Xem Nhiều 3/2023 #️ Thầm Lặng Cứu Chữa Cho Bệnh Nhân Phong # Top 4 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thầm Lặng Cứu Chữa Cho Bệnh Nhân Phong # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thầm Lặng Cứu Chữa Cho Bệnh Nhân Phong mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tại Khoa điều trị phong Bệnh viện da liễu Đồng Nai có một khu nội trú dành cho bệnh nhân phong. Điều đặc biệt của khoa này là phần lớn bệnh nhân đều chọn ở hẳn trong bệnh viện để tiện bề chữa trị và không muốn gia đình, người thân bị ảnh hưởng vì căn bệnh của mình.

Bác sĩ Nguyễn Văn Ba, Trưởng khoa Điều trị phong Bệnh viện da liễu Đồng Nai khám bệnh cho bệnh nhân phong

Nhiều năm nay, một số bệnh nhân xem Khoa Điều trị phong Bệnh viện da liễu Đồng Nai là nhà, các bác sĩ, nhân viên của khoa là người thân. Có bệnh nhân đã sống tại bệnh viện hơn 30 năm.

* Xem bệnh viện là nhà

Bệnh nhân gắn bó với bệnh viện lâu nhất là bà chúng tôi (68 tuổi, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế). Bà Tr. cho biết, vào khoảng năm 1988, bà tốt nghiệp Trường đại học tổng hợp Hà Nội với bao hoài bão, ước mơ. Đùng một cái, bà phát hiện mình bị bệnh phong khiến cuộc đời rơi vào bi kịch.

Bệnh viện da liễu Đồng Nai đang quản lý và chữa trị cho 277 bệnh nhân phong, trong đó có 8 bệnh nhân đang được đa hóa trị liệu, 27 bệnh nhân đã điều trị và chuyển sang giai đoạn giám sát (3-5 năm), số còn lại là những bệnh nhân ngừng giám sát và chăm sóc tàn tật.

“Ngày trước khi nói đến bệnh phong cùi ai nấy đều sợ hãi và tránh thật xa. Khi đó cha đem tôi trốn vào rẫy sâu để không ai biết tôi bị bệnh và tôi chỉ còn chờ chết từng ngày. Tâm trạng đó thật kinh khủng. Sau đó cha tôi lặn lội đi hỏi cơ sở y tế địa phương thì biết được Bệnh viện da liễu Đồng Nai mới mở và điều trị bệnh phong nên cha đem tôi đi chữa, rồi ở mãi cho đến bây giờ” – bà Tr. bộc bạch.

Ngày ấy bà Tr. đến với Bệnh viện da liễu Đồng Nai duy nhất chỉ có một bộ đồ đã cũ trên người và đôi chân, bàn tay đang hoại tử. Rồi đến một ngày, khi cha bà đến thăm con gái chưa kịp quay về thì bị đột quỵ ngay tại bệnh viện. Trước hoàn cảnh của bà Tr., các bác sĩ, nhân viên của bệnh viện đứng ra lo mai táng cho cha bà. Từ đó đến nay đã 31 năm bà xem bệnh viện cũng là nhà.

Vừa rời khỏi phòng bệnh của bà Tr., chúng tôi đi ra ngoài hành lang của Khoa Điều trị phong thì gặp ông K’T.  (60 tuổi, ngụ huyện Định Quán) đang đẩy xe lăn đi dạo. Ông K’T. cho biết, khi mới 20 tuổi thì ông phát hiện mình bị bệnh và lúc ấy cũng mới lấy vợ chưa đầy 1 năm. Biết ông bị bệnh, mọi người thân đều không ai dám lại gần, thậm chí vợ cũng bỏ ông đi.

“Nói đến bị phong là ai cũng hắt hủi nên tôi đâu dám đi bác sĩ. Mà lúc đó có đi bác sĩ cũng không giải quyết được gì vì chưa có thuốc chữa. Nghĩ cuộc đời mình sẽ chết sớm nên tôi phó mặc cho số phận” – ông T. kể lại.

Khi bị cơn đau hành hạ dữ dội, ông được người thân đưa đến Bệnh viện da liễu Đồng Nai chữa trị và ở lại đến nay đã hơn 20 năm. Ông T. tâm sự : “Bệnh viện cho tôi biết thế nào là nhà, thế nào là tình thân và ở đây dù có đau đớn về bệnh tật, có buồn về phận đời mình, có chán nản khi bị gia đình bỏ rơi thì tôi vẫn luôn được mọi người động viên để sống tốt hơn, lạc quan hơn”.

* Chữa trị bằng cả tấm lòng

Cứ mỗi sáng, bác sĩ Nguyễn Văn Ba, Trưởng khoa Điều trị phong Bệnh viện da liễu Đồng Nai lại đi một vòng các phòng bệnh để khám và thăm hỏi bệnh nhân rất ân cần. Vị bác sĩ có 24 năm chữa trị cho bệnh nhân phong luôn tâm niệm, các bệnh nhân điều trị di chứng phong là người thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm nên ông muốn dành nhiều thời gian điều trị, quan tâm thăm hỏi để bù đắp phần nào nỗi đau mà bệnh nhân đang gánh chịu.

Nhiều bệnh nhân phong coi Bệnh viện da liễu Đồng Nai như là nhà. Ảnh: T.TÂM

Tốt nghiệp Trường đại học y Hà Nội, thay vì chọn bệnh viện lớn để làm việc đúng chuyên ngành thì bác sĩ Ba lại cống hiến cả sự nghiệp của mình cho bệnh nhân phong. Nói về ngã rẽ trong nghề nghiệp, bác sĩ Ba cho biết:  “Lúc mới nhận nhiệm vụ này tôi cũng có chút e ngại. Ngại vì mình không học chuyên ngành chữa trị bệnh phong và bệnh này cũng chưa có thuốc điều trị. Trước đây, bệnh nhân phong còn bị xã hội kỳ thị. Thế nhưng cứ nghĩ ai cũng chọn nơi tốt để làm thì ai sẽ chữa trị cho bệnh nhân phong nên tôi quyết định ở lại Bệnh viện da liễu Đồng Nai chữa bệnh cho tới nay”.

Theo bác sĩ Ba, biểu hiện ban đầu của bệnh phong là trên da xuất hiện các mảng màu lạ và tại vị trí đó hoàn toàn mất cảm giác. Khi chưa có thuốc chữa trị, bệnh nhân phong bị hoại tử dần từng bộ phận trên cơ thể và chỉ nằm chờ chết.  Nhưng hiện nay đã có thuốc đặc trị được cấp hoàn toàn miễn phí nên nếu phát hiện bệnh sớm thì bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn. “Trong nhiều năm qua chúng tôi chứng kiến quá nhiều bệnh nhân đến đây nhưng hầu hết đều quá muộn nên không trị dứt điểm cho họ được” – bác sĩ Ba cho biết.

Điều nghịch lý nhất chính là thay vì người bệnh tự tìm đến bác sĩ để điều trị thì với bệnh nhân phong họ vì sự kỳ thị của xã hội nên thường che giấu bệnh. Thế nên mỗi lần các bác sĩ đến nhà thuyết phục người bệnh đi chữa trị đều bị xua đuổi, thậm chí là hành hung.

Bác sĩ Hồ Hùng Dũng, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện da liễu Đồng Nai cho biết, dù bệnh phong đã được chữa khỏi bằng thuốc nhưng người dân vẫn còn kỳ thị khiến bệnh nhân mặc cảm. Theo bác sĩ Dũng, bệnh phong rất khó lây, do chỉ lây qua đường nhiễm dịch nên khả năng lây không cao. Quan trọng là trong quá trình điều trị, người bệnh tự vệ sinh sạch sẽ, biết cách chăm sóc bản thân tùy theo từng mức độ bệnh. Khi điều trị, bệnh nhân sẽ được đa hóa trị liệu. Đến quá trình giám sát thì bệnh nhân tự chăm sóc cơ thể và bác sĩ sẽ tổ chức thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề phát sinh khác.

Bác sĩ Lê Thị Thái Hà, Giám đốc Bệnh viện da liễu Đồng Nai cho biết, hiện nay số bệnh nhân phong ngày càng giảm nhưng họ vẫn bị di chứng rất nặng nên việc chăm sóc và điều trị gặp nhiều khó khăn. Điều quan trọng nhất là nếu xã hội cùng chung tay và không còn sự kỳ thị đối với bệnh nhân phong thì cuộc sống của họ sẽ tốt đẹp và lạc quan hơn rất nhiều.          

Tố Tâm

Ung Thư Thực Quản: Kẻ Giết Người Thầm Lặng

Thực quản là một ống cơ rỗng, có nhiệm vụ đưa thức ăn từ khoang miệng đến dạ dày. Ung thư xảy ra khi các tế bào lót bên trong của ống này hình thành nên một khối u ác tính. Sự biến đổi có thể xuất hiện bất cứ nơi nào dọc theo chiều dài thực quản.

3. Những đối tượng nào dễ gặp phải ung thư thực quản?

Các chuyên gia tin rằng các tế bào thực quản khi bị kích thích liên tục sẽ góp phần vào sự phát triển của ung thư. Một số thói quen và tình trạng có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Thực quản Barrett (tình trạng niêm mạc thực quản bị tổn thương bởi GERD).

Co thắt tâm vị (bệnh lý đặc trưng bởi phần cơ ở phía cuối thực quản co giãn bất thường).

Thừa cân, béo phì.

Ít ăn rau củ và trái cây.

Những người có nguy cơ mắc ung thư thực quản bao gồm:

Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gấp 3 lần so với phụ nữ.

Nguy cơ bắt đầu tăng ở độ tuổi trên 45.

Thường phổ biến hơn ở những người Mỹ gốc Phi.

Người bệnh thường không có triệu chứng trong giai đoạn sớm. Phần lớn các chẩn đoán ung thư thực quản được đặt ra khi ung thư đã tiến triển.

Những than phiền thường gặp có thể bao gồm:

Nuốt khó: Khối u gây hẹp lòng của thực quản, khiến thức ăn lưu thông khó khăn hơn. Đây thường là triệu chứng đáng chú ý đầu tiên.

: do ứ đọng thức ăn trong thực quản thời gian dài.

Ho, đôi khi ho ra máu.

Thay đổi giọng nói: giọng nói có thể trở nên khàn khàn.

Đau và khó chịu trong cổ họng.

Ợ hơi, ợ chua, nóng rát sau xương ức do trào ngược axit.

Nội soi thực quản – dạ dày: Đầu tiên, bác sĩ đưa ống nội soi qua miệng, vào thực quản và về phía dạ dày. Trên đầu ống này có lắp một bóng đèn và một camera. Thông qua đó, bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh trực tiếp của thực quản trên màn hình và xác định xem có sự hiện diện của bất kỳ khối u hay bất thường nào không.

Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô để đánh giá thêm nếu nội soi cho thấy kết quả bất thường. Chúng sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định xem có bất kỳ tế bào ung thư nào hay không.

Chụp X quang dạ dày có thuốc cản quang: Đầu tiên, bệnh nhân được cho uống một chất lỏng có chứa barium. Kỹ thuật viên sau đó sẽ tiến hành chụp một số hình ảnh X quang tại các thời điểm nhất định. Kết quả thu được sẽ gợi ý có u hay không và u ở vị trí nào.

Siêu âm qua ngả nội soi: Phương pháp này thường được chọn với mục đích khảo sát sự lan rộng của khối u ra các mô xung quanh. Bác sĩ sử dụng một ống nội soi gắn với đầu dò siêu âm, đưa nó qua miệng vào đến khu vực cần khảo sát và tiến hành kiểm tra.

Các phương pháp khác: Chụp CT có thể giúp xác định sự lây lan của ung thư khắp cơ thể.

Mục đích điều trị là loại bỏ toàn bộ khối u hoặc ngăn không cho khối u phát triển. Để đạt được điều này, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị tùy vào:

Các can thiệp phẫu thuật sau đây có thể giúp những người bị ung thư thực quản:

Cắt thực quản: Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần của thực quản có chứa khối u và nối lại phần còn lại với dạ dày.

Cắt thực quản – dạ dày: Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần thực quản chứa u, một phần của dạ dày và các hạch bạch huyết gần đó. Phần còn lại sẽ được nối trực tiếp với nhau.

Trong trường hợp hai đầu thực quản và dạ dày cách quá xa nhau, một phần nhỏ của ruột già được sử dụng để làm trung gian.

Các kỹ thuật không phẫu thuật khác hỗ trợ điều trị ung thư thực quản, bao gồm:

Liệu pháp quang động: Đầu tiên người bệnh được tiêm một chất đặc biệt vào thực quản làm cho các tế bào thêm nhạy cảm với ánh sáng. Bác sĩ sau đó sẽ dùng một ống nội soi có gắn laser để đốt cháy chúng.

Hóa trị: Là phương pháp sử dụng hóa chất để loại bỏ ung thư, trì hoãn hoặc ngăn ngừa tái phát, làm chậm tiến triển hoặc giảm các triệu chứng của bệnh. Chúng có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật hoặc cả hai, có thể kết hợp với xạ trị.

Xạ trị: Là phương pháp sử dụng chùm tia xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Chúng có tác dụng làm hỏng DNA bên trong khối u, phá hủy khả năng sinh sản của chúng. Giống như hóa trị, xạ trị cũng có thể được dùng trước hoặc sau phẫu thuật.

Trong quá trình bệnh, người bệnh có thể không ăn uống được dẫn tới sức khỏe ngày càng kém. Tình trạng này gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Chính vì lý do đó, người bệnh cần được hỗ trợ để đảm bảo về mặt dinh dưỡng. Các biện pháp thường dùng là:

Đặt stent để giữ cho thực quản luôn thông thoáng.

Đặt ống thông mũi – dạ dày: Một ống bằng nhựa, nhỏ, mềm sẽ được đặt từ mũi miệng xuống tới dạ dày để đảm bảo đường đi cho thức ăn.

Nuôi ăn qua da: Các bác sĩ sẽ tạo một đường thông trực tiếp từ da dày ra một lỗ ở trên da. Thức ăn sau đó sẽ được đưa qua lỗ này để cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Ung Thư Khí Quản Sát Thủ Thầm Lặng

Nguyên nhân gây ung thư khí quản là gì?

Ung thư khí quản.

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá và tiếp xúc với một số hoá chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ đường hô hấp trong đó có ung thư khí quản. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC), gần 90% các trường hợp ung thư khí quản là do hút thuốc lá. Hút thuốc lá và khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, nhiều chất gây ung thư. Ví dụ về các hóa chất gây ung thư có trong khói thuốc lá là oxit nitơ và carbon monoxide. Những chất này có thể thay đổi tính chất và làm gián đoạn quá trình phân bào của tế bào.

Di truyền học: Các nghiên cứu hiện tại cho thấy nếu một thành viên trong gia đình bạn bị ung khí quản, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn một chút.

Tuổi tác: Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ , ung thư khí quản hầu hết xảy ra ở người lớn tuổi. Hai trong số ba người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư khí quản là từ 65 tuổi trở lên. Bạn càng lớn tuổi, bạn càng phải tiếp xúc với các hóa chất có hại. Sự tiếp xúc lâu hơn này làm tăng nguy cơ ung thư khí quản

Tiền sử bệnh đường hô hấp: có tiền sử các bệnh đường hô hấp như bệnh lao , bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phế quản mãn tính , và khí phế thũng . Bạn có thể có nguy cơ cao bị ung thư khí quản nếu bạn có tiền sử bệnh mạn tính ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan đường hô hấp.

Liệu pháp xạ trị vào ngực: Liệu pháp xạ trị được sử dụng để điều trị ung thư khác như ung thư vú, ung thư gan có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi, ung thư khí quản của bạn. Nguy cơ này cao hơn nếu bạn hút thuốc.

Nếu bạn nằm trong những đối tượng có nguy cơ phát triển một khối u ung thư tại khí quản, bạn nên chú ý đến việc cải thiện môi trường sống và nâng cao sức đề kháng, chủ động bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến các triệu chứng bất thường của cơ thể để có hướng điều trị phù hợp.

Các triệu chứng cảnh báo ung thư khí quản

Do khối u khí quản có tác động lên khí quản, khó thở thường là dấu hiệu đầu tiên của vấn đề cho dù khối u lành tính hay ác tính (ung thư). Tuy nhiên, khó thở có thể do hẹp khí quản, hen suyễn , viêm phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) , vì vậy bác sĩ sẽ tìm kiếm các triệu chứng sau đây:

Thở khò khè, thở dốc: cảm giác khó thở, tức ngực, hơi thở đều đều, có tiếng khò khè, khó nhọc. Nguyên nhân có thể do khối u phát triển lớn chèn ép vào đường khí quản gây ra triệu chứng khó thở.

Ho, có hoặc không có máu: các cơn ho kéo dài, ho nặng tiếng và khó thở. Ngoài ra một số trường hợp có thể ho ra máu.

Ho ra máu là dấu hiệu của ung thư khí quản.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên: cảm giác khó chịu, mũi chảy dịch, khó thở, ho kéo dài. Trong dịch đờm đôi khi có lẫn máu.

Khó nuốt và khàn tiếng: cảm giác khó nuốt, khó phát âm, nói chuyện có thể khối u đã phát triển vượt ra ngoài khí quản và đang ép vào thực quản và ảnh hưởng đến dây thanh quản.

Triệu chứng các bệnh đường hô hấp thường khiến người bệnh cảm thấy khó thở, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Khi những triệu chứng này kéo dài bất thường, bạn nên đến các chuyên khoa để thăm khám và kiểm tra sức khỏe.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư khí quản

Các khối u khí quản rất khó chẩn đoán vì chúng là một trong những nhóm ung thư rất hiếm gặp, và trong hầu hết các trường hợp, chúng phát triển chậm. Chúng có thể bị chẩn đoán sai như là một vấn đề về hít thở, như hen, viêm phế quản, hoặc COPD, bởi vì không có các triệu chứng cụ thể. Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu một hoặc nhiều thử nghiệm sau đây để xác định nguyên nhân gây ra các vấn đề về hô hấp của bạn:

Chụp cắt lớp vi tính (CT): Những lần quét này cho thấy hình ảnh có thể xác định kích thước của khối u, thu hẹp khí quản và tình trạng của các hạch bạch huyết lân cận.

Phẫu thuật nội soi: Một ống soi phế quản (một ống với một camera nhỏ ở cuối) được đưa vào khí quản. Điều này cho phép bác sĩ của bạn để xem bất kỳ bất thường trong khí quản cũng như loại bỏ các tế bào để kiểm tra ung thư (sinh thiết). Phẫu thuật nội soi ảo là một “hình ảnh” của khí quản qua chụp CT mà không cần dùng máy soi phế quản. Điều này không thể sinh ra một sinh thiết nhưng có thể có một hình ảnh tuyệt vời để xem khối u.

Nội soi là phương pháp chẩn đoán ung thư khí quản.

Kiểm tra chức năng phổi: Phương pháp này đo mức phổi hoạt động tốt như thế nào và có thể cho thấy tắc nghẽn khí quản.

Các xét nghiệm kiểm tra chức năng giúp các bác sĩ đưa ra chẩn đoán về các giai đoạn tiến triển của bệnh. Từ đó xây dựng phương pháp điều trị và tiên lượng sau điều trị cho bệnh nhân.

Các giai đoạn phát triển ung thư khí quản

Qua các xét nghiệm kiểm tra, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tiến triển của bệnh. Khối u khí quản thường tiến triển qua 5 giai đoạn chính

Giai đoạn 0: khối u bắt đầu hình thành trong lớp tế bào biểu mô của khí quản. Nó chưa xâm lấn vào các mô sâu hơn hoặc lan rộng ra các vùng mô xung quanh.

Giai đoạn I: Một giai đoạn 1 khối u nhỏ hình thành có kích thước nhỏ hơn 2cm mà không lây lan sang bất kỳ hạch bạch huyết. Giai đoạn này có thể được điều trị bằng cách cắt bỏ toàn bộ khối u và một phần mô xung quanh để loại bỏ tế bào ung thư.

Giai đoạn II: khối u đang trong giai đoạn phát triển mạnh, nó thường có kích thước lớn hơn 5 cm nhưng nhỏ hơn 7 cm mà không lan rộng tới các hạch bạch huyết lân cận. Nó cũng có thể mô tả một khối u nhỏ có chiều rộng dưới 5 cm đã lan ra các hạch bạch huyết lân cận.

Giai đoạn III: khối u phát triển và ăn sâu vào bên trong thành của khí quản. Nó bắt đầu có hiện tượng xâm chiếm và lan rộng vào hệ bạch huyết xung quanh. Nhưng chưa lan rộng vào các cơ quan ở xa hơn.

Giai đoạn IV: Khối u phát triển không kiểm soát, nó bắt đầu xâm chiếm các vùng mô xung quanh và lan vào hệ bạch huyết. Theo đường máu và bạch huyết các phân mảnh của tế bào ung thư di căn đến các vùng khác của cơ thể như phế quản, phối, não, xương hoặc gan.

Ung thư khí quản hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Ở những giai đoạn muộn tùy thuộc mức độ lan rộng, di căn của khối u, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân

Các phương pháp điều trị ung thư khí quản

Điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh ung thư, vị trí của nó, sức khoẻ chung của bệnh nhân. Phẫu thuật và xạ trị là phương pháp điều trị phổ biến cho ung thư khí quản. Chúng có thể được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp. Hóa trị thường được dùng để làm giảm các triệu chứng và được gọi là hóa trị liệu giảm nhẹ.

Phẫu thuật cho ung thư khí quản: Trong giai đoạn đầu, khi khối u ung thư còn nhỏ, phẫu thuật được thực hiện để hoàn toàn loại bỏ các khối u cùng với một vùng mô khỏe mạnh xung quanh. Trong trường hợp ung thư ảnh hưởng hầu hết khí quản, phần bị ảnh hưởng sẽ bị loại bỏ và các đầu cắt của khí quản sẽ được nối lại.

Ống khí quản sẽ ngắn hơn một chút sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân sau đó nên theo dõi và thực hành các bài tập vật lý trị liệu và các bài tập thở. Bệnh nhân có thể ho ra đờm máu đờm (đờm) trong vài ngày sau khi phẫu thuật.

Phẫu thuật ung thư khí quản.

Liệu pháp xạ trị: Phóng xạ trị liệu sử dụng chùm năng lượng cao, chẳng hạn như tia X để diệt tế bào ung thư. Liệu pháp xạ trị có thể được đưa ra sau khi phẫu thuật giết chết bất kỳ tế bào ung thư nào còn lại và để giảm nguy cơ tái phát và điều này được gọi là liệu pháp tia adjent. Liệu pháp xạ trị có thể được thực hiện ở những bệnh nhân giai đoạn sớm, ung thư khí quản cấp thấp, đặc biệt là ở những bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật.

Hóa trị: Hóa trị liệu sử dụng hóa chất hoặc thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc thường được sử dụng là carboplatinor hoặc cisplatin. Hóa trị hiếm khi được sử dụng cho ung thư khí quản.

Phương pháp áp lạnh: bao gồm việc sử dụng ni tơ lỏng, đóng băng và diệt các tế bào ung thư.Nó được thực hiện dưới gây tê tổng quát. Cryoprobe là một dụng cụ được đặt gần khối u thông qua máy soi phế quản. Nitơ lỏng sau đó được truyền qua đầu dò để tiêu diệt càng nhiều khối u càng tốt. Liệu pháp làm lạnh nói chung không có nhiều phản ứng phụ. Bệnh nhân có thể ho thêm đờm một vài ngày sau khi điều trị.

Ung thư khí quản là một trong những bệnh ung thư đường hô hấp hiếm gặp. Tuy nhiên nó là kẻ thù thầm lặng với những dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn và khó phát hiện. Vì vậy, để ngăn ngừa ung thư khí quản bạn nên từ bỏ thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hai, xây dựng môi trường sống trong lành, tăng cường hoạt động cơ thể. Ngoài ra bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm giàu vitamin và chất oxi hóa như trà xanh, tinh chất nghệ, hoa quả tươi, rau có màu xanh đậm…Một môi trường sống lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe đường hô hấp, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Các bác sỹ ở các bệnh viện chuyên khoa ung bướu hàng đầu như bệnh viện K, 108 hay Bạch Mai thường khuyên bệnh nhân trước, trong và sau quá trình điều trị tích cực bệnh sử dụng King Fucoidan & Aquaricus có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa ung thư tái phát.

Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng trực tiếp qua website http://kingfucoidan.vn/ bằng cách gọi đến số tổng đài miễn cước trong giờ hành chính 18000069 hoặc số ngoài giờ hành chính 0439963691

Bệnh Phong Thấp: Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Những dấu hiệu nhận biết triệu chứng và cách chữa trị bệnh phong thấp

1) Bệnh phong thấp là gì?

Bệnh phong thấp được gọi là viêm khớp dạng thấp. Một căn bệnh viêm xương khớp mạn tính tự miễn với biểu hiện như:

Tổn thương viêm không đặc hiệu ở màng hoạt dịch khớp.

Gây sưng viêm và đau nhức xương khớp.

Phá hủy các tổ chức sụn khớp và xương dưới sụn dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp.

Đồng thời gây nhiễm trùng đường hô hấp, làm tổn thương đến các cơ quan thần kinh, tim mạch, phổi, thận, các tổ chức dưới da,…

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp vẫn chưa được khẳng định chính xác. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố tham gia vào quá trình hình thành bệnh phong thấp bao gồm:

Yếu tố về cơ địa

Yếu tố di truyền

Yác dị ứng nguyên

Virus, vi khuẩn

Cơ thể suy nhược hoặc suy yếu

Tâm lý bất ổn, thời tiết thay đổi….

Các nguyên nhân đó tác động vào cơ thể làm hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể chống lại và gây ra bệnh phong thấp. Trong Y học cổ truyền, phong thấp được quy vào chứng Tý. Xảy ra do các nhân tố như Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt xâm nhập vào cơ thể và gây đau nhức dai dẳng, tê buồn chân tay. Bệnh phong thấp thường xuất hiện ở những người tuổi trung niên và người cao tuổi là phổ biến.

Y học cổ truyền cho rằng, các yếu tố thay đổi thời tiết khí hậu, cơ thể suy yếu, lao động và sinh hoạt không điều độ, chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, môi trường sống ẩm thấp… tác động rất lớn đến sự hình thành và phát tác bệnh phong thấp

Phong thấp là một căn bệnh kinh niên khá nguy hiểm xảy ra ở nhiều khớp xương gây ra:

Đau nhức, sưng đỏ.

Tổn thương đến nhiều cơ quan khác như hệ thần kinh, tim mạch, các khớp xương, cột sống.

Bệnh thường trở nặng khi thời tiết thay đổi gây ra các cơn tê nhức dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

2) Những dấu hiệu nhận biết triệu chứng bệnh phong thấp

2.1) Triệu chứng bệnh phong thấp theo y học hiện đại

Giai đoạn đầu, bị phong thấp có biểu hiện sưng đau nhức các khớp như khớp cổ tay, khớp bàn tay khớp bàn chân, khớp đầu gối. Sau đó, bệnh có thể lan sang khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp háng… Ngoài đau nhức, người bệnh còn bị cứng khớp sau khi thức dậy vào buổi sáng hay sau một thời gian không hoạt động khớp. Các khớp xương ở tay, chân, vai, cột sống, xương chậu, đầu gối đều không thể cử động.

Không chỉ xương khớp mà các bắp thịt ở các khớp đau cũng bị ảnh hưởng, bị đau và bị suy yếu kèm theo sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ dưới da.

Lâu dần, vùng da chỗ các khớp bị tổn thương có nổi các cục u từ dưới da gọi là cục phong thấp. Vị trí khớp dễ xuất hiện các khối u nhất là khớp khuỷu tay, khớp bàn tay, khớp bàn chân hay ở dây gân gót chân. Ban đầu chúng khá nhỏ nhưng sẽ dần to lên ở các khớp xương, thậm chí còn xuất hiện cả trong phổi.

Lâu ngày, bệnh càng tiến triển sẽ gây phá hủy mô sụn và mô xương dưới sụn, dẫn đến tình trạng dính khớp, khớp bị biến dạng, các khớp bàn tay, bàn chân bị cong vẹo, ghồ ghề, lệch trục khớp gối…

2.2) Triệu chứng bệnh phong thấp theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền chia bệnh phong thấp thành 3 thể bệnh khác nhau là thể phong thấp, thể hàn thấp và thể tê thấp. Mỗi thể bệnh có các triệu chứng , dấu hiệu phong ê thấp như sau:

Thể phong thấp: Bệnh nhân bị đau nhức các khớp xương và toàn bộ cơ thể. Cơn đau có thể lan từ khớp này sang khớp kia, cử động khớp khó khăn, sốt, người mệt mỏi, dễ buồn bực, chỉ thích nằm nghỉ ngơi. Bắt mạch sẽ thấy mạch phù.

Thể hàn thấp: Khác với thể phong thấp, ở thể hàn thấp, các cơn đau nhức chỉ cố định tại 1 khớp hoặc nhiều khớp chứ không đau lan hay chạy từ khớp này sang khớp khác. Chân tay lạnh, càng lạnh càng thấy đau, đau nhiều vào ban đêm, nhất là vào mùa đông khiến người bệnh co cứng tay chân, khó co duỗi khớp. Rêu lưỡi trắng, đại tiện lỏng, bắt thấy mạch khẩn.

Thể tê thấp: Ở thể này, người bệnh bị đau nhức khủng khiếp, da thịt tê bì khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Cơn đau thường dai dẳng và âm ỉ, bệnh nhân khó có thể nhận biết cảm giác của mình dễ dàng. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây tê liệt một phần thân thể gây ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt. Bắt mạch sẽ thấy mạch nhu hoãn.

Điều trị bệnh phong thấp hiệu quả

2 cách trị phong thấp tại nhà đơn giản cho người bệnh phong thấp. Những cách trị phong thấp tay chân tại nhà sau đây đều rất dễ thực hiện và được tổng hợp từ nhiều tài liệu y tế uy tín trên thế giới.

Bài tập tại nhà trị phong thấp

Công dụng chính của các cách trị bệnh phong thấp này ngoài việc giúp giảm đau, làm săn chắc cơ bắp và cải thiện vận động. Việc tập luyện còn giảm thiểu nguy cơ mắc chứng loãng xương, và đẩy lùi bệnh trầm cảm cho người phong thấp. Bạn có thể tham khảo 3 phương pháp luyện tập bổ ích sau:

Các bài tập tập trung cần được thực hiện tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

Các bài tập rèn luyện sự săc chắc cơ bắp nên được thực hiện 2 đến 3 lần một tuần.

Các bài tập sức bền như aerobic nên duy trì tập luyện từ 3 – 4 lần một tuần và mỗi lần 30 phút.

Liệu pháp nóng và lạnh

Đây là một trong những cách trị bệnh phong tê thấp tại nhà khá đơn giản. Bạn cũng có thể thực hiện liệu pháp này khi đang tắm để tiết kiệm thời gian. Việc chườm nóng sẽ làm dịu bớt các cơn đau cơ và khớp trong khi chườm lạnh giúp giảm viêm và sưng khớp. Các bước thực hiện như sau:

Gói túi nước nóng trong một chiếc khăn để chườm nóng.

Gói đá cục trong một chiếc khăn mỏng khác để chườm lạnh.

Đặt túi chườm nóng vào vị trí bị đau trong vòng 3 phút.

Sau khi hết thời gian thay thế bằng túi chườm lạnh vào vị trí đó khoảng 1 phút.

Lặp lại động tác từ 15 đến 20 lần.

Bạn đang xem bài viết Thầm Lặng Cứu Chữa Cho Bệnh Nhân Phong trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!