Xem Nhiều 5/2023 #️ Khám Sức Khỏe Xuất Cảnh Mỹ – Kinh Nghiệm Thực Tế Tại Bệnh Viện Chợ Rẫy # Top 14 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 5/2023 # Khám Sức Khỏe Xuất Cảnh Mỹ – Kinh Nghiệm Thực Tế Tại Bệnh Viện Chợ Rẫy # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Sức Khỏe Xuất Cảnh Mỹ – Kinh Nghiệm Thực Tế Tại Bệnh Viện Chợ Rẫy mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khám sức khỏe xuất cảnh Mỹ – Kinh nghiệm thực tế tại bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh, Việt Nam (vào cổng số 3 đường Thuận Kiều). Liên hệ : ‭028 38565703‬ Hôm nay gia đình em (3 người lớn + 1 trẻ 12 tuổi) khám sức khoẻ tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả đương đơn chính bị thử đàm do có sẹo 20 năm ở phổi (em đã lường trước) phải ở lại VN thêm 2 tháng. Em xin phép được viết bài chia sẻ như sau:

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị cho buổi khám sức khoẻ: Passport gốc + photo của từng thành viên Thư mời phỏng vấn 2 bản (họ sẽ đóng mộc 1 bản để mang đi phỏng vấn, IOM thì không có đóng). Phiếu chích ngừa (nếu có) Thông tin của từng đương đơn + địa chỉ bên Mỹ Lệ phí: Chợ Rẫy chỉ nhận VND, IOM nhận cả USD và VND Trẻ em 2-15 tuổi: 210$= 4.910.000VND Trẻ em < 2 tuổi: 145$= 3.930.000VND Nhà em số thứ tự gần cuối 95-98 nên bắt đầu khám lúc 9 giờ, hoàn tất là 11 giờ. Do nhà em tới hơi sớm nên phải đợi một lúc, nhưng từ lúc vô khám là khám liên tục rất nhanh, không ngắt quãng lúc nào. Chợ Rẫy đông hơn IOM, nên đôi lúc có hơi ồn ào, nhưng mọi thứ rất sạch sẽ và trình tự, các bác sĩ và nhân viên có thái độ rất lịch sự (và thậm chí hài hước). Nên em khuyến khích mọi người có ai có vấn đề về phổi, hoặc IOM kín lịch thì cứ khám Chợ Rẫy, không sao cả.

Một số lưu ý: Luôn cầm passport trên tay. Mặc trang phục gọn nhẹ (không mặc áo khoác). Bỏ hết tất cả nữ trang, trang sức ở nhà. Nữ tóc buộc cao không che cổ. Bảo quản tư trang cá nhân do bên trong đó khá đông. Mang theo bút viết cá nhân. Khai đúng sự thật ở trang khai thông tin cá nhân ‼️ (lý do vì sao thì em sẽ giải thích ở dưới). Ai là NBL? Gia đình sống ở đâu? Có phẫu thuật hay từng nằm viện chưa? Sanh con đẻ mổ hay đẻ thường? Nên nhớ địa chỉ của NBL để điền form. Sau đó những người lớn tuổi sẽ được đo huyết áp. Kế đến là bàn đóng lệ phí, mọi người kiểm tra biên lai thật kỹ ạ.

Bắt đầu một quá trình khám liên tục, nhanh gọn lẹ, tổng khoảng 1-1.5 giờ: Tháo hết giày dép và vớ để bác sĩ đo chiều cao. Nữ tóc buộc cao theo hình mẫu của bệnh viện. Nam cởi áo để chụp X-quang, nữ vào phòng thay áo choàng. Sau đó sẽ được gọi tên và được chụp, quá trình này rất nhanh. Riêng em chụp xong thì 5 phút sau bị gọi lại chụp lần 2, nhưng may mắn không sao. Kế đến sẽ có nhân viên đọc tên, trình passport và nhận lọ đựng nước tiểu. Mọi người lấy xong rồi báo nhân viên, sau đó đặt vào khay. Nhịn tiểu 1 tiếng trước khi lấy nước tiểu. Cũng trong phòng đó, mọi người ký tên và đợi lấy máu. Em là người rất sợ kim tiêm nhưng họ lấy rất nhẹ và êm. Nhà em mỗi người chỉ được phát 1 lọ máu nên rất nhanh. Riêng có những người khác bị tiền sử bệnh nên phải lấy tận mấy lọ máu. Sau đó cả nhà cầm passport và phiếu sức khoẻ lên tầng 2 (xem số phòng khám của mình) để bác sĩ khám tổng quát trực tiếp. Đây là khâu quan trọng nhất, mọi người lưu ý giúp em ‼️, tất cả đương đơn đều khám giống nhau, nhưng em sẽ mô tả đương đơn chính vì người này bị vấn đề: Bác sĩ nữ khám cả gia đình em, từng đương đơn cầm passport đợi gọi tên rồi đứng vào 1 cái màn đối diện với bác sĩ. Lúc này bác sĩ sẽ mở hình phổi lên. Đương đơn chính có sẹo 20 năm nay nhưng khai dối là không bị gì nên bác sĩ xoáy sâu vào vấn đề phổi, hỏi những câu như sau: Có hút thuốc không?  Bỏ 20 năm nay Đã từng điều trị laophổi chưa? _ Ba em giấu bảo không bị. Đã từng phải uống thuốc 3-6 tháng gì chưa? _ Ba em giấu bảo không. Nếu không nằm viện vậy có đi khám bác sĩ tư gì không? _ Ba em bảo sức khoẻ tốt bình thường (sự thật là hiện tại rất tốt, đi khám tư bên ngoài ai cũng bảo phổi khoẻ mạnh).

Mọi người có sao cứ khai vậy, phổi có sẹo là bác sĩ nhìn vào biết ngay, không giấu được họ. Sau đó cởi áo + cởi quần (được mặc đồ lót) xoay 1 vòng cho họ xem có hình xăm + mổ xẻ gì không, chừng vài giây rồi được mặc đồ lại. Nữ bác sĩ rất thân thiện, hỏi thăm rất tận tình. Sau đó riêng em được đi kiểm tra thị lực, mà em cận nặng quá tháo kính ra em không nhìn thấy gì, họ phải lắp kính đo độ cho em. Nhà có bé 12 tuổi nhưng không chụp X quang nên phải rút máu thử nghiệm lao tiềm ẩn. Mọi người lưu ý nên cho bé ăn sáng đầy đủ và tẩm bổ trước và sau khi khám. Bé nhà em đã xỉu ngay khi vừa rút 2 ống máu luôn . Cuối cùng là đăng ký gửi kết quả qua bưu điện bằng EMS. Những ai thử đàm thì phong bì màu xanh sẽ được gửi thẳng đến Đại sứ quán.

Lưu ý: bên IOM phải tự đi lấy kết quả, không có dịch vụ chuyển phát. Cá nhân em nhận xét như sau: Những ai có vấn đề về phổi cứ đăng ký khám Chợ Rẫy. Quá trình khám sức khoẻ rất nhanh vì nó diễn ra liên tục, không ngắt quãng. Mọi người đừng lo lắng chờ đợi lâu hay gì vì tâm lý lúc đó căng như dây đàn, thấy thời gian trôi qua nhanh lắm. Nhân viên và bác sĩ rất lịch sự, dễ thương, thân thiện. Môi trường rất sạch sẽ, dù đôi khi có hơi ồn ào và hơi chật. Nếu thử đàm, họ sẽ báo ngay lúc đó, hoặc trong ngày, trễ nhất là 1 ngày sau khám.

MỘT SỐ LƯU Ý: Nên khai trung thực trong tờ khai thông tin cá nhân + khi bác sĩ khám riêng. Ăn sáng bình thường, trừ những người trên 60t hoặc mắc những bệnh về tim mạch, tiểu đường, thận, gan,… Phổi có sẹo dù khoẻ cỡ nào cũng 90% thử đàm. Vấn đề nhạy cảm: mọi người đừng tin vào những đường dây bảo là lo lót sẽ không thử đàm  em nắm được giá luôn là $2000 nhưng quá trình khám diễn ra rất công khai và minh bạch, nên hoàn toàn không can thiệp được. Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã có cảnh báo về vấn đề này trên trang web chính thức.

Chúc tất cả mọi người khám sức khoẻ may mắn và thành công .

Quy Trình Khám Sức Khỏe Xuất Cảnh

Vì sao phải khám sức khỏe khi xuất cảnh

Khám sức khỏe xuất cảnh là một trong những yếu tố quan trọng có tầm ảnh hưởng đến việc xin visa của người đi xuất cảnh.

Lý do bắt buộc phải khám sức khỏe :

Để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Đảm bảo người từ nước khác không mang mầm mống bệnh lây nhiễm cho công dân nước họ.

Bảo đảm không gây thêm gánh nặng cho chính phủ.

Thời tiết khí hậu và môi trường sống ở các quốc gia khác tương đối khác biệt so với Việt Nam. Do đó người đi xuất cảnh cần phải chuẩn bị sức khỏe tốt. Và cần hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình thế nào để có giải pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới.

Lưu ý quan trọng là chỉ các đơn vị khám sức khoẻ do Lãnh sự quán Mỹ chỉ định (panel doctors ) mới có thể tiến hành thủ tục khám sức khỏe xuất cảnh. Đơn vị này là Bệnh Viện Chợ Rẫy.

Quy trình khám sức khỏe xuất cảnh tại Bệnh Viện Chợ Rẫy

Giấy tờ cần chuẩn bị khi khám sức khỏe xuất cảnh:

Hộ chiếu bản chính và bản photo.

Thư mời phỏng vấn (02 bản).

04 tấm hình 3,5cm x 4,5cm chụp thẳng, nền trắng.

Địa chỉ dự tính lưu trú ở quốc gia sẽ đến.

Hồ sơ sức khỏe (nếu có): sổ khám bệnh, phiếu chích ngừa, giấy ra viện, toa thuốc đang sử dụng, phim CT, X Quang để thuận tiện cho Bác sĩ tham khảo.

American Plus Group

Tư vấn Mua bán nhà bên Mỹ & Định cư Mỹ – Canada – Châu Âu

Liên hệ: Tầng 18.09, Tòa nhà OT2 – Sài Gòn Royal, 34 – 35 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4

Hotline: 091 390 4477 – 094 806 4444

Fanpage: facebook.com/muanhamy.vn

Like this:

Like

Loading…

Related

Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Động Kinh Tại Bệnh Viện Chợ Rẫy

Động kinh là một trong các bệnh mạn tính thường gặp của hệ thần kinh trung ương; xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và chủng tộc, các quốc gia và ở cả hai giới. Bệnh có thể gây ra những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, thể chất và tâm lý.

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH

1. ĐẠI CƯƠNG

Động kinh là một trong các bệnh mạn tính thường gặp của hệ thần kinh trung ương; xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và chủng tộc, các quốc gia và ở cả hai giới. Bệnh có thể gây ra những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, thể chất và tâm lý.

1.1. Định nghĩa:

Động kinh là một bệnh lý đặc trưng bởi những cơn co giật lặp đi lặp lại mà không có yếu tố thúc đẩy.

1.2. Nguyên nhân:

Tất cả các nguyên nhân làm thay đổi cấu trúc (đại thể, vi thể) và chức năng tế bào thần kinh đều có thể gây động kinh.

Bảng 1: Các bệnh lý thuộc cấu trúc não gây động kinh

1.3. Phân loại: Theo ILAE ( International League Against Epilepsy) 1.3.1. Phân loại động kinh: Bảng 2: Phân loại cơn động kinh_

Động kinh cục bộ: Động kinh cục bộ phức tạp Động kinh cục bộ đơn giản -Vận động -Cảm giác -Thực vật -Tâm thần Cơn toàn thể hoá thứ phátCơn toàn thể: Cơn co cứng – co giật (nguyên phát) Cơn vắng ý thức Cơn giật cơ Cơn co giật Cơn co cứng Cơn mất trương lực Cơn vắng ý thức không điển hình Cơn co thắt trẻ thơ

1.3.2. Phân loại hội chứng động kinh: 2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN 2.1 Lâm sàng:

* Động kinh cục bộ phức tạp: (Động kinh thái dương)

Gồm các cơn có thay đổi hành vi, có kèm theo các ảo giác giác quan; Các cơn đau bụng, đau ngực, các cơn ảo giác thị giác, thính giác…

Bệnh nhân thường ngưng hoạt động khi có cơn hoặc có các hành vi bất thường có tính định hình.

* Động kinh cục bộ vận động:

Cơn khởi đầu ở một vùng cơ thể, với tình trạng co cứng và co giật, sau đó lan ra toàn thân theo một đạo trình nhất định, bệnh nhân mất ý thức khi cơn lan toàn thân. Sau cơn có thể có triệu chứng yếu liệt thoáng qua một vùng cơ thể, thường là vùng khởi đầu co giật (Liệt Todd).

Tổn thương gây cơn cục bộ vận động thường ở vùng vận động (vùng 4).

* Động kinh cục bộ cảm giác:

Bệnh nhân có cảm giác dị cảm xuất hiện tại một vùng cơ thể, sau đó lan toàn thân như động kinh vận động, sau cơn có thể kèm theo cơn cục bộ vận động.

Tổn thương ở vùng đính.

* Động kinh cục bộ giác quan:

Bệnh nhân có các cơn ảo giác đơn giản hay phức tạp xuất hiện và chấm dứt đột ngột.

Ao thị: Các điểm chói sáng trong thị trường.

Ao thính: Tiếng nói, tiếng nhạc, tiếng ồn…

Ao khứu: Có mùi khó chịu.

Tiền đình: Các cơn chóng mặt thoáng qua.

Các cơn giác quan có thể là tiền triệu của cơn động kinh thái dương.

* Cơn co cứng – co giật:

Còn được gọi là cơn lớn (Grand Mal), gồm cơn co cứng và co giật.

Giai đoạn co cứng: Co cứng cơ toàn thân, mất ý thức, té (chấn thương). Kéo dài 20-30 giây. Trong cơn bệnh nhân ngưng thở nên có tình trạng tím tái.

Giai đoạn co giật: Giật cơ toàn thân với cường độ và tần số tăng dần, sau đó giảm. Kéo dài khoảng 60 giây.

Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân hôn mê, dãn cơ toàn thân (tiểu dầm), sau đó tỉnh với trạng thái hoàng hôn sau cơn.

* Cơn vắng ý thức:

Thường gặp ở trẻ gái, lứa tuổi từ 8-12, cơn ngắn vài giây, đứa trẻ tự nhiên ngưng hoạt động, mắt chớp nhẹ và có thể có các vận động tự động không chính xác.

Sau cơn bé tỉnh ngay nhưng không nhớ gì lúc xảy ra cơn.

Biểu hiện EEG của cơn vắng ý thức là phức hợp gai sóng tần số 3 c/s rất đối xứng.

* Cơn giật cơ:

Cơn rất ngắn: Đứa trẻ bị giật cơ toàn thân giống như giật mình, thường bị ở hai tay làm rớt đồ vật, nếu bị ở chân có thể bị khụy xuống nhưng thường không bị té.

Có thể một hay nhiều cơn liên tiếp nhau và được so sánh như một đơn vị của động kinh cơn lớn.

* Cơn co giật:

Hiếm gặp. Cơn với triệu chứng giật cơ toàn thân giống như giai đoạn co giật của cơn co cứng – co giật. Bệnh nhân bị té nhưng có thể không mất ý thức sau cơn hoặc mất ý thức rất ngắn.

* Cơn co cứng:

Cơn rất ngắn dưới 10 giây. Trẻ gồng cứng cơ toàn thân và mất ý thức. Trong cơn thường bị té gây chấn thương, có thể có rối loạn cơ vòng. Sau cơn thường có rối loạn ý thức.

* Cơn mất trương lực:

Trẻ bị mất trương lực cơ toàn thân trong vài giây. Nếu đang đi trẻ thường bị té gây chấn thương; nếu đang ngồi trên ghế trẻ có thể bị tuột xuống đất.

Cơn kéo dài vài giây và ít khi ảnh hưởng đến tri giác. Tuy nhiên đứa trẻ thường có các chấn thương trên đầu do té và số lượng cơn có thể tới cả chục cơn mỗi ngày.

* Cơn vắng ý thức không điển hình:

Gần giống với cơn vắng ý thức nhưng không có biểu hiện đặc trưng của EEG.

Trong cơn thường có hiện tượng tăng trương lực cơ. Cơn thường khởi phát và thoái lui từ từ, chứ không đột ngột như cơn vắng điển hình.

Biểu hiện EEG là các phức hợp gai sóng có tần số dưới 2.5 c/s, có thể không đối xứng.

* Cơn co thắt trẻ thơ:

Xảy ra ở trẻ nhỏ, với biểu hiện gập người về phía trước, duỗi hai tay, giống kiểu chào của người Hồi giáo hoặc kiểu dao nhíp.

2.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng: Có hai nhóm xét nghiệm cận lâm sàng:

2.2.1. Cận lâm sàng để chẩn đoán động kinh: EEG

Là xét nghiệm rất cơ bản trong động kinh. Tuy nhiên cần đánh giá EEG dựa trên các dữ kiện lâm sàng.

Biểu hiện động kinh là các gai, hoặc phức hợp gai – sóng xuất hiện lan toả hay cục bộ. Cần chú ý EEG có thể bình thường trong một số trường hợp, do đó có thể phải đo nhiều lần hay trong giấc ngủ, nhất là các trường hợp động kinh trẻ em.

2.2.2. Các cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân: Xquang sọ, xét nghiệm dịch não tủy, CT scan, MRI …

* Các xét nghiệm hình ảnh học (CT scan, MRI.) là các xét nghiệm cần thiết đối với tất cả các trường hợp sau:

*Cơn khởi phát ở tuổi nhũ nhi.

*Cơn khởi phát sau 20 tuổi.

*Cơn toàn thể không đáp ứng với điều trị.

*Có dấu hiệu định vị.

* Chỉ định đặc biệt của MRI:

*Cơn cục bộ phức tạp mà CT scan âm tính hay không rõ.

* Các cơn co giật với triệu chứng định vị rõ mà CT scan âm tính hay không rõ.

*Đánh giá trước phẫu thuật.

3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Chẩn đoán động kinh:

Chẩn đoán động kinh đòi hỏi sự xuất hiện của ít nhất 02 cơn động kinh không có yếu tố thúc đẩy cách nhau 24 giờ.

Một số trường hợp có thể chẩn đoán động kinh khi chỉ có một cơn động kinh không có yếu tố thúc đẩy kèm với một bản ghi điện não có phóng điện ngoài cơn.

3.2. Chẩn đoán phân biệt:

Nhiều tình huống lâm sàng phải được phân biệt với co giật do động kinh.

Những hiện tượng kịch phát không do động kinh có thể bị nhầm với động kinh khác nhau đáng kể theo từng nhóm tuổi.

Bảng 4: Giả động kinh – Các rối loạn kịch phát không do động kinh

Ở trẻ vị thành niên và thanh niên, có thể phân loại những chẩn đoán này thành 6 nhóm lớn:

* Ngất

* Rối loạn tâm lý

* Rối loạn giấc ngủ

* Rối loạn vận động kịch phát

* Migraine

* Những bệnh lý thần kinh khác

Thường xảy ra ở những người lớn tuổi là các tình huống:

* Cơn thiếu máu não thoáng qua

* Chứng quên toàn thể thoáng qua

* Té xỉu (drop attacks)

4. ĐIỀU TRỊ 4.1. Mục tiêu điều trị:

* Kiểm soát cơn động kinh

* Hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc

* Đảm bảo chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân

4.2. Thời gian điều trị:

* Hai năm sau khi hết cơn với các động kinh không có tổn thương.

* Năm năm sau khi hết cơn với các động kinh có tổn thương.

Tuy nhiên các khuyến cáo hiện nay cho rằng thời gian điều trị tối thiểu là ba năm. Một số trường hợp phải phối hợp với điều trị ngoại khoa (U, Dị dạng mạch máu não …)

4.3. Nguyên tắc điều trị động kinh:

4.3.1. Phối hợp tốt: Thầy thuốc – Bệnh nhân – Gia đình.

4.3.2. Chọn một thuốc tối ưu cho từng trường hợp cụ thể.

4.3.3. Tăng liều từ từ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả.

4.3.4. Nắm vững tác dụng phụ của thuốc và thời gian ổn định nồng độ.

4.3.5. Không ngưng thuốc đột ngột.

4.3.6. Theo dõi chủ yếu là lâm sàng.

4.3.7. Trong trường hợp điều trị thất bại, cần kiểm tra:

* Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

* Các biến chứng về thần kinh – tâm thần.

* Chẩn đoán ban đầu.

* Khả năng tiến triển của bệnh.

* Kiểm tra lại CT, MRI.

4.4. Khi nào cần điều trị:

* Nếu chỉ có một cơn: theo dõi nếu lâm sàng và EEG bình thường.

* Nếu trong 12 tháng có từ hai cơn trở lên: đđiều trị ngay.

* Hiện nay một số tác giả cho rằng có thể điều trị ngay cơn đầu tiên nếu chắc chắn là động kinh.

4.5. Bảng phân loại các loại thuốc chống động kinh: 4.6. Điều trị thuốc:

Việc chọn lựa thuốc chống động kinh dựa trên: Hiệu quả của thuốc đối với từng cơn động kinh hay từng hội chứng động kinh cụ thể, dược động học, tác dụng phụ, khoảng cách giữa các liều và giá cả.

Bảng 4: Chọn thuốc theo phân loại cơn động kinh

Bảng5:Hướng dẫn sử dụng đối với một số thuốc chống động kinh thông thường:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Nam (2005). “Các thuốc điều trị động kinh”. Trong: Chẩn đoán và điều trị động kinh, Vũ Anh Nhị, ấn bản lần 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản đại học quốc gia, tr.119-136.

2. Vũ Anh Nhị (2005). “Điều trị động kinh”. Trong: Chẩn đoán và điều trị động kinh, ấn bản lần 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, tr.83-117

3. Lê Văn Tuấn (2005). “Dịch tễ học động kinh”. Trong: Chẩn đoán và điều trị động kinh, Vũ Anh Nhị, ấn bản lần 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, tr.171-183.

4. Daniel HL (2010). “Seizures and epilepsy”. In: Harrison’s Neurology in Clinical Medicine, Stephen L. Hausser, second edition, Mc Graw Hill, pp.222-245.

5. Fisher RS, Van Emde Boas W, Blum W, et al (2005). “Epileptic seizures and epilepsy: definitions proposed by the International League Against Epilepsy (ILAE) and the International Bureau for Epilepsy (IBE)”. Epilepsia 46(4), pp.470-472.

6. Steven CS (2013). “Overview of the management of epilepsy in adults”. Uptodate 21.2

Hướng Dẫn Khám Bệnh Tại Bệnh Viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập từ năm 1900 với tên chính thức tiếng Pháp là “Hôpital Municipal de Cholon” (Bệnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên khu đất có diện tích trên 50.000 m², vốn là chợ mua bán của người Hoa trước đây có tên là chợ Rẫy. Người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.

Các chuyên khoa của bệnh viện

Thế mạnh của bệnh viện là chuyên điều trị các bệnh nặng, rất nặng về gan, thận, tim,… những bệnh mà các bệnh viện tuyến tỉnh không xử lý được.

Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa như: Phẫu thuật – gây mê hồi sức; Ngoại Tiêu hóa ; Gan Mật Tụy; Chấn thương chỉnh hình; Tai Mũi họng; Tạo hình thẩm mỹ; Mắt; Thận nhân tạo …

Bệnh viện còn có 5 trung tâm: Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy; Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy; Trung tâm Tim mạch; Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến; Trung tâm Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng thuốc có hại của thuốc khu vực TP. HCM.

– Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, 12, Quận 5, Hồ Chí Minh (Đi vào cổng đường Thuận Kiều)

– Lịch khám bệnh tại Bệnh viện Chợ rẫy:

Thứ Hai – Thứ Sáu: 7 giờ sáng – 4 giờ chiều (không nghỉ trưa)

Thứ Bảy: 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa

1. Với người bệnh khám không có bảo hiểm y tế

Bạn đăng ký khám sức khỏe để xuất cảnh theo 3 cách sau:

Cách 1: Đăng ký trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận khoa Khám Xuất Cảnh

Cách 2: Đăng ký qua email theo địa chỉ smtcrh@gmail.com

Cách 3: Liên hệ Đăng ký qua điện thoại số: (84) 3 8565703 hoặc (84) 3 8554137 (số nội bộ 1165)

Giờ khám xuất cảnh: từ thứ 2 đến thứ 6 (nghỉ thứ 7, Chủ nhật, Lễ, Tết)

Kiểm tra sức khỏe cho người xin nhập cư vào Hoa Kỳ là một yêu cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Khi khám sức khỏe xuất cảnh, người khám cần mang theo:

– Thư mời phỏng vấn (2 bản) – Hộ chiếu chính và 1 bản photo. – Tất cả các hồ sơ sức khỏe trước đây (nếu có) bao gồm: giấy ra viện, giấy phẫu thuật, đơn thuốc, sổ chích ngừa…

Phí kiểm tra sức khỏe được thu bằng tiền đồng Việt Nam: + Người lớn: 5.610.000 đồng (# 240 USD) + Trẻ em 2-14 tuổi: 4.910.000 đồng (# 210 USD) + Trẻ em < 2 tuổi: 3.390.000 đồng (# 132 USD)

Trẻ em 2-14 tuổi: Sổ chích ngừa của trẻ cần được mang theo khi đến khám sức khỏe.

Phụ nữ đã có con: cần cung cấp ngày tháng năm sinh các con.

Người khám sẽ được được yêu cầu cung cấp Số điện thoại, Địa chỉ đang cư trú ở Việt Nam và Địa chỉ dự định cư trú ở Hoa Kỳ, Email người bảo lãnh.

Sau khi hoàn thành kiểm tra sức khỏe, người khám chích ngừa theo chỉ định của bác sĩ. Địa điểm: Trung Tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế, 40 Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TPHCM, số điện thoại đăng ký (028) 1080. Sau khi chích ngừa, gửi phiếu màu vàng cho khoa Khám xuất cảnh để hoàn thành hồ sơ.

Sau khi khoa Khám xuất cảnh đã nhận phiếu chích ngừa, hồ sơ sức khỏe bình thường bệnh viện sẽ giao hồ sơ trong vòng 2 ngày làm việc qua bưu điện tại địa chỉ đã đăng ký (+ 1 ngày cho khách ở TP Hồ Chí Minh và + 2 ngày cho khách ở các huyện Củ Chi, Cần Giờ và các tỉnh thành khác)(Người đi khám không đeo nữ trang quý, mang nhiều tiền hay đồ đạc quý giá, các chất chứa cồn, vũ khí, các chất dễ cháy nổ, dao và vật sắc nhọn).

Bạn đang xem bài viết Khám Sức Khỏe Xuất Cảnh Mỹ – Kinh Nghiệm Thực Tế Tại Bệnh Viện Chợ Rẫy trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!