Xem Nhiều 4/2023 #️ Tầm Soát Ung Thư Ở Đâu Tại Tphcm Tốt, Cần Xét Nghiệm Gì? # Top 10 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 4/2023 # Tầm Soát Ung Thư Ở Đâu Tại Tphcm Tốt, Cần Xét Nghiệm Gì? # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tầm Soát Ung Thư Ở Đâu Tại Tphcm Tốt, Cần Xét Nghiệm Gì? mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư là thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán nhằm phát hiện các tế bào tiền ung thư hay khối u nhỏ sớm nhất, khi người bệnh chưa có các triệu chứng bất thường. Từ đó, có thể can thiệp y học hiệu quả, ngăn chặn tiến triển thành ung thư và tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.

Tầm soát ung thư rất cần thiết vì:

– Điều trị dễ dàng bằng các phương pháp ít xâm lấn như phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư thay vì hóa trị, xạ trị (ở giai đoạn đầu). Nhờ đó, rút ngắn thời gian điều trị cũng như tiết kiệm nhiều chi phí phát sinh.

– Tăng khả năng chữa khỏi bệnh và cơ hội sống bệnh nhân.

– Loại bỏ những lo lắng, hoang mang khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, hiệu quả công việc và học tập.

Các tế bào ung thư có khả năng phân chia rất mạnh mẽ, khó kiểm soát nếu không chữa trị sớm

2. Độ tuổi nên tầm soát ung thư ở nam và nữ

Phần lớn các bệnh ung thư có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, so với nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) của người Việt lại khá thấp, chỉ khoảng 33% ở nam giới và 40% ở nữ giới (Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng). Nguyên nhân là do người bệnh không chủ động tầm soát theo định kỳ, thường phát hiện khi tổ chức ung thư đã phát triển và lan tràn. Vì vậy, khi cơ thể khỏe mạnh vẫn cần tầm soát ung thư đều đặn 1 năm/lần, 2 năm/lần, 3 năm/lần để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Bảng tham khảo độ tuổi và loại ung thư nên tầm soát theo khuyến nghị của American Cancer Society:

3. Tầm soát ung thư cần xét nghiệm gì?

3.1. Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện các tế bào ung thư, khối u khi còn rất nhỏ, chưa lây lan Các loại chẩn đoán hình ảnh

– Bác sĩ sẽ bôi một chất gel đặc biệt lên vùng cần siêu âm.

– Đặt đầu dò lên và di chuyển xung quanh trong khu vực bôi gel. – Các hình ảnh sẽ được hiển thị lên màn hình máy tính.

– Cho thấy hình ảnh các mô mềm tốt hơn tia X.

– Kết quả siêu âm được dùng để hướng dẫn lấy là sinh thiết.

Bác sĩ đưa một dụng cụ dạng ống, thường là ống nội soi mềm vào bên trong cơ thể để quan sát trực tiếp các cơ quan bên trong.

– Cho kết quả khá chính xác giúp bác sĩ chẩn đoán và xác định được mức độ, khả năng lây lan của khối u, tế bào ung thư. – Điều trị hoặc loại bỏ một phần khối u nhờ phẫu thuật nội soi bằng các dụng cụ phẫu thuật đặc biệt, có kích cỡ nhỏ được gắn vào thiết bị nội soi.

X-Quang và các xét nghiệm phóng xạ khác

Thiết bị chụp X – quang phát ra một chùm tia X đi qua cơ thể và cho thấy hình ảnh các cơ quan, mô mềm trên một mảnh phim.

Khi kết hợp với thuốc cản quang, hình ảnh các cơ quan, mô mềm hiển thị rõ hơn.

– Là loại xét nghiệm hình ảnh dùng nhiều tia X quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang. – Hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp sẽ hiện lên màn hình máy tính.

– Hình ảnh chụp CT cho thấy xương, cơ quan và mô mềm của bạn rõ hơn so với chụp X-quang thông thường. – Kết quả chụp CT được dùng để hướng dẫn lấy là sinh thiết. – Đánh giá được sự hiệu quả của phác đồ điều trị.

Thiết bị quét MRI có hình trụ dài, sử dụng lực từ mạnh và một chùm sóng tần số vô tuyến để nhận tín hiệu từ hạt nhân của nguyên tử hydro trong cơ thể, từ đó tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang bên trong.

Khi MRI kết hợp với thuốc cản quang, hình ảnh các khối u não và tủy sống sẽ hiện rõ hơn. Nhờ đó bác sĩ có thể biết đó là u lành hay u ác tính, dấu hiệu cho thấy ung thư có thể di căn. Kết quả MRI hỗ trợ các bác sĩ lập kế hoạch điều trị như phẫu thuật hoặc xạ trị.

– Các đồng vị phóng xạ hay dược chất phóng xạ được đưa vào cơ thể. – Các mô bị tế bào ung thư tấn công sẽ hấp thụ nồng độ các đồng vị phóng xạ hay dược chất phóng xạ. – Khi cho kết quả hình ảnh, khu vực có khả năng bị ung thư sẽ có màu đặc biệt hơn những khu vực còn lại.

– Giúp các bác sĩ tìm khối u và xem ung thư đã lan rộng trong cơ thể như thế nào.

– Đánh giá được sự hiệu quả của phác đồ điều trị.

Những chuẩn bị đặc biệt khi nội soi và thời gian thực hiện:

3.2. Xét nghiệm sinh thiết và tế bào học

Xét nghiệm sinh thiết và tế bào học là các xét nghiệm cần thiết khi tầm soát ung thư. Tùy theo từng loại ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm sinh thiết hay xét nghiệm tế bào.

Bác sĩ tiến hành lấy dịch cơ thể để xét nghiệm tế bào học Xét nghiệm sinh thiết

– Sinh thiết kim: Bác sĩ sử dụng một cây kim để lấy mẫu xét nghiệm (kích thước khoảng một hạt gạo).

– Sinh thiết cắt bỏ: Một phần hoặc toàn bộ khối u sẽ được lấy ra nhờ phẫu thuật cắt xuyên qua da. Bác sĩ thường sử dụng gây tê ở khu vực lấy mẫu. Nếu khối u ở bên trong ngực hoặc bụng, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân.

– Sinh thiết nội soi: Một dụng cụ lấy sinh thiết chuyên dụng sẽ được gắn vào đầu thiết bị nội soi. Cách thức thực hiện xét nghiệm này tương tự nội soi thông thường.

– Sinh thiết nội soi, nội soi ngực và sinh thiết trung thất: Khác với nội soi thông thường, một vết cắt nhỏ được rạch ở bụng. Sau đó một thiết bị như ống nghe được truyền qua vết rạch để quan sát bên trong.

– Cắt lách và cắt cơ ngực: Loại sinh thiết này sẽ thực hiện thông qua phẫu thuật bụng.

– Sinh thiết da: Bác sĩ chỉ định khu vực nghi ngờ ung thư da để lấy mẫu. Theo đó, phương pháp cạo thường được áp dụng để lấy mẫu sinh thiết da.

– Sinh thiết hạch bạch huyết: Các mẫu sinh thiết hạch bạch huyết sẽ được lấy ra và soi dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Tuy nhiên cần cẩn thận khi thực hiện xét nghiệm này vì nó có khả năng làm ung thư lan rộng hơn.

Xét nghiệm tế bào học

– Chọc hút bằng kim nhỏ FNA: Bác sĩ sẽ lấy một ống tiêm nhỏ để lấy tế bào từ bộ phận có khả năng bị ung thư.

– Xét nghiệm tế bào học về dịch cơ thể: Một số dịch của cơ thể được mang đi xét nghiệm để kiểm tra xem có tồn tại tế bào ung thư hay không, bao gồm:

– Scrape hoặc brush: Scrape (cạo) và brush (chải) là một loại xét nghiệm tế bào mới nhất hiện nay, điển hình xét nghiệm Pap. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng có hình dạng như một thìa nhỏ hoặc bàn chải được sử dụng để lấy các tế bào từ cổ tử cung để xét nghiệm Pap.

4. Tầm soát ung thư ở đâu tại TPHCM uy tín, tốt nhất?

Tầm soát ung thư ở đâu tại TPHCM tốt, đáng tin cậy là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm. Bởi, với thực trạng quá tải tại các bệnh viện lớn như hiện nay, không ít người cảm thấy mệt mỏi khi phải chờ đợi hàng giờ để được thăm khám. Không chỉ vậy, bất cập lớn nhất là một số cơ sở y tế kém chất lượng, không đảm bảo vô trùng khi xét nghiệm hay trang thiết bị, máy móc không đáp ứng đủ điều kiện để tầm soát ung thư.

Trang thiết bị hiện đại của CarePlus hiện đại giúp kết quả chẩn đoán chính xác, hiệu quả

Được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế, CarePlus nổi bật là một trong những phòng khám đa khoa hàng đầu tại TPHCM. Thăm khám tại CarePlus, bạn hoàn toàn an tâm bởi đội ngũ nòng cốt là những bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, thủ tục và quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng. Đặc biệt, các hạng mục xét nghiệm tầm soát ung thư tại CarePlus đều dựa trên những bài kiểm tra thực tế, chỉ can thiệp y học cần thiết nhưng vẫn mang lại kết quả chính xác và tiết kiệm chi phí nhất.

Các gói tầm soát ung thư tại CarePlus:

Để đánh giá được tầm soát ung thư ở đâu tại TPHCM tốt, bạn cần tìm hiểu kỹ và tham vấn ý kiến người thân, bạn bè về cơ sở y tế dự định thăm khám. Đặc biệt cần quan tâm đến quy trình xét nghiệm, các hạng mục tầm soát ung thư và chi phí có rõ ràng, minh bạch hay không.

Thực hiện tầm soát ung thư theo định kỳ, độ tuổi rất cần thiết, nhằm phòng ngừa sớm nhất, điều trị hiệu quả và tăng cơ hội chữa khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Để được tư vấn chi tiết hơn về các loại ung thư và gói dịch vụ tầm soát, vui lòng truy cập Website: https://careplusvn.com/vi/, Fanpage: CarePlus Clinic Vietnam hoặc liên hệ Hotline: 1800 6116 (Miễn cước).

Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Là Gì

Tầm soát ung thư là gì? Tại sao phải tầm soát ung thư? Tầm soát ung thư vú, cổ tử cung, phổi, gan, dạ dày, vòm họng, đại trang tuyến giáp… như thế nào là đúng cách? Bài viết sau đây sẽ tổng quan về xét nghiệm tầm soát ung thư.

Ung thư ngày nay đang gia tăng trên toàn cầu, nhất là ở những nước đang phát triển, và Việt Nam cũng không thể tránh khỏi. Ung thư ở giai đoạn trễ điều trị rất khó khăn, khả năng trị khỏi rất thấp, còn ở giai đoạn sớm hoặc rất sớm thì khả năng trị khỏi rất cao. Do đó, song song với phòng ngừa ung thư, chúng ta phải phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm. Đó chính là vai trò của tầm soát ung thư.

Tầm soát ung thư là phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm, không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh.

Ung thư giai đoạn rất sớm hầu hết được chữa khỏi bằng phương pháp đơn giản, ít tốn kém, với rất ít tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ.

Ngoài ra, tầm soát ung thư còn phát hiện được những tổn thương tiền ung thư, là những tổn thương không phải ung thư nhưng có nhiều khả năng chuyển thành ung thư sau này.

Theo như các bác sĩ tại phòng khám đa khoa hồng phong cho biết, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và ứng dụng vào trong y học, ngày càng có nhiều phương pháp tầm soát ung thư có giá trị phát hiện bệnh cao (độ nhạy cao).

Các xét nghiệm tầm soát ung thư

Theo Viện Sinh hóa Lâm sàng Hoa Kỳ, Hội Dấu hiệu sinh học bướu Châu Âu và nhiều tổ chức ung thư trên thế giới, hiện nay hầu như không có một xét nghiệm tầm soát ung thư máu đơn độc nào có giá trị trong tầm soát ung thư cho mọi đối tượng. Đó là do:

– Ung thư giai đoạn rất sớm với bướu còn nhỏ hầu hết không tạo ra đủ lượng trong máu để có thể phát hiện được khi làm xét nghiệm. Trong cơ thể chúng ta đã có ung thư nhỏ rồi mà hầu hết dấu hiệu sinh học bướu không tăng. Như vậy chúng ta đã bỏ sót ung thư khi làm xét nghiệm máu, nghĩa là khả năng phát hiện bệnh thấp mà trong y học gọi là độ nhạy thấp, âm tính giả cao).

– Các dấu hiệu sinh học bướu có thể tăng trong các bệnh lành tính, không phải ung thư, có nghĩa là khi dấu hiệu sinh học bướu tăng nhưng không phải do ung thư mà do các bệnh lành tính gây ra.

Có người cho rằng, xét nghiệm dấu hiệu sinh học bướu nếu tăng thì sẽ đi làm xét nghiệm khác để xác định. Điều này không đủ và bỏ sót rất nhiều vì khả năng dấu hiệu sinh học bướu tăng khi ung thư còn nhỏ là rất thấp. Mặt khác, khi dấu hiệu sinh học bướu tăng mà kết luận có ung thư là không chính xác hoặc làm thêm các xét nghiệm khác để truy tìm ung thư sẽ gây tốn kém hoặc gây lo lắng quá mức.

Trong khám sức khỏe tổng quát, thường chúng ta làm các xét nghiệm máu như CA15-3 tầm soát ung thư vú, CA125 tầm soát ung thư buồng trứng, CEA tầm soát ung thư đại tràng- trực tràng, AFP tầm soát ung thư chúng tôi mọi đối tượng là không chính xác. Thật sự các xét nghiệm này khCác phương tiện tầm soát ung thư có giá trị hiện nay?

Chụp CT xoắn ốc liều thấp, đây là một loại CT có độ phân giải cao và tốc độ nhanh giúp phát hiện tổn thương nhỏ và ít độc tính bởi liều xạ thấp.

X quang ngực có thể thay thế cho CT nhưng giá trị thấp hơn.

Xét nghiệm AFP kết hợp với siêu âm cho nhóm nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan B hoặc C, nghiện rượu.

Nhũ ảnh là chụp X quang tuyến vú, có khả năng phát hiện ung thư vú không sờ thấy có giá trị nhất hiện nay trong tầm soát ung thư vú ở phụ nữ. Phương tiện này thường áp dụng cho phụ nữ trên 40 tuổi. Phụ nữ ở tuổi này mô tuyến (mô tạo sữa khi mang thai và cho con bú) thường ít hơn mô mỡ nên nhũ ảnh dễ phát hiện tổn thương ung thư hơn.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) đề nghị tầm soát ung thư vú cho phụ nữ nguy cơ cao ung thư vú khi mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, xạ trị thành ngực lúc 20-30 tuổi.

Ngoài ra, phát hiện sớm ung thư vú có thể bằng tự khám tuyến vú hằng tháng, đi khám lâm sàng định kỳ mỗi năm.

Siêu âm vú không phải là phương tiện tầm soát, vì khó phát hiện được tổn thương ung thư nhỏ biểu hiện bằng vôi hóa li ti, nhưng có vai trò hỗ trợ sau chụp nhũ ảnh nghi ngờ ung thư vú hoặc nhu mô vú dày.

Bướu thường gây xuất huyết ngay cả khi còn nhỏ, do đó nếu xét nghiệm máu trong phân mà dương tính thì sau đó tiến hành nội soi để tìm tổn thương. Ngoài ra, có thể trực tiếp nội soi để phát hiện trực tiếp tổn thương ngay từ đầu. Nội soi không những giúp phát hiện ung thư sớm mà còn phát hiện được tổn thương tiền ung thư, thường dạng políp và qua đó cắt luôn políp này.

Cũng giống đại trực tràng, dạ dày là cơ quan hình ống, rỗng nên nội soi là phương pháp có giá trị nhất trong tầm soát. Nội soi giúp nhìn thấy trực tiếp tổn thương trong lòng dạ dày, nơi đây ung thư thường xuất hiện.

Không cơ quan hay cấu trúc nào thuận lợi như da và hốc miệng. Da là cấu trúc bao bọc bên ngoài cơ thể, hốc miệng là cơ quan cửa ngỏ cơ thể, có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường.

Thăm khám lâm sàng hốc miệng giúp phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư như bạch sản, hồng sản hay một tổn thương nhỏ lâu lành trong hốc miệng. Quan sát da có thể thấy được vết loét hay sùi, u cục nhỏ hay sự thay đổi tính chất một nốt ruồi.

Phết tế bào học cổ tử cung (còn gọi là xét nghiệm PAP) là dùng một que hoặc bàn chải phết vào cổ tử cung để lấy các tế bào và quan sát dưới kính hiển vi, có thể kết hợp với soi cổ tử cung để thấy rõ vùng cần phết. Giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư (dị sản) hoặc ung thư tiền xâm lấn, ung thư tại chỗ (giai đoạn 0).

Kết hợp thêm xét nghiệm ADN virut HPV đánh giá nguy cơ ung thư.

Tuyến giáp là cơ quan nằm ngay trước cổ. Siêu âm là một phương tiện không có hại, chi phí thấp có thể phát hiện ung thư rất nhỏ, có thể phát hiện khi ung thư chỉ vài milimét. Một cách khác là khám cổ định kỳ có thể sờ thấy nhân giáp nhỏ.ông có vai trò tầm soát như vậy.

Kết hợp thăm khám trực tràng bằng ngón tay hoặc siêu âm qua ngã trực tràng và xét nghiệm PSA máu.

Siêu âm qua ngã bụng khó phát hiện bướu nhỏ tuyến tiền liệt.

Một ung thư được đưa vào tầm soát hàng đầu trong dân số phải thỏa đủ các đặc điểm sau:

– Ung thư thường gặp trong dân số.

– Đối tượng tầm soát của chương trình thuộc nhóm nguy cơ cao.

– Có phương tiện dễ thực hiện, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm cao, chi phí thấp.

– Có khả năng lấy được mẫu khi phát hiện tổn thương.

Khả năng trị khỏi cao, cải thiện được sống còn và giảm tỉ lệ tử vong.

Các loại ung thư đủ tiêu chuẩn trên bao gồm: Ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi.

Các loại ung thư gần đủ tiêu chuẩn trên bao gồm: Tuyến tiền liệt, bọng đái, tinh hoàn, nội mạc tử cung, buồng trứng, hốc miệng, thực quản, dạ dày, gan, bướu nguyên bào thần kinh.

Xét Nghiệm Máu Tầm Soát Ung Thư

12/08/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 948 lượt xem

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư là xét nghiệm miễn dịch, dựa trên sinh hóa để đo lường sự hiện diện, hoặc nồng độ của các chất chỉ điểm ung thư trong máu. Xét nghiệm máu có thể giúp tầm soát ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày… Xét nghiệm này có khả năng phát hiện ung thư từ giai đoạn rất sớm.Các xét nghiệm sử dụng để chẩn đoán ung thư:

Xét nghiệm CEA tăng cao thì có thể bệnh nhân bị ung thư đại tràng, dạ dày, ung thư đầu – cổ, tuyến tụy, phổi, buồng trứng, cổ tử cung

AFP tăng cao có thể bị ung thư gan

CA125 tăng cao có thể bị ung thư buồng trứng nhưng có thể là ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đường tiêu hóa.

CA 19-9 tăng cao có thể bị ung thư dạ dày, tuyến tụy và ung thư đường tiêu hóa khác.

CA15-3 tăng cao có thể bị ung thư vú

CA27-29 tăng cao có thể bị ung thư vú

Kháng nguyên PSA giúp phát hiện tuyến tiền liệt

Tuy nhiên, xét nghiệm máu không thể hiện 100% bản chất ung thư, vì có thể cho kết quả dương tính giả do máu có những chất tương đồng với khối u. Để xác định có khối u ung thư hay không, ngoài xét nghiệm máu, người bệnh cần làm kết hợp nhiều xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT, chụp MRI, chụp PET, siêu âm…Trường hợp của bạn có người thân trong gia đình mắc ung thư đại trực tràng thì bạn nên tiến hành tầm soát ung thư càng sớm càng tốt. Ngoài xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm, kiểm tra phù hợp.Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng nhiều gói khám tầm soát ung thư phù hợp đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, trong đó có tầm soát ung thư đại trực tràng. Xem cụ thể gói khám tầm soát Tại đây.Để đặt lịch tầm soát ung thư sớm, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288 để được hỗ trợ thêm.

Xét Nghiệm Ở Đâu Về Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Ở Hà Nội

Trung bình cứ mỗi năm sẽ có khoảng 5.200 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung và khoảng 2.600 người tử vong vì căn bệnh này. Điều này tức là cứ 2 người phụ nữ sẽ có 1 người tử vong bởi bệnh. Với sự đáng sợ như vậy, các bác sỹ khuyến cáo chị em cần nhận biết sớm bệnh lý thông qua xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Vậy nên tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu đáng tin cậy ở Hà Nội?

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là gì?

Theo các chuyên gia y tế thì xét nghiệm ung thư cổ tử cung (hay còn được gọi là xét nghiệm PAP) là một thử nghiệm của tế bào cổ tử cung. Từ đó có thể chẩn đoán độ chính xác tới 96% có mắc bệnh ung thư cổ tử cung hay không.

Xét nghiệm Pap được thực hiện đối với các chị em khi đang có sự xuất hiện của các dấu hiệu nghi ngờ bản thân đang mắc ung thư cổ tử cung như:

– Chảy máu bất thường ở âm đạo.

– Cơ thể mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân

– Đặc biệt là đau bụng dưới…

Có thể bạn chưa biết được rằng ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư gần như không có biểu hiện bất thường nào là rõ ràng. Nếu không được đi thăm khám sớm thì bệnh ung thư cổ tử cung sẽ nhanh chóng tiến triển phức tạp chuyển sang giai đoạn ung thư giai đoạn cuối.

Tại sao bệnh nhân cần phải tầm soát ung thư cổ tử cung?

Trước khi tìm hiểu thông tin chi tiết về tầm soát ung thư cổ tử cung ở bệnh viện nào là tốt thì mọi người nên biết tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ có tác dụng gì để quyết định có nên đi khám hay không?

Các chuyên gia y tế cho biết rằng tầm soát ung thư giúp bạn:

Giúp cho quá trình điều trị có thể diễn ra sớm hơn. Từ đó tạo nhiều khả năng có thể điều trị khỏi căn bệnh này, duy trì cuộc sống lâu dài cho người bệnh.

Giúp loại bỏ những bất an, lo lắng về sức khỏe của bản thân, từ đó có thể an tâm làm việc và sinh hoạt hàng ngày của bạn. Ý thức về sức khỏe và có chế độ ăn uống và vận động hợp lý hơn để ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

Quy trình thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung

– Khám thể lực: đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở.

– Bác sĩ hỏi bệnh để xem có những bất thường nào trong cơ thể không.

– Khám nhằm phát hiện các bệnh lý về phụ khoa, khối u thực thể.

Bước 3: Thực hiện xét nghiệm Pap và HPV

– Xét nghiệm Pap: Đây là loại xét nghiệm nhanh, đơn giản và không đau đớn để tìm tế bào bất thường có mặt ở cổ tử cung. Phương pháp này có thể phát hiện dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung.

– Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm HPV giúp phát hiện các trường hợp bị nhiễm virus HPV, là một loại virus gây u nhú ở người có thể gây ung thư cổ tử cung.

Tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào

– Phụ nữ bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung từ khoảng 21 tuổi (không kể tuổi bắt đầu quan hệ tình dục).

– Phụ nữ dưới 30 tuổi nên thực hiện Pap ba năm một lần.

– Phụ nữ trên 30 tuổi thực hiện hai loại xét nghiệm kể trên (xét nghiệm Pap smear và HPV) 5 năm một lần

– Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên không có CIN2+ (u biểu mô mức độ 2 và tổn thương ở mức độ cao hơn) có thể không cần thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung nữa. Bởi CIN 2+ hiếm có sau 65 tuổi.

Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm tầm soát

Nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trong khoảng 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh gần nhất.

Không xét nghiệm khi đang đặt thuốc hoặc điều trị viêm nhiễm phụ khoa

Kiêng quan hệ tình dục khoảng 24 – 58 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm ung thư để tránh những tổn thương cho cổ tử cung.

Không dùng những loại kem bôi trơn âm đạo bởi nó có thể che khuất những tế bào bất thường trước khi đi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu tại Hà Nội?

Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tại Hà Nội, chị em có thể tin tưởng tới Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi bởi đội ngũ y bác sỹ được phòng khám mời về đều là những người có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Đặc biệt là tầm soát ung thư cổ tử cung, liên tục đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, phục vụ hiệu quả chức năng chuyên trách của từng phòng.

Phòng khám áp dụng các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung tiên tiến, khoa học nhất nhằm đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, độ sai lệch ở ngưỡng thấp nhất.

Mô hình thăm khám “Một bác sỹ – một bệnh nhân – một phòng bệnh”. Với mô hình này, chị em tâm lý thoải mái, có thể chia sẻ một cách dễ dàng những vấn đề mà bản thân gặp phải về bệnh.

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khoa phụ và ung thư của bệnh viện có chức năng khám, chẩn đoán, sàng lọc và điều trị các bệnh Ung thư Phụ khoa như Ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư âm hộ với các phương pháp.

Địa chỉ: Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Cơ sở 3: cơ sở Tân Triều, số 30 Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.

Bệnh Viện K Hà Nội được thành lập vào năm 1969, tiền thân là Viện Radium Đông Dương, trực thuộc Bộ Y tế. Đây là đơn vị chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực phòng chống ung thư.

Năm 2000, Bệnh Viện K thành lập cơ sở II với mục đích giảm tải cho cơ sở 1, cũng như tạo cơ hội cho người dân được điều trị một cách nhanh chóng.

Hiện việc tầm soát ung thư được thực hiện ở Khoa Ngoại Vú – Bệnh Viện K. Khoa đã nghiên cứu ứng dụng máy SPECT trong việc phát hiện sớm di căn ung thư và PET CT trong chẩn đoán sớm, theo dõi và điều trị bệnh ung thư. Việc tầm soát được thực hiện từ đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao.

4.Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bên cạnh viện K, Bệnh viện ung bướu Hà Nội cũng là nới thực hiện khám tầm soát ung thư cổ tử cung. Sau khi tầm soát, người bệnh sẽ được bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp đọc kết quả và đưa ra những lời tư vấn hợp lý.

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất và có thời gian phát triển lâu dài ở Việt Nam.

Khi nhắc nhớ chuyên môn khám chữa, phát hiện ung thư thì Khoa Y học hạt nhân viện được thành lập vào ngày 1/4/1978 là đơn vị thực hiện các chức năng của một khoa ung bướu bệnh viện đa khoa trung ương – chuyên khám, tầm soát, chẩn đoán và điều trị ngoại trú, nội trú cho những bệnh nhân ung bướu. Ngoài ra bệnh viện còn thực hiện nghiên cứu khoa học về những đề tài phòng chống ung thư, là cơ sở để phục vụ cho công tác giảng dạy đại học, sau đại học.

Bạn đang xem bài viết Tầm Soát Ung Thư Ở Đâu Tại Tphcm Tốt, Cần Xét Nghiệm Gì? trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!