nên khó khăn, người bệnh thường thay đổi thói quen và chế độ ăn của mình cho dễ dàng hơn mà không nhận ra nguyên nhân nguy hiểm của nó. Họ thường ăn từng miếng nhỏ hơn, nhai kỹ và chậm hơn, ăn thức ăn mềm như cháo, mì, phở, không thể ăn được bánh mì, cơm , thức ăn rắn hơn. Tình trạng nuốt khó càng trầm trọng, người bệnh sẽ dần dần chuyển từ chế độ ăn đặc (cơm, bánh mì, thịt…) sang ăn lỏng (cháo, nước cháo, sữa…) cho đến một lúc không thể uống được nữa.

Để giúp thức ăn có thể được nuốt dễ dàng qua thực quản hơn, cơ thể đáp ứng bằng tăng tiết nhiều nước bọt đây cũng là biểu hiện có thể gây khó chịu cho người bệnh.

Đau ngực

Một số người bệnh có biểu hiện đau, tức nghẹn, hay nóng rát ở phần giữa ngực, sau xương ức. Triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác không phải ung thư thực quản.

Đau ngực xuất hiện khi nuốt khó, sau khi nuốt một vài giây khi thức ăn đi qua chỗ hẹp do khối u một cách khó khăn.

Sụt cân

Khoảng một nửa người bệnh ung thư thực quản có biểu hiện gầy sút cân không do chủ đích của họ. Nuốt khó làm cho người bệnh ăn kém đi, thiếu hụt chất dinh dưỡng kéo dài dẫn đến gầy sút cân.

Ngoài ra khối u còn ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của người bệnh, tranh giành chất dinh dưỡng với những cơ quan khỏe mạnh.

Những triệu chứng khác

Ho kéo dài Nôn

Nấc

Viêm phổi Đau xương Khản tiếng

Chảy máu từ khối u vào trong lòng thực quản, theo ống tiêu hóa ra ngoài có thể làm phân có màu đen. Hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến biểu hiện mệt mỏi do thiếu máu.

Có một trong các biểu hiện trên không có nghĩa bạn đã mắc ung thư thực quản, còn có nhiều các bệnh lý khác có thể gây ra những biểu hiện này.  Tuy nhiên, bạn cần gặp bác sỹ để khám tìm ra nguyên nhân đó và điều trị nếu cần thiết.

Ung thư thực quản được chẩn đoán như thế nào?

Khi có những biểu hiện, triệu chứng nghi ngờ ung thư thực quản, một số thăm khám, xét nghiệm sẽ được thực hiện để khẳng định chẩn đoán. Sau đó, nếu ung thư được tìm thấy, các xét nghiệm khác sẽ tiếp tục để đánh giá mức độ lan rộng của ung thư.

Hỏi bệnh và thăm khám

Sau đó, bác sỹ sẽ khám bệnh để tìm những triệu chứng có thể thấy được của ung thư thực quản và những vấn đề khác kèm theo. Bác sỹ sẽ tập trung hơn vào vùng cổ và ngực của bạn.

Khi kết quả thăm khám có điểm bất thường, bác sỹ sẽ chỉ định những xét nghiệm để chẩn đoán. Bạn cũng có thể sẽ được chuyển đến khám ở một bác sỹ khác chuyên khoa về tiêu hóa để có những xét nghiệm chuyên khoa và điều trị phù hợp.

Những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X, sóng siêu âm, từ trường hay những chất phóng xạ để dựng lên hình ảnh về bên trong cơ thể bạn. Những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có thể được chỉ định do nhiều lý do, cả trước và sau chẩn đoán ung thư thực quản, bao gồm:

® Tìm những vùng nghi ngờ có thể là ung thư.

® Phát hiện sự lan tràn của ung thư

® Đánh giá hiệu quả của điều trị

®®Phát hiện tái phát của ung thư sau điều trị

Chụp Xquang thực quản uống Baryt

Trong xét nghiệm này, bạn sẽ được uống một dung dịch trắng, đặc sánh, được gọi là Baryt, dung dịch này sẽ phủ mặt trong lòng thực quản sau khi uống. Sau đó, một phim Xquang của thực quản sẽ được chụp lại và mặt trong thực quản sẽ hiện rõ nhờ lớp Baryt. Xét nghiệm này giúp phát hiện những vùng bất thường của thực quản, so với bề mặt trơn nhẵn bình thường của niêm mạc thực quản.

Đây thường là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện để tìm nguyên nhân của những thay đổi về nuốt. Thậm chí những ung thư nhỏ, giai đoạn sớm có thể được nhìn thấy trên phim chụp này. Khối ung thư giai đoạn sớm có thể có hình ảnh gồ lên nhẹ hoặc phẳng hoặc một mảng nhô cao, trong khi đó ung thư tiến triển có hình ảnh một vùng rộng gồ ghề nham nhở, gây hẹp lòng thực quản.

Xét nghiệm này cũng có thể dùng để chẩn đoán một trong những biến chứng nặng hơn của ung thư thực quản, gọi là rò khí quản – thực quản. Nó xảy ra khi khối u phá hủy tổ chức nằm giữa khí quản (đường thở ở cổ) và thực quản tạo nên một đường thông giữa khí quản và thực quản. Khi đó, thức ăn và nước sau khi nuốt có thể đi từ thực quản vào khí quản và vào phổi. Tình trạng này dẫn đến ho nhiều hơn, sặc và sau đó là viêm phổi. Biến chứng này có thể được xử lý nhờ phẫu thuật hoặc một can thiệp qua nội soi.

Phim chụp thực quản sau uống Baryt chỉ cho thấy hình ảnh của bên trong lòng thực quản, do đó xét nghiệm này không cho phép đánh giá mức độ xâm lấn của khối u qua thành thực quản.

Chụp cắt lớp vi tính

CLVT sử dụng tia X để dựng nên những hình ảnh lát cắt ngang cơ thể của bạn. Xét nghiệm này không thường dùng để chẩn đoán ung thư thực quản nhưng nó có thể giúp xác định được vị trí khối u và tình trạng xâm lấn của u sang các cấu trúc xung quanh hay hạch bạch huyết (những cấu trúc kích thước như hạt đậu, chứa các tế bào miễn dịch, những tế bào ung thư khi di căn thường bị chặn ở đây đầu tiên), hay khi ung thư đã di căn xa sang các cơ quan khác. Cắt lớp vi tính còn giúp xác định khối u có khả năng phẫu thuật được.

Khi chụp cắt lớp vi tính, bạn cần nằm yên trên bàn trong suốt quá trình chụp, sẽ kéo dài hơn so với chụp Xquang thông thường.

Trước khi tiến hành chụp, bác sỹ sẽ tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch. Khi tiêm thuốc cản quang, bạn có thể có cảm giác nóng bừng người, đặc biệt ở mặt. Một số người có thể bị dị ứng với thuốc cản quang và xuất hiện sẩn, phù toàn thân. Hiếm gặp hơn, những phản ứng nghiêm trọng hơn như khó thở, tụt huyết áp có thể xuất hiện. Hãy thông báo với bác sỹ nếu bạn có bất kỳ những biểu hiện dị ứng hay dấu hiệu bất thường nào với thuốc cản quang trước đó. Bạn có thể được sử dụng thuốc giúp phòng tránh và điều trị phản ứng dị ứng đó.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Cũng như phim chụp CLVT, chụp cộng hưởng từ cho thấy hình ảnh chi tiết của tổ chức mô mềm trong cơ thể. Nhưng MRI sử dụng sóng radio và từ trường mạnh thay vì tia X. Một loại thuốc có tác dụng như thuốc cản quang trong phim chụp CLVT, được gọi là thuốc đối quang từ. Tuy nhiên, dị ứng với thuốc cản quang không có nghĩa bạn cũng dị ứng với thuốc đối quang từ hay ngược lại.

Phim chụp cộng hưởng từ có thể rất hữu ích khi quan sát hình ảnh của não hay tủy sống, nhưng không thường được dùng để đánh giá xâm lấn của ung thư thực quản. Quá trình chụp MRI sẽ kéo dài hơn chụp cắt lớp vi tính – thường mất 20-30 phút – nên sẽ khó chịu hơn một chút. Bạn sẽ nằm trên một bàn trượt, được đưa vào máy chụp có hình dạng một đường ống, điều này có thể gây khó chịu nếu bạn là người sợ không gian chật hẹp. Ngoài ra, một số máy MRI khi chụp có thể rung và gây tiếng ồn.

Chụp PET – CT

Để chụp PET – CT, một dạng đường được gắn chất phóng xạ (có tên gọi là Fluorodeoxyglucose hay FDG được tiêm vào máu. Lượng chất phóng xạ được sử dụng rất ít và sẽ bị đào thải khỏi cơ thể bạn ngay ngày hôm sau. Những tế bào ung thư trong cơ thể phát triển rất mạnh mẽ, vì thế chúng hấp thu một lượng lớn chất đường để sinh năng lượng bao gồm cả FDG. Sau khoảng một giờ sau tiêm FDG, bạn sẽ được nằm trên bàn chụp PET khoảng 30 phút để một máy ghi hình đặc biệt ghi lại hình ảnh phân bố FDG trên toàn cơ thể bạn, hình ảnh này sẽ không chi tiết sắc nét như CT hay MRI nhưng nó cung cấp những thông tin rất quan trọng về cơ thể bạn.

Kiểu chụp này được sử dụng để xác định những khu vực ung thư lan đến, khi những xét nghiệm hình ảnh khác không cho kết quả gì. Một số máy có thể thực hiện cả PET và CLVT cùng một thời điểm, cho phép bác sỹ so sánh đối chiếu những vùng bắt phóng xạ cao trên PET và vị trí tương ứng sắc nét hơn trên phim chụp CLVT.

Nội soi

Dụng cụ nội soi là một ống nhỏ, gấp duỗi được gắn một camera nhỏ và đèn chiếu ở đầu cho phép quan sát từ bên trong cơ thể bạn. Các thăm dò nội soi có thể giúp chẩn đoán xác định ung thư thực quản và đánh giá xâm lấn của khối u qua thành thực quản.

Nội soi Thực quàn – dạ dày

Đây là xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán ung thư thực quản.

Trong quá trình nội soi, bạn có thể được dùng thuốc an thần (gây cảm giác buồn ngủ), sau đó bác sỹ đưa ống nội soi qua miệng, họng và vào thực quản dạ dày của bạn. Camera được kết nối với một màn hình, cho phép bác sỹ nhìn trực tiếp những vùng bất thường của thành thực quản một cách rõ ràng.

Bác sỹ có thể sử dụng một dụng cụ đặc biệt qua ống nội soi để sinh thiết một mẩu thực quản tại vùng nghi ngờ. Những mẩu này sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để các bác sỹ giải phẫu bệnh quan sát dưới kính kiển vi để tìm kiếm tế bào ung thư.

Trong trường hợp u thực quản gây hẹp lòng thực quản, qua nội soi bác sỹ có thể đặt một dụng cụ (Stent) giúp mở rộng lòng thực quản, giúp nước và thức ăn có thể qua được.

Nội soi thực quản dạ dày cung cấp cho bác sỹ những thông tin quan trọng về kích thước và độ lan rộng trên bề mặt của khối u thực quản, giúp quyết định khả năng phẫu thuật cắt thực quản.

Siêu âm nội soi

Xét nghiệm này thường được làm cùng lúc với nội soi thực quản, mặc dù nó được xem là một loại chẩn đoán hình ảnh. Siêu âm sử dụng sóng âm để dựng lại hình ảnh của một vùng của cơ thể.

Trong siêu âm nội soi, một đầu phát sóng siêu âm sẽ được gắn vào đầu ống nội soi, được đưa sát đến khối u. Sóng âm được phát ra xuyên qua khối u, đầu dò sẽ ghi nhận lại sóng âm dội lại được xử lý tạo nên hình ảnh đen trắng trên màn hình, qua đó thể hiện mức độ phát triển của khối u qua thành thực quản.

Xét nghiệm này rất hữu ích để xác định kích thước của ung thư thực quản và xác định nó đã ăn sâu đến đâu ra các cấu trúc xung quanh. Nó cũng có thể giúp phát hiện tình trạng di căn ung thư sang các hạch bạch huyết lân cận, điều này có ý nghĩa trong chẩn đoán giai đoạn của ung thư thực quản.

Nội soi phế quản

Thăm dò này được thực hiện với những khối u ở đoạn cao của thực quản để phát hiện tình trạng rò thực quản và khí quản.

Đế thực hiện xét nghiệm này, một ống nội soi sẽ được đưa qua miệng hoặc mũi của bạn, đi xuống vào khí quản rồi phế quản. Miệng và họng của bạn sẽ được gây tê trước đó bằng một thuốc đặc biệt. Nếu có vùng nào đó nghi ngờ trên nội soi, một dụng cụ nhỏ sẽ được đưa vào qua ống nội soi để sinh thiết một mẩu ở vùng đó để gửi làm xét nghiệm.

Nội soi lồng ngực và nội soi ổ bụng

Thủ thuật này giúp bác sỹ có thể nhìn thấy những hạch bạch huyết và những cơ quan khác ở gần thực quản trong lồng ngực (nội soi lồng ngực) hay ổ bụng (nội soi ổ bụng).

Bạn sẽ được đưa vào phòng mổ, sử dụng các loại thuốc để gây mê. Bác sỹ sẽ rạch những đường mở nhỏ trên thành ngực hay thành bụng, qua đó đặt những dụng cụ hình ống dài có gắn nguồn sáng và một camera nhỏ. Bác sỹ mổ có thể đưa qua những lỗ mở đó những dụng cụ phẫu thuật thích hợp để lấy những hạch bạch huyết hay mẫu sinh thiết để xác định sự xâm lấn của khối ung thư. Những thông tin này cực kỳ quan trọng để xác định bệnh nhân có thể mổ cắt thực quản được không.

Những xét nghiệm trên mẫu sinh thiết được

Trên nội soi hay các xét nghiệm hình ảnh, bác sỹ có thể nhìn thấy những vùng có vẻ giống ung thư nhưng để biết chắc chắn đó là ung thư hay không cách duy nhất là sinh thiết tức là lấy một mảnh tổ chức ở vùng đó. Động tác này thường được làm khi nội soi thực quản.

Xét nghiệm HER2:

Những xét nghiệm khác

Bác sỹ có thể cần làm thêm xét nghiệm máu của bạn để đánh giá mức độ thiếu máu (do chảy máu từ khối u). Ngoài ra một số xét nghiệm khác giúp bác sỹ đánh giá tình trạng gan thận, chức năng tim mạch, hô hấp của bạn trước khi bắt đầu điều trị.

Phân chia giai đoạn của ung thư thực quản

 Xác định giai đoạn của ung thư thực quản là cách để bác sỹ có thể biết được ung thư đã lan rộng đến đâu. Các phương án điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào ung thư đang ở giai đoạn nào. Chẩn đoán giai đoạn ung thư thực quản có thể sẽ rất phức tạp, vì thế hãy hỏi bác sỹ điều trị giải thích cho bạn tình trạng bệnh ung thư của bạn theo cách bạn có thể hiểu được. Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn góp phần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho mình.

Chẩn đoán giai đoạn của ung thư thực quản dựa trên kết quả việc khám bệnh, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, nội soi, sinh thiết.

Hệ thống phân loại TNM

Hệ thống phân loại giai đoạn được dùng phổ biến nhất cho ung thư thực quản là hệ thống TNM của Hiệp hội ung thư quốc gia Hoa Kỳ (AJCC). Hệ thống này dựa trên một vài đặc điểm quan trọng như:

T thể hiện mức độ lan rộng của khối u qua các lớp thành thực quản và ra các cơ quan xung quanh.

N thể hiện tình trạng di căn hạch của ung thư.

M thể hiện tình trạng di căn của ung thư đến những cơ quan ở xa khối u.

G mô tả độ ác tính của khối u, dựa trên đặc điểm của tế bào ung thư khi quan sát dưới kính hiển vi.

Việc phân loại còn xem xét đến loại tế bào của ung thư (tế bào vảy hay tế bào tuyến). Với ung thư tế bào vảy, vị trí của khối u cũng là một yếu tố để phân loại.

Phân loại T

T thể hiện mức độ ăn sâu của tế bào ung thư vào các lớp của thành thực quản hay xuyên qua thành thực quản xâm lấn các cấu trúc xung quanh. Hầu hết ung thư thực quản xuất phát từ lớp trong cùng của thực quản (lớp biểu mô), sau đó phát triển vào các lớp sâu hơn theo thời gian. Tùy theo mỗi mức độ đó sẽ có một ký hiệu T tương ứng:

Tx:    Không thể đánh giá được khối u nguyên phát. T0:    Không tìm thấy bằng chứng của u nguyên phát.

Tis: Tế bào ung thư chỉ ở lớp biểu mô (lớp tế bào ở trên cùng phủ bên trong lòng thực quản). Khối u vẫn chưa bắt đầu xâm lấn vào các lớp sâu hơn. Giai đoạn này còn được gọi tên là loạn sản mức độ cao hay ung thư biểu mô tại chỗ.

T1: Ung thư ăn sâu vào tổ chức dưới lớp biểu mô, như màng đáy, lớp cơ niêm hay lớp dưới niêm mạc.

T1a: Ung thư xâm lấn tới màng đáy hoặc lớp cơ niêm.

T1b: Ung thu đã xâm lấn qua 2 lớp trên và vào lớp dưới niêm mạc.

T2:    Ung thư lan đến lớp cơ chính của thực quản.

T3: Ung thư đã ăn đến lớp ngoài cùng của thực quản (lớp tổ chức liên kết quanh thực quản).

T4:    Ung thư xâm lấn các cấu trúc xung quanh.

T4a: Ung thư ăn vào màng phổi (lớp màng mỏng bao bọc lá phổi), màng tim, hay cơ hoành (một vách cơ dày ngăn cách lồng ngực và khoang bụng). Khối u còn có thể loại bỏ bằng phẫu thuật.

T4b: Khối u không còn thể cắt bỏ được vì đã xâm lấn vào khí quản, động mạch chủ, cột sống, hay những cấu trúc quan trọng khác.

Phân loại hạch

Nx: không đánh giá được di căn hạch N0: ung thư chưa di căn hạch lân cận

N1-2-3: tùy theo số lượng hạch lân cận đã có tế bào ung thư di căn đến

Phân loại M

M0: ung thư chưa di căn đến các cơ quan ở xa khối u

M1: đã có di căn xa

Phân độ mô học

Kết quả giải phẫu bệnh sẽ cho bạn biết thể ung thư (tế bào tuyến hay tế bào vảy) và độ mô học của khối u. Độ mô học được các bác sỹ giải phẫu bệnh đánh giá dựa trên sự khác biệt về hình thái giữa tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, độ mô học càng cao (2, 3) tế bào ung thư càng bất thường và độ ác tính sẽ càng cao.

Vị trí khối u

Giai đoạn mổ được và không mổ được

Phân loại giai đoạn theo TNM được trình bày ở trên sẽ giúp mô tả chi tiết mức độ lan tràn của ung thư. Trên thực tế, các bác sỹ thường dựa trên phân loại TNM này để dự đoán khả năng có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Khi khối u còn khu trú, chưa xâm lấn sang các cấu trúc xung quanh thực quản (T1, T2, T3), đặc biệt là các cơ quan quan trọng như khí quản, động mạch chủ, xương cột sống, khối u còn có thể cắt bỏ được. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật cho người bệnh, bác sỹ còn phải xem xét đến tình trạng toàn thân của người bệnh (cân nặng, bệnh lý khác kèm theo).

Khối u khi đã xâm lấn các tổ chức xung quanh hay di căn đến các hạch, các cơ quan ở xa thì không còn khả năng phẫu thuật nữa, khi đó các phương pháp điều trị khác phù hợp hơn sẽ được lựa chọn.

Thời gian sống thêm theo các giai đoạn của ung thư thực quản

Tôi sẽ sống thêm được bao lâu nữa?

Đây có lẽ là câu hỏi được người bệnh đặt ra nhiều nhất cho bác sỹ điều trị. Thông tin này một mặt cần thiết cho người bệnh có thể chủ động sắp xếp cuộc sống của mình, hoàn thành những dự định, tâm nguyện còn dang dở, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra những lo lắng, suy sụp tinh thần không có lợi cho người bệnh. Hiện không có phương tiện nào giúp biết được khoảng thời gian chính xác, các bác sỹ chỉ có thể đưa ra tiên lượng, ước đoán dựa trên tình trạng bệnh. Cơ sở quan trọng nhất là giai đoạn bệnh, những bệnh lý kèm thèo khác (tim mạch, tiểu đường…) cũng ảnh hưởng một phần đến thời gian sống thêm của người bệnh.

Tỷ lệ sống thêm 5 năm là tỷ lệ phần trăm số bệnh nhân có thể sống thêm trên 5 năm từ khi được chẩn đoán bệnh ung thư. Dựa trên kết quả các nghiên cứu theo dõi những bệnh nhân mắc cùng loại bệnh ung thư, ở các giai đoạn bệnh khác nhau, ghi nhận lại tình trạng bệnh nhân sau 5 năm theo dõi, chúng ta có được tỷ lệ số bệnh nhân còn sống sau 5 năm ở mỗi giai đoạn khác nhau.

Những số liệu sau đây được trích ra từ thống kê của hiệp hội ung thư Hoa Kỳ từ 2003 đến 2009:

Giai đoạn khu trú: bệnh ung thư chỉ khu trú ở thực quản (T1,2,3 – N0, M0), tỷ lệ sống thêm sau 5 năm là 40%

Giai đoạn tiến triển tại vùng: ung thư xâm lấn rộng tại chỗ (T4) hay có di căn đến hạch lân cận (N1,2,3) có tỷ lệ tương ứng 21%

Giai đoạn muộn: bệnh đã di căn xa (M1), tỷ lệ chỉ còn 4%

Điều trị ung thư thực quản như thế nào?

Những phương pháp điều trị chính cho ung thư thực quản bao gồm:

Phẫu thuật

Xạ trị

Hóa chất

Các thuốc điều trị đích, điều trị miễn dịch

Các can thiệp qua nội soi

Một số trong các phương pháp trên cũng có thể được sử dụng với mục đích điều trị giảm nhẹ (palliative) khi giai đoạn bệnh tiến triển khiến toàn bộ khối u không thể loại bỏ được. Điều trị giảm nhẹ tức là bác sỹ sẽ tập trung vào việc cải thiện những triệu chứng của bạn (như đau hay nuốt khó, nuốt nghẹn) để giúp bạn dễ chịu hơn.

Dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại và giai đoạn bệnh ung thư của bạn, bác sỹ có thể quyết định áp dụng những phương án điều trị khác nhau, riêng rẽ hay phối hợp nhiều phương pháp. Do đó, bạn có thể gặp nhiều bác sỹ ở các chuyên ngành khác nhau trong quá trình điều trị:

Bác sỹ phẫu thuật

Bác sỹ xạ trị

Bác sỹ hóa chất

Bác sỹ dinh dưỡng

Phẫu thuật điều trị ung thư thực quản

 Với những trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, phẫu thuật được sử dụng để cắt bỏ khối u cùng với một vùng tổ chức lành xung quanh. Ở một số trường hợp, có thể lựa chọn phương án phối hợp giữa tia xạ và điều trị hóa chất.

Phẫu thuật cắt thực quản

Phẫu thuật này sẽ cắt bỏ một đoạn hay gần toàn bộ thực quản và thường kèm theo cắt một phần nhỏ dạ dày. Đoạn còn lại phía trên của thực quản sau đó sẽ được nối với phần còn lại của dạ dày. Một phần dạ dày sẽ được đưa lên vùng ngực và trở thành thực quản mới. Phần thực quản được cắt bỏ dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào vị trí khối u và mức độ tiến triển của nó.

Nếu khối u nằm ở đoạn thấp của thực quản (gần dạ dày) hay ở chính đoạn nối giữa dạ dày và thực quản, bác sỹ sẽ phẫu thuật cắt một phần dạ dày, đoạn thực quản có u cùng với đoạn thực quàn cách u 7 đến 8 cm. Đoạn còn lại dạ dày sẽ nối với phần thực quản còn lại ở đoạn cổ hay phần cao của ngực.

Với những khối u ở đoạn thực quản giữa và trên, phẫu thuật trở nên phức tạp hơn kèm theo nguy cơ nhiều biến chứng có thể xảy ra, hiệu quả của điều trị phẫu thuật đã được chứng minh ngang bằng với phương án kết hợp tia xạ và hóa chất. Do đó các bác sỹ hiện nay thường ưu tiên lựa chọn điều trị hóa xạ trị đồng thời thay cho phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt thực quản có thể được tiến hành bằng kỹ thuật mổ mở và mổ nội soi:

Mổ mở: bác sỹ tiếp cận vùng thực quản qua các đường rạch da ở vùng bụng, ngực và vùng cổ

Mổ nội soi: phẫu thuật sử dụng những dụng cụ nội soi đặc biệt, chỉ cần qua những đường rạch da nhỏ. Nhờ việc giảm thiểu những can thiệp đến tổ chức xung quanh so với mổ mở, phẫu thuật nội soi giúp cải thiện việc hồi phục sau mổ và rút ngắn thời gian nằm viện.

Tuy đã có nhiều tiến bộ về phương tiện và kỹ thuật, phẫu thuật cắt thực quản vẫn là một cuộc mổ phức tạp và nặng nề , phải được tiến hành ở những cơ sở y tế có kỹ thuật và kinh nghiệm.

Khi khối u chỉ mới khu trú ở thực quản, phẫu thuật cắt đoạn thực quản cùng với những hạch bạch huyết xung quanh có thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp ung thư thực quản được phát hiện ở những giai đoạn không đủ sớm để có chỉ định phẫu thuật.

Nạo vét hạch

Những hạch bạch huyết xung quanh thực quản đoạn có khối u sẽ được loại bỏ cùng trong phẫu thuật cắt thực quản. Các bác sỹ Giải Phẫu Bệnh sẽ kiểm tra những hạch này xem đã có tế bào ung thư chưa. Nếu khối u đã lan đến các hạch, tiên lượng bệnh sẽ không tốt bằng và bác sỹ sẽ xem xét sử dụng các điều trị bổ sung thêm (hóa chất hay tia xạ) sau phẫu thuật.

Những nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật

Cũng như những cuộc mổ khác, phẫu thuật cắt thực quản cũng có những nguy cơ. Những biến chứng sớm có thể xảy ra như phản ứng với thuốc gây mê, chảy máu nhiều, tắc mạch phổi hay một số nơi do cục máu đông, hay nhiễm trùng sau mổ. Phần lớn bệnh nhân sẽ có cảm giác đau sau phẫu thuật và thường có thể loại bỏ bằng các thuốc giảm đau.

Biến chứng phổi rất thường gặp. Viêm phổi có thể xuất hiện, kéo dài thời gian nằm viện, thậm chí có thể gây tử vong cho một số ít trường hợp.

Một số người bệnh có thể thay đổi giọng nói, nói khàn sau phẫu thuật.

Một biến chứng nặng khác cũng có thể xảy ra, đó ra khi miệng nối giữa thực quản và dạ dày ở đoạn cổ, ngực không liền tốt dẫn đến rò rỉ dịch tiêu hóa ra xung quanh, gây viêm và nhiễm trùng nặng vùng cổ hay vùng ngực có thể cần thiết phải tiến hành một cuộc mổ khác để khắc phục. Tuy nhiên, biến chứng này cũng rất hiếm gặp nhờ những tiến bộ về phương tiện và kỹ thuật mổ.

Hẹp miệng nối giữa thực quản và dạ dày gây ra những rối loạn nuốt có thể gặp ở một vài trường hợp, khắc phục nhờ các can thiệp bằng nội soi.

Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện sau phẫu thuật như:

Nôn và buồn nôn do những hoạt động chưa bình thường của phần còn lại dạ dày

Trào ngược dịch mật và dịch dạ dày gây cảm giác nóng rát, đau tức ngực sau xương ức. Một số thuốc kháng a xít và điều hòa co bóp dạ dày có thể giúp làm dịu những triệu chứng này.

Phẫu thuật với mục đích điều trị triệu chứng ung thư thực quản

Một số can thiệp phẫu thuật nhỏ có thể được sử dụng như đặt một ống thông trực tiếp vào dạ dày (mở thông dạ dày) để hỗ trợ nuôi dưỡng khi người bệnh không thể ăn được hay không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng.

Can thiệp qua nội soi đặt một dụng cụ nong mở lòng thực quản đoạn có u cũng giúp cải thiện lưu thông thức ăn qua thực quản ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật cắt bỏ khối u được.

Xạ trị ung thư thực quản

Phương pháp xạ trị (Điều trị bằng tia xạ) sử dụng các chùm tia có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Với ung thư thực quản, xạ trị được bác sỹ lựa chọn cho các chỉ định sau:

Làm phương án điều trị chủ đạo trong một số trường hợp, thường kết hợp song song với điều trị hoá chất (hoá xạ trị đồng thời). Đây là phác đồ thường được dành cho những bệnh nhân ung thư thực quản không thể phẫu thuật do tình trạng bệnh hoặc thể trạng kém hoặc có các chống chỉ định của phẫu thuật.

Xạ trị trước mổ với mục đích làm giảm kích thước của khối u, tạo

điều kiện thuận lợi cho cuộc mổ (xạ trị bổ trợ trước mổ).

Xạ trị sau mổ nhằm tiêu diệt triệt để những tế bào ung thư còn sót lại tại vị trí u và vùng lân cận, củng cố thêm kết quả của cuộc phẫu thuật (xạ trị bổ trợ sau mổ).

Xạ trị giúp cải thiện các triệu chứng của ung thư thực quản giai đoạn muộn như đau ngực, chảy máu… (xạ trị triệu chứng).

Quá trình xạ trị diễn ra như thế nào?

Trong một liệu trình thông thường của xạ trị, người bệnh sẽ trải qua các buổi chiếu tia (từ thông dụng hay gọi là “mũi”) với thời lượng 10-15 phút/mỗi buổi, liên tục 5 ngày trong tuần (Từ thứ Hai đến thứ Sáu), sau đó người bệnh nghỉ xạ trị 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật trước khi bước vào tuần điều trị tiếp theo.

Nếu hoá xạ trị đồng thời, bác sỹ sẽ chỉ định thêm truyền hoá chất vào những ngày cụ thể trong thời gian xạ trị tuỳ theo những loại hoá chất được lựa chọn.

Các tác dụng không mong muốn của xạ trị?

Trước khi bước vào liệu trình điều trị bằng tia xạ, các bạn đừng ngần ngại đặt những câu hỏi dành cho bác sỹ điều trị cho mình để hiểu rõ các tác dụng phụ có thể sẽ xuất hiện và những việc bạn có thể làm để phòng tránh hay đối mặt với nó. Xạ trị có thể có những tác dụng không mong muốn như:

Thay đổi vùng da chiếu xạ như nóng da, đỏ da, nặng hơn có thể tê rát hay bong tróc da.

Nôn và buồn nôn.

Mệt mỏi.

Viêm thực quản do tia xạ biểu hiện bởi đau ngực, nuốt khó, đau khi nuốt.

Viêm phổi do tia xạ: ho khan, tức ngực, ho khạc đờm khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn, diễn biến nặng hơn có thể gây khó thở.

Điều trị toàn thân (hoá chất và điều trị đích) ung thư thực quản

Các thuốc hoá chất và các thuốc điều trị đích có hoạt tính chống lại tế bào ung thư được đưa vào cơ thể qua hình thức dịch truyền tĩnh mạch hay thuốc viên uống, sau đó, thuốc theo đường máu đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể và phát huy tác dụng toàn thân. Do đó, cả 2 phương pháp điều trị hoá chất và điều trị đích được xếp chung trong phân nhóm điều trị toàn thân ung thư thực quản.

Tuy nhiên, khác với các thuốc hoá chất tác động đến cả các tế bào ung thư và các tế bào khoẻ mạnh bình thường, các thuốc điều trị đích có khả năng tác động chọn lọc lên các tế bào ung thư nhờ các cơ chế hướng đến bia đích nằm trên các tế bào này.

Liệu trình điều trị toàn thân sẽ diễn ra theo các chu kỳ, mỗi đợt điều trị tiếp nối với khoảng thời gian nghỉ ngơi, hồi phục trước đợt điều trị tiếp theo. Chu kỳ điều trị dài hay ngắn (Thường từ 2-4 tuần) được bác sỹ quyết định tuỳ theo từng phác đồ cho từng trường hợp cụ thể.

Trong điều trị ung thư thực quản, các phương pháp điều trị toàn thân được chỉ định khi:

Hoá trị trước mổ: Thường kết hợp với xạ trị nhằm thu nhỏ kích thước khối u, giúp cuộc mổ trở nên dễ dàng hơn.

Hoá trị sau mổ: Trong một số trường hợp, điều trị hoá chất giúp tiêu diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại sau mổ, không thể phát hiện được bằng mắt thường hay các xét nghiệm chụp chiếu.

Điều trị hoá chất và điều trị đích cho ung thư thực quản giai đoạn muộn nhằm cải thiện triệu chứng, đẩy lùi và kiểm soát bệnh tạm thời, giúp kéo dài thêm cuộc sống của người bệnh.

Những tác dụng không mong muốn của điều trị hoá chất

Do tác động đến tế bào ung thư và cả tế bào lành, hoá chất sẽ có thể làm tổn thương những tế bào khoẻ mạnh bình thường của cơ thể, đặc biệt là những tế bào thường xuyên nhân lên (đổi mới, tăng số lượng) như các tế bào tạo máu tại tuỷ xương, các tế bào bao phủ niêm mạc miệng, đường tiêu hoá (dạ dày, ruột non, ruột già)…

Buồn nôn và nôn

Chán ăn

Rụng tóc

Viêm niêm mạc miệng (nhiệt miệng)

Tiêu chảy hoặc táo bón

Giảm các tế bào máu (Hồ

ng cầu, bạch cầu, tiểu cầu)

Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng (giảm sức đề kháng do hạ bạch cầu)

Tăng nguy cơ chảy máu (rối loạn đông cầm máu do giảm tiểu cầu) Mệt mỏi

Hội chứng bàn tay – bàn chân: Thường bắt đầu bằng dấu hiệu đỏ da lòng bàn tay, bàn chân, sau đó tiến triển thành cảm giác tê bì, nóng rát thậm chí bong tróc da, móng bàn tay – chân.

Độc tính thần kinh: Biểu hiện tê bì, thay đổi cảm giác, thậm chí gây đau nhức tay chân, thường bắt đầu từ các đấu ngón tay, ngón chân. Các dấu hiệu này tăng lên rõ rệt khi tiếp xúc với lạnh (thời tiết lạnh, nước lạnh, cầm nước đá lạnh…).

Điều trị ung thư thực quản khi tái phát

Bệnh tái phát luôn là nỗi ám ảnh đối với người bệnh ung thư và gia đình. Tuy nhiên, nếu chúng ta phát hiện sớm tình trạng tái phát của bệnh khitổnthươngtáiphátcònnhỏ,cònkhutrú,ngườibệnhvẫncòncónhiềucơhội điều trị với các phương án khác nhau. Đây cũng là vai trò quan trọng của việc khámđịnhkỳtheodõisauđiềutrịungthưthựcquản.

Bệnh tái phát tại chỗ: Ung thư thực quản phát triển trở lại ngay tại vị trí ban đầu hoặc các hạch bạch huyết lân cận, bác sỹ sẽ cân nhắc chỉ định lựa chọn phương pháp chủ đạo phẫu thuật hay xạ trị tuỳ theo tình trạng bệnh và sức khoẻ chung của người bệnh.

Bệnh tái phát di căn: Khi bệnh ung thư quay trở lại với sự hiện diện của tế bào ung thư tại các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể (Di căn gan, phổi, xương…), các liệu pháp toàn thân và chăm sóc triệu chứng sẽ được bác sỹ cân nhắc lựa chọn cho người bệnh.

Nguồn: Cancer.org

Người dịch: Thái Đình Hiếu

Bệnh Bạch Cầu Cấp Dòng Tủy Dành Cho Người Lớn

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính ở người lớn (AML) là một loại ung thư trong đó tủy xương tạo ra các tế bào tủy (một loại tế bào bạch cầu), hồng cầu hoặc tiểu cầu bất thường.

Bệnh bạch cầu có thể ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Có nhiều kiểu phụ khác nhau của AML.

Hút thuốc , điều trị hóa trị trước đó và tiếp xúc với bức xạ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc AML ở người lớn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của AML ở người lớn bao gồm sốt, cảm thấy mệt mỏi và dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.

Các xét nghiệm kiểm tra máu và tủy xương được sử dụng để phát hiện (tìm) và chẩn đoán AML ở người lớn.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng (cơ hội hồi phục) và các lựa chọn điều trị.

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính ở người lớn (AML) là một bệnh ung thư máu và tủy xương. Loại ung thư này thường trở nên tồi tệ hơn nhanh chóng nếu nó không được điều trị. Đây là loại bệnh bạch cầu cấp tính phổ biến nhất ở người lớn. AML còn được gọi là bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính, bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính, bệnh bạch cầu dòng bạch cầu hạt cấp tính và bệnh bạch cầu nonlymphocytic cấp tính.

Thông thường, tủy xương tạo ra các tế bào gốc máu (tế bào chưa trưởng thành) trở thành tế bào máu trưởng thành theo thời gian. Tế bào gốc máu có thể trở thành tế bào gốc dòng tủy hoặc tế bào gốc bạch huyết. Tế bào gốc bạch huyết trở thành bạch cầu.

Tế bào gốc dòng tủy trở thành một trong ba loại tế bào máu trưởng thành:

Các tế bào hồng cầu mang oxy và các chất khác đến tất cả các mô của cơ thể.

Tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Tiểu cầu hình thành cục máu đông để cầm máu.

Trong AML, các tế bào gốc dòng tủy thường trở thành một loại tế bào bạch cầu chưa trưởng thành được gọi là nguyên bào tủy (hoặc các vụ nổ tủy). Các nguyên bào tủy trong AML bất thường và không trở thành tế bào bạch cầu khỏe mạnh. Đôi khi trong AML, quá nhiều tế bào gốc trở thành hồng cầu hoặc tiểu cầu bất thường. Những tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc tiểu cầu bất thường này còn được gọi là tế bào bệnh bạch cầu hoặc bệnh nổ. Các tế bào bệnh bạch cầu có thể tích tụ trong tủy xương và máu nên sẽ có ít chỗ cho các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh. Khi điều này xảy ra, có thể bị nhiễm trùng, thiếu máu hoặc dễ chảy máu. Các tế bào bệnh bạch cầu có thể lan ra ngoài máu đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống ), da và nướu răng.

Hầu hết các phân nhóm AML dựa trên mức độ trưởng thành (phát triển) của các tế bào ung thư tại thời điểm chẩn đoán và sự khác biệt của chúng với các tế bào bình thường.

Bệnh bạch cầu cấp tính nguyên bào nuôi (APL) là một dạng phụ của AML xảy ra khi các phần của hai gen dính vào nhau. APL thường xảy ra ở người lớn tuổi trung niên. Các dấu hiệu của APL có thể bao gồm cả chảy máu và hình thành cục máu đông.

Bất cứ điều gì làm tăng nguy cơ mắc bệnh đều được gọi là yếu tố nguy cơ. Có một yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư; không có các yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ không bị ung thư. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể có nguy cơ. Các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra đối với AML bao gồm:

Hút thuốc, đặc biệt là sau 60 tuổi.

Đã từng điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị trong quá khứ.

Đã từng điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính ở trẻ em (ALL) trong quá khứ.

Bị nhiễm phóng xạ từ bom nguyên tử hoặc hóa chất benzen.

Có tiền sử rối loạn máu như hội chứng loạn sản tủy.

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của AML có thể giống như do cúm hoặc các bệnh thông thường khác. Kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ điều nào sau đây:

Các thử nghiệm và quy trình sau có thể được sử dụng:

Khám cơ thể để kiểm tra các dấu hiệu sức khỏe chung, bao gồm kiểm tra các dấu hiệu bệnh tật, chẳng hạn như cục u hoặc bất kỳ điều gì khác có vẻ bất thường. Tiền sử về thói quen sức khỏe của bệnh nhân và các bệnh trong quá khứ và các phương pháp điều trị cũng sẽ được thực hiện.

Công thức máu toàn bộ Một quy trình trong đó một mẫu máu được lấy và kiểm tra những điều sau:

Số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Lượng hemoglobin (protein vận chuyển oxy) trong hồng cầu.

Phần mẫu được tạo thành từ các tế bào hồng cầu. Phết máu ngoại vi: Một quy trình trong đó một mẫu máu được kiểm tra các tế bào blast, số lượng và các loại bạch cầu, số lượng tiểu cầu và những thay đổi về hình dạng của các tế bào máu.

tủy xương Loại bỏ tủy xương, máu và một mảnh xương nhỏ bằng cách đưa một cây kim rỗng vào xương hông hoặc xương ức. Một nhà nghiên cứu bệnh học xem tủy xương, máu và xương dưới kính hiển vi để tìm các dấu hiệu của ung thư.

Phân tích di truyền tế bào: Một xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, trong đó các tế bào trong mẫu máu hoặc tủy xương được xem dưới kính hiển vi để tìm kiếm những thay đổi nhất định trong nhiễm sắc thể. Các xét nghiệm khác, chẳng hạn như lai huỳnh quang tại chỗ (FISH), cũng có thể được thực hiện để tìm kiếm những thay đổi nhất định trong nhiễm sắc thể.

Định kiểu miễn dịch: Một quá trình được sử dụng để xác định các tế bào, dựa trên các loại kháng nguyên hoặc dấu hiệu trên bề mặt của tế bào. Quá trình này được sử dụng để chẩn đoán loại phụ của AML bằng cách so sánh các tế bào ung thư với các tế bào bình thường của hệ thống miễn dịch. Ví dụ, một nghiên cứu hóa tế bào có thể kiểm tra các tế bào trong một mẫu mô bằng cách sử dụng hóa chất (thuốc nhuộm) để tìm kiếm những thay đổi nhất định trong mẫu. Hóa chất có thể gây ra sự thay đổi màu sắc ở một loại tế bào bệnh bạch cầu nhưng không gây ra sự thay đổi màu sắc ở một loại tế bào bệnh bạch cầu khác.

Thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR): Một thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, trong đó các tế bào trong một mẫu mô được nghiên cứu bằng cách sử dụng hóa chất để tìm kiếm những thay đổi nhất định trong cấu trúc hoặc chức năng của gen. Xét nghiệm này được sử dụng để chẩn đoán một số loại AML bao gồm bệnh bạch cầu cấp tính nguyên bào nuôi (APL).

Tiên lượng (cơ hội hồi phục) và các lựa chọn điều trị phụ thuộc vào:

Tuổi của bệnh nhân.

Loại phụ của AML.

Liệu bệnh nhân có được hóa trị trong quá khứ để điều trị một bệnh ung thư khác hay không.

Cho dù có tiền sử bị rối loạn máu như hội chứng loạn sản tủy hay không .

Liệu ung thư có di căn đến hệ thần kinh trung ương hay không.

Cho dù ung thư đã được điều trị trước đó hay tái phát (trở lại).

Điều quan trọng là bệnh bạch cầu cấp tính phải được điều trị ngay.

Các giai đoạn của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy ở người lớn

Khi bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính ở người lớn (AML) đã được chẩn đoán, các xét nghiệm sẽ được thực hiện để tìm xem liệu ung thư có di căn đến các bộ phận khác của cơ thể hay không.

Không có hệ thống dàn dựng tiêu chuẩn cho AML dành cho người lớn.

Mức độ lan rộng hoặc lan rộng của ung thư thường được mô tả như các giai đoạn. Trong bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính ở người lớn (AML), loại phụ của AML và liệu bệnh bạch cầu đã lan ra ngoài máu và tủy xương hay chưa được sử dụng thay cho giai đoạn lập kế hoạch điều trị. Các xét nghiệm và quy trình sau có thể được sử dụng để xác định xem bệnh bạch cầu đã lan rộng chưa:

Chọc dò tủy sống Một thủ thuật được sử dụng để thu thập một mẫu dịch não tủy (CSF) từ cột sống. Điều này được thực hiện bằng cách đặt một cây kim giữa hai xương ở cột sống và vào dịch não tủy xung quanh tủy sống và lấy ra một mẫu chất lỏng. Mẫu dịch não tủy được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm các dấu hiệu cho thấy tế bào bệnh bạch cầu đã di căn đến não và tủy sống. Thủ tục này còn được gọi là LP hoặc vòi cột sống.

Chụp CT (quét CAT): Một thủ thuật tạo ra một loạt các hình ảnh chi tiết của vùng bụng, được chụp từ các góc độ khác nhau. Hình ảnh được thực hiện bởi một máy tính liên kết với một máy x-quang. Thuốc nhuộm có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc nuốt để giúp các cơ quan hoặc mô hiển thị rõ ràng hơn. Quy trình này còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cắt lớp vi tính trục.

Căn bệnh này được mô tả là không được điều trị, thuyên giảm hoặc tái phát.

AML người lớn chưa được điều trị

Ở người lớn AML không được điều trị, bệnh mới được chẩn đoán. Nó không được điều trị ngoại trừ để làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt, chảy máu hoặc đau và những điều sau là đúng:

Công thức máu toàn bộ là bất thường.

Ít nhất 20% tế bào trong tủy xương là tế bào ung thư máu.

Có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh bạch cầu.

AML người lớn thuyên giảm

Ở người lớn AML thuyên giảm, bệnh đã được điều trị và những điều sau là đúng:

Công thức máu hoàn toàn bình thường.

Ít hơn 5% tế bào trong tủy xương là tế bào ung thư máu.

Không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh bạch cầu trong não và tủy sống hoặc các nơi khác trong cơ thể.

AML dành cho người lớn định kỳ

AML tái phát là ung thư đã tái phát (tái phát) sau khi đã được điều trị. AML có thể quay trở lại trong máu hoặc tủy xương.

Tổng quan về Lựa chọn Điều trị

Các loại điều trị khác nhau có sẵn cho bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính ở người lớn (AML). Một số phương pháp điều trị là tiêu chuẩn (phương pháp điều trị hiện đang được sử dụng), và một số phương pháp đang được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng . Thử nghiệm lâm sàng điều trị là một nghiên cứu nhằm giúp cải thiện các phương pháp điều trị hiện tại hoặc thu thập thông tin về các phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân ung thư. Khi các thử nghiệm lâm sàng cho thấy phương pháp điều trị mới tốt hơn phương pháp điều trị tiêu chuẩn, phương pháp điều trị mới có thể trở thành phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Bệnh nhân có thể muốn nghĩ đến việc tham gia thử nghiệm lâm sàng. Một số thử nghiệm lâm sàng chỉ dành cho những bệnh nhân chưa bắt đầu điều trị.

Hai giai đoạn điều trị của AML ở người lớn là:

Liệu pháp cảm ứng cắt cơn: Đây là giai đoạn đầu của quá trình điều trị. Mục đích là tiêu diệt các tế bào ung thư bạch cầu trong máu và tủy xương. Điều này làm cho bệnh bạch cầu thuyên giảm.

Điều trị sau thuyên giảm: Đây là giai đoạn thứ hai của quá trình điều trị. Nó bắt đầu sau khi bệnh bạch cầu thuyên giảm. Mục tiêu của liệu pháp điều trị sau thuyên giảm là tiêu diệt bất kỳ tế bào bệnh bạch cầu nào còn sót lại có thể không hoạt động nhưng có thể bắt đầu tái phát và gây tái phát. Giai đoạn này còn được gọi là liệu pháp tiếp tục thuyên giảm.

Hóa trị liệu

Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, bằng cách giết chết tế bào hoặc ngăn chúng phân chia. Khi hóa trị liệu được thực hiện bằng đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch hoặc cơ, thuốc sẽ đi vào máu và có thể tiếp cận các tế bào ung thư trên khắp cơ thể (hóa trị toàn thân). Khi thuốc hóa trị được đặt trực tiếp vào dịch não tủy (hóa trị trong tủy), một cơ quan, hoặc một khoang cơ thể như bụng, thuốc chủ yếu ảnh hưởng đến tế bào ung thư ở những khu vực đó (hóa trị vùng). Hóa trị trong da có thể được sử dụng để điều trị AML ở người lớn đã di căn đến não và tủy sống. Hóa trị kết hợp là điều trị sử dụng nhiều hơn một loại thuốc chống ung thư.

Cách thức hóa trị được thực hiện phụ thuộc vào loại phụ của AML đang được điều trị và liệu các tế bào bệnh bạch cầu đã di căn đến não và tủy sống hay chưa.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại bức xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phát triển. Có hai loại xạ trị:

Xạ trị bên ngoài sử dụng một máy bên ngoài cơ thể để gửi bức xạ về phía ung thư.

Xạ trị bên trong sử dụng một chất phóng xạ được niêm phong trong kim tiêm, hạt giống, dây điện hoặc ống thông được đặt trực tiếp vào hoặc gần khối ung thư.

Cách thức xạ trị phụ thuộc vào loại ung thư đang được điều trị và liệu các tế bào ung thư bạch cầu đã di căn đến não và tủy sống hay chưa. Xạ trị bên ngoài được sử dụng để điều trị AML ở người lớn.

Cấy ghép tế bào gốc

Ghép tế bào gốc là một phương pháp hóa trị và thay thế các tế bào tạo máu bất thường hoặc bị phá hủy bởi phương pháp điều trị ung thư. Tế bào gốc (tế bào máu chưa trưởng thành) được lấy ra từ máu hoặc tủy xương của bệnh nhân hoặc người hiến tặng và được đông lạnh và lưu trữ. Sau khi kết thúc quá trình hóa trị, các tế bào gốc được lưu trữ sẽ được rã đông và được truyền lại cho bệnh nhân. Các tế bào gốc được tái sử dụng này sẽ phát triển thành (và phục hồi) các tế bào máu của cơ thể.

Điều trị bằng thuốc khác

Arsenic trioxide và all-trans retinoic acid (ATRA) là những loại thuốc chống ung thư có tác dụng tiêu diệt tế bào bệnh bạch cầu, ngăn tế bào bệnh bạch cầu phân chia hoặc giúp tế bào bệnh bạch cầu trưởng thành thành tế bào bạch cầu. Những loại thuốc này được sử dụng trong điều trị một loại phụ của AML được gọi là bệnh bạch cầu nguyên bào cấp tính.

Phần tóm tắt này mô tả các phương pháp điều trị đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng. Nó có thể không đề cập đến tất cả các điều trị mới đang được nghiên cứu.

Liệu pháp nhắm mục tiêu

Liệu pháp nhắm mục tiêu là một loại điều trị sử dụng thuốc hoặc các chất khác để xác định và tấn công các tế bào ung thư cụ thể mà không gây hại cho các tế bào bình thường. Liệu pháp kháng thể đơn dòng là một loại liệu pháp nhắm mục tiêu đang được nghiên cứu trong điều trị AML ở người lớn.

Liệu pháp kháng thể đơn dòng là phương pháp điều trị ung thư sử dụng các kháng thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm từ một loại tế bào của hệ thống miễn dịch. Các kháng thể này có thể xác định các chất trên tế bào ung thư hoặc các chất bình thường có thể giúp tế bào ung thư phát triển. Các kháng thể gắn vào các chất này và tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của chúng hoặc ngăn chúng lây lan. Kháng thể đơn dòng được đưa ra bằng cách tiêm truyền. Chúng có thể được sử dụng một mình hoặc để mang thuốc, chất độc hoặc chất phóng xạ trực tiếp đến các tế bào ung thư.

Đối với một số bệnh nhân, tham gia thử nghiệm lâm sàng có thể là lựa chọn điều trị tốt nhất. Thử nghiệm lâm sàng là một phần của quá trình nghiên cứu ung thư. Các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện để tìm hiểu xem liệu phương pháp điều trị ung thư mới có an toàn và hiệu quả hay tốt hơn phương pháp điều trị tiêu chuẩn hay không.

Nhiều phương pháp điều trị ung thư tiêu chuẩn hiện nay dựa trên các thử nghiệm lâm sàng trước đó. Bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng có thể nhận được phương pháp điều trị tiêu chuẩn hoặc nằm trong số những người đầu tiên được điều trị mới.

Những bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng cũng giúp cải thiện cách điều trị ung thư trong tương lai. Ngay cả khi các thử nghiệm lâm sàng không dẫn đến các phương pháp điều trị mới hiệu quả, chúng thường trả lời các câu hỏi quan trọng và giúp thúc đẩy nghiên cứu về phía trước.

Một số thử nghiệm lâm sàng chỉ bao gồm những bệnh nhân chưa được điều trị. Các thử nghiệm khác kiểm tra phương pháp điều trị cho những bệnh nhân mà bệnh ung thư không thuyên giảm. Ngoài ra còn có các thử nghiệm lâm sàng thử nghiệm các phương pháp mới để ngăn chặn ung thư tái phát (tái phát) hoặc giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư.

Các thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước.

Một số xét nghiệm đã được thực hiện để chẩn đoán ung thư hoặc để tìm ra giai đoạn của ung thư có thể được lặp lại. Một số xét nghiệm sẽ được lặp lại để xem việc điều trị đang hoạt động tốt như thế nào. Các quyết định về việc tiếp tục, thay đổi hoặc ngừng điều trị có thể dựa trên kết quả của các xét nghiệm này.

Một số xét nghiệm sẽ tiếp tục được thực hiện theo thời gian sau khi điều trị kết thúc. Kết quả của các xét nghiệm này có thể cho biết tình trạng của bạn có thay đổi hay không hoặc ung thư có tái phát hay không. Những bài kiểm tra này đôi khi được gọi là kiểm tra theo dõi hoặc kiểm tra.

Các lựa chọn điều trị cho bệnh bạch cầu cấp dòng tủy ở người lớn

Điều trị tiêu chuẩn đối với bệnh bạch cầu cấp dòng tủy ở người lớn không được điều trị (AML) trong giai đoạn cảm ứng thuyên giảm phụ thuộc vào loại phụ của AML và có thể bao gồm những điều sau:

Hóa trị phối hợp.

Hóa trị liệu phối hợp liều cao.

Hóa trị liều thấp.

Hóa trị nội khoa.

Axit retinoic all-trans (ATRA) cộng với arsenic trioxide để điều trị bệnh bạch cầu cấp tính nguyên bào nuôi (APL).

ATRA cộng với hóa trị liệu kết hợp tiếp theo là arsenic trioxide để điều trị APL.

Điều trị AML ở người lớn trong giai đoạn thuyên giảm phụ thuộc vào loại phụ của AML và có thể bao gồm những điều sau:

Hóa trị phối hợp.

Hóa trị liều cao, có hoặc không có xạ trị, và cấy ghép tế bào gốc sử dụng tế bào gốc của bệnh nhân.

Hóa trị liều cao và cấy ghép tế bào gốc sử dụng tế bào gốc của người hiến tặng.

Một thử nghiệm lâm sàng về arsenic trioxide.

Không có điều trị tiêu chuẩn cho AML người lớn tái phát. Việc điều trị phụ thuộc vào loại phụ của AML và có thể bao gồm những điều sau:

Hóa trị phối hợp.

Liệu pháp nhắm mục tiêu với kháng thể đơn dòng.

Cấy ghép tế bào gốc

Liệu pháp arsenic trioxide.

Một thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp trioxide asen sau đó là cấy ghép tế bào gốc.

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Khai Báo Y Tế Online Dành Cho Người Bệnh, Người Nhà Người Bệnh Khi Đến Bệnh Viện K trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!