Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Hiện Sớm Ung Thư Trực Tràng mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ung thư trực tràng có tiên lượng sống rất tốt, có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực. Vậy phát hiện sớm ung thư trực tràng bằng cách nào?
Đừng bỏ qua bất kì triệu chứng bệnh nào?
Ung thư trực tràng bắt nguồn từ sự phát triển bất thường tại trực tràng, vài inch cuối cùng của ruột già trước hậu môn. Đây là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa dưới phổ biến ở cả nam giới và nữ giới Việt Nam. So với độ tuổi trung bình mắc bệnh trên thế giới, độ tuổi mắc ung thư trực tràng tại Việt Nam thường sớm hơn, khoảng 40 – 60 tuổi (thế giới khoảng 45 – 70 tuổi).
Dù các biểu hiện ung thư trực tràng giai đoạn đầu không nhiều, rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh lý tiêu hóa thông thường nhưng việc nhận biết được các dấu hiệu bệnh có thể gặp là điều cần thiết để không bỏ qua bất kì cơ hội phát hiện sớm ung thư trực tràng.
Một số triệu chứng ung thư trực tràng bạn cần cảnh giác là:
Đi ngoài phân có máu: là một trong những triệu chứng điển hình nhất ở bệnh nhân ung thư trực tràng, xuất hiện ở khoảng trên 60% ca mắc bệnh. Khác với tình trạng đi ngoài ra máu do trĩ, ở bệnh nhân ung thư trực tràng máu thường lẫn với nhầy trong phân. Đi kèm với hiện tượng phân có màu là một loạt các biểu hiện bất thường khác.
Đau tức vùng bụng dưới rốn
Thay đổi thói quen đại tiện: khuôn phân lỏng, dẹt, lúc thì bệnh nhân bị táo bón kéo dài, lúc thì phân lỏng. Bệnh nhân có thể đại tiện không tự chủ khi ung thư ảnh hưởng đến cơ thắt hậu môn…
Tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm
Trong khi các biểu hiện ung thư trực tràng giai đoạn sớm chưa rõ ràng, nguy cơ mắc bệnh và trẻ hóa ngày càng tăng thì khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích. Tầm soát ung thư đại trực tràng có thể phát hiện sớm ung thư, ngay khi bệnh chưa có biểu hiện.
Thăm trực tràng có thể phát hiện được khoảng 65 – 80% các khối u trực tràng. Một số phương pháp phát hiện sớm ung thư trực tràng là:
Xét nghiệm máu ẩn trong phân: đây là xét nghiệm có độ đặc hiệu cao và là phương pháp có giá trị trong tầm soát ung thư đại trực tràng. Để tránh dương tính giả, bệnh nhân cần tránh một số loại thức ăn chứa peroxidaze như củ cải, chuối, cá trích…
Xét nghiệm máu chỉ điểm ung thư: CEA, CA 19 – 9 có giá trị hỗ trợ phát hiện ung thư sớm, kết hợp với các xét nghiệm chuyên sâu khác để đánh giá chính xác tình trạng bệnh.
Soi trực tràng cho phép phát hiện các tổn thương của trực tràng và đoạn đại tràng xích ma. Qua soi trực tràng bấm sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học. Soi trực tràng có thể cho biết những tính chất khối u như hình dạng, kích thước và vị trí khối u so với rìa hậu môn…
CT/ MRI: đánh giá chính xác tình trạng ung thư xâm lấn…
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai gói tầm soát ung thư đại trực tràng với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất giúp phát hiện sớm ung thư đại tràng, ung thư trực tràng.
Để đăng kí khám tại Bệnh viện Thu Cúc và tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về phát hiện sớm ung thư trực tràng, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 96/ Hotline 0904 970 9090.
Cách Phát Hiện Sớm Bệnh Ung Thư Đại Trực Tràng
UTĐTT chủ yếu phát triển từ các tế bào tuyến của niêm mạc đại tràng, xâm lấn vào thành ruột lan ra các tổ chức xung quanh. Di căn theo hai đường: đường bạch huyết tới các nhóm hạch, đường máu tới gan, phổi, xương…
Ung thư sẽ gây các rối loạn bài tiết phân, gây cản trở bít tắc lòng ruột và chảy máu vào trong lòng ruột làm đi ngoài ra máu.
Các u niêm mạc đại tràng (hay còn gọi là polip) từ quá phát lành tính, thoái hóa thành ung thư đặc biệt ở người trên 45 tuổi. Những người có họ hàng cận huyết bị UTĐTT thì có nguy cơ mắc UTĐTT cao hơn những người khác. Polip dạng nhung mao có nguy cơ ung thư cao nhất.
– Hội chứng ỉa lỏng nhầy mũi, bán tắc ruột trướng bụng, đau quặn, khi đánh hơi thì hết hay gặp ở các khối u đại tràng phải.
– Hội chứng táo bón, bán tắc ruột dần dần, rồi đi tới tắc ruột hoàn toàn, hay gặp ở ung thư đại tràng trái.
– Chụp cản quang khung đại tràng.
– Nội soi trực tràng hay đại tràng.
– Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm trong lòng ruột.
– Các test sinh hóa phát hiện kháng nguyên ung thư.
– Ung thư đại tràng lên, đại tràng ngang được cắt đại tràng phải.
– Ung thư đại tràng xuống, đại tràng sigma được cắt đại tràng trái.
– Ung thư trực tràng có thể cắt đoạn hoặc cắt cụt trực tràng thuộc vị trí khối u.
1. Giảm phần calo từ chất béo và tinh bột.
2. Tăng cường chất xơ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày.
3. Hạn chế thức ăn muối, lên men, xông khói, sấy khô (cá khô, xì dầu, thịt hun khói…).
4. Hạn chế tiêu thụ những gia vị vô bổ có thể gây ung thư như phẩm nhuộm, dầu thơm.
5. Tránh những chất gây đột biến gen trong thức ăn như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trọng.
6. Không lạm dụng rượu, bia và các chất lên men khác.
Ở một số nước trên thế giới tiến hành xét nghiệm máu ẩn trong phân định kỳ ở nhóm người có nguy cơ cao. Sau đó tiến hành soi đại tràng sigma hoặc toàn bộ đại tràng để phát hiện sớm UTĐTT. Ở Việt Nam, việc thăm trực tràng bằng tay khi có hội chứng lỵ dai dẳng giúp cho chẩn đoán sớm ung thư trực tràng với hiệu quả cao. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra hướng dẫn sàng lọc UTĐTT:
1. Trong các khám về tiêu hóa thường quy, cần thăm trực tràng.
2. Sau 50 tuổi xét nghiệm máu ẩn trong phân, soi trực tràng, đại tràng sigma 3-5năm/lần.
3. Cần chú ý các đối tượng có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình mắc UTĐTT, hoặc polip, hoặc có tiền sử bệnh đại tràng viêm nhiễm.
Ghi nhận ung thư Hà Nội cho thấy UTĐTT đứng hàng thứ 5 trong các ung thư tiêu hóa. Cơ cấu bữa ăn người Việt Nam đang thay đổi theo hướng giàu đạm mỡ động vật hơn. Hiểu biết tốt hơn về bệnh học UTĐTT, đặc biệt về những kinh nghiệm phòng bệnh, phát hiện sớm, chắc chắn sẽ giảm được tỷ lệ tử vong do căn bệnh phổ biến này.
– Ban điều hành chương trình PCUT – Viện NC PCUT
Cây Cà gai leo, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
Cây Hoàng cầm, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
Cây Hồng hoa, Rum, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
Cây Hoàng cầm râu, Bán chi liên, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
Cây Mạch môn đông, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
Nấm Linh chi, Nấm lim – Ganoderma lucidum, tác dụng chữa bệnh của Nấm
Cây Me rừng, Chùm ruột núi, Phyllanthus emblica L, và tác dụng chữa bệnh của cây
Cây Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò, Streptocaulon juventas và tác dụng chữa bệnh của cây
Cây Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ, Polygonum multiflorum Thumb và tác dụng chữa bệnh của cây
Cây Hàm ếch, Trầu nước, Saururus chinensis và tác dụng chữa bệnh của cây
Cây Cỏ tranh, Bạch mao, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
Cây Cỏ xạ hương, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
UTĐTT chủ yếu phát triển từ các tế bào tuyến của niêm mạc đại tràng, xâm lấn vào thành ruột lan ra các tổ chức xung quanh. Di căn theo hai đường: đường bạch huyết tới các nhóm hạch, đường máu tới gan, phổi, xương…
Ung thư sẽ gây các rối loạn bài tiết phân, gây cản trở bít tắc lòng ruột và chảy máu vào trong lòng ruột làm đi ngoài ra máu.
Các u niêm mạc đại tràng (hay còn gọi là polip) từ quá phát lành tính, thoái hóa thành ung thư đặc biệt ở người trên 45 tuổi. Những người có họ hàng cận huyết bị UTĐTT thì có nguy cơ mắc UTĐTT cao hơn những người khác. Polip dạng nhung mao có nguy cơ ung thư cao nhất.
– Hội chứng ỉa lỏng nhầy mũi, bán tắc ruột trướng bụng, đau quặn, khi đánh hơi thì hết hay gặp ở các khối u đại tràng phải.
– Hội chứng táo bón, bán tắc ruột dần dần, rồi đi tới tắc ruột hoàn toàn, hay gặp ở ung thư đại tràng trái.
– Chụp cản quang khung đại tràng.
– Nội soi trực tràng hay đại tràng.
– Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm trong lòng ruột.
– Các test sinh hóa phát hiện kháng nguyên ung thư.
– Ung thư đại tràng lên, đại tràng ngang được cắt đại tràng phải.
– Ung thư đại tràng xuống, đại tràng sigma được cắt đại tràng trái.
– Ung thư trực tràng có thể cắt đoạn hoặc cắt cụt trực tràng thuộc vị trí khối u.
1. Giảm phần calo từ chất béo và tinh bột.
2. Tăng cường chất xơ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày.
3. Hạn chế thức ăn muối, lên men, xông khói, sấy khô (cá khô, xì dầu, thịt hun khói…).
4. Hạn chế tiêu thụ những gia vị vô bổ có thể gây ung thư như phẩm nhuộm, dầu thơm.
5. Tránh những chất gây đột biến gen trong thức ăn như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trọng.
6. Không lạm dụng rượu, bia và các chất lên men khác.
Ở một số nước trên thế giới tiến hành xét nghiệm máu ẩn trong phân định kỳ ở nhóm người có nguy cơ cao. Sau đó tiến hành soi đại tràng sigma hoặc toàn bộ đại tràng để phát hiện sớm UTĐTT. Ở Việt Nam, việc thăm trực tràng bằng tay khi có hội chứng lỵ dai dẳng giúp cho chẩn đoán sớm ung thư trực tràng với hiệu quả cao. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra hướng dẫn sàng lọc UTĐTT:
1. Trong các khám về tiêu hóa thường quy, cần thăm trực tràng.
2. Sau 50 tuổi xét nghiệm máu ẩn trong phân, soi trực tràng, đại tràng sigma 3-5năm/lần.
3. Cần chú ý các đối tượng có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình mắc UTĐTT, hoặc polip, hoặc có tiền sử bệnh đại tràng viêm nhiễm.
Ghi nhận ung thư Hà Nội cho thấy UTĐTT đứng hàng thứ 5 trong các ung thư tiêu hóa. Cơ cấu bữa ăn người Việt Nam đang thay đổi theo hướng giàu đạm mỡ động vật hơn. Hiểu biết tốt hơn về bệnh học UTĐTT, đặc biệt về những kinh nghiệm phòng bệnh, phát hiện sớm, chắc chắn sẽ giảm được tỷ lệ tử vong do căn bệnh phổ biến này.
– Ban điều hành chương trình PCUT – Viện NC PCUT
Cần Làm Gì Để Phát Hiện Sớm Ung Thư Đại Trực Tràng?
I. Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm các triệu chứng âm thầm, kín đáo nên rất khó phát hiện. Do vậy, khi có một trong các dấu hiệu sau, chúng ta nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám:
· Sự rối loạn đại tiện như tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc đi phân mỏng và dẹt như lá lúa.
· Cảm giác buồn đi ngoài thường xuyên, đi ngoài không hết phân.
· Đại tiện ra máu lẫn với phân, đại tiện phân màu đen.
· Đau bụng thường xuyên.
· Mệt mỏi thường xuyên.
· Sút cân không rõ nguyên nhân
II. Các yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng
Các loại ung thư khác nhau sẽ có các yếu tố nguy cơ khác nhau. Có một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như: hút thuốc, chế độ ăn… nhưng cũng có các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như: tuổi, tiền sử gia đình… Việc có một hoặc thậm chí nhiều yếu tố nguy cơ cũng không có nghĩa là chắc chắn sẽ bị bệnh và ngược lại, một số bệnh nhân bị ung thư nhưng lại không mang yếu tố nguy cơ nào. Với ung thư đại trực tràng, các yếu tố nguy cơ bao gồm 02 nhóm:
2.1. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:
+ Béo phì.
+ Ít vận động thể dục thể thao.
+ Chế độ ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu, gan…) và thịt chế biến công nghiệp (xúc xích, thức ăn nhanh, đồ chiên xào…), thịt nấu ở nhiệt độ rất cao (thịt nướng, thịt rán…).
+ Hút thuốc lá.
+ Sử dụng nhiều đồ uống có cồn (rượu, bia…).
2.2. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi:
+ Tuổi cao: nguy cơ bị ung thư đại trực tràng tăng cao rõ rệt sau 50 tuổi.
+ Tiền sử đã bị polyp (đặc biệt là nhiều polyp) hoặc ung thư đại trực tràng.
+ Tiền sử bị viêm đại trực tràng mạn tính bao gồm cả bệnh Crohn.
+ Tiền sử gia đình có người bị ung thư đại trực tràng hoặc đa polyp tuyến đại trực tràng: theo thống kê trong 5 bệnh nhân ung thư đại trực tràng thì sẽ có 1 bệnh nhân có thành viên trong gia đình cũng bị ung thư đại trực tràng, thường gặp nhất là: bố mẹ, anh chị em ruột.
+ Các hội chứng di truyền: 5 – 10% bệnh nhân ung thư đại-trực tràng có các đột biến gen di truyền, phổ biến nhất là các trường hợp bị đa polyp dạng tuyến gia đình (familial adenomatous polyposis – FAP) và hội chứng Lynch (ung thư đại tràng không đa polyp di truyền – hereditary non-polyposis colon cancer – HNPCC). Các bệnh nhân này thường bị bệnh khi tuổi còn khá trẻ.
+ Chủng tộc và dân tộc: người Mỹ gốc Phi và người Do Thái gốc Đông Âu có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng cao nhất trong các nhóm chủng tộc.
+ Đái tháo đường tuýp 2: bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ cao và tiên lượng kém hơn khi được chẩn đoán bị ung thư đại trực tràng.
III. Dự phòng ung thư đại trực tràng:
Không thể dự phòng hoàn toàn nhưng có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng bằng cách khám sàng lọc và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.
3.1. Khám sàng lọc ung thư đại trực tràng:
Một polyp đại trực tràng cần thời gian 10-15 năm để có thể phát triển thành ung thư. Do đó khám sàng lọc là vũ khí quan trọng nhất giúp chẩn đoán sớm và điều trị ung thư đại trực tràng. Vài chục năm gần đây, tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng đã giảm và một trong những lý do là nhờ việc phát hiện sớm được các polyp và xử lý trước khi chúng phát triển thành ung thư.
Ngoài ra, sàng lọc cũng giúp phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, di căn. Khi đó, tỷ lệ sống thêm tương đối sau 5 năm đạt tới 90%.
Hiện này, Sở y tế Hà Nội đang triển khai chương trình Tầm soát ung thư đại trực tràng miễn phí cho người dân. Theo đó, từ tháng 11/2017, người dân từ 40 tuổi trở lên, thường trú tại tại Hà Nội và có thẻ BHYT do BHXH Hà Nội cấp sẽ được khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng miễn phí. Tính đến ngày 15/03/2018, trong số hơn 122.000 người dân tại 10 quận, huyện của Hà Nội được sàng lọc, đã có hơn 6.600 ca dương tính (chiếm khoảng 6%).
3.2. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:
+ Giảm cân, chữa béo phì.
+ Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên (tối thiểu 30 phút mỗi ngày).
+ Chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thịt đỏ và thịt đã qua chế biến công nghiệp.
+ Không uống bia, rượu.
+ Không hút thuốc lá.
+ Bổ sung Canxi và Vitamin D.
+ Sử dụng Aspirin và các thuốc Non-steroid khác cũng làm giảm nguy cơ bị ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên các thuốc này gây tác dụng phụ trên dạ dày, do đó cần được sự hướng dẫn của bác sỹ trước khi quyết định sử dụng thường xuyên các loại thuốc này.
+ Liệu pháp hormone cho phụ nữ mãn kinh: dùng estrogen và progesterone sau khi mãn kinh làm giảm nguy cơ bị ung thư đại trực tràng nhưng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và bệnh lý tim mạch. Do đó cần sự hướng dẫn của bác sỹ về các lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng liệu pháp hormon.
IV. Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng:
4.1. Các phương pháp giúp phát hiện cả polyp và ung thư đại trực tràng:
· Nội soi đại tràng sigma ống mềm: là kỹ thuật xâm nhập có thể đánh giá trực tiếp tổn thương và can thiệp sinh thiết khối u hoặc cắt bỏ các polyp.
· Nội soi đại tràng: đánh giá toàn bộ đại tràng và trực tràng, có thể sinh thiết khối u hoặc cắt bỏ các polyp nếu phát hiện.
· Chụp khung đại tràng cản quang: đây là kỹ thuật không xâm nhập, nếu chụp mà phát hiện hoặc nghi ngờ ung thư đại trực tràng thì vẫn phải tiến hành soi đại tràng để chẩn đoán xác định.
· Chụp cắt lớp vi tính đại tràng: là kỹ thuật không xâm nhập, dùng trong những trường hợp bệnh nhân không muốn hoặc không thể nội soi đại trực tràng ống mềm. Tuy nhiên không thể sinh thiết khối u hoặc cắt polyp.
4.2. Các phương pháp chỉ để phát hiện ung thư đại trực tràng:
· Xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân (Fecal occult blood test): do các polyp lớn và đặc biệt các khối u đại trực tràng có rất nhiều các mạch máu (mạch nuôi). Chúng dễ bị tổn thương khi cọ xát với phân, gây chảy máu vi thể (hiếm khi nhìn thấy bằng mắt thường) và máu này sẽ dính theo phân đi ra ngoài. Đây là xét nghiệm đơn giản, dễ làm với chi phí thấp, có thể tiến hành tại nhà. Tuy nhiên, máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như polyp, ung thư, viêm loét đại trực tràng, trĩ… Do đó nếu xét nghiệm dương tính bắt buộc phải nội soi đại trực tràng để chẩn đoán xác định.
· Xét nghiệm hóa miễn dịch phân (Fecal immunochemical test): phát hiện hemoglobin protein là thành phần trong hồng cầu của người. Xét nghiệm này còn chưa phổ biến tại Việt Nam.
· Xét nghiệm DNA trong phân (stool DNA test): phát hiện các bất thường AND do đột biến gen của các tế bào ung thư đại trực tràng. Xét nghiệm này cũng chưa được phổ biến tại Việt Nam.
V. Khuyến cáo của Hội Ung thư Mỹ về sàng lọc ung thư đại trực tràng:
5.1. Đối với người có nguy cơ mắc bệnh trung bình và trên 50 tuổi:
· Nội soi đại tràng sigma ống mềm 5 năm/lần.
· Nội soi đại tràng 10 năm/lần.
· Chụp cản quang kép dùng thuốc thụt barium 5 năm/lần.*.
· Chụp cắt lớp vi tính đại tràng 5 năm/lần.*.
· Xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân hàng năm*.
· Xét nghiệm hóa miễn dịch phân hàng năm*.
· Xét nghiệm tìm DNA 3 năm/lần.*.
*: Nếu kết quả các xét nghiệm này dương tính thì bắt buộc phải nội soi đại trực tràng ống mềm để kiểm tra.
5.2. Đối với người có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng:
Những người này nên bắt đầu sàng lọc sớm trước 40 tuổi và tiến hành thường xuyên hơn.
Hiện nay, Bệnh viện ung bướu Hà Nội là một trong các cơ sở chuyên khoa đầu ngành về ung bướu, tuyến cuối điều trị ung thư từ miền Trung trở ra. Bệnh có thể thực hiện được tất cả các phương pháp sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng với chất lượng cao nhất.
BS. Hồ Hoàng Nam – Khoa Nội soi – TDCN, bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
Cách Phát Hiện Sớm Ung Thư Đại Tràng
Thông thường khối u xuất phát từ thành của lòng ruột; từ từ phát triển, sau khoảng vài năm sẽ thành ung thư. Lúc đó, khối u thường lớn hơn 2 cm. Thông thường, ung thư phát triển qua tình trạng bướu ruột (polyp). Bệnh cũng có yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ, anh chị em ruột bị ung thư đại tràng thì con cái, anh chị em ruột cũng có khả năng mắc.
Có những người bỗng nhiên thấy trên niêm mạc đại tràng của mình xuất hiện nhiều bướu kiểu polyp. Polyp có thể có cuống hoặc không, phát triển nhanh, chiếm phần lớn niêm mạc đại tràng. Điển hình là căn bệnh có tên bệnh polyp có tính chất gia đình, được gọi là polyp gia đình; phần lớn bệnh nhân sẽ chết vì ung thư đạitràng ở tuổi 35-40 nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời khi polyp chưa thành ung thư.
Ngoài ra, người bị viêm đường ruột như bệnh “Crohn’s”, viêm đại tràng có loét… cũng dễ bị ung thư đại tràng. Những người bị ung thư vú, tử cung cũng dễ bị ung thư đại tràng hơn và ngược lại.
Ở giai đoạn sớm, triệu chứng bệnh thường không rõ, người bệnh bị đau bụng nhẹ, cũng có khi bị trướng hoặc đầy, đau tức bụng trước hoặc sau khi ăn. Triệu chứng thường gặp và có giá trị chẩn đoán là đi ngoài ra máu, nhất là những người ở tuổi 40-50. Tuổi này thường bị rối loạn đại tiện, có ngày bị táo bón, có ngày lại bị đi lỏng kiểu tiêu chảy. Nên nhớ là chảy máu của ung thư đại tràng rất ít và “kín đáo”; nhưng nếu kéo dài, người bệnh sẽ bị thiếu máu, cảm thấy mệt mỏi, khó thở.
Làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Theo khuyến cáo mới của Hội ung thư Mỹ, cả nam lẫn nữ nên đi khám bệnh tổng hợp hằng năm từ tuổi 50. Muốn phát hiện sớm ung thư, cần thử phân xem có chảy máu kín đáo không. Đây là triệu chứng sớm giúp chẩn đoán bệnh.
Nếu trong gia đình có người thân như cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư đại tràng hoặc bản thân mình cũng bị ung thư vú, ung thư tử cung, nên xin được khám xét về ung thư đại tràng. Đơn giản thì làm nội soi trực tràng, đại tràng chậu hông, khi cần mới làm nội soi cả đại tràng.
Về điều trị, phẫu thuật là phương pháp cơ bản. Trên thực tế, chưa có loại thuốc nào kể cả Tây y và Đông y được công nhận là có tác dụng với bệnh này. Tỷ lệ sống được 5 năm sau mổ là 90% nếu ung thư còn trong lòng ruột, 50% nếu ung thư đă ăn qua thành ruột, chưa ăn vào hạch, còn 30% khi u đã ăn vào hạch và 10% nếu đã di căn vào tạng.
Những trường hợp sau không nên mổ: tuổi đời quá cao, hơn 80-90 tuổi; sức khỏe suy sụp, quá yếu; có những bệnh lý tim, phổi hoặc gan; ung thư đã di căn tới một số cơ quan khác, có di căn hoặc cổ trướng. Sau mổ, bệnh nhân phải dùng thuốc từ 6 tháng đến 1 năm.
Bạn đang xem bài viết Phát Hiện Sớm Ung Thư Trực Tràng trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!