Cập nhật thông tin chi tiết về Nỗi Lòng Của Những Cô Gái Trẻ Mắc Ung Thư Phụ Khoa mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ung thư phụ khoa đa phần chỉ được phát hiện tình cờ, ngẫu nhiên. Do vậy, biết mình bệnh cũng là lúc chị em bước vào giai đoạn nặng.
Nỗi niềm thinh lặng
Khuôn viên Bệnh viện Từ Dũ dường như vắng vẻ, mọi người, mọi vật đều tối sầm trước mắt chị T.T.N.M. (23 tuổi, nhà ở tỉnh Bình Dương). Chị lặng người mặc cho cái nóng gay gắt 14g trưa, tựa người vào thành ghế đá, những ồn ào xung quanh không kéo chị ra khỏi suy nghĩ tiêu cực. Có người hỏi thăm, chị M. vỡ òa, khóc nấc.
Theo chị M., cách đây khoảng 5 tháng, chị thấy đau râm ran bụng, bụng căng, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều nhưng chỉ nghĩ bản thân bị hành kinh. Cách nhập viện 2 tuần, các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn, chị M. đến bệnh viện tỉnh khám và được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, thiếu sắt nên cho thuốc về uống.
Hầu hết chị em phụ mắc bệnh ung thư phụ khoa đều mặc cảm, khép kín
Uống thuốc mãi không khỏi, kèm theo xuất huyết âm đạo, ngày 22/4 chị M. đến Bệnh viện Từ Dũ khám lại, sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ thông báo chị mắc ung thư buồng trứng. “Tôi không nghĩ mình lại bị bệnh này. Tôi chỉ nghĩ mình bị rong kinh, chữa xong sẽ hết, không ngờ bệnh đã vào giai đoạn hai, có thể phải hóa trị. Tôi thấy nhớ mẹ, mẹ tôi cũng mất vì căn bệnh này”, chị M. nghẹn ngào.
Điều trị tại khoa Ung bướu Phụ khoa của Bệnh viện Từ Dũ được hơn 10 ngày, cũng là khoảng thời gian chị N.T.H. (25 tuổi, nhà ở tỉnh Đắk Lắk) chưa thể tìm lại nụ cười, xoa xoa bàn tay đang truyền thuốc, nước mắt lặng lẽ rơi. Chị H. có mái tóc rất đẹp, buông xõa ngang hông, dày, đen óng. Có lẽ, quá quen thuộc với mái tóc của mình, nên mỗi khi nhìn lên dịch truyền, chị lại ám ảnh với những đợt rụng tóc.
Chị M. như chết lặng khi bác sĩ nói chị bị ung thư phụ khoa
Theo chị H., chị mới cưới được hơn một tháng đã phải vào bệnh viện trị bệnh. Xoay xoay chiếc nhẫn cưới, chị nhớ nhà da diết nhưng cũng sợ về nhà lắm, chị sợ nhìn thấy ánh mắt đau khổ của người thân, sợ bạn bè, hàng xóm hỏi về bệnh, sợ sau này không thể sinh con, sợ giữa bộn bề lo toan trong cuộc sống, mẹ chị chưa kịp nghỉ ngơi đã phải lên xe vào bệnh viện thăm nuôi. Hơn hết, chị tìm hiểu, biết được căn bệnh này dù có chữa lành cũng có thể tái lại bất kỳ lúc nào.
Kinh khủng, đó là cảm giác đầu tiên
Cố kìm nén, chị H. chia sẻ: “Kinh khủng, đó là cảm giác đầu tiên khi tôi nghe bác sĩ thông báo. Bác sĩ nói tôi yên tâm đi sẽ khỏi nhưng lòng tôi ngổn ngang lắm, con gái mà mắc bệnh này như cái án tử, tôi cảm thấy rất tủi thân dù gia đình luôn động viên.
Từ ngày bị bệnh, tôi ở luôn trong phòng, không tiếp bạn bè, không muốn bước xuống khuôn viên bệnh viện. Có cái gì đó đè nén rất nặng, thời gian tới tôi bước vào hóa trị theo phác đồ, rồi tóc sẽ rụng, rồi da sẽ tái đi, như các cô ở đây, cứ héo úa theo từng đợt hóa chất. Điều sợ nhất là mình không thể có con, mỗi lần nhắm mắt lại, ám ảnh cứ đeo bám”.
Chị H. vừa mới có chồng đã mắc ung thư, nhìn những cô bác xung quanh dần “héo úa”
Có lẽ, đang bước vào độ tuổi đẹp nhất, ở giai đoạn hạnh phúc nhất của người con gái, sau vài lần xét nghiệm, bệnh ung thư phụ khoa “rớt trúng” khiến chị H. suy sụp, dù bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện nhiều lần động viên, chị cũng chưa thể suy nghĩ tích cực. Hầu hết bệnh nhân tại khoa Ung bướu Phụ khoa đều có chung những dự cảm, những ám ảnh không thể thoát ra được.
ThS.BS Lê Tự Phương Chi – Phó khoa Ung bướu Phụ khoa, Bệnh viện Từ Dũ – cho biết: “Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ bị ung thư phụ khoa, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ung thư phụ khoa bao gồm ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư nguyên bào nuôi khiến phụ nữ mắc bệnh bị suy sụp bởi ai cũng nghĩ sẽ không thể có con, sẽ mất đi thiên chức làm mẹ.
Bên cạnh đó, phụ nữ nhạy cảm nên phần lớn người bệnh rất suy sụp, nhất là giai đoạn bước vào quá trình điều trị, những tác dụng phụ của phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… ảnh hưởng rất nhiều đến vẻ bề ngoài người bệnh như tóc rụng, da sạm đen, sụt cân. Do đó, người bệnh luôn có cảm giác bản thân mình không giống những người xung quanh.
Theo bác sĩ Chi, suy nghĩ mắc ung thư phụ khoa là không thể có con là suy nghĩ sai lầm mà các chị em đang bị ung thư luôn lầm tưởng.
Tuy nhiên, chị em nên nghĩ thoáng đi, bởi bệnh viện luôn ưu tiên điều trị bảo tồn khả năng sinh sản của bệnh nhân nếu có thể. Trong những trường hợp bất khả kháng, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh được trữ trứng, trữ phôi để sau này vẫn còn cơ hội có con thông qua việc mang thai hộ”.
Theo bác sĩ, ung thư phụ khoa ở người trẻ trong giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì mọi người không có thói quen khám sức khỏe, tầm soát ung thư. Đa phần các ca bệnh chỉ được bác sĩ phát hiện tình cờ, ngẫu nhiên khi chị em đang gặp vấn đề về phụ khoa. Do vậy, khi phát hiện, cũng là lúc chị em bước vào giai đoạn nặng.
Chị em phụ nữ cần có lối sống lành mạnh, cân bằng, bên cạnh đó trang bị cho mình kiến thức, nên đi khám phụ khoa định kỳ để chẩn đoán, phát hiện sớm giảm bớt gánh nặng điều trị sau này.
Phạm An/Phunuonline
/
Những Tấm Lòng Thơm Thảo Vì Cô Gái Bị Ung Thư Máu
ĐNĐT – Khi biết tin Võ Thị Ngọc Nữ (trú k223/75 Ông Ích Khiêm, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu) bị bệnh ung thư máu (nhân vật trong bài viết “Giúp cô gái bị ung thư máu giành lại sự sống” đăng trên Báo Đà Nẵng số ra ngày 1-10-2014), những người bạn của Nữ đã tổ chức minishow “Giữ mãi nụ cười” với mong muốn số tiền quyên góp từ đêm diễn sẽ giúp Nữ có thêm điều kiện chữa trị bệnh.
Rất nhiều tấm lòng thơm thảo, dù không quen biết Nữ nhưng đã tới và chia sẻ với em.
Các tiết mục trong chương trình được dàn dựng công phu và biểu diễn khá chuyên nghiệp.
Nữ (đội mũ) xuất hiện cùng các thành viên trong nhóm múa mà em tham gia lúc còn khỏe, xúc động trước tình cảm mà mọi người dành cho mình.
Đưa hai đứa con nhỏ tới mini show “Giữ mãi nụ cười”, chị Kiều Nga (trú phường An Hải Bắc, Sơn Trà) tâm sự: “Biết được hoàn cảnh của Nữ qua một người cháu, tôi cũng có chia sẻ thông tin với bạn bè để mọi người giúp đỡ thêm cho em, tuy không hỗ trợ được gì nhiều nhưng tôi vẫn cho hai đứa con tới để các cháu biết và hiểu được rằng cuộc sống còn nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn mình cần được sẻ chia, giúp đỡ”.
Các tiết mục biểu diễn của các ca sĩ, nhóm nhảy, vũ đoàn hoàn toàn miễn phí và được người xem đánh giá là chất lượng, dàn dựng khá chuyên nghiệp. Uyên Bình, trưởng nhóm múa Dáng Việt, nơi Nữ làm việc cho hay: “Chúng em coi Nữ như chị em thân thiết trong nhà, là chương trình làm để giúp Nữ nhưng cũng phải mang lại sự hài lòng cho khán giả, ghi nhận tấm lòng của mọi người cũng như sự chân thành và ý nghĩa của chương trình”.
Sau 15 tiết mục, Võ Thị Ngọc Nữ xuất hiện trên sân khấu vào những động tác cuối của tiết mục múa do nhóm múa Dáng Việt thể hiện. Những câu hát quen thuộc của bài hát “Để gió cuốn đi” cứ vang lên văng vẳng. Nữ nhỏ nhắn trong chiếc váy màu trắng, đầu đội chiếc mũ len che đi mái tóc dài đã phải cạo trọc vì tóc rụng trong quá trình điều trị bệnh. Rơm rớm nước mắt, Nữ nói: “Dù đang rất mệt nhưng em vẫn cảm nhận được tình cảm của mọi người. Tình cảm này là nguồn động lực lớn nhất để em vượt qua những khoảng thời gian hóa trị, xạ trị ở bệnh viện. Với em, điều kỳ diệu là ở đây, là nhận được sự chia sẻ của tất cả mọi người”.
Bài, ảnh: Thu Hà
Nhật Ký 5 Ngày Hóa Trị Của Một Cô Gái Trẻ Bị Ung Thư
Ngày hóa trị đầu tiên
Trong ngày đầu hóa trị, tôi đã hồi hộp và lo lắng tới mức không thể ăn sáng (trước đấy tôi chưa hề bỏ 1 bữa sáng nào). Mặc dù tôi đã để chuông báo thức để dậy sớm nhưng thực sự ngày hôm đó tôi cảm thấy rất mệt thế nên tôi đã đến bệnh viện muộn mất 30 phút.
Bác sĩ nói với tôi rằng sau 5 ngày của đợt hóa trị đầu tiên tôi sẽ được nghỉ 3 tuần trước khi tiến hành 1 đợt hóa trị khác. Sang năm tôi sẽ phải đến hóa trị hàng ngày.
Trong thời gian hóa trị việc đến muộn 30 phút đã trở thành thói quen của tôi và tôi tự hào bởi điều đấy không phải bởi vì tôi là người hay đến muộn mà bởi vì tôi thầm hi vọng rằng tôi sẽ thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong 30 phút ấy.
Hôm nay bác sĩ nói với tôi rằng tôi nghỉ hóa trị 1 ngày. Ngay lập tức tôi đã thuê xe của bệnh viện để ra ngoài và đây là cách duy nhất tôi có thể ra ngoài bởi vì lúc này hệ miễn dịch của tôi đã quá yếu, sử dụng phương tiện giao thông công cộng là điều không thể.
Abby là một y tá tôi rất quý mến nói với tôi rằng “Mắt của em sao lại đỏ thế kia?”
Tôi nói với cô ấy rằng chắc có lẽ là do tôi hơi mệt, thực sự lúc đó tôi cảm thấy rất mệt mỏi bởi vì tối hôm trước tôi đã rất khó ngủ và đã thức rất muộn để xem phim. Một lúc sau tự nhiên tôi thấy nước mắt tôi cứ thế chảy tuôn ra.
Tôi cũng không hiểu vì sao nước mắt cứ tự nhiên chảy ra, tôi không cảm thấy buồn nhưng thực sự tôi cảm thấy rất sợ khi biết tôi cần phải tiếp tục hóa trị. Mặc dù kết quả sinh thiết gần đây đã không còn các tế bào ung thư nữa.
Ngày hóa trị thứ hai
Tôi đang đứng ở góc đường bên ngoài căn hộ của mình trên đường Lower East ở Mahattan. Tôi không bị ảnh hưởng do việc hóa trị ngày hôm qua nhưng tôi đang bị đau họng.
Ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu tôi, ánh sáng bên ngoài khiến tôi cảm thấy hơi chóng mặt, ước gì lúc đó tôi có 1 cái kính. Tôi chợt nhớ tới chiếc mũ để che cái đầu trọc của mình. Tôi kéo nó sát xuống mắt.
Khi ngồi trên xe taxi chạy trên đường tôi đã nhìn thấy 1 cô gái độ tuổi như tôi với mái tóc vàng đuôi ngựa bay trong gió đang đạp xe bên bờ sông. Tôi chợt nghĩ một ngày nào đó tôi cũng sẽ đạp xe như cô khi tôi hồi phục nhưng rồi tôi lại nghĩ mình thật ngớ ngẩn.
Có lẽ tôi sẽ phải đội mũ bảo hiểm để đi xe đạp, nhưng thật sự hình ảnh một cô gái ốm yếu, gầy guộc với tóc vàng lún phún mọc trên đầu, đội mũ bảo hiểm đạp xe đạp, cũng chẳng đẹp đẽ gì.
Khi đến nơi, bác tài xế gọi tôi rất nhiều lần nhưng tôi không hề hay biết bởi lúc này suy nghĩ của tôi đã quá tải với sự chờ đợi về kết quả di truyền học tế bào của mình.
Có lẽ bác tài xế cũng chẳng có thời gian để nghe tôi kể về ảnh hưởng của hóa trị tới trí tuệ của con người. Dường như việc hóa trị khiến cho mọi suy nghĩ của người ta mờ đi, nhiều lúc dường như đãng trí. Lúc ấy tôi chỉ biết nói với bác ấy rằng “Tôi chỉ cảm thấy hơi mệt”.
Ngày hóa trị thứ ba
Hôm nay là ngày hóa trị thứ 3 của tuần hóa trị đầu tiên. Điều này khiến tôi liên tưởng tới “Tuần Cá Mập” trên kênh Discovery. Tôi cảm thấy dường như tôi đang đi thám hiểm cùng đoàn làm phim và tôi thật sự rất sợ cá mập.
Tôi rất sợ việc hóa trị nhưng hôm nay tôi cảm thấy có chút mong đợi bởi vì trước khi hóa trị tôi sẽ trang điểm thật đẹp để tới gặp những bệnh nhân ung thư trẻ tuổi, nói với họ về kinh nghiệm vượt qua các đợt hóa trị của mình. Tôi nghĩ rằng tôi giống như 1 búp bê xinh đẹp bắt đầu đợt hóa trị để cảm thấy lạc quan hơn.
Khi trong phòng hóa trị tôi cảm thấy những mũi kim đâm mạnh dưới da thịt mình và dường như chúng đốt cháy thứ gì đó trong vài phút, sau đó tôi có thể thoải mái ra về.
Ngày hóa trị thứ tư
Buổi sáng tỉnh dậy hôm nay tỉnh dậy tôi cảm thấy như mình vừa bị 1 chiếc xe tải khổng lồ đâm sầm vào người. Tôi rất đau họng, bắt đầu ho và chảy nước mũi. Đây chắc hẳn là các hiệu ứng chậm của việc hóa trị. Tôi sẽ bị loại khỏi danh sách ưu tiên của căn bệnh này bất khi nào xuất hiện các hiệu ứng của hóa trị.
Không phải tất cả các triệu chứng đều nguy hiểm nhưng nếu chỉ cần 1 cơn sốt cao là tôi sẽ nhận được một vé chăm sóc đặc biệt khẩn cấp.
Vì vậy ngay lập tức tôi kiểm tra nhiệt độ của mình. Khi đến bệnh viện, y tá thông báo với tôi rằng hơi thở của tôi có vấn đề, và tôi đã gửi kết quả chụp X-Quang của tôi ở dưới tầng 1 để kiểm tra.
Rất có thể phổi của tôi có vấn đề. Đây là một trong những phản ứng phụ của việc hóa trị, nhưng cũng có thể là không có vấn đề gì cả. Tôi thay áo choàng mà y tá đưa cho tôi. Đây là một trong những chiếc áo mà tôi đã mặc lần cuối cùng khi ghép tủy hồi tháng 4. Tôi rất ghét áo choàng.
Khi tới phòng chờ kết quả X-Quang tôi đã rất hồi hộp ngồi đợi… Một lúc sau tôi nghe thấy tiếng y tá đang cố để gọi tên tôi. Lúc nhận được kết quả tôi dường như đã quá mừng rỡ đã ôm chầm lấy cô y tá và khóc nức nở… Thật là may mắn vì phổi của tôi không có vấn đề gì nguy hiểm.
Ngày hóa trị cuối cùng
Hôm nay là ngày hóa trị cuối cùng của đợt điều trị đầu tiên. Vẫn những nỗi sợ khủng khiếp như ngày đầu tiên nhưng có vẻ ngày hôm nay diễn ra nhanh hơn vì tôi có một cô bạn giống như tôi cùng đồng hành.
Kết quả hóa trị của tôi tốt hơn vì vậy tôi được ra ngoài trước cô ý nhưng không hiểu tại sao tôi lại cảm thấy khó chịu với bản thân.
Tại sao tôi không khăng khăng đòi ở lại với cô ấy. Bởi chúng tôi là những người giống nhau. Vì vậy có lẽ nắm tay nhau cùng đi qua con đường ấy sẽ nhanh hơn và đỡ vất vả hơn.
Vượt Qua Nỗi Đau Ung Thư: Nghị Lực Sống Của Mẹ Con Cô Giáo
Đó là câu chuyện của hai mẹ con cô Phạm Thị Thu Hà (37 tuổi) và bé Nguyễn Phạm Bảo Ngọc (8 tuổi), ngụ xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Chữa bệnh cho con, mẹ phát hiện ung thư
Vợ chồng cô Hà đều là giáo viên cấp II. Cuộc sống gia đình vốn bình lặng như bao gia đình khác ở vùng quê đất chè Thanh Chương cho đến ngày biến cố ập đến khi cả hai mẹ con đều phát hiện mắc bệnh ung thư.
Cô Hà kể tháng 11-2016, bé Ngọc bị sốt liên miên cả tháng trời. Mỗi lần con sốt, cô cho con uống thuốc hạ sốt rồi đưa đến bệnh viện huyện kiểm tra nhưng bệnh tình không những không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn. Nhìn con gầy yếu, xanh xao, gia đình quyết định khăn gói đưa con ra Hà Nội khám. Ở đây, bác sĩ chẩn đoán bé Ngọc Ung thư máu cấp tính.
“Nhận giấy kết quả xét nghiệm của con từ bác sĩ bảo cháu bị ung thư máu sau những dấu hiệu đau, sốt và bầm tím ở chân tay, vợ chồng tôi như chết lặng vì nghĩ cháu ở nhà đang ngoan ngoãn lại bỗng nhiên mang án tử treo lơ lửng trên đầu. Tôi sợ một ngày phải xa con…” – cô Hà nhớ lại.
Những ngày ở viện chăm con, cô Hà bỗng thấy cổ mình nổi hạch to bằng quả trứng cút. Khám bệnh ở Bệnh viện K xong, cô Hà quay về quê đi dạy. Nỗi lo điều trị bệnh cho con chưa kịp nguôi thì cô lại nhận tin dữ mình bị ung thư hạch, u lympho Hodgkin – một thể của Bệnh ung thư máu.
Sau đó cô Hà nằm điều trị ở Bệnh viện K, còn bé Ngọc chữa bệnh ở Viện Huyết học truyền máu trung ương. Thấy hoàn cảnh gia đình neo người nên các bác sĩ tạo điều kiện để hai mẹ con về điều trị cùng một nơi.
Cô Hà vẫn không quên cái tết vào ba năm trước. Với cô, có lẽ đó là cái tết ảm đạm nhất của gia đình khi cả hai vợ chồng và con ở lại viện ăn tết, còn cô con gái đầu học lớp 5 thì được gửi cho bà dì trông nuôi hộ.
“Nhà có một người mắc bệnh ung thư đã khổ, đằng này gia đình tôi cả hai mẹ con đều bị. Có lúc vợ chồng tôi gần như tuyệt vọng, không biết tương lai rồi sẽ ra sao” – cô Hà chùng giọng.
Chỗ dựa tinh thần cho vợ con
Ở khoa nhi Viện Huyết học truyền máu trung ương, mọi người không xa lạ với hình ảnh người chồng, người cha tất bật chạy đi chạy lại, chu đáo chăm sóc cho hai mẹ con cô Hà. Từ việc cho con uống thuốc, đưa con đi tắm rửa, vệ sinh, cho con ăn, lo cho con ngủ đến việc xoa bóp cho cả vợ và con… đều đến tay người chồng, người cha – anh Nguyễn Xuân Ngọ.
Từ ngày mang bệnh, cô Hà không thể đứng lớp. Anh Ngọ là trụ cột chính của gia đình cũng xin trường nghỉ dài ngày để tiện chăm sóc hai mẹ con. Chi phí điều trị tốn kém nên bao nhiêu tiền của tích cóp của hai vợ chồng trẻ và vay mượn hàng xóm, người thân đều lần lượt “đội nón ra đi”.
Buổi gặp bác sĩ, anh Ngọ được giải thích 50% thành công trong điều trị ung thư là nghị lực của chính bệnh nhân rồi mới đến thuốc men, sự sát cánh của người thân xung quanh rất quan trọng.
“Lúc đầu nghe tin con bị ung thư đã buồn, tiếp đến là vợ cũng nằm viện vì ung thư thì tôi càng ngã quỵ. Được bạn bè, các y bác sĩ chia sẻ nhiều nên tôi xác định phải mạnh mẽ để là chỗ dựa tinh thần cho vợ con chiến đấu với bệnh tật” – anh Ngọ tâm sự.
Thời gian ở viện bên cạnh hai mẹ con, anh Ngọ đều động viên vợ con kiên trì chiến đấu với bệnh tật vì cuộc sống vẫn phải tiếp tục. Anh Ngọ nói dù có vất vả, cực khổ đến mấy vẫn chịu được vì chỉ cần vợ con khỏe, được nghe con nói cười, múa hát là mọi buồn phiền trong anh đều tan biến.
Anh Ngọ nhớ lại những ngày đầu bé Ngọc phải truyền hóa chất khiến cháu khó thở hơn. Mỗi lần con ngằn ngặt đòi “con muốn về nhà đi học, đi múa với các bạn”, vợ chồng anh Ngọ lại lén giấu đi những giọt nước mắt vào lòng vì thương con.
“Cháu sợ trọc đầu lắm. Đợt truyền hóa chất cháu khóc không cho vì sợ sẽ rụng tóc như các bạn trong phòng bệnh sẽ rất xấu. Ngày nào cháu cũng hỏi tôi khi nào con được về nhà hả mẹ, tôi chỉ động viên con cố gắng chữa khỏi bệnh sớm sẽ về quê đi học cùng các bạn” – cô Hà nói, mắt đỏ hoe.
Việc học của bé Ngọc bị gián đoạn vì điều trị bệnh nên dù ở nhà hay ở viện, vợ chồng cô Hà lại tranh thủ dạy học cho con. Bởi vậy, bé Ngọc đã có thể đánh vần được những từ đơn giản, làm thành thạo toán cộng trừ. Những lúc sức khỏe tốt hơn, bé Ngọc còn tham gia các hoạt động văn nghệ cùng các bệnh nhi khác.
Vượt qua sự suy sụp, bi quan, sau những đợt điều trị ở bệnh viện, cô Hà tiếp tục quay lại trường truyền nhiệt huyết đến học trò. Niềm vui đứng trên bục giảng giúp cô Hà thoải mái và khỏe ra nhiều.
Dù phải trải qua những đau đớn, mệt mỏi sau chặng đường ba năm chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo nhưng nụ cười của hai mẹ con cô Hà chưa bao giờ tắt. Hiện tại mỗi tháng hai mẹ con cô Hà chỉ phải ra Hà Nội điều trị 2-3 ngày vì sức khỏe cả hai mẹ con đều có tiến triển tốt. Cô khoe mấy hôm nay bé Ngọc và cô đều tăng cân vì ăn uống và nghỉ ngơi điều độ.
Bạn đang xem bài viết Nỗi Lòng Của Những Cô Gái Trẻ Mắc Ung Thư Phụ Khoa trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!