Cập nhật thông tin chi tiết về Tạo Thuận Lợi Cho Người Mắc Bệnh Phổi mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bệnh viện Phổi Hải Dương liên tục cập nhật những tiến bộ mới trong chẩn đoán, điều trị nên người dân yên tâm khi đến khám chữa bệnh
Chẩn đoán khép kín
Thời gian này, Bệnh viện Phổi Hải Dương tiếp tục thực hiện chặt chẽ việc sàng lọc những người ra vào theo 3 bước khép kín nhằm phòng chống dịch Covid-19.
Đặc biệt trong tháng 12 này, bệnh viện đã đưa vào triển khai kỹ thuật xét nghiệm Gene Xpert MTB/RIF. Đây là kỹ thuật ứng dụng sinh học phân tử mang tính đột phá đối với nền y tế thế giới nói chung và chẩn đoán bệnh lao nói riêng. Phương pháp trên xác định được vi khuẩn lao với độ đặc hiệu và độ nhạy rất cao, cho kết quả chỉ sau 2 giờ, trong khi với xét nghiệm theo phương pháp cũ, có người phải đến hàng tháng sau mới có kết quả.
Theo thống kê của ngành y tế, khoảng 80% số người nhiễm bệnh lao thuộc diện lao phổi. Bệnh viện Phổi Hải Dương là đơn vị tuyến tỉnh đầu tiên trong cả nước có thể chẩn đoán sớm, điều trị chuyên sâu về ung thư phổi. Đơn vị đã ứng dụng hiệu quả các kỹ thuật mới trong khám chữa bệnh như hệ thống máy thở không xâm nhập và xâm nhập, đặt nội khí quản, mở khí quản; nội soi phế quản, nội soi màng phổi; sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính; điều trị áp xe phổi lựa chọn kháng sinh; điều trị đa hóa trị liệu trong ung thư phổi…
Điều trị hiệu quả
Đầu tháng 8 vừa qua, ông Lê Xuân K. (73 tuổi) ở xã Liên Hồng (TP Hải Dương) bị đau ngực kéo dài. Đến khám tại Bệnh viện Phổi Hải Dương, bác sĩ kết luận ông K. bị ung thư phổi tế bào nhỏ. Trước đây, trường hợp của ông K. phải lên Trung ương để thực hiện các bước xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị bệnh. Tuy nhiên, bằng kỹ thuật hiện đại sẵn có, hiện Bệnh viện Phổi Hải Dương đã làm được việc này. Đến nay, ông đã trải qua 5 lần truyền hóa chất, có đợt kéo dài gần 1 tháng mới ổn định. “Nếu phải lên Hà Nội điều trị thì sẽ rất khó khăn vì hoàn cảnh kinh tế gia đình không mấy dư dả. Với người bệnh nặng như tôi dễ dẫn đến tâm lý chán nản”, ông K. chia sẻ.
Tỷ lệ bệnh nhân ở Khoa Nội 1 (chuyên khoa về bệnh phổi) tại Bệnh viện Phổi Hải Dương thường chiếm khoảng 40% số bệnh nhân vào điều trị tại bệnh viện. Những ngày này, hầu hết giường bệnh tại khoa đều có bệnh nhân nội trú. Bác sĩ Phạm Thị Hồng Thanh, Trưởng khoa cho biết bệnh viện thường xuyên cập nhật phác đồ điều trị theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, các tổ chức hội về bệnh phổi, bệnh lao ở trong và ngoài nước. Do đó, hầu như bệnh nhân đều yên tâm khi ở lại bệnh viện điều trị. Như trường hợp ông Nguyễn Văn T. ở xã Cao An (Cẩm Giàng) phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ năm 2015 với các triệu chứng khó thở, ho, tiết chất nhầy… Lúc đầu bệnh của ông T. đã ở giai đoạn 3 (giai đoạn nặng), tiên lượng xấu. Được các bác sĩ Bệnh viện Phổi Hải Dương can thiệp kịp thời, điều trị theo phác đồ mới nhất nên đến nay, thể trạng của ông T. vẫn tiếp nhận thuốc ổn định, sức khỏe giảm sút không nhiều. Ông T. cho biết với tình trạng bệnh nặng của mình nếu thường xuyên lên Hà Nội điều trị dài ngày chắc chắn gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn. Được điều trị ngay gần nhà giúp ông không bỏ qua lộ trình nào và kịp thời đến viện khi cần thiết.
NGỌC THANH
Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Bệnh Ung Thư Phổi Ca Sĩ Minh Thuận Mắc
Nghệ sĩ Hán Văn Tình được chẩn đoán ung thư phổi cách đây một năm rưỡi. Mới đây, ông nhập viện trong tình trạng khẩn cấp và tiên lượng xấu. Ông qua đời tại nhà riêng lúc 11h20 trưa 4.9 tại nhà riêng ở Hà Nội. Chưa hết sốc với thông tin này, người hâm mộ lại bất ngờ khi bạn bè chia sẻ ca sĩ Minh Thuận cũng đang mắc ung thư phổi.
Theo chia sẻ, nam ca sĩ Minh Thuận đang điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP HCM. Anh bị tai biến nên phải nằm ở phòng hồi sức. Đến ngày 2.9 bác sĩ mới cho biết Minh Thuận bị bệnh ung thư phổi.
Ca sĩ Minh Thuận mắc ung thư phổi, theo bạn bè anh, Minh Thuận đang phải nằm ở phòng hồi sức. Ảnh: I.T
Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm do khối u ác tính gây ra. Theo các bác sĩ, người bệnh có cơ hội chữa khỏi bệnh nếu chẩn đoán ở giai đoạn đầu, nhận biết được dấu hiệu bệnh ung thư phổi; ở giai đoạn muộn tuy không chữa khỏi được nhưng vẫn có thể điều trị giảm triệu chứng bệnh, kéo dài thời gian sống.
Trên một tờ báo, bác sĩ, Tiến sĩ Bùi Chí Viết, Trưởng Khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết, tại Việt Nam ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới.
Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư phổi. Ảnh: I.T
Ung thư phổi chiếm ưu thế ở nam giới 50-75 tuổi. Đa số ung thư phổi xuất hiện ở những người đã và đang hút thuốc lá (80%) cộng thêm 5% ước tính do hậu quả của sự tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá…
Có 10 đến 13% người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi với một thời kỳ tiềm ẩn từ 30 đến 40 năm tính từ lúc mới bắt đầu hút thuốc cho đến khi xuất hiện ung thư phổi.
Theo bác sĩ Bùi Chí Viết, bệnh nhân cần được khám lâm sàng một cách tỉ mỉ, đối với các bệnh nhân đã biết rõ hoặc nghi ngờ ung thư phổi vì những biểu hiện đa dạng của diễn tiến tại chỗ – tại vùng và di căn xa.
Những dấu hiệu nhận biết ung thư phổi: Các triệu chứng thường gặp là ho, chiếm khoảng 70% các trường hợp, khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực. Có thể kèm triệu chứng khan tiếng, do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm.
Sụt cân là một dấu hiệu thường thấy, nhưng nó thường kết hợp với các triệu chứng khác, cho nên nó không phải là triệu chứng đặc hiệu riêng cho ung thư phổi.
Phòng ngừa căn bệnh ung thư phổ i: Hút thuốc lá là nguyên nhân chú yếu dẫn đến ung thư phổi, Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Vì thế việc đầu tiên là cần bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc. Ngoài ra cần tập thể dục, vận động thể lực, ăn nhiều rau xanh và hoa quả đồng thời tránh tiếp xúc với phóng xạ, kim loại nặng…
Người Mắc Bệnh Ung Thư Phổi Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?
1. Rau xanh và hoa quả
Các loại hoa quả, trái cây là nguồn dinh dưỡng rất giàu các chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu các triệu chứng bệnh khó chịu và cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể ở những bệnh nhân ung thư phổi. Ngoài ra, trái cây và rau lá xanh còn chứa nhiều Carbohydrates, giúp tạo ra nguồn năng lượng chính cho cơ thể.
2. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt có lượng chất xơ và chất dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so với các loại ngũ cốc đã qua tinh chế. Không chỉ thế, các loại vitamin, khoáng chất và đặc biệt là những chất chống oxy hóa có trong ngũ cốc nguyên hạt được chứng minh là có tác dụng đặc biệt hữu hiệu trong việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do tuổi tác. Điển hình là bệnh tim mạch và ung thư phổi. Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt như: lúa, gạo, mạch, kê, ngô, yến mạch… cũng giúp cung cấp lượng vitamin B và Carbohydrate cần thiết cho cơ thể để kích thích bộ não sản sinh Serotonin -loại hormone giúp giảm thiểu các cảm giác tiêu cực như chán ăn, lo âu, buồn bực.
Bệnh nhân ung thư phổi thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn do tác dụng phụ của các loại thuốc hỗ trợ điều trị. Khi việc dung nạp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bị giảm sút sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm nhiều và thiếu hụt vi chất. Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,… giúp cung cấp một lượng lớn canxi và protein cho cơ thể. Do đó bệnh nhân ung thư phổi thường được khuyến khích sử dụng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa như một bữa ăn phụ để cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể.
4. Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa
Để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa và không gây cảm giác đầy hơi, khó tiêu, các bệnh nhân mắc ung thư phổi nên ăn các loại thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm cứng và gây cản trở cho hệ tiêu hóa. Ví dụ thay vì ăn mì gói, ăn xôi,… thì người bệnh nên ăn cháo, súp,…
5. Thực phẩm giàu chất xơ và ăn nhạt
Ăn mặn gây ra nhiều nguy cơ và tình trạng bất lợi cho người bị ung thư phổi. Do đó, người bệnh nên ăn nhạt và chú ý, nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, mà đặc biệt là đối với người bị ung thư phổi, nó giúp cải thiện chức năng cho hệ tiêu hóa, hạn chế các tình trạng đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu. Có thể kết hợp ăn nhiều rau lá xanh kèm thực phẩm chứa protein như thịt gà, cá,… để duy trì sức khỏe cho người bệnh.
6. Thực phẩm thanh mát
Các loại nước ép hoa quả ít đường, nước lọc, nước canh, thức uống lúa mạch tự làm, trà hoa cúc, đồ uống điện giải pha loãng. Nếu nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, cũng có thể cho người bệnh dùng thêm thức uống bổ sung dinh dưỡng.
Người mắc ung thư phổi cũng có thể uống nước trà xanh mỗi ngày. Chất chống oxy hóa có trong trà xanh sẽ giúp làm chậm quá trình phát triển của các tế bào và giúp ngăn ngừa một số biến chứng của bệnh.
Người bị ung thư phổi nên kiêng những gì?
1. Thuốc lá & chất kích thích
Khói thuốc lá chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư phổi cho con người. Người mắc bệnh ung thư phổi nên tránh tuyệt đối hút thuốc lá hoặc ở trong môi trường có khói thuốc lá cũng như không nên uống các sản phẩm, chế phẩm có độ cồn dưới 15 độ. Bởi chúng sẽ khiến bệnh tình phát triển nhanh hơn và di căn nhanh hơn.
2. Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối
Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường nhiều chất bảo quản, chất tạo màu hoặc phụ gia. Cùng với các loại thực phẩm nhiều muối sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe của người mắc ung thư phổi hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Mặc dù có nhiều dưỡng chất nhưng các loại hải sản lại là nguyên nhân gây nên tình trạng ho, đờm cho các bệnh nhân ung thư phổi. Hải sản cũng khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và diễn biến xấu nhanh hơn. Những người mắc ung thư phổi nên lưu ý, tránh loại thực phẩm này để không làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
4. Các thức ăn cay, nóng
Thực phẩm cay nóng, tính hỏa thường không tốt cho người mắc bệnh ung thư phổi. Nó dễ làm bệnh nhân tăng huyết áp và gây ra tình trạng đờm hoặc gây khó chịu ở phần cổ họng. Đôi khi, ăn quá nhiều đồ cay, nóng cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Do đó, nếu có thể, hãy hạn chế đối đa các loại thực phẩm cay, nóng và dùng thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như quả lê, táo, củ cải hầm đường phèn,….
Một số lưu ý khác người mắc ung thư phổi nên biết
Nếu bệnh nhân thường xuyên ho ra đờm trắng dạng bọt, kèm theo rêu lưỡi trắng và nhầy hoặc luôn thấy lạnh, sợ lạnh thì bệnh nhân nên kiêng các loại đồ lạnh, kể cả nước lạnh, hạn chế lạc, khoai lang vì chúng khiến cho tình trạng đờm trở nên trầm trọng hơn.
Nếu người bệnh có rêu lưỡi trắng, nhầy, thường xuyên trướng bụng, đi ngoài thì nên kiêng sữa bò, đường ngọt, các loại dưa muối, trái cây sống lạnh, thực phẩm nhiều dầu mỡ ngậy béo để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh chế độ ăn uống, dinh dưỡng thích hợp, bệnh nhân ung thư nên lưu ý xây dựng thái độ sống lạc quan, tích cực, tập luyện, vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Mỗi người bệnh ung thư sẽ có một mức độ bệnh trạng và các triệu chứng đặc trưng khác nhau. Do đó, mỗi người cần một chế độ ăn uống, tập luyện và danh sách kiêng khem khác nhau. Các bệnh nhân nên lưu ý và tham khảo để biết đâu là thực phẩm nên bổ sung nhiều mỗi ngày và đâu là những thực phẩm nên tránh để không làm tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
Người Mắc Bệnh Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối Có Lây Không?
Nhiều người hay lầm tưởng rằng khi tiếp xúc với người mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ bị lây nhiễm từ người bệnh nên thường có cái nhìn xa lánh, ngại tiếp xúc với họ. Vậy, ung thư phổi giai đoạn cuối có lây hay không? Các biện pháp để phòng ngừa ra sao?
Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm, khi thường xuyên tiếp xúc với thuốc lá hoặc môi trường độc hại. Sau một thời gian, trong các mô phổi sẽ có sự tăng sinh tế bào không kiểm soát được và xuất hiện khối u ác tính. Sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô và bộ phận khác nếu không được điều trị kịp thời.
2. Những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 70% người mắc ung thư phổi trên toàn thế giới là do hút thuốc lá. Có khoảng 40 chất gây ung thư (nicotin, benzene, oxide carbon,…) trong khói thuốc. Vì vậy, rủi ro mắc bệnh của người hút thuốc cao gấp 10 – 30 lần người khác.
Khói thuốc lá nguyên nhân gây ra ung thư phổi, khi xúc với khói thuốc gián tiếp hoặc trong môi trường được gọi là hút thuốc lá thụ động. Vì vậy, khi sống chung hoặc tiếp xúc với người nghiện thuốc lá thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn từ 20 – 30%.
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh có khả năng di truyền. Nếu cha hoặc mẹ mang gen đột biến ung thư trong cơ thể thì con cái sẽ có khả năng di truyền căn bệnh quái ác này. Chính vì vậy, khi người có người thân mắc bệnh ung thư phổi sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn người bình thường.
Trong quá trình làm việc, khi hít phải nhiều loại khí độc hại cho cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi. Ví dụ như khí đốt trong nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa.
Hệ hô hấp của con người sẽ bị suy giảm một cách trầm trọng khi thường xuyên tiếp xúc với nguồn không khí bị ô nhiễm gây ra các bệnh phổi mãn tính như viêm phổi, viêm phế quản,… Sau thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn là ung thư phổi.
3. Những dấu hiệu và biện nhận biết ung thư phổi giai đoạn cuối:
Ung thư phổi có nhiều giai đoạn, đặc biệt khi mắc bệnh chúng ta thường hay chủ quan, lầm tưởng với ho khan, sốt thông thường,… dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, cần có những hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả.
Người mắc bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối thường xuyên có những biểu hiện, triệu chứng rõ ràng và liên tục sau:
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc phải và tử vong đáng báo động của Việt Nam cũng như toàn thế giới. Chính vì lẽ đó, khi có những biểu hiện trên bạn nên tiến hành xét nghiệm, kiểm tra để biết được chính xác bản thân có mắc căn bệnh ác tính này không.
Thông thường có rất nhiều biện pháp khác nhau để tiến hành xét nghiệm, kiểm tra tế bào ung thư. Tuy nhiên, để phát hiện tế bào ung thư phổi bác sĩ thường tiến hành 3 biện pháp sau:
4. Người bệnh ở tình trạng ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không?
Ngày nay, nhiều người hay đặt ra câu hỏi: khi đã mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không? Và có biện pháp gì để phòng ngừa căn bệnh này không?
Ung thư phổi giai đoạn cuối không lây nhiễm vì bệnh này không có nguồn lây nhiễm và không xảy ra sự truyền nhiễm. Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi là do môi trường sống thường xuyên có khói thuốc lá, ô nhiễm, khói bụi đến từ môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên, các dữ liệu lâm sàng đã chứng minh, ung thư phổi giai đoạn cuối có thể di truyền từ 5 – 10% khi người thân trong gia đình mang bộ gen xấu, sống trong môi trường độc hại hoặc giữ thói quen sống không phù hợp.
Ung thư phổi giai đoạn cuối không có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn có thể di truyền qua các thế hệ. Vì vậy, đừng mãi thắc mắc việc ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không mà hãy có những biện pháp thích hợp phòng ngừa căn bệnh ác tính này.
5. Phòng ngừa ung thư phổi
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư phổi là hút thuốc lá, vì vậy việc bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh. Điều đáng chú ý là những người bỏ hút thuốc lá và tránh xa những làn khói thuốc xung quanh trong thời gian dài có thể kéo dài được tuổi thọ thêm 10 năm.
Những người hít phải khói thuốc lá cũng tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư tương tự như người hút thuốc. Vì vậy nên hạn chế đến những khu vực dành cho người hút thuốc, khuyên người thân, bạn bè và những người xung quanh bỏ thuốc lá.
Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tăng cường sức đề kháng, hình thành nên hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại tế bào ung thư nói chung và ung thư phổi giai đoạn cuối nói riêng.
Những thực phẩm này không những phòng bệnh hiệu quả mà còn giúp cơ phòng ngừa những căn bệnh mãn tính khác như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,…
Trên thực tế có tới 26% trường hợp tử vong do ung thư phổi giai cuối vì tiếp xúc với radon. Đây là một loại khí phóng xạ xuất phát từ việc phân hủy trong đá và đất. Sau quá trình phân hủy sẽ thấm vào không khí hoặc nguồn nước. Vì vậy, cần giảm lượng radon ở khu vực sinh sống bằng cách tăng cường khả năng thông gió trong nhà, bịt kín các vết nứt trên sàn nhà hoặc trên tường, sử dụng máy làm sạch không khí và nước,…
Với những thông tin bổ ích trên, mong rằng có thể giải đáp cho bạn đọc câu hỏi liệu rằng ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không? Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích giúp bạn có thêm đầy đủ kiến thức để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng tránh khỏi căn bệnh quái ác này.
Bạn đang xem bài viết Tạo Thuận Lợi Cho Người Mắc Bệnh Phổi trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!