Xem Nhiều 5/2023 #️ Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Ung Thư Lưỡi # Top 10 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 5/2023 # Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Ung Thư Lưỡi # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Ung Thư Lưỡi mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư lưỡi

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư lưỡi là xuất hiện một khối u hoặc đau ở bên cạnh lưỡi, không biến mất. Đôi khi vết đau sẽ chảy máu nếu bạn chạm hoặc cắn nó.– Thay đổi giọng nói, như âm thanh khàn khàn– Khó nuốt

Khi nào nên đi gặp bác sĩ để khám vết đau ở lưỡi

Nếu vết đau không có triệu chứng sau vài tuần thì hãy gặp bác sĩ bởi đó có thể là một dấu hiệu của ung thư lưỡi.

Nguyên nhân gây bệnh

Virus papilloma ở người (HPV) có thể gây ra nhiều bệnh ung thư trên nền lưỡi. Virus cũng có thể lây truyền qua đường tình dục gây ung thư cổ tử cung. Ngoài ra bệnh còn có các nguyên nhân khác như:

– Nghiện rượu– Người mắc bệnh xơ gan có nguy cơ mắc bệnh cao hơn– Răng giả không phù hợp– Không chăm sóc răng và nướu– Hút thuốc– Bệnh giang mai– Gen di truyền

Việc xuất hiện các vết loét lâu ngày không khỏi và đau lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi.

Chẩn đoán ung thư lưỡi như thế nào

Bác sĩ sẽ kiểm tra miệng, đặt câu hỏi về các triệu chứng người bệnh gặp phải. Chuyên gia có thể đề nghị chụp X-quang hoặc CT (chụp cắt lớp vi tính) để hiển thị hình ảnh chi tiết hơn.

Bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu mô từ miệng của bạn để kiểm tra. Nếu vấn đề nằm ở đáy lưỡi, bác sĩ sẽ tìm thấy dấu hiệu ung thưhoặc nhận thấy điều bất thường trong khi khám định kỳ.

Ung thư lưỡi điều trị ra sao

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe…

Phẫu thuật thường là cách tốt nhất để loại bỏ một khối u khỏi phần lưỡi. Nếu ung thư ở mặt sau của lưỡi, người bệnh có thể phải xạ trị (tia X và các bức xạ khác). Đôi khi phương pháp điều trị tốt nhất là sự kết hợp của hóa trị liệu, hoặc thuốc chống ung thư và xạ trị. Sau đó, bạn có thể cần trị liệu để giúp việc nhai, di chuyển lưỡi, nuốt và nói tốt hơn. Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Cách ngăn ngừa ung thư lưỡi

Nhiều trường hợp ung thư lưỡi là do virus gây ra. Để giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, mỗi người cần:

– Tiêm vắcxin ngừa HPV– Không sử dụng thuốc lá – Hạn chế rượu, bia – Chăm sóc tốt răng và nướu. Nếu bạn đeo răng giả, hãy chắc chắn rằng chúng vừa vặn

Ngọc Thi

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Bệnh Ung Thư Lưỡi

Ung thư lưỡi trước đây là một căn bệnh hiếm gặp, tuy nhiên với thói quen sống kém lành mạnh và một số yếu tố khác thì hiện nay, ung thư lưỡi đang trở thành một mối đe dọa đối với rất nhiều người.

Ung thư lưỡi là gì, các triệu chứng của bệnh như thế nào, cách điều trị ra sao… luôn là những vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm và muốn tìm hiểu. Nếu bạn đã và đang có nhu cầu tìm lời giải đáp chính xác cho những câu hỏi này, hãy tham khảo ngay bài viết sau.

1. Ung thư lưỡi là gì, bắt nguồn từ đâu?

Ung thư lưỡi là tình trạng bệnh lý các tế bào ung thư phát triển quá mức, mất kiểm soát ở lưỡi. Đây là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm được Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ xếp thứ 6 trong số các bệnh ung thư hiện nay.

Ung thư lưỡi có thể được phân chia ở 2 nhóm: ung thư khoang miệng hoặc ung thư họng miệng. Trong đó, nếu ung thư bắt đầu ở phần lưỡi mà chúng ta thấy và có thể di chuyển được gọi là ung thư khoang miệng.

Ngược lại, nếu tế bào ung thư phát triển ở khu vực sâu hơn, tức vị trí đáy của lưỡi hay còn gọi là gốc lưỡi thì được gọi là ung thư họng miệng. Phần lưỡi này gắn chặt với các mô và không thể di chuyển tự do. Nó ở sâu trong cổ họng, bởi vậy chúng ta không thể nhìn thấy hay quan sát được.

Tương tự như các bệnh ung thư khác, ung thư lưỡi được phân loại dựa theo loại mô kỳ đầu tức nơi mà nó bắt nguồn. Trong đó có các tế bào vảy như tế bào dài, phẳng, bề mặt bao phủ mặt lưỡi.

Ung thư phát sinh từ mô tế bào vảy được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy. Phần lớn các ca bệnh ung thư lưỡi được phát hiện chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào vảy. Tuy nhiên, vẫn có những loại ung thư lưỡi khác, nhưng tỷ lệ của chúng thường khá thấp và hiếm gặp. Chúng được đặt tên theo loại mô hoặc cấu trúc bắt đầu.

Một số người có thói quen ăn uống không lành mạnh, nhiễm virus HPV, yếu tố di truyền…đều có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao hơn những người khác.

2. Lưỡi có mảng đỏ hoặc trắng có phải dấu hiệu ung thư lưỡi không?

– Đúng

Thực tế cho thấy, không ít người mắc ung thư lưỡi nhưng lại cho rằng đó chỉ là triệu chứng của đau răng, đau miệng hay nhiệt miệng. Thường gặp nhất là sự biến đổi màu sắc của lưỡi. Các dấu hiệu nguy hiểm nếu không được phát hiện nhanh chóng kịp thời, ung thư lưỡi sẽ phát triển nặng và khó điều trị hơn rất nhiều.

Hiện tượng lưỡi có mảng đỏ hoặc trắng bất thường là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bệnh ung thư lưỡi. Đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đều gặp dấu hiệu này.

Ngoài ra một số dấu hiệu khác có thể gặp trên người bệnh như:

– Gặp khó khăn trong việc nuốt hoặc nói

– Có cảm giác vướng víu như có vật nào đó trong cổ họng của bạn

– Viêm họng

– Có cảm giác tê trong miệng

– Lưỡi chảy máu nhưng không rõ nguyên nhân

– Đau tai (hiếm gặp)

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu trên cũng như không giải thích được tại sao chúng lại xuất hiện bạn nên gọi cho bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán sớm. Đừng quên, khám nha khoa, hàm mặt định kỳ 6 tháng /lần. Vì các bác sĩ là người có khả năng phát hiện những bất thường ở miệng, lưỡi hay vòm họng của bạn.

3. Tôi có thể bị ung thư lưỡi do nhiễm virus HPV không?

Thực tế là có. Chúng ta đều biết rằng ung thư là do các tế bào phát triển bất thường với tốc độ lớn hình thành nên. Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi. Trong đó bao gồm:

– Thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích

– Nhiễm trùng papillomavirus ở người do quan hệ tình dục (HPV), bao gồm tình dục qua đường miệng.

– Giới tính. Thông thường nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới

– Tuổi tác

– Một số dạng di truyền của thiếu máu

– Một tình trạng đặc biệt do cấy ghép tế bào gốc

4. Có phải cứ nhiễm HPV là sẽ bị ung thư?

– Chưa chính xác

Nhiễm trùng Papillomavirus ở người hay còn được gọi là HPV. Đây là loại virus phát triển và sinh sôi ở những người bị ung thư cổ tử cung hay ung thư lưỡi và amidan. Con đường lây lan của chúng là qua quan hệ tình dục bao gồm qua quan hệ tình dục bằng miệng.

Thông thường, ung thư lưỡi khá hiếm gặp ở những người dưới 55 tuổi. Tuy nhiên, tình hình này đang dần thay đổi. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã cảnh báo về vấn đề gia tăng số lượng người mắc ung thư ung thư họng miệng, ung thư lưỡi ở người trẻ tuổi do virus HPV gây nên đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, nhiễm trùng HPV không phải lúc nào cũng trở thành ung thư. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Để phòng nguy cơ nhiễm virus HPV, cần tiêm phòng vắc Xin HPV trước khi có hoạt động quan hệ tình dục. Khoa học hiện nay vẫn chưa chứng minh được việc tiêm vắc-xin HPV có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư lưỡi và cổ họng. Nhưng nhiều người vẫn tin rằng nó vẫn có tác dụng nào đó phòng ngừa.

5. Tôi có thể phát hiện ung thư lưỡi bằng cách nào?

– Tầm soát thường xuyên, đi khám tại bệnh viện

Tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện 1 hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Có thể, họ sẽ dụng ống soi thanh quản sợi quang để đưa sâu vào khoang miệng nhằm kiểm tra các hạch bạch huyết ở khu vực này. Nhờ công nghệ này, bác sĩ có thể kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường ở lưỡi, đặc biệt là phần gốc lưỡi mà mắt thường không thể nhì thấy hay quan sát bên ngoài được.

Hoặc bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà (cách này không hoàn toàn hiệu quả vì đa số các bệnh ung thư ở giai đoạn đầu đều hiếm có biểu hiện ra bên ngoài).

6. Tôi có thể sống sót nếu như mắc ung thư lưỡi không?

– Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh và kết quả sau điều trị

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị ung thư lưỡi phổ biến. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả điều trị bệnh tối ưu, các bác sĩ thường kết hợp chúng với nhau.

Đối với những người bệnh ở giai đoạn đầu, chỉ cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Trong khi, những người bị ung thư lưỡi giai đoạn nặng hơn cần kết hợp 2 hoặc 3 loại.

Ba loại điều trị ung thư lưỡi bao gồm:

– Phương pháp phẫu thuật: Phương pháp này giúp loại bỏ khối u ung thư cũng như phần mô xung quanh

– Xạ trị: Đây là cách sử dụng nguyên tố phóng xạ có năng lượng cao nhằm loại bỏ và tiêu diệt tế bào ung thư vẫn còn sót lại sau phẫu thuật

– Hóa trị: Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng các loại thuốc diệt các tế bào và mô ung thư để ngăn chặn sự phát triển, cũng như sinh sôi của chúng.

Với những thông tin hữu ích và chi tiết được cung cấp trong bài viết trên chắc hẳn bạn đã tự mình giải đáp được những câu hỏi về ung thư lưỡi rồi phải không? Ung thư lưỡi tuy là căn bệnh nguy hiểm và có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng nếu biết cách phòng ngừa, nguy cơ mắc bệnh có thể giảm đáng kể.

Câu Hỏi Thường Gặp Về Bhyt

Câu hỏi thường gặp về BHYT

I. THẺ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ QUYỀN LỢI BHYT KHI KHÁM TẠI AN NHIÊN

Trả lời: Cô (Chú) mua thẻ BHYT có mã nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Phòng khám Đa khoa Trị liệu và Phục hồi Chức năng An Nhiên (79-578) hoặc Cô (Chú) mua thẻ BHYT có nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bất kỳ bệnh viện quận huyện hoặc phòng khám đa khoa nào trong chúng tôi đều được.

2. Hỏi: Tôi có thẻ BHYT bệnh viện Thống Nhất hoặc BV Nhân dân Gia Định có sang An Nhiên khám được không?

Trả lời: theo quy định của cơ quan BHYT và Bộ Y tế thì hiện nay thẻ đăng ký tại BV quận huyện, phòng khám đa khoa thì được thông tuyến (có thể khám tại An Nhiên và hưởng đầy đủ quyền lợi về BHYT), riêng các thẻ BHYT đăng ký BV tuyến TW (ví dụ BV Thống Nhất), thành phố (ví dụ BV Nhân dân Gia Định) thì chưa thông tuyến nên không được hưởng BHYT nếu khám tại An Nhiên ạ.

Trả lời: Dạ được, thẻ đăng ký tại bệnh viện Quận Tân Bình hoặc bệnh viện Quận Tân Phú có thể khám tại An Nhiên và được hưởng quyền lợi BHYT như nhau vì cùng tuyến 3.

Trả lời: Cô (Chú) vui lòng tra cứu tại địa chỉ http://annhien.org/don-vi-kham-bhyt/ nếu cột khám thông tuyến có kết quả là “ĐƯỢC” nghĩa là thẻ BHYT đăng ký tại cơ sở y tế đó được khám thông tuyến tại An Nhiên và được hưởng quyền lợi BHYT như nhau vì cùng tuyến 3.

Trả lời: Hiện tại chính sách của BHYT chưa giải quyết việc thông tuyến ngoại tỉnh đối với phòng khám đa khoa (nghĩa là người tham gia BHYT ở tỉnh thành khác ngoài TPHCM thì không thể hưởng quyền lợi BHYT tại bất kỳ phòng khám đa khoa nào tại TPHCM, bao gồm An Nhiên), trừ những trường hợp sau:

Khám bệnh trong trường hợp cấp cứu

Có giấy chuyển tuyến

Trả lời: Hiện tại theo Luật Bảo hiểm y tế, người bệnh được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, không quy định số lần khám trong thời hạn thẻ ạ. Tùy theo bệnh lý và phác đồ điều trị của bác sĩ để có thời gian điều trị phù hợp.

Nếu tham gia BHYT theo đối tượng Hộ gia đình, Cô (Chú) có thể liên hệ phường xã tại nơi cư ngụ hoặc

Liên hệ Bàn tư vấn phòng khám An Nhiên (tại quầy tiếp đón), hiện tại An Nhiên hỗ trợ người dân mua thẻ BHYT hộ gia đình cho 24 quận (huyện) với chi phí mua thẻ giống ở phường.

Mã nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại An Nhiên là 79-578

Phí mua thẻ BHYT = 4.5% x mức lương cơ sở x 12 (tháng). Hiện tại mức lương cơ sở Nhà nước đang áp dụng là 1.490.000đ/tháng, do đó phí mua thẻ BHYT là 804.600đ, có giá trị sử dụng 12 tháng.

Phí mua thẻ BHYT giảm dần cho những người tiếp theo trong cùng hộ gia đình, cụ thể:

– Người thứ 2: (bằng 70% người thứ 1): 563.220đ

– Người thứ 3: (bằng 60% người thứ 1): 482.760đ

– Người thứ 4: (bằng 50% người thứ 1): 402.300đ

– Từ người thứ 5 trở đi: (bằng 40% người thứ 1): 321.840đ

Phí mua thẻ BHYT là do Nhà nước quy định thống nhất trên toàn quốc, không khác biệt khi mua ở bất cứ đâu (bao gồm Phòng khám An Nhiên).

Thời gian đăng ký mua gia hạn BHYT: trước khi thẻ hết hiệu lực từ 10 – 15 ngày (VD: thẻ BHYT có giá trị từ 01/06/2017 đến 31/5/2018, thì từ ngày 01 – 20/05/2018 mình sẽ liên hệ để gia hạn thẻ).

Hồ sơ cần mang theo: số hộ khẩu hoặc sổ tạm trú và thẻ BHYT của các thành viên trong sổ (không cần photo).

Trả lời: Trường hợp hộ khẩu có 04 nhân khẩu nhưng có 03 người đang công tác tại nước ngoài thì người thứ 4 còn lại có thể mua ạ. Khi liên hệ mua BHYT, Cô (Chú) sẽ được hướng dẫn làm đơn kê khai, khi đó trong đơn Cô (Chú) sẽ kê khai 03 người trong hộ đang tạm vắng – đi làm tại nước ngoài. Cô (Chú) có thể mang theo hộ khẩu và CMND của người cần mua liên hệ PK để được tư vấn thủ tục mua.

Trả lời: Dạ được ạ, trường hợp này thì chỉ có người chồng là tham gia theo hình thức hộ gia đình và giá mua sẽ là 804.600đ/12 tháng

II. CHI PHÍ DỊCH VỤ Y TẾ VÀ QUYỀN LỢI BHYT KHI KHÁM TẠI AN NHIÊN

Trả lời: Cô (Chú) có thể tham khảo giá dịch vụ y tế của phòng khám An Nhiên tại website của phòng khám http://annhien.org/gia-ky-thuat/

Khi khám bệnh BHYT tại An Nhiên (cũng như các cơ sở y tế khác, bao gồm cơ sở y tế công lập), nếu tổng chi phí điều trị gồm tiền khám, cận lâm sàng, xét nghiệm, thuốc lớn hơn 223.500đ thì Cô (Chú) sẽ thanh toán 0% – 20% tiền đồng chi trả (tùy theo mã quyền lợi khi tham gia BHYT của Cô (Chú). Ngoài ra, An Nhiên chỉ phụ thu duy nhất tiền khám 70.000đ/lần và không phụ thu thêm bất kỳ dịch vụ y tế nào.

Đơn giá để tính tổng chi phí điều trị có lớn hơn 223.500đ hay không sẽ được thực hiện theo đơn giá nhà nước quy định cho toàn quốc (do Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành).

Ngày đầu tiên phụ thu tiền khám 70.000đ, sau khi khám nếu BS chỉ định đợt điều trị nhiều ngày (ví dụ 7 ngày) thì những ngày sau sẽ không phụ thu.

Giá các kỹ thuật điều trị sẽ theo giá ban hành của Bộ Y tế (bằng với giá BV huyện), Cô(Chú) có thể tham khảo giá tại website của phòng khám http://annhien.org/gia-ky-thuat/. Tuỳ theo bệnh, chi phí điều trị có thể dao động từ 130.000 đến 250.000d/ngày.

Nếu có thẻ BHYT thì chỉ đóng 20% x130.000 hoặc 250.000đ, nghĩa là dao động từ 26.000 đến 50.000đ/ngày.

Trả lời: Phòng khám xin liệt kê những nguyên nhân gây đau do các bệnh lý thường gặp và giá tham khảo tương ứng

Chèn ép thần kinh, cơ, khớp (đau, tê, cứng khớp,…): kết hợp các kỹ thuật Điện phân, Từ trường, Parafin trị liệu, Xoa bóp/ Tập vận động. 190.000đ/ngày.

Thoái hóa cột sống: kết hợp các kỹ thuật Hồng ngoại, Siêu âm trị liệu/ Điện phân/ Điện xung, Kéo cột sống. 130.000đ/ngày.

Thoái hóa khớp: kết hợp các kỹ thuật Siêu âm trị liệu, Điện phân, Sóng ngắn, Tập vân động/ Tập với dụng cụ. 156.000đ – 174.000đ/ngày.

Tổn thương gân, cơ, dây chằng sau chấn thương/ sau phẫu thuật: kết hợp các kỹ thuật Hồng ngoại/ Laser trị liệu, Điện xung/ Xung kích, Tập vận động/ Xoa bóp. Từ 126.000đ – 196.000đ/ngày.

Đau đầu, mất ngủ: kết hợp các kỹ thuật Từ trường, Hồng ngoại, Xoa bóp. 137.000đ/ngày.

Liệt nửa người: kết hợp các kỹ thuật Hồng ngoại tay + chân, Điện xung tay + chân, Tập vận động thụ động hoặc có trợ giúp tay + chân. 250.000đ/ngày

Vật lý trị liệu sau gãy xương, sau mổ: kết hợp các kỹ thuật Hồng ngoại, Từ trường/ Điện xung, Parafin, Tập vận động/ Xoa bóp. 172.000đ – 190.000đ/ngày.

Điều trị bằng Y học cổ truyền: kết hợp các kỹ thuật điện châm + xoa bóp day ấn huyệt: 137.000đ/ ngày.

Trả lời: Dạ được ạ, Bệnh viện quận Tân Bình và Phòng khám An Nhiên cùng tuyến 3, hiện tại luật BHYT đã cho phép thông tuyến 3, nghĩa là khi đi khám 1 trong các cơ sở tuyến 3 thì được hưởng quyền lợi đúng tuyến như nhau ạ. Do đó khi khám tại An Nhiên, Cô (Chú) vẫn được hưởng quyền lợi 95% giống như khi khám tại Bệnh viện quận Tân Bình.

III. KHÁM THEO YÊU CẦU/KHÁM DỊCH VỤ

Phí dịch vụ tại An Nhiên cũng bằng với phí BHYT (nghĩa là theo giá nhà nước), chỉ khác là mình phải thanh toán 100% (không được nhà nước hỗ trợ do không có thẻ BHYT).

Trả lời: Phòng khám cung cấp hóa đơn VAT ngay sau khi hoàn tất thanh toán ạ.

Giá dịch vụ y tế của phòng khám thu theo đơn giá nhà nước cho tất cả dịch vụ y tế (giống các BV công lập nào không phụ thu), phòng khám chỉ phụ thu duy nhất 70.000 đ/ công khám.

Giá áp dụng chung cho người có thẻ BHYT (được nhà nước hỗ trợ thanh toán) và người khám dịch vụ.

IV. KHÁM SỨC KHỎE

Trả lời: Hiện tại phòng khám chưa triển khai khám sức khỏe, khám tổng quát để làm hồ sơ, hợp đồng lao động.

Trả lời: Theo quy định của Bảo hiểm y tế thì thẻ BHYT chỉ được hưởng quyền lợi khi khám bệnh, không được hưởng quyền lợi thanh toán khi khám sức khỏe định kỳ ạ.

6 Câu Hỏi Thường Gặp Về Ung Thư Buồng Trứng

Phụ nữ sau khi cắt tử cung vẫn có thể bị ung thư buồng trứng?

Không có buồng trứng, nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng giảm đáng kể, nhưng vẫn có rủi ro nhỏ là phát triển một loại ung thư trông giống và hoạt động như ung thư buồng trứng. Đây được gọi là ung thư phúc mạc nguyên phát. Nó ảnh hưởng đến các tế bào trong phúc mạc, bao phủ các cơ quan bụng. Tuy nhiên, nguy cơ ung thư phúc mạc nguyên phát là thấp – thấp hơn nhiều so với nguy cơ ung thư buồng trứng suốt đời nếu buồng trứng vẫn còn nguyên.

Taclcum được dùng nhiều trong ngành sản xuất mỹ phẩm. Nếu bột talcum được sử dụng ở vùng sinh dục, các hạt bột có thể đi qua âm đạo, tử cung và ống dẫn trứng đến buồng trứng, nơi chúng có thể gây viêm có thể dẫn đến ung thư.

Ăn đậu nành gây ung thư buồng trứng?

Đậu nành có làm tăng rủi ro ung thư buồng trứng không là băn khoăn của rất nhiều phụ nữ. Thực tế, đậu nành chứa isoflavone – những chất có thể hoạt động giống như hormone estrogen trong cơ thể. Về mặt lý thuyết, isoflavone có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nhạy cảm với estrogen của phụ nữ, như ung thư buồng trứng. Nhưng estrogen thực vật dường như yếu hơn nhiều so với estrogen của con người.

Một số bằng chứng khác cho thấy isoflavone có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư buồng trứng, bằng cách ngăn chặn estrogen tự nhiên mạnh hơn trong máu, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện ra những phụ nữ có mức tiêu thụ isoflavone cao có tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng tương đối thấp. Ung thư buồng trứng cũng ít phổ biến hơn ở các nước châu Á, nơi người dân có chế độ tiêu thụ nhiều đậu nành.

Phó giáo sư Shannon Westin cho biết, thực phẩm đậu nành, như đậu phụ, tempeh, edamame, miso và sữa đậu nành là nguồn protein tốt. Đậu nành cũng giúp giảm bệnh tim và giảm cholesterol.

Làm thế nào để phát hiện ung thư buồng trứng sớm?

Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết, chỉ có khoảng 20% ca ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn đầu, trước khi lan rộng. Lý do là, hiện tại, không có xét nghiệm sàng lọc chuẩn hoặc thường quy cho ung thư buồng trứng. Một vấn đề khác là các triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng có xu hướng mơ hồ và dễ bỏ qua.

Ung thư buồng trứng được biết đến như một kẻ giết người thầm lặng, nhưng thực tế nó vẫn tồn tại những triệu chứng nhất định chỉ là các triệu chứng này dễ được quy cho các nguyên nhân khác. Ví dụ, nếu cảm thấy đầy hơi hoặc đau bụng, bạn có thể nghĩ đó là vì thức ăn. Đó là lý do tại sao ung thư buồng trứng khó phát hiện sớm, Shannon Westin lý giải.

Bạn nên tìm gặp bác sĩ để tư vấn nếu gặp bất kỳ vấn đề nào sau đây hàng ngày hoặc gần như hàng ngày trong hai tuần: đầy hơi, đau vùng chậu hoặc bụng, đau dạ dày, táo bón, khó ăn hoặc cảm thấy no nhanh, các triệu chứng tiết niệu như khẩn cấp (luôn cảm thấy như bạn phải đi) hoặc tần suất (phải đi thường xuyên); cực kỳ mệt mỏi, đau lưng, đau khi quan hệ.

Nếu bạn có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng do hội chứng di truyền (như hội chứng Lynch), đột biến gen BRCA hoặc tiền sử gia đình về ung thư vú và buồng trứng, bác sĩ có thể đề nghị sàng lọc thường xuyên bằng siêu âm qua màng cứng (sử dụng một thiết bị để phát ra sóng âm thanh tạo ra hình ảnh của các cơ quan vùng chậu), cũng như xét nghiệm CA125 (đo mức protein trong máu có thể cao bất thường ở phụ nữ bị ung thư buồng trứng).

U nang buồng trứng có trở thành ung thư?

Nó có thể, nhưng không nhiều khả năng. U nang buồng trứng là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng có thể phát triển trong hoặc trên buồng trứng của người phụ nữ. Hầu hết các u nang đều vô hại và xảy ra như một phần bình thường của quá trình rụng trứng (giải phóng trứng). Chúng được gọi là u nang chức năng và thường biến mất trong vòng vài tháng mà không cần điều trị.

Rất hiếm khi, một u nang buồng trứng có thể chuyển thành ung thư. Nếu bạn có một u nang, bác sĩ sẽ đề nghị bạn theo dõi nó để chắc chắn rằng nó không tiếp tục phát triển. Nếu một u nang bắt đầu phát triển lớn hơn hoặc gây ra các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ.

Phương pháp điều trị sinh sản làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng?

Một số phương pháp điều trị sinh sản sử dụng hormone khiến nhiều người lo ngại nguy cơ ung thư được kích thích bởi các hormone này, bao gồm cả ung thư buồng trứng.

Một số nguyên nhân gây vô sinh, chẳng hạn như béo phì và lạc nội mạc tử cung, cũng có thể làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư buồng trứng.

An Nhiên (theo Everyday Health)

Bạn đang xem bài viết Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Ung Thư Lưỡi trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!