Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Và Điều Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Ở Đâu? mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với tình trạng hiện nay, khi căn bệnh giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng trở nên phổ biến trong dân số và tấn công vào cả giới trẻ thì việc điều trị giãn tĩnh mạch chân ở đâu để người bệnh có thể yên tâm đến khám chữa bệnh là rất cần thiết. Vậy, nên khám chữa trị giãn tĩnh mạch chân ở đâu uy tín và an toàn? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin bổ ích để có thể lựa chọn nơi tốt nhất cho bạn.
Một số địa chỉ khám, tư vấn, chữa trị giãn tĩnh mạch uy tín
Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn
Địa chỉ: 56A Nguyễn Thông, P.9,Q.3,Tp.HCM
Phòng khám có nhận đặt hẹn khám online tại website: chúng tôi và hotline số: 0987954545-0987950505.
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng,Phường 11, Quận 5, TPHCM
Bệnh Viện Nhân Dân 115, Tp.HCM
Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10, TP Hồ Chí Minh
Bệnh viện Lão khoa Trung ương:
Địa chỉ: Số 1A Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội
Bệnh Viện E, Hà nội
Địa chỉ: 89 Trần Cung – Phường Nghĩa Tân – Hà Nội, và 1 phòng khám trực thuộc bệnh viện tại Phan Huy Chú – Hà Nội
Vì sao bệnh nhân thường chọn đến khám tại Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn?
Nhiều bệnh nhân giãn tĩnh mạch rất chần chừ trong việc đi khám tại các bệnh viện vì cảm nhận được sự mệt mỏi trong quá trình chờ đợi. Họ đã chọn đến các Phòng khám Chuyên khoa tĩnh mạch. Và, Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn là một trong số ít các Phòng khám uy tín được nhiều người chọn lựa.
Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn là nơi chẩn đoán chính xác tình trạng và cấp độ bệnh. từ đó tư vấn cho người bệnh biết được hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh tuy có thể được chữa trị khỏi nhưng quá trình chẩn đoán đúng cấp độ bệnh và phát hiện ra bệnh rất quan trọng. Là phòng khám chuyên khoa về bệnh giãn tĩnh mạch, Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn là nơi tập trung các chuyên gia, các bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong việc khám chẩn đoán và tư vấn chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Rate this post
Cách Điều Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Hiệu Quả
► Điều trị bằng áp lực và vai trò của vớ y khoa
Điều trị bảo tồn nhằm cải thiện tình trạng bệnh bằng áp lực, tập thể dục và dùng thuốc. Điều trị bằng áp lực là nền tảng của phương pháp điều trị bảo tồn. Trong vài trường hợp cần phải băng ép khi mới bắt đầu điều trị để làm giảm phù chân. Cả hai phương pháp băng ép và mang vớ y khoa đều hỗ trợ chân và làm giảm đường kính tĩnh mạch, giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại, do đó phục hồi tác dụng của van “một chiều”, tức là ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân.
Vớ y khoa được dùng sau điều trị băng ép, hoặc dùng từ đầu để bó chân lại. Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa là đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.
► Điều trị phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch giãn, đồng thời bảo đảm tối đa tính thẩm mỹ. Phương pháp cột tĩnh mạch hiển cao gần chỗ nối mà không lấy bỏ tĩnh mạch hiển có thể có nguy cơ tái phát cao. Do đó điều trị triệt để là giải quyết tình trạng trào ngược cùng với lấy bỏ búi trĩ tĩnh mạch giãn. Các phương pháp điều trị tình trạng trào ngược van tĩnh mạch hiện nay bao gồm: mổ lấy đi các tĩnh mạch giãn bằng phương pháp stripping, đốt nhiệt cao tần, đốt laser nội mạch. Điều trị búi tĩnh mạch giãn bằng mổ bỏ tĩmh mạch giãn tại chỗ (phương pháp Muller), chích xơ tạo bọt (là tiêm vào lòng mạch các chất làm tổn thương nội mạc gây ra sự tắc mạch dần sau đó).
Sau phẫu thuật, người bệnh nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa để giúp bền vững thành mạch như: cam, quýt, bưởi. Bên cạnh đó việc nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống khoa học cũng là những tiền đề không thể bỏ qua. Đương nhiên, từ bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt đến việc lưu thông máu luôn là những việc làm mà người bệnh cần “khắc cốt ghi tâm” đầu tiên.
► Để hạn chế giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân cần lưu ý:
– Mang bít tất thun hoặc một loại băng thun có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn. – Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, hoặc đi giày cao gót. Khi nằm nên kê chân cao 10-15 cm.
– Tập hít thở sâu và làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng cách tập thể dục. – Không nên đứng gần nơi có nhiệt độ cao như bếp than, củi cháy to… Không sưởi chân, ngâm chân vào nước nóng (nước lạnh làm co tĩnh mạch, nóng làm giãn tĩnh mạch). – Nếu quá béo thì cần giảm trọng lượng. Ăn các thực phẩm giàu vitamin, dùng nhiều chất xơ để tránh táo bón.
4 Cách Điều Trị Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân Tốt Nhất
Do các triệu chứng của bệnh như tê mỏi, đau nhức chân, chuột rút,… rất giống với các bệnh thông thường hay chứng viêm khớp nên người bệnh giãn tĩnh mạch thường phát hiện bệnh trễ và rất khó khăn trong việc điều trị. Khi ấy các van tĩnh mạch ở chân đã bị suy, tổn thương và mất dần chức năng đưa máu về tim, đồng thời bệnh lý trở thành bệnh mạn tính. Để giúp bạn hiểu biết hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng trị, chúng tôi đã tổng hợp 4 cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tốt nhất trong bài viết bên dưới.
Trái nhàu đã được nghiên cứu về dược tính và công nhận là phương thuốc chữa giãn tĩnh mạch chân rất tốt. Trài nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia, được dùng trong nhiều bài thuốc nam, cho thấy tác dụng khả quan trong điều trị suy giãn tĩnh mạch trên nhiều trường hợp bệnh mạn tính. Tuy tác dụng của trái nhàu khá chậm nhưng nó không gây ra tác dụng phụ, giúp giảm các triệu chứng đau nhức, sưng phù mắt cá chân và bắp chân.
Dùng trái nhàu sắc thuốc là một cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tốt nhất bằng Đông y. Để chế biến thuốc, ta cắt mỏng trái nhàu rồi ngâm với đường theo tỷ lệ 9 phần nhàu 1 phần đường. Ngâm hỗn hợp này trong 3 tháng là có thể dùng được. Hãy kiền trì dùng thuốc 2-3 lần mỗi ngày với liều lượng 1 muỗng canh hòa nước ấm. Bạn sẽ cảm nhận bệnh thuyên giảm dần dần.
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân bằng vớ y khoa
Vớ y khoa còn gọi là tất tĩnh mạch là một phương pháp dùng tác động vật lý để điều chỉnh sự lưu thông máu qua tĩnh mạch và cơ chân, là một trong những cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân đầu tiên khi phát hiện bệnh. Vớ y khoa bó ép rất chặt ở hai chân và phải mang cả ngày nên khó tránh khỏi cảm giác khó chịu, đổ mồ hôi, ngứa da, hôi chân. Tuy nhiên, để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả thì phương pháp tác động từ bên ngoài là rất cần thiết, để bổ trợ cho tác động từ bên trong.
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân bằng phẫu thuật
Cách này sử dụng khi bệnh giãn tĩnh mạch chân đã rơi vào giai đoạn nặng, gây ra nhiều biến chứng như viêm loét, tắc mạch, nổi gân xanh tím, biến dạng vùng da chân. Khi ấy, các liệu pháp tự nhiên hay can thiệp từ bên ngoài không còn phát huy tác dụng.
hình thức phẫu thuật tiên tiến này dùng điều trị giãn tĩnh mạch nhỏ, bằng cách đưa một chùm tia laser mạnh vào tĩnh mạch giãn khiến nó mờ dần và biến mất.
Phẫu thuật tĩnh mạch nội soi: phương pháp “nặng đô” này chỉ sử dụng cho những trường hợp nặng có loét ở chân. Theo đó, bác sĩ sẽ luồn một camera nhỏ vào chân để quan sát và đóng kín các tĩnh mạch giãn. Kế đến, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ để loại bỏ các tĩnh mạch này.
một đoạn tĩnh mạch dài sẽ được lấy ra qua các đường rạch nhỏ. Việc này sẽ không ảnh hưởng đến tuần hoàn ở chân vì các tĩnh mạch nằm sâu đảm nhiệm phần lớn chức năng tuần hoàn máu.
Ngoài ra còn có biện pháp tiêm xơ và dùng thủ thuật catheter cũng rất hiệu quả. Theo đó, bác sĩ sẽ tiêm vào các tĩnh mạch giãn một thuốc gây xơ hóa tĩnh mạch để các tĩnh mạch được điều trị sẽ mờ dần sau một vài tuần điều trị. Với thủ thuật catheter, người ta luồn những dây catheter vào tĩnh mạch giãn và đốt nóng đầu dây để phá hủy và làm xẹp tĩnh mạch bị giãn.
Trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tốt nhất bằng thuốc
Dùng thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân tốt nhất là cách được nhiều người lựa chọn vì cho tác dụng nhanh chóng, giúp giảm các triệu chứng bệnh lý đáng kể và không gây đau như phương pháp phẫu thuật. Trong việc chọn thuốc điều trị, bạn nên lưu ý lựa chọn loại có các thành phần thảo dược tự nhiên và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, xem các tác dụng phụ nếu có. Tốt nhất nên tham vấn ý kiến bác sĩ để có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với tình trạng giãn tĩnh mạch hiện tại của bản thân.
Một gợi ý dành cho bạn là nhãn hiệu Legs Veins – thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân chiết xuất từ cây dẻ ngựa, hạt nho, mạch môn, bồ công anh. Trong Legs Veins có hạt dẻ ngựa – cây thuốc chứa aescin để hỗ trợ điều trị chứng giãn tĩnh mạch, ngoài ra sản phẩm còn tăng cường collagen cho thành tĩnh mạch chân để thành tĩnh mạch chân luôn được mạnh khỏe. Bên cạnh đó, Legs Veins còn có hạt nho chứa vitamin C làm bền thành tĩnh mạch, giúp máu lưu thông qua tĩnh mạch tốt hơn.
Các Cách Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả
Giãn tĩnh mạch chân được xem là một trong ba căn bệnh thời hiện đại bên cạnh bệnh đái tháo đường và cao huyết áp và thường gặp nhiều ở phụ nữ. Bệnh gây đau, nhức và mỏi ở chân. Một đôi chân với những tĩnh mạch xanh nổi to và chằng chịt dưới da là dấu hiệu của bệnh không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, khiến nhiều bệnh cảm thấy tự tin.
Giãn tĩnh mạch chân là gì?
Giãn tĩnh mạch chân là chỉ sự suy giảm chức năng của các van tĩnh mạch chi dưới ảnh hưởng đến việc đưa máu về tim, dẫn đến máu bị ứ đọng và làm các tĩnh mạch bị biến dạng, xoắn lại và nổi phồng lên dưới da gây nhức mỏi, phù chân hay chuột rút…
Các triệu chứng thường gặp khi bị giãn tĩnh mạch chân
Có thể quan sát thấy các tĩnh mạch xoắn lại và nổi rõ dưới chân, có thể có màu xanh hoặc tím.
Thường hay bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm.
Bàn chân và mắt cá chân bị sưng, phù nề.
Cảm giác nặng nề, khó chịu và đau đớn ở chân.
Da khô và mỏng hơn ở những vị trí các tĩnh mạch nổi lên, đôi khi gây ngứa, lở loét.
Hiện nay, bệnh suy giãn tĩnh mạch chưa có biện pháp điều trị triệt để, do đó chúng ta cần chú ý duy trì lối sống lành mạch, khoa học và kết hợp thêm một số phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà để cải thiện tình trạng và hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh trong tương lai.
Massage chân: giúp máu ở chân dễ dàng lưu thông, đặc biệt ở những nơi bị giãn tĩnh mạch. Thao tác cần phải nhẹ nhàng, tránh việc gây áp lực lên các tĩnh mạch lớn, trường hợp thấy khó chịu và đau đớn thì nên ngừng lại.
Tập các bài tập hỗ trợ tăng cường thể chất: rất hữu hiệu cho người bị giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu, nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa phải tránh gây áp lực lên chân sẽ làm bệnh nặng hơn. Một vài bài tập có hiệu quả như chạy bộ, yoga, căng cơ…
Thay đổi các thói quen xấu hàng ngày: không nên ngồi một chỗ hay đứng quá lâu, thường xuyên vận động, thay đổi tư thế để máu được lưu thông, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Đối với chị em nên hạn chế đi giày cao gót trong thời gian dài sẽ khiến máu dồn về các tĩnh mạch nhiều hơn, gây ứ đọng máu.
Giảm cân hiệu quả: cần chú ý duy trì cân nặng ở mức phù hợp để tránh gây áp lực lên các tĩnh mạch chi dưới. Bên cạnh đó, người bệnh cũng bên chọn những trang phục rộng rãi thoải mái để không ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị giãn tĩnh mạch
Ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin E và vitamin C như các loại trái cây tươi, dầu oliu, quả bơ… để thúc đẩy quá trình sản xuất collagen và elastin giúp các tĩnh mạch khỏe mạnh và săn chắc hơn.
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày vừa ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực cho các tĩnh mạch. Một vài thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, các loại đậu…
Hạn chế chất béo và các thực phẩm chứa nhiều đường: một trong những nguyên nhân bị giãn tĩnh mạch chân là do béo phì, do đó để có thể hạn chế và không làm bệnh trở nặng hơn, người bệnh cần chú ý giảm bớt lượng chất béo cũng như các thực phẩm nhiều đường trong bữa ăn hàng ngày và uống đủ nước.
Chú ý tăng cường những thực phẩm giàu kali như cá hồi, cá ngừ, hạnh nhân… vì chúng hạn chế tình trạng trữ nước trong cơ thể do đó có thể hạn chế bị bệnh.
Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá…
Sử dụng tất y khoa dành cho người bệnh: những người có công việc đặc thù phải đứng nhiều hay ngồi lâu một chỗ như giáo viên, bác sĩ phẫu thuật nên sử dụng tất ngăn giãn tĩnh mạch để giảm đau, sưng và khó chịu ở chân.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ: hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ trong việc ngăn ngừa và điều trị giãn tĩnh mạch chân. Điển hình trong đó là “bộ đôi hoàn hảo” kết hợp “trong uống ngoài thoa” Viên uống và kem thoa VASCOVEIN của công ty Dân Khang. Với 100% nguyên liệu từ thiên nhiên, được nhập khẩu từ nguồn dược liệu tốt nhất thế giới như chiết xuất hạt dẻ ngựa, hạt nho nhập khẩu từ Đức kết hợp với chiết xuất cây phỉ, qua quá trình nghiên cứu và cho kết quả lâm sàng hiệu quả rõ rệt sau một tháng sử dụng kết hợp với kem thoa tạo thành một giải pháp toàn diện.
Bệnh suy van tĩnh mạch có nguyên nhân từ đâu và cách điều trịBệnh suy tĩnh mạch là gì? Nó tác động như thế nào đến người bệnh?Top 5 loại thuốc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tốt nhất hiện nayViên uống Vascovein cho người suy giãn tĩnh mạch có tốt không?Suy giãn tĩnh mạch sâu là gì? và cách điều trị bệnh hiệu quả
Bạn đang xem bài viết Khám Và Điều Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Ở Đâu? trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!