Xem Nhiều 5/2023 #️ Mẹo Chữa Ho Cho Mẹ Sau Sinh An Toàn Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng # Top 6 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 5/2023 # Mẹo Chữa Ho Cho Mẹ Sau Sinh An Toàn Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹo Chữa Ho Cho Mẹ Sau Sinh An Toàn Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu giai đoạn mang thai các mẹ bầu cần chú ý bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho con 1 phần thì sau khi sinh phải chú ý những 10 phần! Bởi lẽ giai đoạn này, đặc biệt với mẹ sinh mổ, sức khoẻ vẫn còn yếu, sức đề kháng kém, dễ bị mắc các bệnh như ho, sốt, cảm…

Bài viết này sẽ giúp mọi người làm rõ nguyên nhân khiến các mẹ sau sinh ho kéo dài cũng như một số cách chữa ho đơn giản tại nhà.

Nguyên nhân ho

– Trước tiên các mẹ cần biết, một trong những lý do phổ biến nhất là đường hô hấp bị nhiễm khuẩn/ nhiễm virus đường hô hấp . Thể trạng yếu của các mẹ sau sinh yếu, nên rất dễ bị tấn công bởi virus cảm cúm, cảm lạnh, hoặc các bộ phận như miệng, mũi, khoang họng bị nhiễm trùng,… Các triệu chứng khác đi kèm thường là cổ họng đau rát do ho khan, sốt cao hoặc sốt nhẹ, cơ thể đau nhức, mệt mỏi,…

– Ngoài ra các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài như thời tiết, không khí ô nhiễm cũng là nguyên nhân dễn tới việc ho của các mẹ sau sinh.

+ Trào ngược dạ dày.

+ Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

+ Ho là biểu hiện của một số bệnh khác.

Một số cách chữa ho cho mẹ sau sinh

Trước hết để giảm ho ta cần áp dụng các nguyên tắc sau:

– Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày: Việc này sẽ làm loãng đàm, thông họng và giúp các chất dinh dưỡng tuần hoàn hiệu quả. Ngoài ra mẹ có thể uống các loại nước ép, sinh tố,… Lượng nước vào cơ thể nên là khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

Ăn nhiều hoa quả : Hoa quả có rất nhiều vitamin, chất dinh dưỡng cần thiết, rất tốt cho việc tăng cường sức khoẻ.

– Súc miệng và làm sạch khoang miệng thường xuyên bằng nước muối: Nên thực hiện việc này lúc ngủ dậy và trước lúc đi ngủ để hạn chế khả năng đường hô hấp bị nhiễm trùng gây ho.

Thường xuyên vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, đảm bảo bầu không khí trong phòng thoáng đãng nhất có thể. Ngoài ra, điều quan trọng là các ông bố tuyệt đối không nên hút thuốc trong thời gian ở gần mẹ sau sinh. Việc này dễ dẫn tới các mẹ bị ho, nhiễm khuẩn hô hấp kéo dài.

– Trị ho bằng chanh và mật ong

+ Pha nước cốt chanh tươi cùng với mật ong theo tỉ lệ 1:3 (1 thìa nước cốt chanh và 3 thìa mật ong).

+ Uống trong khoảng 30 phút. Uống từ từ và nuốt chậm để siro thấm vào khoang họng, mang lại hiệu quả cao.

+ Chanh có tính acid mạnh gây cồn cào và đau dạ dày với các mẹ có bệnh sẵn về dạ dày nên không nên áp dụng cách này khi đói.

– Trị ho bằng lê hấp đường phèn

+ Cho lê vào xửng hấp cách thủy khoảng 30 – 40 phút cho chín mềm.

+ Ăn khi còn ấm. Nhai kĩ, nuốt chậm rãi để lê có thời gian ngấm, làm dịu cổ họng và điều trị ho có đờm hiệu quả.

+ Một quả lê hấp có thể chia làm 2 lần ăn trong ngày.

– Trị ho bằng rau tần dày lá/ lá húng chanh

+ Có thể làm siro bằng cách đem hấp cách thủy siro bao gồm lá húng chanh + quất đã giã nhuyễn + đường phèn.

+ Ngoài ra mẹ có thể trực tiếp nhai lá húng chanh đã rửa sạch kèm theo muối tinh cũng giúp đẩy lùi cơn ho kéo dài.

Ngoài ra mẹ bầu sau sinh có thể chữa ho bằng cách uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, hoặc sử dụng các siro Ho – Cảm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, miễn sao chúng có thành phần an toàn và lành tính cho mẹ bầu sau sinh.

Có lịch sử phát triển trên 10 năm, thương hiệu Siro ho cảm Ích Nhi đã được giới chuyên gia bác sĩ đánh giá cao và người tiêu dùng tin dùng lựa chọn nhờ khẳng định tính an toàn, hiệu quả trong việc hỗ trợ chữa trị giải cảm, giảm ho, tiêu đờm… Phát triển từ bài thuốc cổ truyền trong dân gian hiệu nghiệm qua nhiều thế hệ, với thành phần từ các dược liệu sạch tự nhiên đạt tiêu chuẩn Quốc tế GACP-WHO, được sản xuất tại nhà máy cùng các thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO cùng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến hàng đầu thế giới ISO 9001:2015, ISO 14000:2015, HACCP, TQM… Siro Ích Nhi đảm bảo chất lượng, là sản phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình, đặc biệt khi nhà mình có mẹ bầu, mẹ sau sinh và các con nhỏ.

Theo: Chuyên gia Ích Nhi

Những Cách Chữa Ho Cho Mẹ Sau Sinh Hiệu Quả Tại Nhà

Cách trị ho cho phụ sau sinh bằng các loại trái cây

Trái cây từ lâu vốn đã được mệnh danh là loại thực phẩm chăm sóc sức khỏe rất tốt. Với những mẹ đang trong giai đoạn cho con bú bị ho nên áp dụng một số cách trị họ sau sinh từ trái cây sau đây:

Quả khế trị ho cho phụ nữ sau sinh hiệu quả

Cách đơn giản nhất để chữa ho cho mẹ sau sinh là ăn khế. Các mẹ có thể ăn khế chấm với muối hoặc ăn như bình thường. Nếu mẹ sợ khế chua thì hãy ngâm với mật ong hoặc đường cho dễ ăn.

Trị ho cho mẹ sau sinh với quả lê

Sử dụng chanh chữa cho ho cho phụ nữ sau khi sinh

Chắc hẳn các mẹ cũng không có gì ngạc nhiên khi quả chanh góp mặt trong danh sách chữa ho cho phụ nữ đang cho con bú đúng không ạ? Có quá nhiều cách để trị ho sau sinh bằng quả chanh. Cách đơn giản nhất, mẹ sau sinh hãy pha nước chanh với nước ấm để uống. Nếu hơi chua mẹ hãy cho thêm mật ong hoặc ngậm châm với muối hạt trị ho sau sinh rất hiệu quả đó ạ!

Quả quất – Trị ho sau sinh hiệu quả tại nhà

Cùng họ hàng với chanh, quất có tác dụng trị ho rất tốt. Mẹ hãy đem ngâm quất với đường phèn hoặc mật ong sau đó dùng nước để pha với nước ấm uống mỗi ngày. Nếu không cách nhanh nhất là mẹ nên ngậm quất với muối trực tiếp hay đem hấp cách thủy với mật ong đều trị ho rất hiệu quả.

Cháo hành lá, tía tô – Cách trị ho cho mẹ sau sinh nhanh chóng

Là một trong những cách chữa ho cho mẹ sau sinh nhanh chóng, hiệu quả được nhiều chị em lựa chọn. Cách thực hiện món cháo hành lá, tía tô vô cùng đơn giản. Mẹ chỉ cần nấu cháo nhừ như bình thường. Sau khi cháo chín cho thêm nhiều hành lá, lá tía tô đã thái nhỏ vào. Ngày mẹ đều đặn chia cháo ra ăn làm 2 lần.

Để đảm bảo hiệu quả và tăng mùi vị cho món ăn mẹ hãy cho thêm chút nước gừng tươi vào. Liên tục thực áp dụng công thức này trong 3 ngày chắc chắn mẹ sẽ trị dứt điểm được con ho kéo dài trong thời gian cho con bú.

Dùng lá húng chanh chữa ho sau sinh hiệu quả

Trong lá húng chanh có nhiều tinh dầu đặc biệt, nhiều Cavaron có tác dụng trị đờm, tiêu độc trị ho hiệu quả cho phụ nữ đang cho con bú. Mẹ hãy dùng lá húng chanh giã nát và pha với nước ấm sau trong 15 phút rồi chắt lấy nước và uống.

Nếu không các mẹ cũng có thể lấy lá húng chanh kèm theo vài quả quất pha thêm đường phèn rồi đem hấp cách thủy. Dùng nước này để uống như bình thường trị ho hiệu quả.

Súc miệng nước muối trị ho sau sinh

Dùng nước muối sinh lý súc miệng chữa ho sau sinh là một cách chữa ho vô cùng hiệu quả. Khi súc miệng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp mẹ sau sinh làm sạch được niêm mạch, miệng họng và giúp trị ho hiệu quả. Thời điểm lý tưởng nhất để súc nước muối là vào buổi sáng và tối. Liên tục thực hiện như vậy trong 1 tuần sẽ trị khỏi ho cho mẹ sau sinh.

Trị ho sau sinh như thế nào hiệu quả? Ngoài công dụng sáng mắt, cà rốt còn giúp chữa ho hiệu quả, nhanh chóng ngay tại nhà. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống từ 1-2 cốc nước ép cà rốt pha với nước đun sôi để nguội (có thể pha thêm chút mật ong tùy sở thích) là được. Liên tục uống nước ép cà rốt trong 3-5 ngày liền sẽ kiểm soát cơn ho cho mẹ sau sinh hiệu quả.

Sử dụng thuốc kháng sinh trị ho cho mẹ sau sinh có tốt không?

Phụ nữ đang cho con bú có nên sử dụng thuốc trị ho? Chỉ với những trường hợp mẹ sau sinh bị ho nặng và không thể áp dụng những mẹo trị ho dân gian thì mới nghĩ đến chuyện dùng thuốc. Bởi thuốc kháng sinh nếu dùng không đúng liều, không có chỉ dẫn của bác sĩ sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé.

Tuy nhiên vẫn có những loại thuốc kháng sinh dành riêng cho mẹ bầu, mẹ sau sinh như: Amoxycillin, Clamoxyl hay Augmentin… Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh để trị ho mẹ cần thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo trực tiếp cho cả sức khỏa của mẹ và bé.

Với những cách trị ho cho mẹ sau sinh này các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho mình phương pháp tiện nhất. Theo dõi Blog Bảo Hà Spa cập nhật những thông tin chăm sóc sức khỏe, làm đẹp của mẹ bầu, mẹ sau sinh và các bé hữu ích nhất.

6 Cách Trị Ho Bằng Gừng Hiệu Quả Nhanh, Dễ Áp Dụng

Trong những cây thuốc nam dễ kiếm, phổ biến thì gừng là loại cây rất đa dụng. Có thể sử dụng mọi bộ phận từ gừng để làm thuốc trị bệnh, trong đó phải kể đến các cách trị ho bằng gừng đem lại hiệu quả cao.

Theo Đông y, có rất nhiều cách chế biến các bài thuốc từ gừng như sau:

Gừng tươi (sinh khương): Vị thuốc có vị cay, tính ôn ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, tiêu đầy trướng, hóa đàm chỉ ho, rất tốt trong các trường hợp ho do cảm lạnh, cảm cúm, người ớn lạnh

Gừng khô (can khương): Vị thuốc có tính ôn ấm nhiều hơn so với sinh khương, sử dụng trong các bài thuốc trị đầy bụng, lạnh bụng, cảm lạnh

Vỏ gừng (khương bì): Vị thuốc sử dụng trong các bệnh phù thũng ở các chi hoặc phù toàn thân

Củ gừng đốt cháy thành than (hắc khương): Vị thuốc cay, hơi đắng, có tính ôn, ấm. Thường được sử dụng nhằm phế nhiệt, cơ thể cần hạ nhiệt do hư hỏa

Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng chỉ ra một số tác dụng dược lý đáng chú ý của gừng như sau:

Tác dụng ngăn ngừa virus gây bệnh: Hoạt chất Gingerol trong gừng có khả năng ức chế các vi khuẩn, virus đường hô hấp rất tốt. Đặc biệt là virus RSV – nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh lý hô hấp, phổ biến ở trẻ nhỏ.

Tác dụng long đờm, giảm ho: Với tính ôn ấm, vị cay, bổ phế, gừng có khả năng tiêu đờm, tán hàn. giảm ho, đẩy chất nhày trong họng.

Tác dụng kháng histamin: Trong gừng có thành phần kháng histamin và acetylcholin, giảm sự co thắt cơ trơn ruột, rất tốt cho tiêu hóa, dạ dày, đại tràng

Tác dụng kháng nấm: Gừng có chứa các hoạt chất ức chế sự phát triển của nhiều chủng nấm (ví dụ như: Microcosmum Gypseum; Trichophyton mentagrophytes; Paecilomyces;…)

Một số tác dụng khác: Giảm đau, hạ sốt, cường tim, chống viêm loét đường tiêu hóa, chống nôn

6 cách trị ho bằng gừng hiệu quả tại nhà

Có nhiều cách trị ho bằng gừng cho hiệu quả rất tốt. Người bệnh có thể chế biến và kết hợp gừng với nhiều nguyên liệu thiên nhiên khác để tăng cường hiệu quả điều trị ho, đau rát họng. Một số cách thường dùng gồm:

1. Cách trị ho bằng gừng tươi

Bài thuốc trị ho sử dụng gừng tươi mang lại hiệu quả đẩy lùi các triệu chứng ho, cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu rất tốt. Cách dùng như sau:

Cách thực hiện trị ho với gừng tươi như sau:

Ngậm gừng tươi: Rửa sạch, gọt vỏ, thái lát gừng tươi thành miếng vừa ăn. Ngậm trong cổ họng một lúc, nhai nuốt nước, bỏ bã. Sử dụng 2 lần/ngày giúp giảm ho hiệu quả

Uống trà gừng: Giã nhuyễn 1 củ gừng tươi, thêm nước và nấu sôi khoảng 10-15 phút. Khi uống có thể hòa thêm 1 thìa mật ong. Mỗi ngày uống 1 tách vào buổi sáng sau khi ăn 30 phút

Tắm nước rượu gừng: Ngâm gừng tươi với rượu trắng sau đó pha với nước tắm ấm. Bài thuốc này chỉ sử dụng cho người lớn, tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ

2. Cách trị ho bằng gừng và mật ong

Mật ong có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm kết hợp với gừng cho hiệu quả trị ho rất tốt. Một số cách làm đơn giản như sau:

Cách 1: Nướng 1 củ gừng nhỏ, để nguội, bóc vỏ, giã nhuyễn, trộn với mật ong nguyên chất. Khi sử dụng, pha 1 thìa nước cốt mật ong gừng với nước ấm, ngày uống 2-3 lần.

Cách 2: Chuẩn bị 4-5 quả quất, 1 củ gừng tươi, 3-4 thìa mật ong nguyên chất. Quất cắt đôi, gừng đập dập hoặc thái lát, thêm mật ong và chưng cách thủy khoảng 15-20 phút. Chắt lấy nước dùng 1-2 thìa cà phê/lần, chia 2-3 lần/ngày

Lưu ý: Phương pháp này không thích hợp với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc

3. Bài thuốc gừng chưng đường phèn trị ho

Đường phèn có vị ngọt thanh, tính bình, tác dụng bổ phế, tiêu đờm và thanh nhiệt. Sử dụng cách trị ho bằng gừng và đường phèn trong các trường hợp ho khan, ho có đờm, ho gió. Bài thuốc này còn rất tốt cho mẹ bầu với tác dụng an thai, chống nôn mửa, ốm nghén

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

4. Cách trị ho bằng lê và gừng

Lê là loại quả có vị ngọt hơi chua, tính mát, có tác dụng tiêu đờm, chỉ ho, thanh nhiệt, sinh tân dịch. Bài thuốc trị ho bằng gừng và ho có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác. Cách làm như sau:

Cách 1: Chuẩn bị 1 quả lê, 1 củ gừng, 1-2 viên đường phèn (có thể thay bằng mật ong). Rửa sạch lê, thái miếng vừa ăn, gừng bỏ vỏ, đập dập và trộn đều với lê. Thêm đường phèn, chưng cách thủy trong vòng 15-20 phút. Để nguội bớt, ăn cả nước và cái.

Cách 2: Chuẩn bị 1 quả lê; ½ củ gừng tươi, 3 quả táo đỏ, kỷ tử, đường phèn. Rửa sạch lê, cắt bỏ phần núm, khoét phần hạt và một phần lõi. Gừng đập dập, băm nhỏ, thêm vào bên trong quả lê cùng táo đỏ, kỷ tử, đường phèn. Chưng cách thủy trong vòng 15-20 phút, khi sử dụng ăn cả phần cái và nước

5. Cách trị ho bằng gừng và muối

Muối hạt có tác dụng sát khuẩn, làm sạch cổ họng, nhanh chóng làm lành các ổ viêm loét. Do đó, muối hạt có thể kết hợp với cách trị ho bằng gừng để gia tăng hiệu quả.

Cách thực hiện:

Lưu ý: Không nuốt gừng do có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Bài thuốc này không thích hợp với trẻ nhỏ vi trẻ nhỏ không biết, có thể nuốt bã gừng. Mặt khác, vị gừng hăng, cay khiến trẻ khó sử dụng.

6. Bài thuốc trị ho với gừng và chanh tươi

Chanh là một loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Do đó, cách trị ho bằng gừng và chanh tươi được sử dụng nhiều cho người bệnh ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, đau rát họng.

Nguyên liệu Cách thực hiện:

Lưu ý khi sử dụng cách trị ho bằng gừng tại nhà

Các cách trị ho bằng gừng đều dễ thực hiện tại nhà, tương đối lành tính và có thể sử dụng lâu dài. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý một vài điểm sau đây:

Mẹo chữa ho bằng gừng chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, Trường hợp nặng người bệnh cần đến cơ sở y tế điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng của mẹo chữa dân gian tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa từng người. Người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

Không sử dụng bài thuốc từ gừng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày, viêm gan, viêm loét tá tràng, sỏi mật, cao huyết áp, tiểu đường và có bệnh lý tim mạch

Các cách trị ho bằng gừng rất an toàn và hiệu quả tốt trong việc cải thiện các triệu chứng ho. Tuy nhiên, đây chỉ là các biện pháp hỗ trợ, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị phù hợp. Để nâng cao hiệu quả, người bệnh nên chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian chữa bệnh.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Cách Trị Ho Sau Sinh An Toàn, Hiệu Quả (Ho Hậu Sản)

– Theo y học hiện đại:

Trong thời kỳ hậu sản, nhất là khi sinh mổ, cơ thể người phụ nữ chưa kịp phục hồi nên rất dễ bị bệnh vặt, ho là một trong những bệnh lý phổ biến nhất. Y học hiện đại và y học cổ truyền đã đưa ra nhiều lý do khác nhau để giải thích về nguyên nhân gây ra chứng ho ở bà đẻ.

Nhiễm khuẩn: Đường hô hấp, bao gồm các cơ quan như mũi, xoang, họng hay phế quản… của mẹ bỉm có thể bị tấn công gây nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng ho có đờm. Cùng với đó, bà bầu phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu khác như chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ hoặc sốt cao, cổ họng đau rát, khó nuốt.

Nhiễm virus đường hô hấp: Virus cảm cúm, cảm lạnh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng ho hậu sản ở bà đẻ. Trường hợp này, bệnh nhân có thể bị ho trong vài ngày hoặc lâu hơn. Cùng với đó là các biểu hiện khác như đau đầu, đau nhức các cơ, mệt mỏi, sốt, niêm mạc họng sưng đỏ…

Cơ thể kém thích nghi với sự thay đổi của thời tiết: Sau sinh sức đề kháng của mẹ rất kém, cơ thể cũng trở nên nhạy cảm hơn với sự thay đổi của thời tiết. Đặc biệt trong những thời điểm khí hậu giao mùa chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, mẹ rất dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến ho gió, ho khan. Nặng hơn có thể bị nóng sốt nhẹ về chiều, cổ họng đau rát khó chịu.

Không khí ô nhiễm: Bà đẻ rất dễ bị ho và các vấn đề ở đường hô hấp nếu sống trong môi trường có không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi, khí thải công nghiệp, khói thuốc lá…

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Một số bà bầu sinh mổ phải sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian hậu sản có thể bị ho do tác dụng phụ của thuốc. Trường hợp này thường có biểu hiện ho khan.

Ho do trào ngược dạ dày: Hiện tượng trào ngược dạ dày ở phụ nữ sau sinh xảy ra khi axit và một số chất trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản gây ợ nóng, ợ chua. Nếu bị đẩy lên trên quá cao, axit tiếp xúc với thành họng gây kích ứng, viêm họng. Ho là một hậu quả tất yếu.

– Nguyên nhân gây ho ở bà đẻ theo y học cổ truyền:

Phụ nữ sau sinh có thể bị ho vì một trong những lý do sau:

Theo quan niệm của Đông y, bệnh ho ở phụ nữ sau sinh xảy ra khi bị phong hàn hoặc phong nhiệt do cơ thể bị ngoại cảnh xâm nhập. Trong giai đoạn hậu sản, do thể lực còn yếu nhưng nhiều bà đẻ không có chế độ kiêng cữ thích hợp, nằm ở nơi có gió lạnh lùa vào khiến chính khí bị tổn thương mới dẫn đến ho.

Trường hợp bị ho do phong hàn, có người sốt có người không. Cơ thể thường không đổ mồ hôi, có cảm giác ngứa ngáy trong cổ họng, chảy nước mũi, nhức đầu, đau mỏi xương khớp, khạc ra đàm.

Ngược lại nếu phụ nữ sau sinh bị ho do phong nhiệt thì có thể bị sốt cao. Kèm theo đó là hiện tượng ho có đờm, đau váng đầu, hắt hơi liên tục, miệng khô, hay khát nước, đau rát họng khi thức ăn đi qua.

Như vậy, nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị ho không chỉ một mà có rất nhiều. Vấn đề quan trọng là phải xác định đúng thủ phạm gây bệnh và lựa chọn được cách trị ho cho bà đẻ an toàn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và chất lượng sữa cho bé bú.

Cách trị ho sau sinh an toàn cho bà đẻ

Để chữa ho sau sinh, mẹ bỉm được khuyên nên thử nghiệm các biện pháp tự nhiên trước tiên. Nếu không có hiệu quả thì mới nên nghĩ đến việc sử dụng kháng sinh.

1. Uống nhiều nước làm loãng đàm, chữa ho sau sinh

Chất lỏng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, đưa dưỡng chất đến nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể giúp bà đẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh và tạo điều kiện để tổn thương ở đường thở sớm được chữa lành. Đặc biệt khi bị cổ họng có nhiều đờm, nước còn hoạt động tương tự như một loại thuốc long đàm, làm loãng đàm nhầy để cơ thể dễ dàng tống xuất ra ngoài.

Chính vì vậy, phụ nữ sau sinh được khuyên nên uống nhiều nước hơn ngay cả khi không bị ho. Sử dụng nước đun sôi để còn hơi âm ấm là tốt nhất. Ngoài ra có thể thay thế bằng nước ép hoa quả và các loại trà thảo mộc có tác dụng trị ho, xoa dịu kích ứng trong cổ họng như trà gừng, trà hoa cúc.

Dù uống loại nước nào thì phụ nữ sau sinh cũng nên đảm bảo duy trì uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cắt đứt cơn ho và giúp mọi hoạt động trong cơ thể được thông suốt.

2. Cách chữa ho sau sinh mổ bằng mật ong

Mật ong với thành phần giàu chất kháng viêm tự nhiên cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất đã trở thành phương thuốc trị ho tốt và an toàn nhất đối với phụ nữ sau sinh. Nguyên liệu này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ho, làm sạch cổ họng, ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Chuẩn bị 3 muỗng mật ong nguyên chất và 1 thìa nước cốt chanh. Trộn cả hai lại với nhau, cho vào miệng ngậm và nuốt từ từ để các dưỡng chất tiếp xúc với niêm mạc họng càng lâu càng tốt.

Do chanh có tính axit mạnh, mẹ không nên áp dụng cách trị ho cho mẹ sau sinh này khi bụng đang đói. Tốt nhất nên uống sau bữa ăn chính khoảng 40 phút để không gây hại cho dạ dày mà vẫn đạt được hiệu quả trị ho tối ưu.

Gừng cạo sạch vỏ, bằm hạt lựu. Lấy hai thìa cà phê cho vào ly nước sôi ủ khoảng 15 phút nước sẽ chuyển qua màu vàng nhạt. Vớt bỏ xác gừng, thêm vào 2 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh, khuấy đầu. Nhâm nhi tách trà khi còn ấm một cách từ từ cho đến khi hết. Cơn ho sẽ được xoa dịu tức thì.

3. Cách trị ho cho bà đẻ bằng món cháo hành lá và tía tô

Hành và lá tía tô đều là những nguyên liệu có tính ấm và sở hữu hoạt chất kháng viêm, chống virus tự nhiên nên có thể hữu ích với các mẹ bị ho do thời tiết lạnh hoặc ho do cảm cúm. Cách sử dụng chúng đơn giản nhất là thêm vào trong món cháo.

Trước tiên mẹ tiến hành vô gạo nấu cháo như bình thường.

Khi cháo nhừ, nêm nếm chút gia vị cho vừa ăn, thêm hành và lá tía tô xắt nhuyễn vào trong nồi cháo, đảo đều, tắt bếp. Có thể thêm vào một ít gừng tươi để tăng công hiệu.

Dọn ăn khi cháo còn nóng có tác dụng giải cảm, trị ho, giúp mẹ dễ nuốt khi cổ họng đang bị đau.

Cách nấu cháo hành, lá tía tô trị ho sau sinh:

4. Chữa ho cho phụ nữ sau sinh bằng lê hấp đường phèn

Quả lê chứa nhiều nước và có tính mát, giúp thanh nhiệt, hạ sốt, nhuận phế, giảm ho, làm tan đờm trong cổ họng. Hơn nữa, loại trái cây này còn chứa nhiều vitamin C, K, B6, folate sắt, canxi và nhiều khoáng tố có lợi cho sức khỏe của bé.

Chuẩn bị 1 quả lê to và 1 thìa đường phèn

Cho lê vào xửng hấp cách thủy khoảng 30 – 40 phút cho chín mềm và đường phèn ngấm hết vào thịt quả lê

Ăn khi còn ấm. Một quả lê hấp chia làm 2 lần ăn trong ngày.

Có nhiều cách trị ho sau sinh bằng quả lê, được áp dụng rộng rãi nhất vẫn là dùng lê hấp mật ong. Cách thực hiện như sau:

5. Cách chữa ho hậu sản bằng lá húng chanh

Húng chanh có tác dụng tiêu độc, trị ho có đờm cho bà đẻ an toàn nhờ chứa nhiều hoạt chất cavaron. Đơn giản nhất mẹ chỉ cần hái 4 -5 lá húng chanh, rửa sạch, giã nát rồi hòa với 1 cốc nước ấm, lọc nước cốt uống. Ngoài ra có thể chưng cách thủy chung với đường phèn hay mật ong để tăng công dụng điều trị.

Hái 1 nắm lá chanh rửa sạch, giã nát, cho vào chén

Thêm vào 2 thìa đường phèn hoặc 2 thìa cà phê mật ong

Đem hấp trong khoảng 15 phút là dùng được

Mỗi lần chắt uống 3 thìa nước. Bã cho vào miệng ngậm vài phút rồi nhai nuốt cả nước lẫn cái.

Cách thực hiện:

6. Cách chữa ho sau sinh bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối pha loãng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ho cho bà đẻ. Với hoạt tính kháng khuẩn cao, khi tiếp xúc với thành họng nước muối hoạt động bằng cách làm giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời giảm viêm, làm sạch đàm nhầy ở cổ họng, qua đó giúp phụ nữ sau sinh nhanh hết ho.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mẹ nên súc miệng với nước muối 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng, sau khi ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ.

7. Cách trị ho cho bà đẻ bằng thuốc tây

Thuốc kháng sinh không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu mẹ không đáp ứng được với những cách chữa ho sau sinh bằng tự nhiên thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một loại thuốc kháng sinh an toàn.

Một số loại thuốc được cho phép sử dụng cho bà đẻ trong thời kỳ hậu sản như Augmentin, Amoxycillin hay Clamoxyl. Các thuốc này được điều chế dành riêng cho nhóm đối tượng đặc biệt là phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Hoạt chất trong thuốc không đi vào sữa mẹ nên không ảnh hưởng đến bé.

Đôi khi thuốc kháng sinh còn được chỉ định dùng kèm với các loại thuốc khác để làm giảm triệu chứng bệnh như: Thuốc giảm ho, thuốc kháng viêm, thuốc long đờm…

Bà đẻ bị ho có lây bệnh cho con không?

Để đưa ra được câu trả lời chính xác cho vấn đề này còn phải xét đến nguồn gốc của cơn ho. Bệnh của mẹ chỉ có thể lây sang con trong các trường hợp bị nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp.

Để phòng bệnh cho con, tốt nhất mẹ nên cách ly với bé trong thời gian bị bệnh và vắt sữa ra bình cho bé uống. Nếu không còn ai có thể thay thế chăm sóc cho bé thì nên đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn khi chăm sóc bé. Tránh hôn, dùng chung ly uống nước hay mút thìa khi cho bé ăn.

Tiệt trùng các dụng cụ vắt sữa, ly pha sữa và bình sữa của bé trước và sau khi sử dụng bằng cách đun trong nước sôi.

Sử dụng thuốc kháng sinh và các loại thuốc tân dược khác theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc về uống bừa bãi mà chưa qua thăm khám và có sự kê đơn của bác sĩ.

Nghỉ ngơi nhiều, tránh stress. Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng sữa mẹ, cải thiện sức đề kháng, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn khi bị virus, vi khuẩn gây ho xâm nhập vào cơ thể.

Bạn đang xem bài viết Mẹo Chữa Ho Cho Mẹ Sau Sinh An Toàn Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!