Xem Nhiều 5/2023 #️ Những Câu Hỏi Nào Bệnh Nhân Ung Thư Cần Được Giải Đáp? # Top 7 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 5/2023 # Những Câu Hỏi Nào Bệnh Nhân Ung Thư Cần Được Giải Đáp? # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Hỏi Nào Bệnh Nhân Ung Thư Cần Được Giải Đáp? mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bác sĩ Nguyễn Đình Vân Bác sĩ Phạm Nguyên Quý Nhóm biên soạn Bác sĩ Thân Hà Ngọc Thể Bác sĩ Phạm Trường Giang

Bác sĩ Trịnh Ngọc Gia Khánh

Lê Đăng Tuấn Khanh

Lê Hoàng Lan Anh

Phạm Như Hiển

Thảo luận về việc chăm sóc sức khỏe của bạn

Thảo luận về bệnh ung thư, các liệu pháp điều trị ung thư và nhu cầu của bạn là một phần quan trọng của chăm sóc giảm nhẹ bởi vì nó giúp làm rõ các mục tiêu và nguyện vọng của bạn. Điều này có thể là mong muốn tiếp tục điều trị trực tiếp/đối đầu căn bệnh theo hướng kéo dài thời gian sống càng lâu càng tốt, bất kể khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, hay ưu tiên duy trì chất lượng cuộc sống ở một mức cụ thể, ngay cả khi nó đồng nghĩa với việc dừng điều trị đối đầu tại một thời điểm nào đó. Chăm sóc giảm nhẹ chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi có sự phối hợp giữa bệnh nhân, gia đình và đội ngũ y tế.

Bạn đừng ngại đặt câu hỏi cho các bác sĩ hay nêu lên những ý kiến, mong muốn hay lo lắng của mình. Hãy nói với bác sĩ và điều dưỡng về bất kỳ cơn đau, khó chịu, hoặc tác dụng ngoại ý như loét miệng, buồn nôn, nôn mửa, và táo bón mà bạn gặp phải, ngay cả khi bạn cảm thấy chúng không nghiêm trọng. Có nhiều cách để làm giảm các triệu chứng này, nhưng bác sĩ và điều dưỡng cần biết bạn đang đau đớn hoặc khó chịu để có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu thấy bối rối về các lựa chọn của mình, hãy nói với họ. Họ có thể cung cấp thêm thông tin và hướng dẫn trong quá trình ra quyết định, để bạn có thể đưa ra các lựa chọn tốt nhất trong việc chăm sóc bản thân.

Nếu bạn đã được giới thiệu đến chuyên khoa Chăm sóc giảm nhẹ, nhóm chăm sóc này sẽ giúp bạn và người thân hiểu hơn về chẩn đoán, kế hoạch điều trị và tiên lượng hay cơ hội hồi phục. Những điều này có thể thay đổi trong suốt quá trình bệnh, do đó bạn cần tiếp tục trao đổi thẳng thắn với cả bác sĩ chuyên khoa ung thư và nhóm chăm sóc giảm nhẹ.

Xem bài trước "Chăm sóc giảm nhẹ là gì?" và "Tài liệu chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư"

Câu chuyện của Jan – Ung thư vú

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, bác sĩ của Jan đã khuyên cô nên điều trị bằng hóa trị trước khi phẫu thuật để loại bỏ khối u ở vú trái. Chỉ vài giờ sau mỗi lần hóa trị, cô cảm thấy rất buồn nôn và bắt đầu nôn mửa. Việc này cứ lặp lại sau mỗi lần hóa trị và kéo dài trong vài giờ.

Vài tuần sau điều trị, bác sĩ của Jan đã hỏi cô ấy cảm giác như thế nào. Jan kể cho ông nghe về các cơn buồn nôn và nôn mửa của mình, nhưng cô cho rằng đó là “phần tất yếu xảy ra khi hoá trị.” Tuy nhiên, bác sĩ đã giải thích rằng mặc dù những phản ứng phụ này là phổ biến, có thể kiểm soát chúng bằng các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ.

Sau đó, Jan bắt đầu được tiêm vào tĩnh mạch một loại thuốc chống buồn nôn 30 phút trước khi bắt đầu hóa trị. Bác sĩ cũng kê một loại thuốc chống buồn nôn mà cô có thể mang về nhà uống ba lần một ngày. Một điều dưỡng cũng cho cô những lời khuyên khác, chẳng hạn như ăn gừng và ngồi một lúc sau khi ăn. Nhờ đó Jan đã đỡ mệt mỏi, nhưng thuốc cô dùng tại nhà lại làm cô buồn ngủ đến mức không thể tỉnh táo hơn vài tiếng sau mỗi lần uống. Vì vậy, bác sĩ đã thay chúng bằng miếng dán có chứa thuốc khác, làm cả buồn nôn và buồn ngủ đều biến mất.

“Tôi đã luôn nghĩ rằng việc bị mệt và gặp tác dụng phụ do hóa trị là một phần luôn có của điều trị ung thư”, Jan nói. “Tôi đã học được rằng với tất cả các loại thuốc mới hiện nay, tôi sẽ không phải chịu đựng nữa. Tôi đã hoàn thành hóa trị và có một cuộc phẫu thuật thành công.”

Để được chăm sóc theo đúng ý nguyện của bạn

Mặc dù việc thảo luận với gia đình, người thân hay nhóm chăm sóc y tế về các ý nguyện của bạn thường là đủ, có một loại giấy tờ pháp lý quan trọng mà bạn có thể soạn ra để ghi rõ các loại điều trị và chăm sóc mà bạn MUỐN hay KHÔNG MUỐN trong trường hợp bản thân không thể tự ra quyết định được nữa. Đó là Di chúc y tế hay Giấy ghi trước ý nguyện (Advance directives). Nhiều người nghĩ những loại văn bản này chỉ hữu ích khi bệnh ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, việc có chúng trong hồ sơ y tế là rất quan trọng bất kể căn bệnh đang ở giai đoạn nào.

Di chúc y tế

Nhờ việc ghi lại các ý nguyện về y tế thành văn bản, bạn luôn giữ được quyền kiểm soát các quyết định về sức khỏe của mình, ngay cả khi mình không thể nói lên điều đó. Điều này cũng giúp giảm áp lực (cảm giác tội lỗi) và lo lắng cho các thành viên trong gia đình khi phải thay mặt bạn đưa ra những quyết định điều trị và chăm sóc bạn dựa trên các giả định và phỏng đoán. Nếu biết rằng đó là những nội dung điều trị mà bạn muốn, người thân của bạn sẽ có thể thấy nhẹ nhõm hơn.

Ngay cả khi đưa ra Di chúc y tế, bạn vẫn có thể thay đổi nó khi cần, miễn là bạn vẫn còn hoặc đã khôi phục khả năng ra quyết định. Bạn cần phải thông báo cho nhóm bác sĩ chuyên khoa ung thư, nhóm chăm sóc giảm nhẹ, và nhân viên y tế khác nếu có bất kỳ thay đổi nào. Nên đảm bảo rằng bạn và những người tham gia vào việc ra quyết định về chăm sóc/điều trị có thể tiếp cận dễ dàng với phiên bản mới nhất của các văn bản nêu trên. Bạn cũng nên gửi bản sao đến tất cả những nơi mà bạn đang được điều trị hoặc chăm sóc, chẳng hạn như bệnh viện, phòng khám, hoặc viện dưỡng lão.

Những lời khuyên khi trao đổi với nhóm chăm sóc

Viết ra các câu hỏi trước mỗi cuộc hẹn khám bệnh. Điều này có thể làm giảm đi sự căng thẳng và giúp bạn tận dụng thời gian nói chuyện với bác sĩ.

Ghi ra danh sách các mối quan tâm về thể chất, tinh thần, lo lắng thực tế…để bạn có thể chia sẻ với bác sĩ, điều dưỡng hoặc một thành viên khác trong nhóm chăm sóc.

Hỏi thêm nhóm chăm sóc nếu bạn thấy khó hiểu lời giải thích, mô tả của bác sĩ, hoặc không quen các thuật ngữ y khoa.

Nói cho nhóm chăm sóc biết về những đau đớn hay khó chịu của bạn, ngay cả khi bạn thấy nó không nghiêm trọng.

Đi khám cùng người thân hoặc bạn bè để họ có thể ghi lại thông tin cho bạn. Điều này giúp bạn tập trung vào cuộc trò chuyện mà vẫn có thể đọc/nghe lại thông tin sau đó.

Theo dõi và ghi lại diễn tiến các triệu chứng và các phản ứng phụ, ví dụ là triệu chứng gì, tần suất xảy ra, mức độ nghiêm trọng,…để giúp bác sĩ xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp. Các cổng trực tuyến hoặc apps chuyên dụng có thể giúp ích cho quá trình trao đổi với nhóm chăm sóc.

Tìm hiểu thêm về loại ung thư của bạn từ các trang web đáng tin cậy, chẳng hạn như chúng tôi và Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, chúng tôi Việc này sẽ giúp bạn dễ đặt câu hỏi hơn.

Việc nói chuyện với đội ngũ y tế ngay sau khi nhận chẩn đoán mắc bệnh ung thư là rất quan trọng để có thể hiểu thêm về tiên lượng, mục tiêu điều trị và các lựa chọn để làm giảm triệu chứng và các tác dụng phụ. Lập kế hoạch cho tất cả các khả năng có thể xảy ra, bao gồm cả nhu cầu được chăm sóc giảm nhẹ, sẽ giúp bạn, gia đình và người chăm sóc bạn đối phó tốt hơn với những điều có thể xảy ra phía trước.

Câu hỏi về chẩn đoán

Tôi bị bệnh ung thư gì, loại gì?

Loại ung thư này có phân loại hay đặc tính nào nên biết thêm không?

Vị trí chính xác của khối u?

Bệnh ung thư đang ở giai đoạn nào? Điều đó có nghĩa là gì?

Loại ung thư này có di truyền không? Người thân trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh này không?

Tiên lượng bệnh của tôi như thế nào? Liệu tôi có thể hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị hay không?

Tôi có thể tìm thêm thông tin về bệnh ung thư này ở đâu?

Câu hỏi về các triệu chứng bệnh

Những triệu chứng phổ biến của loại ung thư này và giai đoạn này là gì?

Các triệu chứng sẽ thay đổi như thế nào trong hoặc sau khi điều trị?

Có những cách nào để giảm bớt các triệu chứng này?

Có những cách nào để phòng ngừa các triệu chứng này?

Có hoạt động nào có thể làm triệu chứng tệ hơn?

Câu hỏi về điều trị

Có những lựa chọn điều trị nào trong trường hợp của tôi?

Phương pháp điều trị hoặc kết hợp điều trị nào là tốt nhất? Tại sao?

Mục tiêu của mỗi phương pháp điều trị là gì? Để điều trị đối đầu/loại bỏ bệnh ung thư, giúp tôi cảm thấy tốt hơn, hay cả hai?

Ai sẽ là thành viên của nhóm điều trị/chăm sóc cho tôi, và nhiệm vụ/công việc của mỗi thành viên là gì?

Tôi có thể tham gia vào thử nghiệm lâm sàng nào không? Nếu có thì nó được thực hiện ở đâu và tôi có thể tìm thêm thông tin từ đâu?

Việc điều trị này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như thế nào? Liệu tôi có thể tiếp tục làm việc, tập thể dục và sinh hoạt bình thường hay không?

Câu hỏi về tác dụng phụ do điều trị

Các tác dụng phụ tiềm ẩn ngắn hạn và dài hạn của mỗi phương pháp điều trị?

Tôi có thể chuẩn bị những gì để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ?

Có thể làm gì để xử trí các tác dụng phụ gặp phải?

Làm thế nào để theo dõi ghi lại các triệu chứng hay tác dụng phụ?

Nếu một triệu chứng mới xuất hiện hoặc triệu chứng cũ xấu đi, tôi phải làm gì?

Làm thế nào để giữ cơ thể khỏe mạnh nhất có thể trong quá trình điều trị?

Việc điều trị sẽ ảnh hưởng đến đời sống tình dục như thế nào?

Điều trị này có ảnh hưởng đến khả năng mang thai hoặc có con của tôi không? Nếu có, tôi có thể làm gì để duy trì khả năng sinh sản?

Câu hỏi về sự hỗ trợ

Chăm sóc giảm nhẹ có thể cung cấp các loại dịch vụ hỗ trợ gì?

Có thể giới thiệu cho tôi một chuyên viên chăm sóc giảm nhẹ không?

Tôi có thể nhận dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ ở đâu?

Có những dịch vụ hỗ trợ nào khác dành cho tôi và gia đình tôi không?

Nếu tôi lo lắng về việc quản lý chi phí điều trị, tìm kiếm phương tiện di chuyển, hoặc những mối quan tâm thực tế khác, ai có thể giúp tôi?

Câu hỏi cho nhân viên chăm sóc giảm nhẹ

Ai sẽ là thành viên trong nhóm chăm sóc giảm nhẹ của tôi? Vai trò của họ là gì?

Tôi sẽ gặp hay liên lạc với nhóm chăm sóc giảm nhẹ thường xuyên như thế nào?

Khi nào thì tôi nên liên lạc với nhóm chăm sóc giảm nhẹ, và bằng cách nào?

Tôi nên liên lạc với ai sau giờ làm việc hoặc trong trường hợp khẩn cấp?

Nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ phối hợp điều trị với bác sĩ ung thư và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác như thế nào?

Nếu tôi có thắc mắc, tôi nên liên lạc với nhóm chăm sóc giảm nhẹ trước hay với bác sĩ ung thư trước?

Giải Đáp Câu Hỏi: “Bệnh Ung Thư Phổi Có Chữa Được Không?”

Người nhà và bệnh nhân đều có chung một thắc mắc là: Bệnh ung thư phổi có chữa được không? Làm sao để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân?

Ung thư phổi là bệnh ung thư ác tính. Khi các tế bào bị đột biến trong đường dẫn khí ở các mô phổi, tạo thành các khối u.

Các tế bào ung thư hình thành không có biểu hiện gì đặc biệt. Chúng thường phát triển một cách âm thầm ở giai đoạn đầu. Nếu có một số dấu hiệu bất thường thì rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác.

Rất nhiều người muốn tìm hiểu về vấn đề bệnh ung thư phổi có chữa được không. Bởi vì, tỷ lệ người mắc ung thư phổi ở nước ta đang ngày càng nhiều. Và c ó tỉ lệ tử vong thuộc tốp cao hàng đầu.

Nguyên nhân do bệnh nhân thường thiếu trang bị kiến thức phòng bệnh. Không nhận ra được các triệu chứng ở giai đoạn sớm. Do đó, thường chỉ phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng.

Giải đáp vấn đề bệnh ung thư phổi có chữa được không được các chuyên gia cho biết:

Bệnh ung thư phổi được chữa khỏi khi đáp ứng được 2 yêu cầu:

– Bệnh nhân sau điều trị qua các đợt tái khám không phát hiện ra bất cứ tế bào ung thư nào trong cơ thể.

– Bệnh không tái phát sau mỗi 5 năm.

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Thân Văn Thịnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết:

Bệnh ung thư phổi có chữa được không còn phụ thuộc vào tình trạng của họ ra sao. Mỗi bệnh nhân ung thư phổi có tiên lượng khác nhau. Tùy thuộc vào hai yếu tố chính là giai đoạn bệnh và thể bệnh.

💡 Giai đoạn bệnh quyết định bệnh ung thư phổi có chữa được không

Người mắc bệnh ung thư phổi có chữa được không trước hết phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện ra bệnh.

Bệnh nhân ung thư phổi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Người bệnh sẽ được phẫu thuật, và có tiên lượng rất tốt. Bệnh nhân có thể chữa được và sống khỏe mạnh hàng chục năm sau không tái phát.

Ngược lại, khi bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn. Lúc này điều trị triệt để là rất khó. Cơ hội chữa được rất thấp.

Việc điều trị ở giai đoạn cuối nhằm giúp làm giảm nhẹ triệu chứng. Giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống.

Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân thường không thể phẫu thuật để loại bỏ khối u. Người bệnh sẽ được áp dụng hóa trị, xạ trị là chủ yếu. Tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm chỉ còn rất thấp.

💡 Bệnh ung thư phổi có chữa được không phụ thuộc vào thể bệnh

Thể ung thư này có tiên lượng xấu. Bởi bệnh tiến triển rất nhanh và hay di căn tới não. Do đó, khả năng chữa được không cao.

Ở thể bệnh này, nếu khối u chưa lây lan mà còn nằm trong phổi. Tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 23,3%.

Nếu đã lây lan sang khu vực lân cận hay hạch bạch huyết khác thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 14%.

Ung thư di căn đến các cơ quan xa hơn thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ có 2,8%.

Thể bệnh này chia thành các loại ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô vẩy và ung thư tế bào lớn.

Bệnh có tiên lượng tốt hơn với khả năng chữa được cao hơn. Bởi tốc độ tiến triển chậm hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ.

Ở giai đoạn sớm khi khối u chưa lây lan, tỉ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm là 49%

Nếu ung thư đã lây lan sang khu vực lân cận thì tỷ lệ sống sau 5 năm còn 30%.

Ở giai đoạn cuối khi đã di căn thì tỷ lệ này chỉ còn 1%.

Làm sao bệnh nhân ung thư phổi sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn?

Bệnh nhân ung thư phổi muốn tăng hiệu quả điều trị, sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn. Ngoài việc áp dụng đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Bệnh nhân nên thực hiện một số việc như sau:

Tinh thần là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chữa bệnh nhân ung thư phổi. Bệnh nhân không nên suy nghĩ nhiều về vấn đề bệnh ung thư phổi có chữa được không mà cần phải thoải mái, tích cực điều trị bệnh.

Khi tinh thần bệnh nhân được thoải mái, lạc quan thì sẽ nâng cao được hiệu quả điều trị. Và từ đó sẽ giúp bệnh nhân kéo dài được thời gian sống.

– Xây dựng một thực đơn với đầy đủ các chất dinh dưỡng:

Ngũ cốc nguyên hạt, protein trong các loại thực phẩm như cá, thịt, trứng,…. Các loại vitamin, khoáng chất trong hoa quả tươi, rau xanh…

Bệnh nhân ung thư phổi nên sử dụng Immunobal trong và sau quá trình điều trị. Đây là viên uống hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân ung thư. Nó có tác dụng:

+ Làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

+Giảm các tác dụng phụ của phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

+ Giúp ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển…

Bệnh nhân nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức. Để giúp cơ thể được khỏe mạnh, hoạt động của hệ tiêu hóa được diễn ra bình thường. Đồng thời sẽ giúp hệ miễn dịch được khỏe mạnh để chống lại tác nhân gây bệnh và tiêu diệt được tế bào ung thư.

Giải Đáp 12 Câu Hỏi Được Hỏi Nhiều Nhất Về Ung Thư Buồng Trứng

Ung thư buồng trứng là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh. Căn bệnh này được coi là “kẻ hủy diệt thầm lặng” bởi diễn biến âm thầm và lặng lẽ của nó. Tìm hiểu bài viết bên dưới giúp chị em có cái nhìn tổng quan về căn bệnh ung thư buồng trứng.

Hình ảnh ung thư buồng trứng

1. Ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng là khối u ác tính bắt nguổn từ các tế bào của buồng trứng, là một cơ quan sinh dục ở nữ. Buồng trứng có chức năng sản sinh ra trứng và các hormone sinh dục nữ estrogen và progesterol. Ung thư buồng trứng là loại ung thư sinh dục phổ biến thứ 2 ở nữ trên toàn thế giới.

Ung thư buồng trứng gồm hai loại là ung thư biểu mô buồng trứng và ung thư ngoài biểu mô. Đa phần căn bệnh này xuất phát từ các tế bào biểu mô bao phủ bên ngoài buồng trứng. Ngoài ra nó có thể xuất phát từ tế bào mầm sản sinh trứng và các tế bào stroma sản xuất hormone nữ, nhưng loại này ít gặp hơn.

2. Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không?

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh. Ung thư buồng trứng là nguyên nhân tử vong khá phổ biến trong các bệnh ung thư ở nữ giới. Căn bệnh này thông thường xuất hiện ở lứa tuổi từ 40- 60 tuổi.

Ung thư buồng trứng thường tiến triển âm thầm, người bệnh ở giai đoạn sớm thường gặp các triệu chứng khá mờ nhạt, không đặc hiệu nên dễ bị bỏ qua. Do đó, đa phần các ca ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn muộn. Mặc dù vậy, nếu được phát hiện sớm, ung thư buồng trứng vẫn có cơ hội điều trị cao và kéo dài thời gian sống.

3. Ung thư buồng trứng có lây không?

Các bệnh ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng về bản chất không phải là bệnh truyền nhiễm. Vì thế, việc lây nhiễm ung thư buồng trứng từ người này qua người khác qua tiếp xúc là không có khả năng. Căn bệnh này là kết quả của tương tác giữa gen và môi trường trong thời gian dài. Do đó, sự tiếp xúc nhất thời ngay cả với các yếu tố nguy cơ cũng không có khả năng gây bệnh.

4. Ung thư buồng trứng có di truyền không?

Ung thư buồng trứng không lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp

Tương tự như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư buồng trứng là bệnh lý về gen, là kết quả lâu dài của gen với môi trường. Do đó, yếu tố di truyền có vai trò trong việc hình thành bệnh và được xem như một yếu tố nguy cơ. Việc đột biến các gen có khả năng gây ung thư sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

5. Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

Ung thư buồng trứng thường phát triển âm thầm và đa số các trường hợp phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Thời gian sống thêm của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là giai đoạn bệnh. Khả năng sống sau 5 năm theo giai đoạn bệnh nếu được điều trị tích cực như sau:

6. Ung thư buồng trứng có mang thai và sinh con được không?

Ung thư buồng trứng vẫn có thể mang thai và sinh con được, tuy nhiên còn tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ của bệnh. Cụ thể sẽ được thể hiện dưới các trường hợp cơ bản như sau:

Trường hợp bệnh được phát hiện sớm, khối u ở một bên buồng trứng và chưa có xâm lấn: Các bệnh nhân trẻ tuổi ở giai đoạn này vẫn có thể mang thai, bác sỹ có thể cắt bỏ buồng trứng và vòi trứng 1 bên, do đó, bệnh nhân vẫn còn một bên buồng trứng để thực hiện chức năng sinh sản.

Trường hợp khối u ở một bên buồng trứng nhưng có xâm lấn cơ quan khác: Bác sĩ có thể bảo tồn một bên buồng trứng và người bệnh vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên việc điều trị sử dụng hóa trị liệu, xạ trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản .

Trường hợp phát hiện muộn, khi khối u đã ở cả hai bên buồng trứng, dù chưa xâm lấn và di căn: Lúc này bác sỹ buộc phải cắt bỏ cả 2 buồng trứng. Phụ nữ khi bị cắt bỏ 2 buồng trứng không còn khả năng sinh sản.

Trường hợp bệnh nặng, khối u đã xuất hiện ở hai bên buồng trứng và đều đã di căn, xâm lấn xa: Lúc này, việc điều trị chỉ nhằm mục đích kéo dài thời gian sống thêm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Vì thế, việc mang thai và sinh con giai đoạn này là không thể có cơ hội.

7. Ung thư buồng trứng thường xuất hiện ở độ tuổi nào?

Ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng đều có mức nguy cơ tăng lên theo độ tuổi. Bệnh chủ yếu gặp ở phụ nữ lớn tuổi, phổ biến nhất là từ 50 – 60 tuổi. Như vậy, căn bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh.

Ung thư buồng trứng tùy giai đoạn có thể mang thai và sinh con

8. Vì sao bị ung thư buồng trứng?

Nguyên nhân vì sao bị ung thư buồng trứng đến nay vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên đây là kết quả tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong thời gian dài. Nhiều yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ (giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư) đã được chỉ ra có mối tương quan với ung thư buồng trứng, cụ thể như sau

Các yếu tố nguy cơ:

Tuổi: tuổi tác là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật, trong đó có các bệnh ung thư nói chung. Đối với ung thư buồng trứng, từ 40 tuổi trở lên, nguy cơ mắc ung thư tăng dần, cao nhất là ở độ tuổi khoảng 60.

Thuốc kích thích buồng trứng: phụ nữ sử dụng các thuốc kích thích buồng trứng như clomiphene citrate (thường sử dụng trong điều trị vô sinh ở nữ giới) dài ngày tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Tiền sử ung thư vú: phụ nữ mắc ung thư vú tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng khoảng 2 lần.

Bột talc: các đối tượng tiếp xúc thường xuyên với bột talc tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

Chế độ ăn: chế độ ăn nhiều chất béo, thịt đỏ được cho là bất lợi cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Thuốc lá và đồ uống có cồn làm tăng khả năng mắc ung thư.

Một số yếu tố bảo vệ:

Tiền sử sinh sản: Phụ nữ đã từng mang thai và sinh con có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn phụ nữ chưa từng sinh con, đặc biệt là phụ nữ sinh con ở độ tuổi trước 26 giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng rõ rệt.

Thuốc tránh thai: phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai đường uống có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác

Chế độ ăn ít béo: Thực đơn mỗi ngày nên bổ sung nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng bảo vệ, làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Ngoài ra nên hạn chế tối đa thực phẩm giàu chất béo vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh

9. Có nên tầm soát ung thư buồng trứng không?

Ung thư buồng trứng thường phát triển lặng lẽ và ít dấu hiệu, đa phần bệnh nhân phát hiện bệnh đều đã ở giai đoạn muộn. Trong khi đó nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có cơ hội điều trị khỏi, thậm chí có thể mang thai và sinh con sau khi điều trị đối với phụ nữ trẻ.

Tầm soát phát hiện sớm ung thư đóng vai trò quan trọng, giúp người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời căn bệnh nguy hiểm này. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người mắc ung thư cần tiến hành tầm soát ung thư định kỳ.

Phụ nữ béo phì rất dễ bị ung thư buồng trứng

10. Khám tầm soát ung thư buồng trứng ở đâu?

Để tầm soát căn bệnh ung thư buồng trứng, bạn có thể đến các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa trên địa bàn sinh sống để thực hiện. Một số cơ sở uy tín bạn có thể tin tưởng khi tầm soát bệnh như: Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện K, Bệnh viện Hồng Ngọc, Bệnh viện Thu Cúc…

11. Làm cách nào để phòng ngừa mắc ung thư buồng trứng?

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Một số phương pháp giúp phòng ngừa căn bệnh này như sau:

Thăm khám và tầm soát định kỳ

Không sử dụng thuốc kích thích phóng noãn

Dùng ít bột talc ở vùng sinh dục

Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý để cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh được tốt.

Kéo dài thời gian cho con bú mẹ, ít nhất là trong 6 tháng đầu đời của con.

Luyện tập thể thao, vận động thường xuyên

Bổ sung các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe

12. Fucoidan loại nào tốt?

Bên cạnh các phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng, bạn có thể bổ sung một số sản phẩm như Fucoidan Nhật Bản. Nó có công dụng giúp hỗ trợ điều trị ung thư đồng thời nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Phụ nữ nên bổ sung vào cơ thể các hoạt chất có tác dụng phòng ung thư buồng trứng, giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư như tinh chất nghệ curcumin, Beta 1.3 Glucan, Beta 1.6 Glucan, Fucoidan… Trong sản phẩm Fucoidan có chiết xuất từ tảo nâu Mozuku (loại tảo chứa hàm lượng Fucoidan cao nhất và tốt nhất) kết hợp cùng bột nghiền từ nấm Agaricus cũng có tác dụng chống ung thư cực mạnh và tăng cường sức khỏe.

Sự kết hợp giữa nấm Agaricus và Fucoidan trong cùng một sản phẩm đã cho ra đời một công thức có tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Vì thế để phòng bệnh cũng như hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư buồng trứng, bạn có thể tin tưởng và sử dụng sản phẩm King Fucoidan.

Sản phẩm King Fucoidan & Agaricus

Giải Đáp Câu Hỏi: Bệnh Nhân Ung Thư Có Nên Uống Sữa Không?

1. Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?

Bệnh nhân ung thư việc ăn uống gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy chế độ ăn uống cho những người mắc bệnh cần phải thỏa mãn được các điều kiện như: thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, chứa nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng cao.

Trong đó sữa là một trong các loại thực phẩm hội tụ đầy đủ các yêu cầu trên. Đồng thời sữa còn cung cấp cho bệnh nhân các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Hiện nay chưa có bất kỳ một chứng minh nào nhận định rằng bệnh nhân bị ung thư không được uống sữa. Khi bị ung thư nhiều bệnh nhân cho rằng chỉ cần nhịn ăn và uống sẽ làm cho khối u không phát triển nữa. Điều này hoàn toàn là sai lầm và bệnh nhân nên bỏ suy nghĩ đó đi. Bởi khi không có đủ chất dinh dưỡng, các tế bào khỏe mạnh sẽ bị suy yếu và dần bị phá hủy.

Ngay sau đó sức khỏe của bệnh nhân ngày càng bị suy kiệt nghiêm trọng. Từ đó tạo điều kiện cho các tế bào ung thư và một số bệnh khác phát triển mạnh mẽ. Theo một số thống kê cho thấy có khoảng 30% bệnh nhân chết do bị suy kiệt trước khi chết vì khối u.

Vì vậy mỗi bệnh nhân cần sử dụng sữa là rất cần thiết. Mỗi ngày bệnh nhân ung thư uống một ly sữa 200ml có thể cung cấp được 200 kcal cho cơ thể. Chúng tương đương với năng lượng ăn thêm bữa phụ mỗi ngày.

2. Việc bệnh nhân ung thư uống sữa sẽ đem lại lợi ích gì?

Hầu hết những bệnh nhân bị ung thư sẽ bị các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn. Từ đó sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Khi uống sữa sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó bệnh nhân có thể có đủ sức khỏe để tiếp tục điều trị bệnh và vượt qua được phác đồ điều trị bệnh.

Ngoài ra đường tiêu hóa của bệnh nhân ung thư bị tổn thương. Chúng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thức ăn nhất là thực phẩm cứng và khó tiêu. Việc uống sữa sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hơn.

Từ thông tin bên trên chắc bạn đã biết được bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ung thư vú nên hạn chế sử dụng sữa. Bởi chúng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú tái phát và tử vong.

3. Bệnh nhân ung thư nên uống những loại sữa nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại sữa được bán. Tuy nhiên không phải bất cứ loại nào bệnh nhân ung thư cũng có thể sử dụng được. Gia đình và người bệnh cần phải nắm rõ và lựa chọn các loại sữa có tác dụng tốt để sử dụng.

– Sữa có bổ sung EPA

Bệnh nhân ung thư nên chọn sử dụng các loại sữa có bổ sung thành phần EPA là một acid béo không no. Chúng có tác dụng điều trị chứng sút cân nhanh chóng của bệnh nhân ung thư. Từ đó có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng sữa này cần phải hỏi lại bác sĩ dinh dưỡng về liều lượng dùng. Bởi nếu uống quá nhiều sẽ kích thích sự phát triển của tế bào ung thư.

– Sữa có thành phần FOS

Khi bị ung thư đường tiêu hóa kém khiến bệnh nhân dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa. Trong trường hợp này, bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không? Câu trả lời là có thể. Nhưng sữa cần phải có thêm thành phần FOS. FOS có tác dụng giúp bệnh nhân có thể cải thiện được đường tiêu hóa. Từ đó tránh được hiện tượng táo bón và tiêu chảy.

Ngoài ra sữa mà bệnh nhân ung thư nên sử dụng cần phải có chứa một lượng đường nhất định. Khi đó sẽ tránh được lượng đường trong máu tăng và ảnh hưởng đến sức khỏe đồng thời gây ra thêm nhiều bệnh khác. Đồng thời trong sữa cần phải có thêm các thành phần khác như chất đạm, các loại vitamin, khoáng chất,…

Một số loại sữa có trên thị trường hiện nay là: Sữa Prosure, sữa Forticare, sữa Fortimel, sữa Recoval gold… Đây là những loại sữa dành riêng cho người bị ung thư nên dùng và được bán với giá cả hợp lý.

4. Một số thực phẩm khác mà bệnh nhân ung thư cần phải bổ sung

Ngoài việc bổ sung thêm các loại sữa bệnh nhân ung thư cũng cần phải bổ sung thêm một số các thực phẩm khác. Bệnh nhân ung thư nên bổ sung và xây dựng thực đơn hợp lý có đủ các nhóm chất dinh dưỡng sau:

– Chất đạm:

Một loại chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Vì vậy trong thực đơn cho bệnh nhân ung thư cần bổ sung đầy đủ các loại chất thực phẩm có chất đạm.

Chất đạm có chứa nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và các loại động vật như: cá, thịt, trứng, đậu hũ, đậu lăng, các loại hạt…

– Vitamin và chất khoáng:

Người bệnh cần phải tích cực ăn hoa quả và rau xanh. Bởi chúng vừa có thể cung cấp chất dinh dưỡng vừa giúp cơ thể loại bỏ được các chất độc ra khỏi cơ thể.

– Các loại thực phẩm có chứa tinh bột và chất béo không no.

– Thường xuyên luyện tập thể dục và luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ.

– Thực phẩm bổ sung

Bệnh nhân nên uống bổ sung một số sản phẩm có khả năng hỗ trợ tốt về sức khỏe và giảm thiểu tác dụng phụ của điều trị. Các sản phẩm này nên được tăng cường sử dụng khi bệnh nhân vào sâu điều trị. Hoặc người bệnh đang bị suy kiệt. Người bệnh bị trả về hoặc không đủ điều kiện điều trị.

Như vậy câu hỏi bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không đã được trả lời. Ngoài việc lựa chọn sữa thích hợp để sử dụng. Bệnh nhân cũng cần bổ sung các thực phẩm khác để có thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất. Từ đó sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và có sức khỏe để chống lại các tế bào ung thư.

♦ Giải đáp thắc mắc: Xạ trị hết bao nhiêu tiền? ♦ Giải đáp thắc mắc: Truyền hóa chất hết bao nhiêu tiền? ♦ 7 điều nhất định phải ghi nhớ khi bệnh nhân bước vào đợt truyền hóa chất ♦ 3 bí quyết tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân ung thư

Bạn đang xem bài viết Những Câu Hỏi Nào Bệnh Nhân Ung Thư Cần Được Giải Đáp? trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!