Cập nhật thông tin chi tiết về Tặng Quà Tết Cho Bệnh Nhân Phong Tại Khu Điều Trị Phong Chí Linh mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhân dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất, ngày 28-1, Đoàn thanh niên phối hợp khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và phục hồi chức năng Bệnh viện Da liễu Trung ương đã đến thăm và tặng quà cho bệnh nhân phong tại
Khu điều trị phong
Chí Linh, Hải Dương.
Góp thêm không khí vui tươi vào cái Tết của bệnh nhân phong, Đoàn bác sĩ của Bệnh viện Da liễu Trung ương, dẫn đầu là
TS.BS. Phạm Cao Kiêm,
trưởng khoa phẫu thuật thẩm mỹ và phục hồi chức năng đã trao những món quà và những lời hỏi thăm, động viên, chúc tết đến Ban quản lý Khu điều trị và từng bệnh nhân phong. Những món quà tuy nhỏ nhưng với sự tận tình, chu đáo của các bác sĩ, ngày cuối năm của các bệnh nhân dường như ấm áp, cảm động và ý nghĩa hơn, đặc biệt với những người bệnh phong .
Quà mang tới chủ yếu là bánh kẹo, kèm một số tiền nhỏ giúp các bệnh nhân xa nhà đón một cái tất ấm áp, yên vui.
Không ồn ào như không khí tết ngoài phố xá, những khu điều trị đón tết âm thầm và lặng lẽ hơn. Đó cũng là điều đương nhiên đối với những số phận đặc biệt này. Hầu như các bệnh nhân không còn người thân, thay vào đó, họ ở lại khu điều trị và ăn tết cùng nhau. Tuy nhiên, niềm vui, sự phấn khởi và niềm hi vọng trước mùa xuân năm mới vẫn toát lên từ mỗi gương mặt và cảnh vật ở các khu điều trị phong. Khu điều trị đã được bày trí với cành đào, chậu hoa tươi thắm. Những bệnh nhân mỗi người một việc, như gói bánh, dọn dẹp cảnh quan… ai bệnh nặng thì làm công việc nhẹ, ai khỏe mạnh hơn thì làm những công việc nặng. Họ bảo ban, sắp xếp, vui vẻ chuẩn bị cho cái tết như một gia đình lớn. Dường như, được bận bịu với công việc ngày tết là niềm vui của họ, khiến họ có cơ hội được trở lại với cuộc sống của một người bình thường.
Tin bài và ảnh: Phòng CNTT&GDYT
Đăng bài: Phòng CNTT&GDYT
Bệnh Viện Da Liễu Trung Ương Mang “Tết Ấm” Về Với Bệnh Nhân Phong Chí Linh
Phá tan không khí trong lành, yên tĩnh thường ngày, tại Hội trường ngày hôm lại nhộn nhịp hơn hẳn khi những tiếng vỗ tay, câu thăm hỏi và những lời chúc Tết của các bác sĩ trong buổi trao quà. Bác sĩ Nguyễn Quang Cương, Giám đốc Bệnh viện Phong Chí Linh cũng không giấu được cảm xúc: “Trong những năm qua nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, đời sống của bệnh nhân ở Khu điều trị đã có nhiều khởi sắc. Không chỉ được chăm lo về sức khỏe, chăm lo về mặt vật chất, tinh thần và nhờ sự quan tâm ấy còn giúp người bệnh tự tin, không còn mặc cảm về căn bệnh của mình và có thêm niềm vui trong cuộc sống”.
“Mong xã hội không kỳ thị”
Ông Sáu cũng cho biết, đây là chương trình của Bệnh viện Da liễu Trung ương theo Kế hoạch Hoạt động phòng chống bệnh phòng Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số năm 2021 và cũng là truyền thống của Bệnh viện Da liễu Trung ương. Hàng năm mỗi khi Tết đến Xuân về, Bệnh viện thường xuyên tổ chức các đoàn công tác thăm hỏi và trao quà cho bệnh nhân. Đây chính là nguồn động viên rất lớn giúp bệnh nhân phong vượt qua tất cả khó khăn trong cuộc sống, nhanh chóng hòa nhập lại với cộng đồng. Những món quà tuy nhỏ nhưng với sự tận tình, chu đáo của các bác sĩ ngày cuối năm dường như ấm áp, cảm động và ý nghĩa hơn, đặc biệt với những người bệnh phong tại Khu điều trị phong nơi đây.
Là một bệnh nhân chung sống với căn bệnh phong hơn 30 năm nay, ông Thiều Quang Tụng, Hưng Yên, chia sẻ: “Tôi vào đây điều trị từ cuối năm 80 do di truyền từ cha mẹ. Ban đầu mắc bệnh, tôi rất buồn bởi vì chân tay cứ thế teo đi, hoạt động thường ngày cũng khó khăn. Nhưng sau quá trình điều trị, tôi rất biết ơn Khu điều trị cũng như Bệnh viện Da liễu Trung ương đã luôn quan tâm, chia sẻ giúp đỡ những người bệnh như chúng tôi. Họ rất tận tình, chu đáo, giúp chúng tôi vượt qua sự mặc cảm về bệnh tật, những điều ngay đến khi người thân của mình cũng không làm được”.
Bế trên tay đứa con trai 16 tháng tuổi, bệnh nhân Tần Thị Sa, đến từ huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu mặc dù mới 21 tuổi nhưng đã mắc bệnh phong được 3 năm. Do chưa hiểu rõ về căn bệnh này nên khi thấy trong người mệt mỏi, nhiều vùng da trên mặt và người có thay đổi, chị Sa mới tới thăm khám tại Bệnh viện Tỉnh Lai Châu, sau đó được chuyển xuống điều trị ở Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Khi tình hình sức khỏe ổn định hơn, chị Sa được chuyển về Khu điều trị phong Chí Linh gần 1 tháng nay. Chia sẻ với chúng tôi, chị Sa nghẹn lời:” Dù tuổi còn trẻ nhưng tôi đã có 2 con. Ngay từ khi biết tôi bị bệnh, cả chồng và gia đình nhà chồng đều xa lánh, bỏ mặc tôi chống chọi với bệnh tật. May mắn là đến đây, được các bác sĩ tại Khu điều trị và Bệnh viện Da liễu hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần. Hàng ngày, hai mẹ con đều được các bác sĩ và điều dưỡng quan tâm, chăm sóc lo lắng từng bữa ăn giấc ngủ, nhắc nhở uống thuốc đúng giờ. Đôi khi, tôi thấy chạnh lòng về bệnh tình của mình, nhưng khi được các bác sĩ giải thích về bệnh phong, tôi cũng phần nào yên tâm hơn”.
Theo chúng tôi Nguyễn Hữu Sáu, hiện nay, bệnh phong không còn là vấn đề của xã hội nữa, sự kỳ thị đối với bệnh nhân phong đã giảm rất nhiều so với trước đây, nhưng đâu đó nhiều người vẫn có tâm lý e ngại khi tiếp xúc với họ. Chia sẻ về điều này, GS. Sáu khẳng định, bệnh phong tuy là bệnh truyền nhiễm nhưng rất khó lây, và nếu như bệnh nhân được phát hiện sớm, điều trị kịp thời hoàn toàn có thể khỏi bệnh và không để lại dấu vết gì. Tất cả sự tàn tật ở người bệnh mà chúng ta nhìn thấy là hậu quả của tổn thương thần kinh do bệnh trực khuẩn gây nên, và những tàn tật này hoàn toàn không lây nhiễm.
“Tôi hi vọng những người mắc căn bệnh phong này thông còn những tháng ngày đớn đau buồn tủi, bị xa lánh, kỳ thị nữa. Thay vào đó, bằng tất cả tình yêu, cảm thông giữa người với người sẽ mở ra cho họ những trang mới đầy hy vọng, yên vui”, Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương chia sẻ.
Bệnh Viện Da Liễu Trung Ương Chúc Tết Bệnh Nhân Phong Tại Chí Linh – Hải Dương Và Vân Môn – Thái Bình.
Bệnh viện Da liễu Trung ương chúc tết bệnh nhân phong tại Chí Linh – Hải Dương và Vân Môn – Thái Bình. 15 Tháng Giêng 2016 :: 7:34 SA :: 3476 Views :: 0 Comments :: Tin bài 2016
Ngày 14/1/2016, Bệnh viện Da liễu Trung ương phối hợp với Quỹ Thiện Tâm tổ chức đoàn công tác đến động viên, thăm hỏi và tặng quà bà con bệnh nhân Phong tại hai khu điều trị Phong Chí Linh – Hải Dương và Vân Môn – Thái Bình.
PGS. TS Nguyễn Hữu Sáu – Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương thay mặt cho Bệnh viện tặng quà cho bệnh nhân tại Vân Môn, Thái Bình
Nhằm góp phần mang không khí ấm áp của mùa xuân đến với bà con bệnh nhân Phong tại các khu điều trị Phong trên cả nước. Chuẩn bị đón xuân Bính Thân 2016 như thành thông lệ Ban giám đốc bệnh viện Da liễu Trung ương do chúng tôi Nguyễn Hữu Sáu – Phó Giám đốc Bệnh viện, TS. Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc Bệnh viện, cùng Quỹ Thiện Tâm thuộc tập đoàn Vin Group lại đến động viên, thăm hỏi và tặng quà bà con bệnh nhân Phong tại hai khu điều trị Phong Chí Linh – Hải Dương và Vân Môn – Thái Bình. Các Khu điều trị Phong chủ yếu là các cụ già đau yếu, có những cụ không đi lại được phai nằm yên một chỗ.
PGS. TS Nguyễn Hữu Sáu – Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương tặng quà cho bệnh nhân điều trị nội trú tại Vân Môn TS. Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương thay mặt cho Bệnh viện tặng quà cho bệnh nhân tại Chí Linh, Hải Dương Đại diện quỹ Thiện Tâm tặng quà cho bệnh nhân tại Chí Linh, Hải Dương
Tin bài và ảnh: Phòng CNTT&GDYT
Comments
Thầm Lặng Cứu Chữa Cho Bệnh Nhân Phong
Tại Khoa điều trị phong Bệnh viện da liễu Đồng Nai có một khu nội trú dành cho bệnh nhân phong. Điều đặc biệt của khoa này là phần lớn bệnh nhân đều chọn ở hẳn trong bệnh viện để tiện bề chữa trị và không muốn gia đình, người thân bị ảnh hưởng vì căn bệnh của mình.
Bác sĩ Nguyễn Văn Ba, Trưởng khoa Điều trị phong Bệnh viện da liễu Đồng Nai khám bệnh cho bệnh nhân phong
Nhiều năm nay, một số bệnh nhân xem Khoa Điều trị phong Bệnh viện da liễu Đồng Nai là nhà, các bác sĩ, nhân viên của khoa là người thân. Có bệnh nhân đã sống tại bệnh viện hơn 30 năm.
* Xem bệnh viện là nhà
Bệnh nhân gắn bó với bệnh viện lâu nhất là bà chúng tôi (68 tuổi, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế). Bà Tr. cho biết, vào khoảng năm 1988, bà tốt nghiệp Trường đại học tổng hợp Hà Nội với bao hoài bão, ước mơ. Đùng một cái, bà phát hiện mình bị bệnh phong khiến cuộc đời rơi vào bi kịch.
Bệnh viện da liễu Đồng Nai đang quản lý và chữa trị cho 277 bệnh nhân phong, trong đó có 8 bệnh nhân đang được đa hóa trị liệu, 27 bệnh nhân đã điều trị và chuyển sang giai đoạn giám sát (3-5 năm), số còn lại là những bệnh nhân ngừng giám sát và chăm sóc tàn tật.
“Ngày trước khi nói đến bệnh phong cùi ai nấy đều sợ hãi và tránh thật xa. Khi đó cha đem tôi trốn vào rẫy sâu để không ai biết tôi bị bệnh và tôi chỉ còn chờ chết từng ngày. Tâm trạng đó thật kinh khủng. Sau đó cha tôi lặn lội đi hỏi cơ sở y tế địa phương thì biết được Bệnh viện da liễu Đồng Nai mới mở và điều trị bệnh phong nên cha đem tôi đi chữa, rồi ở mãi cho đến bây giờ” – bà Tr. bộc bạch.
Ngày ấy bà Tr. đến với Bệnh viện da liễu Đồng Nai duy nhất chỉ có một bộ đồ đã cũ trên người và đôi chân, bàn tay đang hoại tử. Rồi đến một ngày, khi cha bà đến thăm con gái chưa kịp quay về thì bị đột quỵ ngay tại bệnh viện. Trước hoàn cảnh của bà Tr., các bác sĩ, nhân viên của bệnh viện đứng ra lo mai táng cho cha bà. Từ đó đến nay đã 31 năm bà xem bệnh viện cũng là nhà.
Vừa rời khỏi phòng bệnh của bà Tr., chúng tôi đi ra ngoài hành lang của Khoa Điều trị phong thì gặp ông K’T. (60 tuổi, ngụ huyện Định Quán) đang đẩy xe lăn đi dạo. Ông K’T. cho biết, khi mới 20 tuổi thì ông phát hiện mình bị bệnh và lúc ấy cũng mới lấy vợ chưa đầy 1 năm. Biết ông bị bệnh, mọi người thân đều không ai dám lại gần, thậm chí vợ cũng bỏ ông đi.
“Nói đến bị phong là ai cũng hắt hủi nên tôi đâu dám đi bác sĩ. Mà lúc đó có đi bác sĩ cũng không giải quyết được gì vì chưa có thuốc chữa. Nghĩ cuộc đời mình sẽ chết sớm nên tôi phó mặc cho số phận” – ông T. kể lại.
Khi bị cơn đau hành hạ dữ dội, ông được người thân đưa đến Bệnh viện da liễu Đồng Nai chữa trị và ở lại đến nay đã hơn 20 năm. Ông T. tâm sự : “Bệnh viện cho tôi biết thế nào là nhà, thế nào là tình thân và ở đây dù có đau đớn về bệnh tật, có buồn về phận đời mình, có chán nản khi bị gia đình bỏ rơi thì tôi vẫn luôn được mọi người động viên để sống tốt hơn, lạc quan hơn”.
* Chữa trị bằng cả tấm lòng
Cứ mỗi sáng, bác sĩ Nguyễn Văn Ba, Trưởng khoa Điều trị phong Bệnh viện da liễu Đồng Nai lại đi một vòng các phòng bệnh để khám và thăm hỏi bệnh nhân rất ân cần. Vị bác sĩ có 24 năm chữa trị cho bệnh nhân phong luôn tâm niệm, các bệnh nhân điều trị di chứng phong là người thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm nên ông muốn dành nhiều thời gian điều trị, quan tâm thăm hỏi để bù đắp phần nào nỗi đau mà bệnh nhân đang gánh chịu.
Nhiều bệnh nhân phong coi Bệnh viện da liễu Đồng Nai như là nhà. Ảnh: T.TÂM
Tốt nghiệp Trường đại học y Hà Nội, thay vì chọn bệnh viện lớn để làm việc đúng chuyên ngành thì bác sĩ Ba lại cống hiến cả sự nghiệp của mình cho bệnh nhân phong. Nói về ngã rẽ trong nghề nghiệp, bác sĩ Ba cho biết: “Lúc mới nhận nhiệm vụ này tôi cũng có chút e ngại. Ngại vì mình không học chuyên ngành chữa trị bệnh phong và bệnh này cũng chưa có thuốc điều trị. Trước đây, bệnh nhân phong còn bị xã hội kỳ thị. Thế nhưng cứ nghĩ ai cũng chọn nơi tốt để làm thì ai sẽ chữa trị cho bệnh nhân phong nên tôi quyết định ở lại Bệnh viện da liễu Đồng Nai chữa bệnh cho tới nay”.
Theo bác sĩ Ba, biểu hiện ban đầu của bệnh phong là trên da xuất hiện các mảng màu lạ và tại vị trí đó hoàn toàn mất cảm giác. Khi chưa có thuốc chữa trị, bệnh nhân phong bị hoại tử dần từng bộ phận trên cơ thể và chỉ nằm chờ chết. Nhưng hiện nay đã có thuốc đặc trị được cấp hoàn toàn miễn phí nên nếu phát hiện bệnh sớm thì bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn. “Trong nhiều năm qua chúng tôi chứng kiến quá nhiều bệnh nhân đến đây nhưng hầu hết đều quá muộn nên không trị dứt điểm cho họ được” – bác sĩ Ba cho biết.
Điều nghịch lý nhất chính là thay vì người bệnh tự tìm đến bác sĩ để điều trị thì với bệnh nhân phong họ vì sự kỳ thị của xã hội nên thường che giấu bệnh. Thế nên mỗi lần các bác sĩ đến nhà thuyết phục người bệnh đi chữa trị đều bị xua đuổi, thậm chí là hành hung.
Bác sĩ Hồ Hùng Dũng, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện da liễu Đồng Nai cho biết, dù bệnh phong đã được chữa khỏi bằng thuốc nhưng người dân vẫn còn kỳ thị khiến bệnh nhân mặc cảm. Theo bác sĩ Dũng, bệnh phong rất khó lây, do chỉ lây qua đường nhiễm dịch nên khả năng lây không cao. Quan trọng là trong quá trình điều trị, người bệnh tự vệ sinh sạch sẽ, biết cách chăm sóc bản thân tùy theo từng mức độ bệnh. Khi điều trị, bệnh nhân sẽ được đa hóa trị liệu. Đến quá trình giám sát thì bệnh nhân tự chăm sóc cơ thể và bác sĩ sẽ tổ chức thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề phát sinh khác.
Bác sĩ Lê Thị Thái Hà, Giám đốc Bệnh viện da liễu Đồng Nai cho biết, hiện nay số bệnh nhân phong ngày càng giảm nhưng họ vẫn bị di chứng rất nặng nên việc chăm sóc và điều trị gặp nhiều khó khăn. Điều quan trọng nhất là nếu xã hội cùng chung tay và không còn sự kỳ thị đối với bệnh nhân phong thì cuộc sống của họ sẽ tốt đẹp và lạc quan hơn rất nhiều.
Tố Tâm
Bạn đang xem bài viết Tặng Quà Tết Cho Bệnh Nhân Phong Tại Khu Điều Trị Phong Chí Linh trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!