Xem Nhiều 3/2023 #️ Ong Đốt Và Cách Chữa Trị Khi Bị Ong Đốt # Top 12 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ong Đốt Và Cách Chữa Trị Khi Bị Ong Đốt # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ong Đốt Và Cách Chữa Trị Khi Bị Ong Đốt mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ong thuộc họ cánh màng gồm 2 họ chính:

Họ ong vò vẽ bao gồm: ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng.

Họ ong mật gồm ong mật và ong bầu.

Bộ phận gây độc gồm túi nọc và ngòi nằm ở phần bụng sau của con cái. Ngòi của ong mật có hình răng cưa do vậy sau khi đốt ong bị xé rách phần bụng và để lại ngòi ong trên da và con ong sẽ bị chết. Ong vò vẽ thì ngòi ong trơn nên có thể đốt nhiều lần.

Nọc ong có khoảng 40 thành phần bao gồm các enzyme như phospholipase A2, hyaluronidase, cholinesterase, serotonin, catecholamin, peptid, melitin, các peptit hủy tế bào mast, apamin, các amin có hoạt tính sinh học. Melittin: chiếm 50% trọng lượng của nọc khô, làm tổn thương màng tế bào do có tác dụng như một chất tẩy. Apamin: độc tố thần kinh tác động chủ yếu lên tủy sống; phospholipase A2 có tác dụng làm vỡ hồng cầu, hyaluronidase có tác dụng hủy acid hyaluronic của tổ chức liên kết làm nọc ong lan nhanh. Đa số các thành phần của nọc ong có trọng lượng phân tử thấp (từ 1,2 – 170 kd) nên có thể lọc được qua màng lọc của phương pháp lọc máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục.

– Liều độc: phụ thuộc rất nhiều vào loại ong và số vết đốt.

– Mức độ nặng phụ thuộc vào loại ong, số nốt đốt và vị trí đốt. Ở người lớn bị ong vò vẽ đốt từ trên 30 vết đốt trở lên là nặng, trẻ em bị từ trên 10 nốt đốt là nặng.

– Tử vong do ong đốt chiếm từ 40-100 người/ năm tại Mỹ nhưng con số thực tế cao hơn. Tử vong có thể xảy ra rất sớm trong vòng giờ đầu do sốc phản vệ (chiếm từ 3-8% người bị ong đốt) và tử vong muộn trong những ngày sau do độc tố của nọc ong. Ở Việt Nam ong mật thường không gây tử vong do độc tố.

– Việc xử trí sớm, tích cực tập trung vào việc truyền dịch, tăng cường bài niệu có thể làm giảm được mức độ nặng.

Ong bắp cày, ong vò vẽ và ong mật

2. NGUYÊN NHÂN

Do tai nạn trong lao động, sinh hoạt, khi đi rừng bị ong đốt thường là ong đất, bắp cày, ong bò vẽ, ong vàng, độc tính cao

Nuôi ong lấy mật hoặc lấy mật ong rừng thường là ong mật

Do trẻ em trêu chọc, ném, phá tổ ong thường là ong vàng hoặc ong bò vẽ

Triệu chứng lâm sàng

– Tại chỗ:

Biểu hiện: đỏ da, đau buốt, ngứa, phù nề, đường kính một vài cm quanh chỗ đốt.

Đau chói sau vài phút chuyển thành đau rát bỏng.

Nốt ong châm ở giữa hoại tử trắng, xung quanh có viền đỏ, phù nề, tổn thương trên da tồn tại vài ngày đến vài tuần.

Nếu bị nhiều nốt đốt có thể gây phù nề toàn bộ chi hoặc thân.

Ong vào vùng hầu họng gây phù nề, co thắt thanh quản gây khó thở cấp

Ong đốt vào vùng quanh mắt hoặc mi mắt có thể gây đục màng trước thuỷ tinh thể, viêm mống mắt, áp xe thuỷ tinh thể, thủng nhãn cầu, tăng nhãn áp, rối loạn khúc xạ.

Các triệu chứng cục bộ nặng nhất vào 48-72 giờ sau khi bị ong đốt và kéo dài hàng tuần.

Tiêu cơ vân xuất hiện sau 24-48 giờ có thể dẫn đến vo niệu do tắc ống thận

Nọc ong châm thẳng vào mạch máu có thể gây lên các triệu chứng nhanh hơn, nặng hơn.

– Triệu chứng toàn thân

Sẩn ngứa, mề đay, cảm giác nóng ran trong vòng vài giờ sau đốt

Xảy ra khi bị nhiều nốt đốt. Nếu ≥ 50 nốt, các triệu chứng toàn thân có thể biểu hiện ngay lập tức (rất khó phân biệt giữa sốc do độc tố của nọc ong với phản vệ) hoặc sau vài ngày. Bao gồm phù lan rộng, cảm giác bỏng da, vã mồ hôi, viêm kết mạc.

Tiêu hóa: Biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy. Có thể gặp hoại tử tế bào gan ở những bệnh nhân tử vong

Tim mạch: giai đoạn đầu mạch nhanh, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim sau tụt huyết áp, sốc.

Thần kinh: yếu cơ, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, hôn mê và co giật.

Huyết học: tan máu, đái máu, giảm tiểu cầu, chảy máu nhiều nơi. Lưu ý chảy máu phổi hoặc não. Có thể có rối loạn đông máu kiểu đông máu lan tỏa trong lòng mạch.

Thận: đái ít, nước tiểu sẫm màu, chuyển từ màu hồng sang đỏ sẫm hoặc nâu đỏ rồi vô niệu nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời. suy thận cấp thể vô niệu có thể tiến triển do hoại tử ống thận thứ phát từ tiêu cơ vân, tan máu và từ thiếu máu thận; cũng có thể có sự góp phần của cơ chế miễn dịch. Tuy nhiên các amin giao cảm trong thành phần nọc ong gây co mạch, giảm tưới máu thận, hoại tử ống thận cùng với sự bít tắc của ông thận do myoglobin và hemoglobine đóng vai trò chính và đây là cơ sở cho biện pháp điều trị bài niệu tích cực trong điều trị ong đốt.

Triệu chứng phản vệ: thường xảy ra sau khi bị ong đốt vài phút đến vài giờ và tử vong thường xảy ra trong giờ đầu. Sốc phản vệ chiếm từ 0,3-3 thậm chí 8% các trường hợp ong đốt Biểu hiện:

Da: đỏ da toàn thân, phù mạch, nổi mày đay, ngứa.

Hô hấp: phù lưỡi, co thắt phế quản, tăng tiết dịch phế quản, co thắt thanh quản gây khó thở thanh quản. Trường hợp nặng có thể gặp chảy máu phổi.

Tim mạch: nhịp nhanh, tụt huyết áp, ngất, điện tim thay đổi ST và T.

Tiêu hóa: nôn, buồn nôn, ỉa chảy, đau quặn bụng,đầy bụng.

Phản ứng chậm

Xuất hiện nhiều ngày sau khi bị ong đốt (8-15 ngày)

Kiểu type III và IV của Gell và Coombs

Phản ứng kiểu bệnh huyết thanh kèm theo sốt, mề đay, đau khớp.

Phản ứng thần kinh kiểu Guillain Barré, hội chứng ngoại tháp, hội chứng màng não, bệnh não cấp.

Biểu hiện thận : thận nhiễm mỡ, viêm cầu thận

§ Xét nghiệm đánh giá mức độ nặng và theo dõi diễn biến

Công thức máu

Sinh hoá: Urê, creatinin, điện giải đồ, đường, CK tăng, CKMB, AST, ALT, bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp, sắt huyết thanh, hồng cầu lưới, coombs trực tiếp, gián tiếp.

Tổng phân tích nước tiểu, myoglobin niệu.

Đông máu cơ bản. Khi có tổn thương gan và rối lọan đông máu cần làm đông toàn bộ ít nhất 1 lần/ngày.

Điện tim

XQ tim phổi

Chẩn đoán phân biệt: Với vết đốt do các loại côn trùng khác

4. ĐIỀU TRỊ:

Không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng

Tại vết đốt: chườm lạnh, giảm đau bằng kem kháng histamin (VD kem Phenergan) 2-3 lần/ngày.

Giảm phù nề: prednisolon 40-60 mg uống một lần hoặc methylprednisolon 40mg tiêm tĩnh mạch 1-2 lần/ngày, có thể giảm liều dần theo nguyên tắc “vuốt đuôi” trong 3-5 ngày.

Nếu bị sốc phản vệ điều trị theo phác đồ xử trí sốc phản vệ:

+ Cho thở oxy 8-10l/ph, nếu suy hô hấp cần dặt nội khí quản, thở máy

+ Đặt bệnh nhân nằm thẳng đầu thấp

+ Truyền dịch: natriclorua 0,9% nhanh 20 ml/kg trong, đánh giá lại, truyền lại khi cần

+ Abuterol: khí dung khi co thắt phế quản liều 0,15 mg/kg (tối thiểu 2,5 mg) pha vào 3 ml nước muối, khí dung nhắc lại khi cần

+ Kháng H1: Dimedrol ống 10 mg (diphenylhydramin): 1 mg/kg TB hoặc TM (tối đa 40 mg).

+ Kháng H2: Ranitidin 50 mg TM (hoặc famotidin 20mg TM)

+ Solumedrol 1 mg/kg (tối đa 125 mg).

Bài niệu tích cực là 1 trong những biện pháp điều trị ong đốt cơ bản và hiệu quả

Nhẹ: Cho bệnh nhân uống nhiều nước, 2000-3000ml nước/24 giờ, ngay sau khi bị ong đốt nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, nên dùng dung dịch

Nếu bài niệu tích cực, lợi tiểu không kết quả, suy thận, cho chạy thận nhân tạo ngắt quãng.

Khi có tan máu, vàng da, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu xét chỉ định thay huyết tương và lọc máu liên tục.

Rối loạn đông máu, thiếu máu, giảm tiểu cầu: truyền huyết tương tươi đông lạnh, hồng cầu khối, tiểu cầu theo tình trạng người bệnh

Suy hô hấp: do phù phổi cấp, chảy máu phổi: thở ôxy liều cao, thở máy không xâm nhập CPAP+PS, hoặc đặt nội khí quản, thở máy có

Tiêm phòng uốn ván nếu vùng ong đốt bị nhiễm bẩn (SAT 2000 đv tiêm dưới da).

Lấy ngòi ong ra khỏi da bệnh nhân: nếu ong mật đốt, lấy sớm sau khi bị đốt.

Dị ứng nhẹ (mày đay): uống hoặc tiêm kháng histamin,

Chú ý: Khi bị nhiều nốt đốt gây tình trạng tụt huyết áp nên tiêm bắp ngay adrenalin 0,3-0,5 ml dung dịch 1/1000 (vì rất khó phân biệt được là do sốc phản vệ hay độc tố toàn thân, kết hợp kháng histamine (Dimedrol ống 10 mg) 1- 5 ống.

5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

Tiên lượng phụ thuộc vào loại ong, số lượng vết đốt, vị trí đốt, được điều trị bài niệu tích cực sớm hay muộn, có bệnh phối hợp hay không? Thông thường ong bắp cày độc hơn ong vò vẽ, ong vò vẽ độc hơn ong vàng.

Biến chứng: suy gan, suy thận cấp thể vô niệu, rối loạn đông máu, tan máu, suy đa tạng gây tử vong.

Nhiễm trùng thứ phát sau khi bị đốt (hiếm khi xảy ra) nhưng nếu có thường gặp vào ngày thứ 5 sau ong đốt khi các phản ứng tại chỗ đã giảm đi nhưng thấy xuất hiện sưng, nóng, đỏ, đau tăng lên nhiều, thậm chí có thể sốt, cần cho kháng sinh.

6. DỰ PHÒNG

Với những người có cơ địa dị ứng nhất là đã có tiền sử dị ứng với ong nên chuẩn bị sẵn bơm tiêm nạp sẵn có adreanalin (EpiPen chứa: 3 mg, EpiPen Jr. chứa 0.15 mg) để tiêm dưới da nếu bị ong đốt.

Khi vào rừng không nên xịt nước hoa, trang điểm và mặc quần áo sặc sỡ hoặc quần áo in hình những bông hoa vì sẽ hấp dẫn

Khi đi dã ngoại thì lưu ý những đồ ăn, nươc uống ngọt cũng lôi kéo ong đến.

Không đi chân không vào rừng vì có thể dẫm phải tổ

Nếu có ong vo ve quanh đầu và người bạn thì lúc đó bạn nên bình tĩnh, hít thở sâu vì ong đang khám phá bạn có phải là bông hoa không hay là một cái gì có ích cho nó, nếu nó phát hiện là người thì ong sẽ bay đi.

Không chọc phá tổ

Khi trong nhà hoặc ngoài vườn có tổ ong thì bạn nên nhờ chuyên gia để dỡ bỏ tổ ong.

Cách Xử Lý Khi Bị Ong Đốt, Ong Đốt Làm Thé Nào; Ong Bắp Cày Đốt

Bị ong đốt khiến đa phần mọi người đều rất lo lắng. Cách xử lý khi bị ong đốt phụ thuộc rất nhiều và tình trạng cũng như tùy từng loại ong. Có những loài ong đốt không để lại ảnh hưởng nhiều. Nhưng cũng có những loài ong khi đốt sẽ dẫn tới tình trạng toàn thân nặng, diễn biến nhanh.

Những loài ong hay gặp

Loài ong này khá là thân thuộc với đa số mọi người. Bình thường chúng thuần tính, không tự nhiên đốt người hay động vật. Ong mật thường chỉ chích khi bị khiêu khích.

Sau một lần chích, những con ong này thường sẽ chết đi. Chúng để lại ngòi có độc ong sau khi châm vào da chúng ta.

Đây là loài ong sống ở dưới đất. Độc tố của chúng mạnh hơn ong mật nhưng cũng không quá nguy hiểm.

Ong vò vẽ là một trong những loài ong độc ở nước ta. Chúng khá hiền và chỉ đốt người khi nhận thấy bị khiêu khích hoặc tấn công.

Những con ong bắp cày thường có màu màu vàng. Chúng có cơ thể lớn hơn và trông mượt mà hơn ong mật. Thường khá là hay gặp và cũng gây ra tình trạng nặng cho người bị chúng đốt. Đây cũng là loài ong có nọc độc nhất ở nước ta cũng như trên thế giới.

Ong bắp cày hung dữ hơn nhiều các loài ong. Chúng có thể đốt nhiều lần và không chết sau khi đốt. Nếu bạn bị ong bắp cày đốt, chúng có thể bay theo bạn và đốt thêm nhiều lần khác nữa. Chính vì vậy có thể gây ra tình trạng nguy hiểm cho người bị ong bắp cày đốt.

Các biểu hiện khi bị ong đốt

Ong đốt có thể tạo ra các biểu hiện khác nhau.

Phản ứng nhẹ

Hầu hết các biểu hiện bị ong đốt là nhẹ và bao gồm:

Đau rát tức thì tại chỗ bị đốt

Một nốt đỏ ở khu vực đốt

Sưng nhẹ quanh vùng bị đốt

Ở hầu hết các trường hợp nhẹ, sưng và đau sẽ biến mất trong vòng vài giờ.

Phản ứng vừa phải

Một số người bị ong đốt hoặc côn trùng khác có phản ứng mạnh hơn một chút. Với các dấu hiệu và biểu hiện như:

Vùng da bị đốt đỏ cực kỳ và lan rộng

Sưng tấy tại vị trí vết đốt và to dần trong một hoặc hai ngày tiếp theo

Các phản ứng vừa phải sẽ có xu hướng nhẹ đi và hết trong 5 đến 10 ngày. Phản ứng vừa phải không có nghĩa là bạn sẽ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng vào lần tiếp theo khi bị ong đốt. Nhưng một số người lại có những phản ứng ôn hòa tương tự mỗi khi bị đốt.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp tình trạng sẽ nặng dần lên sau mỗi lần bị ong đốt.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng ( còn gọi là phản vệ) với vết đốt của ong có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp. Một tỷ lệ nhỏ những người bị ong đốt nhanh chóng bị sốc phản vệ. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

Phản ứng trên da, bao gồm phát ban và ngứa và da đỏ bừng hoặc nhợt nhạt

Khó thở

Sưng họng và lưỡi

Mạch yếu, nhanh

Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy

Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Mất ý thức

Những người có phản ứng nghiêm trọng với vết đốt của ong có 25% đến 65% nguy cơ bị sốc phản vệ trong lần tiếp theo bị đốt.

Nhiều ong đốt

Nói chung, nhiều loài ong không hung dữ và chỉ chích để tự vệ. Trong một số trường hợp, khi phá vỡ một tổ ong hoặc một bầy ong thì sẽ bị nhiều vết đốt. Hoặc một số loài ong bay theo và đốt bạn liên tục cũng có thể gây ra tình trạng nguy hiểm.

Nếu bạn bị đốt hơn chục lần, nọc độc tích tụ có thể gây ra phản ứng độc. Các dấu hiệu và biểu hiện bao gồm:

Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy

Đau đầu

Cảm giác quay cuồng (chóng mặt)

Co giật

Sốt

Chóng mặt nặng hơn có thể ngất xỉu

Nhiều vết đốt có thể là một cấp cứu y tế ở trẻ em, người lớn tuổi và những người có vấn đề về tim hoặc hô hấp.

Khi nào đến gặp bác sĩ

Trong hầu hết các trường hợp, ong đốt không cần đến bác sĩ. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn sẽ cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Cách xử lý khi bị ong đốt

Vết ong đốt có thể dẫn đến sưng tấy và đau đớn. Trong hầu hết các trường hợp, mọi người có thể dễ dàng điều trị ong đốt tại nhà.

Đau và sưng xung quanh vết đốt thường sẽ biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị. Trong khi đó, các biện pháp khắc phục tại nhà có thể làm giảm sự khó chịu và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Tuy nhiên, nếu một người có phản ứng dị ứng với vết đốt của ong, họ sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu vết sưng lan ra ngoài từ vùng bị đốt hoặc nếu nó xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể, điều này cho thấy bạn đang bị phản ứng dị ứng.

Việc đầu tiên cần làm là lấy ngòi ong ra nhanh chóng. Nọc độc ở trên da càng lâu, nọc độc tiết ra càng nhiều. Gây đau và sưng tấy cho người bị đốt.

Để điều trị vết đốt từ ong, ong bắp cày hoặc ong bắp cày, bạn nên áp dụng các mẹo sau:

Bình tĩnh. Mặc dù hầu hết các loài ong thường chỉ đốt một lần, ong bắp cày có thể đốt một lần nữa. Nếu bạn bị đốt, hãy bình tĩnh đi ra khỏi khu vực đó để tránh bị ong và cả đàn ong đốt thêm.

Tháo ngòi. Nếu ngòi vẫn còn trên da, hãy loại bỏ nó bằng cách dùng móng tay hoặc một miếng gạc cạo qua nó. Không bao giờ dùng nhíp để loại bỏ ngòi, vì việc bóp ngòi có thể khiến nọc độc tiết ra nhiều hơn vào da của bạn.

Rửa vết đốt bằng xà phòng và nước.

Chườm lạnh để giảm sưng. Tuy nhiên, nếu vết sưng tấy di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Chẳng hạn như mặt hoặc cổ. Hãy đến cơ sở y tế gần đấy ngay lập tức vì có thể bạn đang bị dị ứng. Các dấu hiệu khác của phản ứng dị ứng bao gồm khó thở, buồn nôn, nổi mề đay hoặc chóng mặt như ở trên.

Cân nhắc dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Vết đốt của ong, ong vò vẽ và ong bắp cày rất đau. Thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau. Khi dùng thuốc bạn cần làm theo hướng dẫn trên nhãn và sử dụng đúng liều lượng.

Biện pháp khắc phục tại nhà cho ong đốt

Trừ khi bị dị ứng với ong hoặc có dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn có thể điều trị hầu hết các vết ong đốt tại nhà.

Mật ong có thể giúp chữa lành vết thương, giảm đau và ngứa.

Để trị ong đốt bằng mật ong, bạn hãy thoa một lượng nhỏ lên vùng da bị bệnh. Sau đó dán lại bằng băng lỏng và để trong tối đa một giờ.

Baking soda

Hỗn hợp làm từ baking soda và nước có thể trung hòa nọc độc của ong để giảm đau, ngứa và sưng tấy.

Thoa một lớp bột baking soda dày lên vùng da bị đốt. Che vết dán bằng băng. Để trong ít nhất 15 phút và thoa lại nếu cần.

Một trong những cách dân gian xử lý ong đốt đó là dùng giấm giúp trung hòa nọc độc của ong.

Ngâm vết đốt trong giấm pha loãng tầm 10 phút. Bạn cũng có thể ngâm băng hoặc vải trong giấm rồi đắp lên vết đốt.

Kem đánh răng

Kem đánh răng có tính kiềm sẽ trung hòa nọc độc của ong có tính axit. Tuy nhiên, kem đánh răng sẽ không có tác dụng với nọc ong bắp cày có tính kiềm.

Dù vậy kem đánh răng là một phương pháp điều trị tại nhà rẻ tiền và dễ dàng để thử. Đơn giản bạn chỉ cần chấm một chút lên khu vực bị ảnh hưởng.

Các loại thảo mộc và dầu

Những loại thảo mộc này có đặc tính chữa lành vết thương và có thể giúp giảm các triệu chứng của ong đốt:

Nha đam được biết đến với công dụng làm dịu da và giảm đau. Nếu nhà bạn trồng nha đam, hãy ngắt một lá và ép lấy gel bôi trực tiếp lên vùng bị ong đốt.

Kem Calendula là một chất khử trùng được sử dụng để chữa lành các vết thương nhỏ và giảm kích ứng da. Thoa kem trực tiếp lên vết đốt và băng lại.

Tinh dầu hoa oải hương có khả năng chống viêm và có thể giúp giảm sưng. Pha loãng tinh dầu. Chẳng hạn pha loãng với dầu dừa hoặc dầu ô liu. Chấm một vài giọt hỗn hợp lên vết đốt.

Dầu cây trà là một chất khử trùng tự nhiên và có thể làm dịu cơn đau do ong đốt. Trộn với dầu nền và nhỏ một giọt lên vết đốt.

Cây phỉ là một phương thuốc thảo dược có tác dụng điều trị côn trùng cắn và ong đốt. Nó có thể giúp giảm viêm, đau và ngứa. Bôi trực tiếp dầu cây phỉ lên vết ong đốt nếu cần.

Các cách khác

Bên cạnh các cách xử lý khi bị ong đốt như trên. Bạn cũng có thể sử dụng các thuốc chống viêm như Motrin hoặc Advil. Bạn có thể điều trị ngứa và mẩn đỏ bằng kem chứa hydrocortisone hoặc kem dưỡng da calamine. Các thuốc này có thể mua dễ dàng ngoài tiệm thuốc và dùng khá là dễ dàng.

Nếu vùng ong đốt bị ngứa và sưng tấy nghiêm trọng, hãy uống thuốc kháng histamine có thể giúp giảm ngứa.

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn tuyệt đối đừng gãi vào vết đốt. Gãi có thể làm tăng ngứa, sưng và đỏ.

Nếu tình trạng sốc phản vệ hoặc biểu hiện ngày càng nặng hơn, bạn cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Phòng ngừa tránh bị ong đốt

Những cách giảm nguy cơ bị ong đốt

Dọn sạch rác, trái cây rơi và phân động vật khác xung quanh nơi ở .

Mang giày dép khi đi ra vườn, ra ngoài.

Tránh mặc quần áo có màu sắc tươi sáng hoặc họa tiết in hoa vì có thể thu hút ong.

Tránh mặc quần áo rộng vì có thể khiến ong bám vào giữa vải và da của bạn.

Đóng cửa sổ, cửa nhà nếu phát hiện gần nhà có nhiều ong.

Hãy cẩn thận khi cắt cỏ hoặc cắt tỉa cây cối. Vì có thể động tới tổ ong.

Loại bỏ tổ ong gần nơi ở.

Làm gì khi tiếp xúc với ong

Nếu một vài con ong đang bay xung quanh bạn, hãy bình tĩnh và từ từ đi ra khỏi khu vực đó.

Nếu bị ong bắp cày đốt hoặc nhiều con ong bắt đầu bay xung quanh. Hãy nhanh chóng rời khỏi. Khi một con ong đốt, nó sẽ tiết ra một chất hóa học thu hút những con ong khác. Vào một tòa nhà và đóng cửa lại.

Cách Xử Trí Khi Bị Ong Đốt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Kim Long – Bác sĩ hồi sức cấp cứu – Khoa Hồi sức Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Huỳnh Kim Long có nhiều kinh nghiệm trong điều trị Hồi sức – Cấp cứu và Đột quỵ não cấp ở người lớn.

Bị ong đốt là một trong những tai nạn thường thấy trong cuộc sống. Người bị đốt thường chỉ hay thắc mắc bị ong đốt bôi gì cho nhanh khỏi hoặc bị ong đốt sưng bao lâu và bị ong đốt làm sao hết sưng. Tuy nhiên, việc xử trí khi bị ong đốt không chỉ đơn giản như vậy. Sau khi được xử trí vết thương, người bị ong đốt còn cần được theo dõi và phát hiện các biến chứng cấp tính khác vì chúng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

1. Những nguy cơ có thể gặp phải khi bị ong đốt

Bị ong đốt là một tai nạn không phải hiếm gặp trong cuộc sống hằng ngày, phổ biến nhất trong những tháng hè quanh năm. Đây là một tai nạn cần cấp cứu nhanh vì nọc độc của ong có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bị đốt. Trong tự nhiên có nhiều loại ong khác nhau, trong đó những loại có khả năng cao đốt người ở nước ta là ong vò vẽ, ong mật, ong bắp cày, ong vàng, … Nọc độc của từng loài có khả năng gây độc khác nhau, tuy nhiên không nhiều các trường hợp nạn nhân có thể xác định chính xác tên loài ong đã tấn công. Dựa vào hình thái bên ngoài có thể phân biệt được một vài loài ong khác nhau như ong vò vẽ có thân dài với nhiều vạch vàng, thói quen làm tổ trên cao ở thân cây lớn hoặc mái nhà. Theo thống kê, loài ong châu Phi có thể làm tử vong 40 người mỗi năm với những lần tấn công tập thể. Bên cạnh khả năng đe dọa tính mạng, người bị ong đốt còn phải đối diện với nhiều nguy cơ khác như sốc phản vệ, suy thận cấp, tan máu, tiêu hủy cơ vân,…

Sau khi bị đốt, vết thương tại chỗ thường sưng đỏ, đau và có cảm giác ngứa. Để trả lời được thắc mắc bị ong đốt sưng bao lâu của nhiều người, bác sĩ cần dựa vào tên loài ong, đặc điểm lâm sàng và tổng trạng chung của người bị đốt. Trong nhiều trường hợp, vết đốt có thể sưng từ vài ngày đến vài tuần. Ở những tình huống có biến chứng nặng nề hơn do bị đốt nhiều vị trí ở vùng đầu, mặt, cổ, người bị đốt còn xuất hiện các triệu chứng toàn thân như phù mặt, nổi ban đỏ toàn thân ngứa nhiều, khó thở, thở rít do chít hẹp thanh môn, suy hô hấp, mạch nhanh, huyết áp tụt, hôn mê, gợi ý một tình trạng sốc phản vệ. Các triệu chứng khác như tiểu màu đỏ hoặc nâu gợi ý một tình trạng tổn thương thận cấp.

2. Cách xử trí khi bị ong đốt

Cần thay đổi suy nghĩ của người dân về các việc cần làm khi điều trị một vết thương bị ong đốt. Xử trí bị ong đốt không chỉ xoay quanh việc bị ong đốt bôi gì cho nhanh khỏi hay bị ong đốt làm sao hết sưng, bị ong đốt bôi gì. Người bị ong đốt cần phải được theo dõi và phát hiện các biến chứng của cấp tính như suy hô hấp, suy thận cấp hay sốc phản vệ.

Ngay sau khi bị ong đốt, nạn nhân cần lưu ý một vài đặc điểm sau:

Ra khỏi khu vực có nhiều ong ngay lập tức

Nếu vòi chích có phần nổi lên bề mặt da, có thể thử lấy nhíp gắp ra. Tuyệt đối lưu ý không cố gắng lấy vòi chích bằng cách nặn vết thương vì có thể làm lan tràn độc tố.

Chườm đá hoặc đắp một miếng gạc lạnh sạch để giảm sưng và đau vết thương.

Rửa vết đốt bằng nước sạch hoặc xà phòng.

Dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hằng ngày.

Cần đưa người bị ong đốt đến các cơ sở y tế gần nhất nếu có các biểu hiện sau:

Bị ong đốt ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là ở vùng đầu, mặt, cổ

Xác định được loài ong đốt là ong rừng, ong bắp cày hay ong vò vẽ, … Đây là những loài ong có nọc độc mạnh, có khả năng cao gây ra nhiều biến chứng toàn thân.

Người bị đốt có các triệu chứng khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu, đại tiện phân lỏng, …

3. Phòng tránh bị ong đốt

Tai nạn bị ong đốt mặc dù thường gặp nhưng khá nguy hiểm nên người dân không nên chủ quan. Cách tốt nhất là phòng tránh đừng bị ong đốt bằng các biện pháp sau:

Tránh xa những khu vực có nhiều tổ ong sinh sống.

Không dùng gậy, que chọc phá tổ ong, cần đặc biệt căn dặn điều này với trẻ em.

Tránh đi vào các khu vực nhiều cây cối vào ban đêm vì lúc này thường khó quan sát và hạn chế phát hiện các tổ ong lớn làm tổ ở vị trí thấp.

Đối với những người nuôi ong lấy mật, cần đảm bảo tốt công tác mang áo quần phòng hộ, tránh để lộ phần da bên ngoài.

Nếu muốn phá hoặc xua đuổi đàn ong, có thể sử dụng khói hoặc lửa thay vì dùng que hay gậy chọc trực tiếp vào tổ của chúng.

Vệ sinh, chặt bỏ các nhánh cây um tùm, không tạo điều kiện cho ong làm tổ quanh nhà.

Không nên chạy khi bị ong đuổi theo

Lựa chọn các loại nước hoa, sữa dưỡng thể cần lưu ý tránh các mùi hương ngọt, vì có thể thu hút các loài ong.

Khi đi vào rừng, cần chọn lựa trang phục che chắn tay chân, thân mình, đội mũ có màng che mặt, đi giày kín và mang găng tay.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Cách Chữa Dị Ứng Khi Bị Ong Đốt Nhanh Và An Toàn

Ai đã từng bị ong chích chắc chắn sẽ hiểu được cảm giác khó chịu, tê buốt do nọc ong. Đặc biệt những loại ong “nặng đô” còn gây ra những cơn đau nhức khiến chúng ta phải nhờ đến thuốc giảm đau. Thậm chí một số người bị ong chích còn xuất hiện dấu hiệu dị ứng da nghiêm trọng. Chuyên mục tuần này của chúng ta sẽ chia sẻ với các bạn cách chữa dị ứng khi bị ong đốt tại nhà.

Tại sao bị ong đốt lại dị ứng?

Nọc ong có độc. Đó là điều cơ bản mà hầu như mọi người đều biết. Tại sao? Bởi vì nếu không có độc thì tại sao khi bị ong đốt cơ thể chúng ta lại có những phản ứng như đau, nhức, sưng, tê buốt, thậm chí là dị ứng nổi mề đay. Vậy thì cụ thể bên trong nọc ong có chứa những thành phần gì?

Nọc ong có 2 thành phần chính được xác định rõ ràng là: một loại có bản chất của protein và loại còn lại không có bản chất của protein. Có thể hiểu đơn giản là trong số vô số thành phần của nọc ong chúng ta sẽ xếp chúng vào 2 loại trên. Cụ thể thì Glycoprotein và polypeptide là mang bản chất của protein. Chúng có vai trò trong việc hình thành nên kháng thể igE – một loại kháng thể sinh ra trong quá trình cơ thể bị dị ứng.

Khi bị ong đốt chúng sẽ để lại kim (ngòi) và túi chứa nọc độc lại trên da, do đó mà những người có cơ địa phản ứng quá mức mẫn cảm sẽ gặp phải tình trạng dị ứng. Biểu hiện của dị ứng do ong đốt là nổi những nốt mề đay, những nốt này có cảm giác đau, sưng to, ngứa, đỏ. Nặng nhất vẫn là ở vị trí ong đốt.

Tùy theo cơ địa của người bị đốt mà mức độ dị ứng, nổi mề đay sẽ khác nhau. Có người chỉ bị sưng và đau nhức nhẹ vài giờ đồng hồ là hết, nhưng cũng có những người bị nặng hơn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí còn bị sốc phản vệ, tụt đường huyết và có thể gây khó thở, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt nếu bị ong bắp cày (ong bò vẽ) là loại ong độc, rất to đốt quá nhiều một lần thì những đối tượng là người già cao tuổi, sức miễn dịch kém có thể bị tử vong.

Các bác sĩ dựa theo phản ứng của cơ thể người đã chia ra các trạng thái mức độ sau khi bị ong đốt như sau:

Mức độ 1: đây là mức độ thông thường, đa số những người sức khỏe bình thường đều có phản ứng ngay tại vị trí đốt, chỉ xung quanh phạm vi bị đốt, sau vài giờ là hết không đáng ngại.

Mức độ 2: người bị đốt có hiện tượng nổi mề đay (dị ứng) toàn thân kèm theo sưng phù một số mạch.

Mức độ 4: đây là mức độ nghiêm trọng nhất, tình trạng sốc phản vệ, huyết áp tụt, cơ quan bị tổn thương.

Cách chữa dị ứng khi bị ong đốt

Trước tiên chúng tôi nhắc nhở các bạn một điều, nếu bị ong đốt hãy cẩn trọng quan sát các biểu hiện của cơ thể để kịp thời xử lý, không nên có tâm lý “chỉ là bị ong đốt” mà thôi, vài tiếng sau sẽ hết. Đặc biệt nếu có biểu hiện nổi mề đay, dị ứng thì phải xử lý ngay.

Việc cần làm đầu tiên chính là xử lý đưa độc tố của nọc ong ra khỏi cơ thể chúng ta. Việc này cần thực hiện nhanh chóng trước khi độc có thời gian lan ra toàn thân. Các chuyên gia đã hướng dẫn cách lấy độc ong nhanh chóng như sau:

– Đặt người bị ong đốt nằm xuống, bảo đảm nằm yên và và hạn chế cử động để nọc độc không phát tán nhanh.

– Xác định vị trí vết đốt của ong và lau sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc nếu có hãy dùng dung dịch thuốc tím nồng độ từ 0,1 – 0,2 %. Yêu cầu sát trùng kĩ càng và nhẹ nhàng, không ấn mạnh vào vị trí bị đốt để tránh làm ngòi ong và túi nọc vào sâu trong da hơn sẽ rất khó để lấy ra.

– Lau khô, lấy đá lạnh chườm ngay vào để giảm đau và tiêu sưng. Tốt nhất hãy lấy một cái khăn bọc bên ngoài viên đá và chườm lên vết ong đốt ít nhất 30 phút, nếu đá tan hãy thay đá mới. Chườm đá lạnh đúng cách và đủ thời gian có tác dụng giảm sưng, giảm đau nhức làm chúng ta dễ chịu hơn.

– Sau khi rút ngòi ong ra thì lấy lá bạc hà tươi rửa sạch rồi vò nát với muối đắp vào để hút phần nọc độc còn lại ra ngoài.

Thông thường bệnh nhân sẽ được tiêm bắp adrenaline 10 phút 1 lần cho đến khi dấu hiệu dị ứng suy giảm. Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ nặng thì phải tiêm adrenaline qua đường tĩnh mạch.

Cách tốt nhất chính là biết cách phòng tránh việc bị ong đốt.

Phòng chống ong đốt

– Khi phát hiện thấy tổ ong gần nơi sinh sống, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ thì cần phải phá bỏ ngay, tốt nhất là lúc ong mới xây tổ. Phá tổ ong cần có kỹ thuật (thường sử dụng khói và lửa) không được tùy tiện làm bừa sẽ bị ong đốt.

– Nếu bị ong tiếp cận thì cần bình tĩnh, không bỏ chạy, không hốt hoảng. Hãy đứng im hoặc ngồi im bất động thì ong sẽ không bị kích động. Từ từ nhẹ nhàng gẩy ong ra khỏi vị trí tiếp xúc.

– Khi phải đi vào những nơi nhiều cây cối, dễ gặp tổ ong thì không nên mặc quần áo màu sáng vì ong sẽ bị thu hút. Đồng thời không mặc quần áo rộng (ong dễ tấn công), không xài nước hoa, các loại mỹ phẩm có mùi thơm, vị ngọt. Tốt nhất hãy mặc quần áo dày.

– Bổ sung kẽm vào cơ thể là cách tốt nhất hạn chế phản ứng dị ứng khi bị côn trùng như ong, kiến, muỗi cắn.

Tóm lại, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu cách chữa dị ứng da khi bị ong đốt nhanh và hiệu quả có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý không được tiếp tục thực hiện nếu bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ mà phải ngay lập tức đưa đến gặp bác sĩ điều trị.

Bạn đang xem bài viết Ong Đốt Và Cách Chữa Trị Khi Bị Ong Đốt trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!