Xem Nhiều 3/2023 #️ Tầm Soát, Xét Nghiệm, Khám Và Chuẩn Đoán Ung Thư Dạ Dày # Top 10 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tầm Soát, Xét Nghiệm, Khám Và Chuẩn Đoán Ung Thư Dạ Dày # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tầm Soát, Xét Nghiệm, Khám Và Chuẩn Đoán Ung Thư Dạ Dày mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1.1. Vai trò của tầm soát ung thư dạ dày

Cho dù chúng ta áp dụng tất cả các biện pháp để giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây ra căn bênh ung thư dạ dày, thì điều đó cũng không thể đảm bảo rằng chúng ta sẽ không mắc bệnh. Lý do là bởi vì có những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày chúng ta không thể khắc phục được như: di truyền, nhóm máu, giới tính,…

Đa phần bệnh nhân cảm nhận được các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày và đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, có tiên lượng sống rất xấu.

Bệnh nhân ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm sẽ có nhiều cơ hội kéo dài thời gian sống

Trong khi đó, nếu bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn đầu của bệnh thì tỉ lệ sống sót sẽ cao hơn. Do đó, việc tầm soát ung thư dạ dày để phát hiện sớm bệnh là yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả và giảm thiểu tỉ lệ tử vong do bệnh.

Giai đoạn sớm của ung thư dạ dày được định nghĩa là giai đoạn mà mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc dạ dày, không kể đến tình trạng di căn hạch hay không. Tiên lượng của giai đoạn này là 90% sống sót sau 5 năm.

Muốn làm được điều đó, bạn và gia đình cần khám sàng lọc ung thư định kỳ hàng năm để có thể kịp thời phát hiện và theo dõi sự tiến triển của bệnh.

1.2. Khi nào nên đi tầm soát ung thư dạ dày?

Những người trên 40, xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như nôn mửa, sụt cân, đi ngoài có phân màu đen

Nhiễm vi khuẩn hp gây ung thư dạ dày (Helicobacter pylori): Đây là một loại vi khuẩn phổ biến khiến niêm mạc dạ dày bị viêm loét, có thể dẫn tới thay đổi tiền ung thư và ung thư.

Những người thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu: Hút thuốc và uống quá nhiều bia rượu làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.

Tiền sử gia đình mắc các bệnh: Ung thư dạ dày, Ung thư đại tràng không polyp di truyền (HNPCC), Hội chứng Li-Fraumeni nên thực hiện nội soi dạ dày khi 40 tuổi cho dù bạn không có bất kỳ triệu chứng nào, hoặc sớm hơn 10 năm (tức 30 tuổi). Nếu người thân của những người bị ung thư dạ dày còn trẻ tuổi không nhất thiết phải làm nội soi dạ dày. Tuy nhiên, họ được khuyên làm kiểm tra hơi thở urea để kiểm tra xem có vi khuẩn HP trong dạ dày hay không.

Một số biểu hiện: Thiếu máu ác tính, viêm dạ dày mãn tính và có polyp ruột, bệnh Menetrier, nhiễm virus Epstein-Barr, bị trào ngược axit hay khó tiêu mạn tính, đau bụng, ợ nóng…

Khi thấy bản thân và người thân trong gia đình thuộc các nhóm yếu tố nguy cơ như trên, bạn nên cùng người thân đi tầm soát càng sớm càng tốt.

1.3. Tầm soát Ung thư dạ dày ở đâu?

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều cơ sở tầm soát ung thư dạ dày uy tín và chất lượng như:

Bệnh viện đại học Y Hà Nội.

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện K Trung ương

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh,…

Bệnh viện Quân Y 103

Tại các bệnh viện này hầu hết đều có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm giúp bạn và người thân có thể phát hiện được bệnh chính xác nhất.

3. Các xét nghiệm ung thư dạ dày

Nội soi dạ dày (EGD)

Đây là xét nghiệm chính được sử dụng để tìm tế bào hoặc khối u ung thư dạ dày. . Thông qua test này, bác sĩ có thể phát hiện được việc có xuất hiện các vùng bất bình thường trong dạ dày hay không, và có thể sinh thiết để lấy mẫu mô ở vùng bất thường ấy bằng các dụng cụ truyền qua nội soi.

Khi nhìn qua ống nội soi, ung thư dạ dày có thể trông giống như một vết loét, một khối hình nấm hoặc nhô ra, hoặc các khu vực niêm mạc dày, phẳng, lan tỏa được.

Nội soi dạ dày là một thủ thuật đơn giản bằng một ống mềm nhỏ được đưa vào miệng đến dạ dày. Qua đó, bác sĩ có thể quan sát bên trong để tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Tuy nhiên, Ung thư dạ dày lan tỏa di truyền không thể phát hiện được bằng phương pháp nội soi.

Nội soi là một thủ thuật rất an toàn, chỉ mất khoảng 10 phút và cũng không đau hay khó chịu, cũng như không cần chuẩn bị gì khác ngoài nhịn ăn trước trước giờ làm thủ thuật là 6 tiếng.

Sinh thiết dạ dày

Sinh thiết dạ dày là biện pháp duy nhất để chắc chắn rằng bạn có bị ung thư dạ dày hay không. Trong sinh thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu của vùng mà được cho là bất bình thường. Sinh thiết cũng có thể lấy các mẫu từ các khu vực có khả năng lây lan ung thư, ví dụ như các hạch bạch huyết lân cận.

Sau khi sinh thiết, các mẫu mô này sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để quan sát bằng kính hiển vi xem chúng có phải là các tế bào ung thư hay không, và nếu có thì đây là loại ung thư dạ dày nào.

Siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không?

Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh bên trong dạ dày. Trong siêu âm, một đầu dò hình cây đũa được đặt trên da. Nó phát ra sóng âm và phát hiện tiếng vang khi chúng bật ra khỏi các cơ quan nội tạng và được xử lý bởi máy tính để tạo ra hình ảnh đen trắng trên màn hình.

Trong siêu âm kết hợp nội soi (EUS), một đầu dò nhỏ được đặt trên đầu của ống nội soi. Điều này cho phép đầu dò nằm trực tiếp trên thành dạ dày nơi bị ung thư. Các bác sĩ có thể nhìn vào các lớp của thành dạ dày cũng như các hạch bạch huyết gần đó và các cấu trúc khác ngay bên ngoài dạ dày. Chất lượng hình ảnh tốt hơn so với siêu âm do khoảng cách ngắn hơn mà sóng âm phải truyền.

EUS hữu ích nhất trong việc nhìn thấy ung thư có thể lan rộng đến thành dạ dày, đến các mô lân cận và đến các hạch bạch huyết gần đó.

Như vây, nếu chỉ sử dụng phương pháp siêu âm thì chưa thể phát hiện chính xác ung thư dạ dày mà cần kết hợp các phương pháp như: nội soi, sinh thiết.

Kiểm tra hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh sử dụng tia X, từ trường, sóng âm hoặc các chất phóng xạ để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể bạn, bao gồm một số loại như sau:

Chụp X-quang: là một trong những phương pháp thường dùng trong xác định ung thư dạ dày ở giai đoạn tiến triển. Trong quá trình kiểm tra, bệnh nhân phải uống chất lỏng có chứa bari trước khi chụp X-quang để phân định đường viền của thành dạ dày, từ đó sẽ giúp phát hiện các vết loét và khối u, sau đó có thể thực hiện nội soi để làm sinh thiết. Nội soi thường chính xác hơn kiểm tra bằng X-quang với bari.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan):

Chụp CT sử dụng tia X để tạo hình ảnh chi tiết, cắt ngang của cơ thể bạn. Không giống như chụp X-quang thông thường, chụp CT tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô mềm trong cơ thể.

Đây là phương pháp chủ yếu để đánh giá tình trạng xâm lấn của khối u đến các tổ chức xung quanh và đặc biệt là để đánh giá tình hình ung thư di căn: gan, hạch, tình trạng ổ bụng, ổ phúc mạc, dịch… Tuy nhiên, hạn chế của chụp CT là không thể phát hiện các tổn thương nhỏ hơn 5mm hay đánh giá sự xâm lấn của khối u theo chiều sâu.

Chụp X-quang là một trong những phương pháp xác định ung thư dạ dày

3. Khám và Chuẩn đoán Ung thư dạ dày

3.1. Khám Ung thư Dạ dày ở đâu?

Bạn có thể đến khám Ung thư dạ dày ở các bệnh viện uy tín trong cả nước như đã nêu ở trên: Bệnh viện K trung ương, bệnh viện Quân Y 103, bệnh viện Ung bướu TP. HCM, bệnh viện Ung bướu Hà Nội.

Hoặc nếu bạn ở các tỉnh xa Hà Nội, TP. HCM, bạn có thể tới khám ở các bệnh viện đa khoa tỉnh có khoa u bướu hoặc các bệnh viện U Bướu ở các tỉnh.

3.2. Cách khám và chuẩn đoán Ung thư dạ dày

Việc khám và chuẩn đoán Ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có: triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm Ung thư dạ dày như đã trình bày ở trên. Trong đó các kết quả xét nghiệm thông qua sinh thiết đóng vai trò quyết định.

Bên cạnh đó khi đã xác định một người mắc Ung thư dạ dày, bác sỹ sẽ tiến hành chuẩn đoán Giai đoạn Ung thư dạ dày để có thể lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu nhất phù hợp với điều kiện kinh tế, tình trạng sức khỏe người bệnh.

Dược sĩ: Võ Văn Bình

Quy Trình Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày Chuẩn Nhất

Ung thư dạ dày giai đoạn sớm là gì?

Ung thư dạ dày giai đoạn sớm là gì? Có nghĩa đây là giai đoạn mức độ xâm lấn ung thư dạ dày chưa qua lớp hạ niêm mạc, không kể tới tình trạng di căn hay không. Đối với loại ung thư này có tiên lượng tốt hơn so với giai đoạn tiến triển. Theo thống kê, người bệnh có 90% sống sót sau 5 năm.

Tổn thương ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm có kích thước nhỏ, trong khoảng cỡ vài mm đến không quá 5-7cm. Do vậy mà tổn thương này sẽ không ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa, hoàn toàn không gây ra triệu chứng khó chịu, đau đớn cho người mắc phải.

Do đó, muốn phát hiện thì phải có giải pháp tầm kiểm soát ung thư dạ dày để biết được kết quả chuẩn xác nhất. Với sự phát triển của các kỹ thuật hình ảnh cho phép bác sĩ phát hiện sớm các tổn thương. Chẳng hạn như áp dụng phương pháp nội soi có dải ánh sáng hẹp, nội soi phóng đại.

Lợi ích của phát hiện sớm ung thư dạ dày

Việc khám tầm soát ung thư dạ dày sớm vô cùng cần thiết, đặc biệt những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao. Khi chúng ta tầm soát ung thư dạ dày sớm thì sẽ có kế hoạch phòng bệnh, điều trị thời nếu mắc bệnh.

Đặc biệt khi tầm soát tế bào ung thư dạ dày sớm chi phí điều trị sẽ thấp hơn, tăng tỷ lệ được cứu sống, sống thọ được lâu dài hơn so với phát hiện muộn.

Vậy tầm soát ung thư dạ dày bằng cách nào, quy trình và phương pháp thực hiện ra sao không phải ai cũng biết.

Một số phương pháp tầm soát ung thư dạ dày phải kể tới như:

– Nội soi ánh sáng thường

– Phương pháp ¼

– Bên cạnh đó thì còn có một số phương pháp nội soi khác như nội soi có dải ánh sáng hẹp có hoặc không có phóng đại, nội soi huỳnh quang, nội soi nhuộm màu

Đó là một số cách tầm soát ung thư dạ dày hiệu quả mà bác sĩ sẽ áp dụng để biết có bị ung thư hay không.

Chỉ số tầm soát ung thư dạ dày là gì?

Đó là chỉ số CEA (là tên viết tắt của dạng kháng nguyên ung thư phôi), nó có tên khoa học là carcinoembryonic antigen). Chỉ số CEA thực chất nó là một glycoprotein có thành phần carbohydrate chiếm tỷ lệ khoảng 50%. Khối lượng phân tử tương đối của chỉ số CEA có nguồn gốc từ ung thư biểu mô dạ dày là 180 kDa.

Các bước xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày

Muốn có kết quả chính xác nhất, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu khác một cách rõ ràng nhất để đưa ra kết luận.

Bước 2: Xét nghiêm ung thư dạ dày

Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm ung thư dạ dày bằng những phương pháp sau:

Thực hiện nội soi tầm soát ung thư dạ dày

Bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp này để tầm soát ung thư dạ dày, nội soi là bước thăm khám hiệu quả giúp phát hiện sớm bệnh. Dùng ống nội soi để đưa vào thực quản xuống đến dạ dày để quan sát bên trong như thế nào.

Xét nghiệm sinh thiết dạ dày

Việc làm này nhằm chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không? Xét nghiệm sinh thiết dạ dày nhằm đánh giá tình trạng, mức độ viêm, chẩn đoán xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn Hp hay không.

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày

Xét nghiệm là cách để tầm soát ung thư dạ dày đại tràng hiệu quả, rõ rệt nhất.

Bước 3: Tư vấn phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Sau khi xác định kết quả chính xác của việc tầm soát ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp để điều trị ung thư dạ dày phù hợp.

Tầm soát ung thư dạ dày ở đâu? Gói tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền?

Hãy tìm đến địa chỉ uy tín, bạn có thể đến bệnh viện hoặc cơ sở tư nhân uy tín để thực hiện tầm kiểm soát ung thư dạ dày cho mình cũng như người thân trong gia đình.

Thắc mắc về giá tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Vậy mức chi phí tầm soát ung thư dạ dày rơi vào khoảng bao nhiêu/người?

Bảo vệ sức khỏe dạ dày với nghệ Micell ADIVA

Để được tư vấn kỹ về liệu pháp bảo vệ sức khỏe dạ dày, vui lòng liên hệ ngay hotline: 1900 555 552 để được chuyên viên ADIVA hỗ trợ tư vấn.

Can Stomach Cancer Be Prevented? https://www.cancer.org/cancer/stomach-cancer/causes-risks-prevention/prevention.html

Các Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày

Trước khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày, người bệnh sẽ được thăm khám trực tiếp với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Ung bướu. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe, sờ nắn vùng bụng, hỏi tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình nhằm chẩn đoán sơ qua về tình trạng sức khỏe.

Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu khác nhằm xác định có mắc ung thư dạ dày hay không.

Xét nghiệm máu

Đây là bước đánh giá ban đầu có hay không sự hiện diện của khối u ở dạ dày. Trong chẩn đoán ung thư dạ dày, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm tìm chất chỉ điểm CEA và CA 72-4.

Các chỉ số này tăng cao chưa thể chắc chắn bạn mắc ung thư bởi có nhiều yếu tố cũng làm gia tăng chỉ số này. Vì thế đây được coi là bước sàng lọc ban đầu, giúp bác sĩ chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Nội soi dạ dày

Đây là phương pháp thăm khám hiệu quả giúp phát hiện sớm các bệnh lý ở dạ dày, trong đó có ung thư. Nội soi dạ dày là sử dụng ống nội soi mềm có gắn nguồn sáng và camera, đưa vào cơ thể qua đường mũi hoặc đường miệng. Hình ảnh thu được qua màn hình vi tính giúp bác sĩ quan sát rõ các tổn thương bên trong dạ dày, phát hiện sớm sự hiện diện của khối u, xác định kích thước, vị trị cụ thể.

Hiện nay có 3 phương pháp nội soi dạ dày thường được áp dụng là nội soi thường, nội soi gây mê và nội soi đường mũi. Tùy vào sự lựa chọn cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn và thực hiện nội soi dạ dày nhanh chóng, an toàn với kết quả chính xác nhất.

Siêu âm ổ bụng và CT

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này giúp bác sĩ xem xét chi tiết hình ảnh bên trong dạ dày, chẩn đoán liệu ung thư đã di căn hay chưa, xác định vị trí và kích thước cụ thể của khối u.

Đây là xét nghiệm quan trọng giúp xác định u lành hay u ác tính. Sinh thiết thường được sử dụng trong quá trình nội soi dạ dày. Bác sĩ sẽ lấy tế bào ở vị trí bất thường và đem đi xét nghiệm xác định bệnh.

Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày rất quan trọng bởi cũng như tất các các bệnh ung thư khác, ung thư dạ dày thường ít biểu hiện cụ thể ở giai đoạn đầu nên nhiều người không biết mình mắc bệnh.

Chính vì thế, chủ động tầm soát ung thư dạ dày định kỳ, đặc biệt sau tuổi 40 và có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như:

Nhiễm vi khuẩn HP

Mắc bệnh lý nào đó ở dạ dày như viêm loét dạ dày mạn tính

Có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày

Có chế độ ăn uống không khoa học

Hút thuốc và nghiện rượu

Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết

Mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 17.000 ca mắc mới ung thư dạ dày, trong đó có trên 15.000 ca tử vong. Nguyên nhân phần lớn là do phát hiện bệnh quá muộn, tình trạng nặng và khó điều trị. Do đó, xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày sớm mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

1. Hiểu đúng về các phương pháp xét nghiệm để tầm soát ung thư dạ dày

Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày được áp dụng khá phổ biến nhưng không phải là phương pháp duy nhất để sàng lọc ung thư. Tuy nhiên, nhiều người lại hiểu nhầm rằng xét nghiệm tầm soát ung thư bao gồm tất cả các phương pháp đang được sử dụng để tầm soát ung thư. Điều này có thể gây tâm lý nghi ngại, lo lắng về vấn đề chi phí và khiến người bệnh chần chừ tiến hành tầm soát ung thư sớm.

Một số loại xét nghiệm để sàng lọc ung thư có thể kể đến như:

Xét nghiệm là hoạt động phân tích chức năng, tình trạng các cơ quan thông qua mẫu xét nghiệm (máu, nước tiểu, phân…). Những mẫu xét nghiệm này có thể dễ dàng thu thập nên chi phí thực hiện cũng phù hợp hơn với đại đa số khách hàng.

Mặt khác, một số phương pháp tầm soát chuyên sâu sẽ kèm theo tác dụng phụ hoặc đòi hỏi người bệnh phải đảm bảo đáp ứng một số yêu cầu riêng. Vì thế, để đảm bảo hạn chế tối đa các tác động tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm trước để làm cơ sở để chẩn đoán nguy cơ bệnh lý và tiến hành các phương pháp chuyên sâu nếu cần thiết.

2. Đặc điểm của các phương pháp xét nghiệm để tầm soát ung thư

Mỗi phương pháp xét nghiệm đều có ưu và nhược điểm riêng. Nắm rõ được đặc điểm của mỗi phương pháp sẽ giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng và có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn khi tham gia thăm khám.

2.1. Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày thông qua xét nghiệm máu

Về bản chất, tầm soát ung thư thông qua xét nghiệm máu là việc tìm ra dấu ấn ung thư (chất chỉ điểm ung thư) – các protein đặc biệt do tế bào ung thư sinh ra. Đối với ung thư dạ dày, chất chỉ điểm ung thư được sử dụng là CA 72-4. Phương pháp này thường được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa dành cho những người có nguy cơ mắc ung thư cao.

Quy trình thực hiện tầm soát ung thư qua xét nghiệm máu về cơ bản không khác so với việc lấy máu để thực hiện các xét nghiệm thông thường. Để đảm bảo kết quả chính xác thì người khám bệnh cần nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng trước khi lấy máu, không sử dụng chất kích thích. Ưu điểm của phương pháp tầm soát ung thư này là thực hiện nhanh chóng, không gây hại với sức khỏe của khách hàng tuy nhiên kết quả lại không chính xác hoàn toàn.

2.2. Xét nghiệm máu ẩn trong phân để tầm soát ung thư dạ dày

Khi hệ tiêu hóa mắc một số bệnh lý có thể gây ra tổn thương và dẫn tới tình trạng chảy máu, lượng máu này sẽ theo phân đào thải ra bên ngoài. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng thì bạn có thể quan sát thấy phân có màu đỏ như máu hoặc màu đen. Tuy nhiên, đa số bệnh ở giai đoạn đầu chỉ xuất hiện lượng máu rất nhỏ, không thể phát hiện bằng mắt thường. Do đó, chúng ta cần sử dụng kỹ thuật xét nghiệm máu ẩn trong phân để chẩn đoán.

Phương pháp này thực hiện rất đơn giản và cũng không có ảnh hưởng tiêu cực nào tới sức khỏe người bệnh. Nếu xét nghiệm có kết quả dương tính, điều này đồng nghĩa với việc bạn đang có hiện tượng chảy máu đường tiêu hóa nhưng chưa thể xác định chính xác vị trí tổn thương. Vì thế bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật chuyên sâu để tìm chính xác vị trí chảy máu.

2.3. Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày thông qua sinh thiết

Trong các phương pháp xét nghiệm để tầm soát ung thư được liệt kê, sinh thiết là thủ thuật y tế có độ chính xác cao nhất, giúp chẩn đoán hầu hết các bệnh ung thư. Phương pháp này thường được thực hiện khi nội soi dạ dày. Do đó, bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi tiến hành kĩ thuật từ 6 – 12 tiếng. Bên cạnh đó, bệnh nhân chỉ được uống nước lọc trong quá trình chờ nội soi, tuyệt đối không sử dụng sữa hoặc các đồ uống có màu.

Sinh thiết được thực hiện bằng việc lấy mẫu của mô ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Đối với việc tầm soát ung thư dạ dày thì sinh thiết sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm ở lớp niêm mạc dạ dày. Mẫu bệnh phẩm sau đó sẽ được tiến hành quan sát, kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định tế bào ung thư. Tuy có tính chính xác cao về mặt chẩn đoán bệnh nhưng sinh thiết cũng đi kèm nguy cơ gây chảy máu tại cơ quan lấy mẫu, có chống chỉ định với một số đối tượng.

3. Một số phương pháp sàng lọc sau xét nghiệm tầm soát ung thư

Thực tế, các xét nghiệm để tầm soát ung thư thường không chính xác 100%. Do đó, các bác sĩ sẽ có chỉ định thêm các phương pháp tầm soát chuyên sâu hơn, cụ thể là:

Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp được dùng để kết hợp với xét nghiệm sinh thiết. Thông qua quan sát hình ảnh về vị trí tổn thương trong dạ dày, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu sinh thiết chính xác hơn. Với phương pháp này, bệnh nhân cần nhịn ăn từ 6 – 12 giờ và nhịn uống 2 – 3 giờ trước khi nội soi. Ngoài ra, bạn còn cần làm sạch dạ dày trước khi nội soi.

Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT): Phương pháp này cho phép các bác sĩ quan sát được bên trong dạ dày mà không cần tới nội soi. Chụp CT là phương pháp thực hiện không xâm lấn, không gây khó chịu cho người bệnh. Tuy vậy, do sử dụng tia X nên chụp CT lại đi kèm nguy cơ nhiễm xạ cho người bệnh. Khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân lưu ý không mang theo các vật dụng kim loại và phải thông báo với bác sĩ nếu có tiền sử bệnh lý tiểu đường, suy thận, dị ứng…

Bạn đang xem bài viết Tầm Soát, Xét Nghiệm, Khám Và Chuẩn Đoán Ung Thư Dạ Dày trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!