Cập nhật thông tin chi tiết về Liên Tiếp Các Ca Tai Biến Thẩm Mỹ Do Tiêm Chất Làm Đầy Môi, Mắt mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương, chỉ trong vòng một tuần qua, tại bệnh viện đã tiếp nhận liên tiếp các trường hợp bệnh nhân ở Hà Nội đến khám và điều trị do tai biến sau khi đi làm đẹp tiêm các chất làm đầy mắt, mũi, môi.
Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sưng nề vùng mắt và môi do có dấu hiệu hoại tử vùng mũi vì tiêm chất làm đầy.
TS. BS Phạm Cao Kiêm Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng đang thăm khám cho bệnh nhân mũi sưng nề, có dấu hiệu hoại tử. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Theo dõi tổn thương trong 6 tháng
Thạc sỹ Vũ Thái Hà – Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, ngày 6/6, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân xuất hiện sưng nề nhiều vùng mắt và môi do tiêm chất làm đầy (filler) ở môi, mắt và thái dương tại một thẩm mỹ viện tại Hà Nội.
Bệnh nhân T.T.H (ở Hà Nội) đến Bệnh viện Da liễu Trung ương sau khi tiêm chất làm đầy (filler) ở môi, mắt và thái dương cách đó khoảng 10 ngày tại một thẩm mỹ viện tại Hà Nội.
Sau khi tiêm 4 ngày bệnh nhân thấy xuất hiện sưng nề nhiều vùng mắt và môi.
Bác sỹ Hà cho hay, qua thăm khám các bác sỹ nhận thấy bệnh nhân có những tổn thương sưng nề, căng bóng, sờ có khối chắc và vết rò ở môi trên và môi dưới, và chẩn đoán bệnh nhân gặp phải phản ứng u hạt sau tiêm filler.
Bên trong đôi môi nổi đầy u hạt của cô gái sau khi làm đẹp. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bệnh nhân được tiêm thuốc giải (hyaluronidase) và chống phù nề, giảm viêm… trong vòng khoảng 10-15 ngày, có thể điều trị tại nhà, không cần nhập viện theo dõi, tuy nhiên cần phải theo dõi lâu dài (trong vòng 6 tháng) sau khi điều trị hết các tổn thương.
Theo bác sỹ Hà, đây là biến chứng ít gặp sau tiêm chất làm đầy. Tuy nhiên, khi khách hàng được tiêm bằng các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc tại các cơ sở không đáng tin cậy hoặc không được cấp phép; người thực hiện thủ thuật không có chuyên môn thì tỷ lệ gặp các biến chứng này cũng tăng lên.
Có dấu hiệu hoại tử vùng mũi
Trước đó, vào ngày 3/6, tại Bệnh viện cũng tiếp nhận một bệnh nhân xuất hiện sưng nề, đỏ, đau, có dịch chảy và có dấu hiệu hoại tử nhiều vùng mũi do tiêm chất làm đầy (filler) ở mũi tại một thẩm mỹ viện tại Hà Nội.
Bệnh nhân tên Đ.T.M , 23 tuổi đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám và được các bác sỹ chỉ định cho nhập viện.
Qua khai thác bệnh sử, được biết trước đó 5 ngày, bệnh nhân có tiêm chất làm đầy tại một cơ sở làm đẹp ở quận Đống Đa, Hà Nội.
Sau tiêm 1 ngày, bệnh nhân thấy mũi đỏ, đau, tiết dịch ở da. Bệnh nhân quay lại cơ sở này thì được tiêm Hyalurolidase để giải filler. Sau mũi tiêm này, mũi bệnh nhân giảm màu đỏ nhưng mũi vẫn sưng nề, tiết dịch, hình thành nhiều ổ mủ trên mũi.
Sau khi thăm khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, bác sỹ nhận thấy toàn bộ tháp mũi bệnh nhân sưng nề, nhiều ổ mủ lan rộng đỉnh mũi và sống mũi, sống mũi đỏ, tiết dịch.
Bác sỹ Phạm Cao Kiêm – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho hay, với trường hợp bệnh nhân này rất khó tiên lượng bởi chất làm đầy này đã xâm nhập vào mạch máu, gây phá hủy tế bào nên việc phục hồi lại hình ảnh mũi như lúc chưa tiêm sẽ rất khó khăn.
Nguyên nhân là do biến chứng sau tiêm filler, thường gặp nhất là tắc mạch, chèn ép mạch hoặc cả hai gây hoại tử ở vùng nó nuôi dưỡng. Tắc mạch nuôi cằm, mũi, má sẽ gây hoại tử cằm, mũi, má. Tắc mạch mắt gây mùi mắt. Tắc mạch não gây đột quỵ.
Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân có thể phục hồi gần như ban đầu, nhưng nếu để muộn dễ dẫn đến hoại tử tổ chức không hồi phục. Trường hợp người thực hiện thủ thuật sai cách mà tiêm nhầm vào mạch máu, filler sẽ theo mạch máu di chuyển và xâm nhập đến các bộ phận khác rất nhanh, gây hậu quả nghiêm trọng.
Mũi bệnh nhân tiết dịch, hình thành nhiều ổ mủ trên mũi. (Ảnh: PV/Vietnam+)
“Ưu điểm của tiêm filler là hiệu quả làm đẹp nhanh, không cần phẫu thuật, bệnh nhân không phải chăm sóc sau phẫu thuật và sau khi làm tiêm sẽ có một vẻ đẹp khá tự nhiên. Tuy vậy, không có phương pháp làm đẹp nào là an toàn tuyệt đối. Mọi người nên tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định làm đẹp bằng filler để tránh biến chứng có thể xảy ra, bởi nếu biến chứng thì việc xử lý rất phức tạp, chi phí điều trị cao,” bác sỹ Kiêm phân tích.
Vì vậy, bác sỹ Kiêm khuyến cáo, để đảm bảo an toàn, những người đang có ý định tiêm filler làm đẹp nên chọn sản phẩm rõ nguồn gốc, được kiểm chứng an toàn tuyệt đối. Khi quyết định thực hiện, nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa thẩm mỹ và đã được cấp phép để thực hiện thủ thuật.
Đặc biệt, người thực hiện thủ thuật phải là bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ hoặc chuyên khoa da liễu, được đào tạo về tạo hình thẩm mỹ và da liễu, phải hiểu rõ về các chất làm đầy, kỹ thuật và chỉ định tiêm, và biết quy trình xử lý tác dụng không mong muốn nếu xảy ra./.
Theo Thùy Giang (Vietnam+)
Ca Bệnh Tai Biến Do Tiêm Chất Làm Đầy Tại Một Thẩm Mỹ Viện
15 Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội benhviendalieutrunguong@dalieu.vn
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Ngày 6 tháng 6 năm 2018, Bệnh viện Da liễu Trung ương 15A Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội tiếp nhận một bệnh nhân xuất hiện sưng nề nhiều vùng mắt và môi do tiêm chất làm đầy (filler) ở môi, mắt và thái dương tại một thẩm mỹ viện tại Hà Nội.
Bệnh nhân T.T.H (quê quán Hà Nội) tìm đến Bệnh viện Da liễu Trung ương sau khi tiêm chất làm đầy (filler) ở môi, mắt và thái dương cách đó khoảng 10 ngày tại một thẩm mỹ viện tại Hà Nội. Sau khi tiêm 4 ngày bệnh nhân thấy xuất hiện sưng nề nhiều vùng mắt và môi. Qua thăm khám, Ths. BS. Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Bệnh viện Da liễu Trung ương nhận thấy bệnh nhân có những tổn thương sưng nề, căng bóng, sờ có khối chắc và vết rò ở môi trên và môi dưới, và chẩn đoán bệnh nhân gặp phải phản ứng u hạt sau tiêm filler.
Hình ảnh bệnh nhân T.T.H bị biến chứng khi tiêm chất làm đầy (filler) ở môi, mắt và thái dương đến khám và điều tri tại Bệnh viện Da liễu Trung ương ngày 6/6/2018
Bệnh nhân được tiêm thuốc giải (hyaluronidase) và chống phù nề, giảm viêm… trong vòng khoảng 10-15 ngày, có thể điều trị tại nhà, không cần nhập viện theo dõi, tuy nhiên cần phải theo dõi lâu dài (trong vòng 6 tháng) sau khi điều trị hết các tổn thương. Đây là biến chứng ít gặp sau tiêm chất làm đầy. Tuy nhiên, khi khách hàng được tiêm bằng các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc hoặc tại các cơ sở không đáng tin cậy hoặc không được cấp phép; người thực hiện thủ thuật không có chuyên môn thì tỷ lệ gặp các biến chứng này cũng tăng lên. Nhân đây, Ths. Vũ Thái Hà khuyến cáo khách hàng, khi có nhu cầu làm đẹp bằng các sản phẩm chất làm đầy nên đến các cơ sở y tế có uy tín và được cấp phép. Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần được tư vấn các biến chứng có thể xảy ra và các hướng xử trí khi cần thiết. Khi có biến chứng xảy ra nên đến ngay các cơ sở y tế có uy tín, được cấp phép để xử trí, khắc phục, tránh biến chứng gây hậu quả xấu về sau.
Bên trong đôi môi nổi đầy u hạt của cô gái khi đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương ngày 6/6/2018
Bài và ảnh: Phòng CNTT&GDYTComments
DÀNH CHO BỆNH NHÂN Hướng dẫn khám bênh Lịch khám chữa bệnh
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ – BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG
Địa chỉ: 15A – Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội
Emaill: benhviendalieutrunguong@dalieu.vn Giấy phép số 79/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTĐT – Bộ TT&TT cấp ngày 30/6/2016.
Trưởng ban biên tập: chúng tôi Nguyễn Văn Thường – Giám đốc Bệnh viện
Bản quyền: Bệnh viện Da liễu Trung ương
Ghi rõ nguồn: Bệnh viện Da liễu Trung ương hoặc http//:dalieu.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này
QUY TRÌNHNhận phiếu đăng ký khám bênh
Đóng tiền khám và nhận biên lai
Nộp phiếu đăng ký nhận số thứ tự
CHI PHÍBảng chi phí khám chữa bệnh tại Bệnh Viện Da Liễu Trung Ương do Bộ Y Tế phê duyệt
DÀNH CHO BỆNH NHÂN
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ – BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG
Địa chỉ: 15A – Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 024.32222944 Fax: 024.38522665
Emaill: benhviendalieutrunguong@dalieu.vn Giấy phép số 79/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTĐT – Bộ TT&TT cấp ngày 30/6/2016Trưởng ban biên tập: chúng tôi Nguyễn Văn Thường – Giám đốc Bệnh viện Bản quyền: Bệnh viện Da liễu Trung ương Ghi rõ nguồn: Bệnh viện Da liễu Trung ương hoặc http//:dalieu.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này
5 Hậu Quả Tai Hại Khi Làm Răng Sứ Thẩm Mỹ Giá Rẻ
Điều kiện quan trọng để có một ca thẩm mỹ răng sứ thành công là được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, phòng khám được trang bị các trang thiết bị hiện đại, vô trùng tốt. Đặc biệt phải có hệ thống Labo khép kín để đảm
Răng sứ giá rẻ, kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường
Hậu quả tai hại khi sử dụng răng sứ giá rẻ
Răng sứ giá rẻ thường có nguồn gốc, xuất xứ không đảm bảo, nhập khẩu theo đường tiểu ngạch, sử dụng phôi sứ Trung Quốc, sứ kém chất lượng dẫn đến viêm nhiễm và có nguy cơ vỡ cao.
Màu sắc răng nhanh xỉn, không tự nhiên, miếng sứ dễ rơi rụng
Ngoài ra, viêm nướu, hôi miệng, sâu răng là những biến chứng không thể tránh khỏi.
Bọc răng sứ giá rẻ luôn đi đôi với nhiều rủi ro, thậm chí mất vĩnh viễn răng gốc, mất hoàn toàn chức năng ăn nhai cơ bản.
Không những thế, trình độ bác sĩ kém, bọc răng không đúng kỹ thuật thì dù bạn làm bất cứ loại sứ gì vẫn sẽ có thể xảy ra tình trạng đau nhức kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Tụt lợi khi sử dụng răng sứ giá rẻ
Vậy nên, nếu các bạn đang có ý định làm răng sứ thẩm mỹ thì cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao để được tư vấn sử dụng dòng răng sứ đảm bảo chất lượng và phù hợp với tình trạng răng miệng của từng người. Tuyệt đối không nên chọn bừa, chọn đại, tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc về sau.
Nha khoa Quốc tế Việt Pháp – địa chỉ đáng tin cậy cho sức khỏe răng miệng của bạnẢnh trước – sau của khách hàng sử dụng dịch vụ răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp Ảnh trước – sau của khách hàng sử dụng dịch vụ răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp
Nếu cần tư vấn thêm về vấn đề sức khỏe răng miệng hay các dịch vụ nha khoa khác bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Kết Hợp Chất Làm Đầy Và Tái Tạo Bề Mặt Trong Điều Trị Sẹo Rỗ Do Mụn Trứng Cá
Lê Thị Cao Nguyên, BM Da liễu – Đại học Y Dược Huế
1. GIỚI THIỆU
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH SẸO
Sẹo thường xảy ra thông qua các giai đoạn cụ thể của quá trình tái tạo vết thương: viêm, tăng sinh và tái tạo tổ chức. Cả ba giai đoạn này thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng (bất kỳ rối loạn nào xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình liền sẹo đều ảnh hưởng đến diễn biến bình thường cũng như chất lượng của sẹo)[4, 5].
+ Quá trình tạo sẹo thực sự xảy là do hậu quả của quá trình viêm sâu trong mụn trứng cá. Mức độ và hình thái sẹo cũng phụ thuộc vào hình thái và mức độ viêm của mụn trứng cá[6].
+ Đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân dễ tạo sẹo có thể khác với người không tạo sẹo [6].
+ Mất cân bằng quá trình tăng tạo, tích luỹ và thoái biến collagen trong quá trình sửa chữa tổ chức sinh ra các loại hình sẹo phì đại, sẹo lồi hoặc sẹo lõm[6].
3. PHÂN LOẠI SẸO DO MỤN TRỨNG CÁ
– Seọ lõm: bề mặt lõm hơn so với bề mặt da, hình thái đa dạng
+ Sẹo đáy nhọn (icepick scar): sẹo khá sâu, hình thái như một vật nhọn đâm vào da và hẹp với đường kính
+ Sẹo đáy hộp (box scar): còn gọi là sẹo đáy vuông,chân sẹo tương đối nông và bằng, đường kính khoảng 2-4mm, chiều sâu khoảng 1,5mm, xuất hiện ở vùng má và thái dương[3][7]
+ Sẹo đáy tròn (rolling scar): Sẹo đáy tròn được hình thành do mụn trứng cá viêm, phần u nang ăn sâu vào lớp trung bì gây phá hủy rộngvà tạo thành mô sẹo xơ, co kéo. Khi tuổi càng cao, sẹo này sẽ biến chứng càng nặng. Loại sẹo này có chân sâu và miệng rộng hơn 4-5mm, thường gặp 2 bên má, vùng hàm dưới[3].
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SẸO MỤN TRỨNG CÁ
4.1. Lột hoá chất
Mục đích: tái tạo bề mặt bằng hoá chất nồng độ khác nhau tuỳ mức độ lột khác nhau
– Trichloroacetic acid (20-35%): sẹo đáy hộp, sẹo mụn không có tổn thương do mụn hoạt động
– TCA Cross (70-100%): áp dụng cho sẹo đáy nhọn là phổ biến
– Glycolic acid: sẹo đáy hộp, dát thâm, sẹo mụn không có tổn thương do mụn hoạt động
– Axit pyruvic: sẹo đáy hộp, dát thâm kèm tổn thương do mụn hoạt động
– Salicylic acid: sẹo mụn kèm các tổn thương do mụn hoạt động
4.2. Lăn kim và lăn kim RF
Mục đích: tạo vi tổn thương cơ học đến trung bì, độ sâu 0.5-2 cm tuỳ vùng da, sửa chửa sẹo lõm do tăng tạo các yếu tố tăng trưởng, kích thích sản suất collagen và elastin.
Phương pháp lăn kim và lăn kim RF được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả tương đối tốt. Số lần điều trị phù thuộc tuỳ đáp ứng của bệnh nhân (3-6 lần).
4.3. Laser bóc tách
Mục đích: tạo các cột tổn thương vi điểm bằng hiệu ứng quang nhiệt và kích thích lành da nhanh và tái tạo bề mặt da kèm tăng sinh collagen và elastin. Các loại laser bóc tách vi điểm như laser CO2 vi điểm, laser Erbium vi điểm… được ứng dụng khá rộng rãi và mang lại hiệu quả tốt. Lựa chọn và chỉ định mỗi loại laser với độ sâu, năng lượng khác nhau để phù hợp các loại sẹo rỗ.
4.4. Laser không bóc tách
Các phương tiện khác hỗ trợ điều trị sẹo sau mụn như FPDL, IPL, LP 1064 nm laser, QS 1064 nm laser, 1320 nm laser and 1450 nm laser. Các loại sẹo thích hợp như dát thâm, hồng ban, sẹo thâm lõm nhẹ.
4.5. PRP và mesotherapy
4.6. Cắt đáy sẹo, punch, punch graff
– Cắt đáy sẹo thích hợp cho sẹo đáy tròn, sẹo co kéo bề mặt da ít thay đổi. Sử dụng kim chuyên dụng Norkor 18G tách đáy sẹo bên dưới, giải phóng sự co kéo. Chống chỉ định trên các bệnh nhân có nhiễm trùng và sẹo lồi. Cắt đáy sẹo thường gây bầm, sưng nề. Cắt đáy sẹo đơn độc thường không tiên lượng được hiệu quả cao cho điều trị sẹo, có thể kết hợp các phương pháp khác để tăng hiệu quả: tái tạo bề mặt và chất làm đầy.
– Punch (đục lỗ): phù hợp cho các sẹo đáy hộp lõm sâu, kích thước nhỏ. Có thể cắt và khâu lại. Hiệu quả cao, tuy nhiên không sử dụng trên vùng da mật độ sẹo dày đặc.
– Punch graff: Ứng dụng trên các sẹo đáy hộp kích thước lớn và lõm sâu, bề mặt sẹo xấu. Khối mô hiến được đục lỗ tại các vùng da khác như mặt trong đùi. Sau khi punch, khối sẹo được cắt nâng lên và thay thế vùng đục lỗ sẹo xấu. Cắt chỉ sau 1 tuần. Hiệu quả điều trị cao.
4.7. Chất làm đầy
Chất làm đầy tuỳ thuộc vào độ sâu và hình dạng seọ được lựa chọn thích hợp (độ cứng, kích thước, liên kết chéo) cho từng vùng sẹo mục tiêu. Dạng chất làm đầy tạm thời có thể acid hyaluronic, Polymethylmethacrylate (PMMA), các chất bán vĩnh viễn Calcium hydroxylapatite và Poly-L-lactic acid cũng được chọn lựa. Các chất làm đầy trên còn có tác dụng gia tăng tổng hợp collagen. Như vậy chất làm đầy rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các dạng sẹo teo và vùng ảnh hưởng lớn. Ngoài ra, cấy mỡ tự thân cũng là lựa chọn tối ưu cho các vùng thiếu hụt trên gương mặt.
4.8. Kết hợp chất làm đầy và cắt đáy sẹo rỗ trong điều trị sẹo rỗ
– Điều trị sẹo rỗ do mụn trứng cá cần kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả. Cắt đáy sẹo và kết hợp chất làm đầy cũng như các phương pháp tái tạo bề mặt để đạt hiệu qủa cao hơn. Cắt đáy sẹo và kĩ thuật punch được sử dụng trong nhiều thập kỉ để điều trị sẹo teo, lõm và sẹo sâu.
+ Chỉ định: sẹo đáy tròn, sẹo đáy hộp sâu, kích thước lớn, co kéo
+ Chống chỉ định: nhiễm trùng, cơ địa sẹo lồi, rối loạn đông chảy máu, các bệnh lý nền mạn tính khác.
– Phương pháp:
+ Chuẩn bị bệnh nhân, vô khuẩn vùng cần điều trị
+ Đánh dấu vùng sẹo cần điều trị, chuẩn bị dụng cụ, kim chuyên dụng và chất làm đầy
+ Tiêm tê tại chỗ, nên kết hợp ( lidocain+ epinephrine) để giảm chảy máu và bầm
+ Sử dụng kim chuyên dụngkim 18G, 20 G hoặc Norkor 18G, đưa xuyên qua trung bì sâu và tiến hành cắt đáy sẹo theo hình nan quạt hoặc đi chuyển tiến- lùi. Nặn máu và dịch qua lỗ vào để tránh tạo ổ/khoang bầm máu. Sau khi cắt xong nên đè ép 5-10 phút để hạn chế chảy máu và giúp cầm máu. Thận trọng các vùng sẹo thái dương, hàm, rãnh mũi má, tránh tổn thương các mạch máu lớn.
+ Tiêm chất làm đầy Acid hyaluronic, hoặc các chất làm đầy tự thân vào vùng vừa cắt đáy sẹo với lượng thích hợp 0.2-0.5 ml giúp nâng đáy sẹo, tạo khoang, tránh dính và co kéo trở lại sau khi lành thương. Cẩn thận tránh tiêm vào mạch máu.
+ Khâu lại miệng vết thương nơi lỗ vào kim Norkor 18G
– Biến chứng thường gặp: xuất huyết, bầm máu, sưng nề.
6. KẾT LUẬN
Sẹo do mụn trứng cá là một trong những di chứng phổ biến của bệnh mụn trứng cá ở độ tuổi vị thành niên và có nhiều tác động tiêu cực đến bệnh nhân. Sẹo có thể làm ảnh hưởng đến thẫm mỹ và tâm lý cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân mặc cảm tự ti, hạn chế giao tiếp xã hội và ảnh hưởng thành công trong cuộc sống. Điều trị sẹo rỗ do mụn trứng cá cần kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả. Cắt đáy sẹo được sử dụng trong nhiều thập kỉ để điều trị sẹo teo và sẹo sâu. Cắt đáy sẹo là thủ thuật an toàn, mang lại kết quả lâu dài, rất hiểu quả trên sẹo đáy tròn.Cắt đáy sẹo và kết hợp chất làm đầy cũng như các phương pháp tái tạo bề mặt (lột, lăn kim, laser vi điểm bóc tách) để đạt hiệu qủa cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fabbrocini, G., et al., Acne Scars: Pathogenesis, Classification and Treatment. Dermatology Research and Practice, 2010. 2010: p. 893080.
2. Tan, J., S. Kang, and J. Leyden, Prevalence and Risk Factors of Acne Scarring Among Patients Consulting Dermatologists in the USA. J Drugs Dermatol, 2017. 16(2): p. 97-102.
3. Kravvas, G. and F. Al-Niaimi, A systematic review of treatments for acne scarring. Part 1: Non-energy-based techniques. Scars Burn Heal, 2017. 3: p. 2059513117695312.
4. Fabbrocini, G., et al., Acne scars: pathogenesis, classification and treatment. Dermatol Res Pract, 2010. 2010: p. 893080.
5. Bhargava, S., et al., Acne Scarring Management: Systematic Review and Evaluation of the Evidence. Am J Clin Dermatol, 2018. 19(4): p. 459-477.
6. Tosti, A.E., Pia De Padova, M. (Ed.), Fabbrocini, G. (Ed.), Beer, K. R. (Ed.). (2019). Acne Scars. Boca Raton: CRC Press, https://doi.org/10.1201/9781315179889, Acne Scars. 2019.
7. Goodman, G.J. and J.A. Baron, Postacne scarring–a quantitative global scarring grading system. J Cosmet Dermatol, 2006. 5(1): p. 48-52.
8. Handog, E.B., M.S. Datuin, and I.A. Singzon, Chemical peels for acne and acne scars in asians: evidence based review. J Cutan Aesthet Surg, 2012. 5(4): p. 239-46.
9. Kontochristopoulos, G. and E. Platsidaki, Chemical peels in active acne and acne scars. Clin Dermatol, 2017. 35(2): p. 179-182.
10. Chandrashekar, B.S., et al., Evaluation of microneedling fractional radiofrequency device for treatment of acne scars. J Cutan Aesthet Surg, 2014. 7(2): p. 93-7.
11. Lan, T., et al., Treatment of atrophic acne scarring with fractional micro-plasma radio-frequency in Chinese patients: A prospective study. Lasers Surg Med, 2018. 50(8): p. 844-850.
12. Saeed, A.H. and S. Alsaiari, The efficacy of fractional CO2 laser resurfacing in the treatment of facial acne scars. International Journal of Medical Science and Public Health, 2018. 7: p. 1.
13. Gozali, M.V. and B. Zhou, Effective treatments of atrophic acne scars. J Clin Aesthet Dermatol, 2015. 8(5): p. 33-40.
14. Basta-Juzbašić, A., Current therapeutic approach to acne scars. Acta Dermatovenerol Croat, 2010. 18(3): p. 171-5.
15. Chandrashekar, B. and A. Nandini, Acne scar subcision.J Cutan Aesthet Surg, 2010. 3(2): p. 125-6.
16. Soliman, Y.S., et al., Update on acne scar treatment. Cutis, 2018. 102(1): p. 21;25;47;48.
Bạn đang xem bài viết Liên Tiếp Các Ca Tai Biến Thẩm Mỹ Do Tiêm Chất Làm Đầy Môi, Mắt trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!