Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Phương Pháp Xạ Trị Trong Điều Trị Ung Thư Phổi mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xạ trị trong điều trị ung thư phổi là phương pháp được thực hiện bằng việc dùng các tia X năng lượng cao hoặc các tia bức xạ khác như tia proton, tia gamma hoặc các hạt nguyên tử tiêu diệt và ức chế sự phát triển, xâm lấn, phân chia các tế bào ung thư phổi nói riêng và khối ung thư phổi nói chung. Từ đó làm hạn chế quá trình phát triển bệnh, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Ở một số trường hợp bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm khi khối u có kích thước nhỏ và chưa di căn, việc sử dụng phương pháp xạ trị có thể làm tăng tỉ lệ điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân.
Một số loại xạ trị ung trong điều trị ung thư phổi thường được dùng hiện nay như:
Xạ trị định vị thân (SBRT): sử dụng vô số chùm tia phóng xạ nhỏ, tập trung vào khối bướu phổi cùng với chuyển động hô hấp của nó, làm tiêu bướu trong ba đến năm lần điều trị. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng đối với bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi bệnh còn khu trú tại chỗ nhưng bệnh nhân không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u (do tuổi già, do mắc suy tim mãn tính…)
Xạ trị điều biến cường độ (IMRT): sử dụng các máy gia tốc tuyến tính để phân bố liều phóng xạ chính xác đến khối u một cách an toàn, không gây đau đớn và đồng thời làm giảm liều chiếu xạ thấp dưới ngưỡng cho phép lên các mô lành bên cạnh khối u, từ đó giúp điều trị bệnh hiệu quả và ít gây tác dụng phụ hơn so với các kỹ thuật thông thường.
Xạ trị điều biến thể tích (VMAT): là một hình thức Xạ trị điều biến liều tiên tiến hiện nay. VMAT hoạt động bằng việc điều chỉnh các loại máy xạ trị xoay nhiều lần xung quanh bệnh nhân để có thể điều trị khối u phổi từ nhiều góc độ khác nhau. Liều xạ trị này có thể được cung cấp cho toàn bộ khối u chỉ trong một vòng xoay 360 độ và thời gian thực hiện thường chỉ mất chưa tới 2 phút. Cũng giống như IMRT, VMAT có ưu điểm làm giảm sự tổn thương đến các mô phổi lành xung quanh đó.
Xạ trị trong điều trị ung thư phổi nhằm mục đích gì?
Tiêu diệt trúng đích các tế bào ung thư phổi, ngăn chặn sự xâm lấn và phân chia tế bào, từ đó giúp làm giảm kích thước khối u, kìm hãm sự phát triển khối ung thư phổi và kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.
Làm giảm tỉ lệ ung thư phổi di căn ở những người mắc bệnh giai đoạn nhẹ.
Tiêu diệt các tế bào ung thư phổi còn sót lại sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u (nếu có).
Là phương pháp điều trị bệnh hữu hiệu đối với các bệnh nhân có khối u kích thước nhỏ nhưng không thể thực hiện phẫu thuật do các lý do khách quan như: do sức khỏe yếu, vị trí khối u gây khó khăn khi phẫu thuật, có các bệnh mãn tính khác…
Có thể kết hợp với hóa trị nhằm điều trị bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn nặng.
Làm giảm các triệu chứng do bệnh ung thư phổi gây ra.
Phòng chống và ngăn ngừa ung thư tái phát (đặc biệt ở bệnh nhân bị ung thư phổi tế bào nhỏ).
Ưu và nhược điểm khi áp dụng xạ trị trong điều trị ung thư phổi
Phương pháp điều trị bệnh nào cũng có ưu và nhược điểm và các phương pháp điều trị ra đời sau luôn có tiêu chí cải thiện ưu điểm đồng thời khắc phục nhược điểu của các biện pháp cũ. Đối với phương pháp xạ trị một số ưu nhược điểm có thể kể đến như:
Ưu điểm:
Không gây đau đớn cho cơ thể người bệnh.
Là phương pháp khá an toàn, thực hiện đơn giản.
Liệu trình thực hiện ngắn (khoảng từ 4 – 6 lần xạ trị, tùy vào từng phương pháp xạ trị).
Có thể áp dụng được với hầu hết bệnh nhân kể cả người cao tuổi, người mắc các bệnh khác hoặc vị trí khối u khó phẫu thuật…
Nhược điểm:
Không thể điều trị được bệnh ung thư phổi di căn. Trong trường hợp bệnh di căn, xạ trị thường dùng kết hợp với hóa trị để điều trị bệnh toàn thân.
Gây ảnh hưởng đến các mô phổi lành xung quanh khối u (mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào các phương pháp khác nhau). Từ đó có thể làm gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như:
Rụng tóc, hói đầu.
Mệt mỏi, chán ăn, mất vị giác
Buồn nôn, hay nôn khan
Da bị khô, vùng da chiếu bức xạ có thể bị đỏ rát, bong tróc da…
Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ dần biến mất khi liệu trình xạ trị kết thúc.
Các bệnh viện đã tiến hành phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư phổi
Là nơi hội tụ các bác sĩ giỏi có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong việc chuẩn đoán cũng như điều trị các bệnh ung thư; và đồng thời cũng là nơi được trang bị các hệ thống máy móc, thiết bị điều trị hiện đại nên các bệnh viện chuyên khoa điều trị ung bướu uy tín luôn là địa điểm mà mọi người bệnh ung thư và người nhà bệnh nhân trao trọn niềm tin, hi vọng. Một số bệnh viện chuyên điều trị ung thư tại TP. Hà Nội và TP. HCM bệnh nhân có thể tham khảo như:
Bệnh viện ở TP. Hà Nội:
1.Bệnh viện K (Bệnh viện Ung Bướu Trung Ương)
Địa chỉ:
Cơ ở Quán sứ: : 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở Tân Triều: 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Cơ sở Tam Hiệp: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
2. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
Địa chỉ: Số 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
3. Khoa y học hạt nhân thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
4. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Số 78, Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh – một trong các bệnh viện sử dụng xạ trị trong điều trị ung thư phổi 1.Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ:
Cơ sở Bình Thạnh:
Số 3 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh
Số 6 Nguyễn Huy Lượng, Phường 7, Quận Bình Thạnh
Số 47 Nguyễn Huy Lượng, Phường 7, Quận Bình Thạnh
Cơ sở quận 9:
Đường D400, Ấp Cây Dầu, Phường Tân Phú, Quận 9
2. Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
3. Bệnh viện Nhiệt đới
Địa chỉ: 764 Võ Văn Kiệt, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Cần chuẩn bị gì trước khi xạ trị trong điều trị ung thư phổi?
Người nhà bệnh nhân hãy lưu ý chuẩn bị giúp bệnh nhân một số điều sau đây:
Chuẩn bị tốt về tâm lý
Theo một góc nhìn chủ quan có thể nói tâm lý là “thước đo” quyết định tiên lượng sống của bệnh nhân kéo dài bao nhiêu lâu? Tâm lý hướng về điều tích cực có thể giúp kết quả sau xạ trị của bệnh nhân ung thư phổi tốt hơn, người bệnh có cuộc sống yên bình, thoải mái hơn.
Ngược lại, tâm lý hướng về những điều tiêu cực sẽ khiến người bệnh nhanh suy kiệt cả về sức khỏe và tinh thần, cơ thể không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật và một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Điều này gây ảnh hưởng rất xấu đến cuộc sống, sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.
Chuẩn bị tốt về sức khỏe
Sức khỏe tốt hay không tốt sẽ quyết định thời gian phục hồi sau liệu trình xạ trị nhanh hay lâu, tác dụng phụ ít hay nhiều? Vì vậy người nhà bệnh nhân hãy có một thực đơn hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt trước khi tiến hành xạ trị ung thư phổi.
Chuẩn bị chi phí điều trị
Chi phí điều trị là điều không thể thiếu trong liệu trình xạ trị. Ở mỗi trường hợp người bệnh có mức độ bệnh nhẹ hay nặng khác nhau, kích thước khối u to hoặc nhỏ khác nhau mà số lần xạ trị sẽ thay đổi ít hoặc nhiều lần khác nhau, từ đó mức chi phí cần chi trả cho từng bệnh nhân cũng sẽ có sự chênh lệch.
Người nhà bệnh nhân hãy chủ động nói chuyện với bác sĩ điều trị để biết mức chi phí cần thiết cho liệu trình xạ trị để có sự chuẩn bị sẵn sàng từ trước. Nhưng lưu ý không nên để bệnh nhân biết mức chi phí thực hiện tránh việc để bệnh nhân suy nghĩ, làm ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh.
Có Thể Bạn Quan Tâm: ung thu vòm họng, nhung dau hieu ung thu vom hong, trieu chung ung thu da day, ung thư vú, ung thư vú và dấu hiệu nhận biết, ,
Tìm Hiểu Phương Pháp Xạ Trị Ung Thư
Các chuyên gia của Trung tâm ung thư Parkway, Singapore, cho biết xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả bệnh nhân đều biết khi nào cần xạ trị và tác dụng phụ của liệu pháp này.
Vậy xạ trị ung thư là gì?
Xạ trị còn được gọi là liệu pháp xạ.
Xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư. Phương pháp này sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton… để tiêu diệt hoặc phá hỏng các tế bào ung thư.
Tuy nhiên, phương pháp điều này có thể khiến bệnh nhân gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau rát da, phỏng da,…
Xạ trị có thể được tiến hành độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, hóa trị. Trên thực tế, có những loại thuốc làm tế bào ung thư trở nên nhạy với bức xạ hơn, nhờ đó giúp phương pháp xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn.
Ngày này, có nhiều cách khác nhau để điều trị bằng tia xạ: Xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát hoặc cho bệnh nhân uống, tiêm các thuốc chứa đồng vị phóng xạ.
Khi nào nên xạ trị ung thư ?
Đây là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân và quý bạn đọc quan tâm. Để biết được chính xác khi nào nên xạ trị ung thư, bệnh nhân ung thư và người thân nên tham khảo tư vấn cũng như chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Có một số những loại ung thư được chỉ định xạ trị như: ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư xương, ung thư cổ tử cung, ung thư thực quản,….
Trên thực tế, xạ trị được áp dụng nhằm đạt đến một trong hai mục đích: Cứu chữa hoặc giảm nhẹ.
Xạ trị cứu chữa được thực hiện với mục đích chữa khỏi. Có nghĩa là các bác sĩ hy vọng phương pháp điều trị này có thể loại bỏ hoàn toàn khối u, phá hủy nó trước khi lây lan, hoặc làm khối u co nhỏ lại rồi tiến hành phẫu thuật, mổ lấy ra.
Xạ trị giảm nhẹ được áp dụng để giảm triệu chứng trong trường hợp khối u phát triển hoặc di căn. Mục đích là làm giảm khả năng tàn phá của khối u và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Thông thường, các bác sĩ sử dụng liệu pháp này nhằm làm giảm kích thước các khối u đã lan ra sát cột sống, thực quản hoặc phổi.
Hiện nay có ba cách xạ trị chủ yếu: Xạ ngoài, trong và xạ hệ thống. Việc lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như kích thước và vị trí khối u, độ tuổi của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh.
Quy trình xạ trị ung thư diễn ra như thế nào?
Quy trình xạ trị diễn ra theo 6 bước, lần lượt theo trình tự.
Bác sỹ xạ trị sẽ thăm khám cho bệnh nhân. Xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân, thăm khám và phân tích những kết quả xét nghiệm và phim chụp của bệnh nhân. Sau đó giải thích về quá trình trị xạ cơ bản để người bệnh hiểu rõ hơn.
Sau khi bác sỹ quyết định điều trị bằng phương pháp xạ trị cho bệnh nhân, bước tiếp theo là tiến hành chụp CT mô phỏng. Chụp CT-mô phỏng là quét phần cơ thể bệnh nhân sẽ được xạ trị ung thư.
Tư thế của bệnh nhân chụp CT mô phỏng trùng lặp với tư thế của bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng xạ trị.
Mục đích của chụp CT mô phỏng là cung cấp hình ảnh ba chiều của phần cơ thể của bệnh nhân được điều trị. Chuỗi ảnh CT mô phỏng này là rất cần thiết cho việc lập kế hoạch điều trị.
Bác sỹ và kỹ sư y vật lý là những người lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Những hình ảnh CT-mô phỏng sẽ được sử dụng để lập kế hoạch điều trị.
Khi kế hoạch điều trị hoàn thành và đảm bảo chất lượng, bác sỹ điều trị sẽ gọi điện thông báo cho bệnh nhân và đặt hẹn cho buổi điều trị đầu tiên.
Buổi điều trị đầu tiên sẽ lâu hơn các buổi điểu trị sau. Nhóm bác sỹ, kỹ sư và kỹ thuật viên điều trị sẽ đặt bệnh nhân trùng với vị trí của bệnh nhân lúc chụp CT mô phỏng.
Bác sỹ xạ trị sẽ quyết định số buổi điều trị cho bệnh nhân. Thông thường thì bệnh nhân sẽ được điều trị một lần trong ngày, từ thứ 2 đến thứ 6. Quá trình điều trị có thể kéo dài vài tuần.
Theo dõi và đánh giá quá trình điều trị
Bệnh nhân sẽ gặp bác sỹ xạ trị trong suốt quá trình điều trị để theo dõi những tác dụng phụ có thể xảy ra khi xạ trị.
Quá trình xạ trị ung thư kéo dài trong bao lâu?
Thông thường, tùy vào tình trạng ung thư, giai đoạn của bệnh hoặc thể trạng cũng như tiền sử của bệnh nhân. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thời gian xạ trị ung thư cụ thể.
Thông thường, mỗi đợt điều trị sẽ chia ra thành nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài từ 5 – 7 ngày, liên tục như vậy trong khoảng vài tuần.
Các tác dụng phụ của phương pháp xạ trị ung thư là gì?
Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ tùy thuộc vào kích thước và vị trí khối u. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào vào tiền sử bệnh, cấu tạo gene cũng như thói quen sinh hoạt của bệnh nhân.
Tác dụng phụ cấp tính:
Mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn (khi hóa xạ trị đồng thời).
Viêm da vùng xạ trị ung thư.
Viêm phổi do tia xạ (xạ trị vùng ngực).
Giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu (khi hóa xạ đồng thời).
Rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, họng, viêm thực quản gây đau, nuốt vướng, nuốt khó ( xạ trị vùng đầu – cổ – ngực).
Đau bụng, đi lỏng, viêm bàng quang (xạ trị vùng bụng-chậu).
Tác dụng phụ muộn (sau khi kết thúc xạ trị ung thư vài tháng đến vài năm)
Teo da, hoại tử da vùng xạ trị
Khô miệng, khít hàm (xạ trị vùng đầu cổ)
Xơ phổi (xạ trị vùng ngực)
Viêm, dính ruột (xạ trị vùng bụng-chậu)
Ức chế tủy xương, ung thư thứ phát…( hiếm gặp)
Các biện pháp chăm sóc sau xạ trị ung thư giúp giảm nhẹ tác dụng phụ
Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị ung thư là bước vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe và hiệu quả điều trị.
Chú ý phần da sau khi bị chiếu xạ cần được chăm sóc sạch sẽ, hạn chế tối đa những kích thích về hóa học và vật lý. Tránh cọ sát nếu không sẽ xảy ra tình trạng loét sau khi xạ trị.
Đối với những xạ trị cục bộ cụ thể như xạ trị thực quản thì sau khi xạ trị, người bệnh cần ăn những loại thức ăn mềm.
Xạ trị trực tràng thì cần tìm cách tránh đại tiện khô, tránh bị táo bón….
Bệnh nhân cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe cho những đợt xạ trị tiếp theo.
Mong rằng, sau khi tham khảo những tổng hợp này, quý bạn đọc sẽ có thêm nhiều tri thức về phương pháp điều trị ung thư này.
Nếu có nhu cầu thực hiện phương pháp này, hãy ưu tiên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kĩ hơn.
Tìm Hiểu Phương Pháp Xạ Trị Ung Thư Tuyến Tiền Liệt
1. Xạ trị ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Liệu pháp xạ trị, còn được gọi là liệu pháp tia X, sử dụng năng lượng phóng xạ cao để tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt hoặc ngăn chặn chúng không phát triển và phân chia, đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh.
Hiện tại bức xạ có thể được tạo ra từ một thiết bị bên ngoài cơ thể (bức xạ bên ngoài) và hướng thẳng vào tuyến tiền liệt hoặc bằng cách đưa các vật liệu tạo ra bức xạ (đồng vị phóng xạ) qua các ống nhựa mỏng vào khu vực ung thư xuất hiện (còn được gọi là bức xạ bên trong hoặc xạ trị áp sát).
Xạ trị nội bộ (hay còn gọi là xạ trị bên trong) là cấy ghép phóng xạ trực tiếp vào khối u. Thông thường những nguồn phóng xạ này có thể là tạm thời (loại bỏ sau khi đạt được liều thích hợp) hoặc vĩnh viễn.
2. Các liệu pháp xạ trị ung thư tuyến tiền liệt
2.1. Liệu pháp xạ trị 3D – Conformal
Liệu pháp xạ trị 3D – Conformal sử dụng phương pháp điều trị dựa trên chụp CT (CT – Computed Tomography là viết tắt của chụp cắt lớp vi tính, kiểm tra này sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể) kết hợp với hình ảnh ba chiều của khối u tuyến tiền liệt.
Khi đó bức xạ nhắm vào tuyến tiền liệt từ nhiều hướng, nhờ đó giảm thiểu tổn hại cho các mô bình thường. Ngoài ra, kỹ thuật này còn phân phối liều lượng phóng xạ rất chính xác. Cho đến nay, liệu pháp này thường hoạt động tốt trong các khối u cục bộ, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt thời kỳ đầu.
Hướng dẫn chung:
Tất cả bệnh nhân được chụp CT để giúp ích cho điều trị và lập kế hoạch xạ trị.
Dữ liệu chụp CT được chuyển sang máy tính để lập kế hoạch xạ trị 3D – Conformal.
Bác sĩ xác định khu vực được điều trị cùng với các khu vực xung quanh, chẳng hạn như bàng quang , trực tràng, ruột và xương.
Một chùm bức xạ tối ưu và liều lượng được phân tích từ mẫu mô bằng hình ảnh 3 chiều do máy tính tạo ra.
Khi xác định được liều chính xác của phóng xạ đến tuyến tiền liệt, bệnh nhân sẽ quay trở lại để mô phỏng điều trị.
Quá trình mô phỏng chuyển đổi hoặc kế hoạch ánh xạ do máy tính tạo ra cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ xem xét quá trình điều trị và tác dụng phụ với bệnh nhân.
2.2. Liệu pháp xạ trị điều biến cường độ
Liệu pháp xạ trị điều biến cường độ (IMRT – Intensity Modulated Radiotherapy) là một kỹ thuật tiên tiến và rất chính xác.
IMRT sử dụng hình ảnh do máy tính tạo ra để lập kế hoạch và sau đó cung cấp các chùm bức xạ tập trung (chặt chẽ) đến các khối u ung thư tuyến tiền liệt. Với khả năng này, các bác sĩ lâm sàng có thể thay đổi cường độ chùm tia để “vẽ” một liều bức xạ chính xác đến hình dạng và độ sâu của khối u, đồng thời giảm đáng kể tác động có hại (liều lượng) đối với mô khỏe mạnh. Hiện nay các nghiên cứu lâm sàng cho thấy tỷ lệ liều cao hơn của các kỹ thuật IMRT giúp cải thiện tỷ lệ kiểm soát khối u cục bộ.
Liệu pháp xạ trị hướng dẫn bằng hình ảnh (IGRT – Image guided Radiation Therapy) sử dụng các thiết bị xạ trị được trang bị công nghệ hình ảnh, cho phép các bác sĩ được điều chỉnh nhỏ trước khi thực hiện.
Liệu pháp xạ trị điều biến liều thể tích (VMAT – Volumetric Modulated Arc Therapy) cung cấp bức xạ nhanh chóng trong khi thiết bị xoay quanh cơ thể.
Liệu pháp xạ trị lập thể định vị thân (Stereotactic Body Radiation Therapy – SBRT) sử dụng các phương pháp tiên tiến bằng hình ảnh để đưa một lượng lớn phóng xạ đến một vị trí rất đặc biệt trong tuyến tiền liệt. Thông thường toàn bộ điều trị này được thực hiện chỉ trong vài ngày.
2.3. Liệu pháp xạ trị bằng tia proton
Liệu pháp xạ trị bằng tia proton điều trị khối u bằng proton thay vì bức xạ tia X. Liệu pháp này có thể cung cấp nhiều bức xạ hơn cho khối u ung thư tuyến tiền liệt, và có ít tổn thương hơn đối với mô bình thường.
3. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư tuyến tiền liệt
Trong quá trình điều trị, bức xạ phải đi qua da của bệnh nhân. Và chúng có thể khiến họ có thể nhận thấy một số thay đổi ở khu vực da tiếp xúc với bức xạ. Khi đó da có thể trở nên đỏ, sưng, ấm và nhạy cảm, tương tự bị cháy nắng. Hoặc da có thể bong tróc hay trở nên ẩm ướt và dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào liều lượng phóng xạ mà bệnh nhân nhận được, họ có thể bị rụng tóc hoặc giảm mồ hôi trong khu vực được điều trị.
Mặc dù những phản ứng da này khá phổ biến, nhưng chúng chỉ xuất hiện tạm thời và sẽ giảm dần trong vòng bốn đến sáu tuần sau khi hoàn thành điều trị. Nhưng nếu những thay đổi của da xảy ra bên ngoài khu vực được điều trị, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc y tá chính.
Thông thường các tác dụng phụ lâu dài có thể kéo dài đến một năm hoặc lâu hơn sau khi điều trị, có thể bao gồm làm sạm da một ít, lỗ chân lông to, tăng hoặc giảm độ nhạy cảm của da và làm dày mô hoặc da.
Ngoài ra một tác dụng phụ khác có thể xảy ra là rối loạn chức năng cương dương và các triệu chứng tiết niệu như tần suất, chảy máu, hoặc không tự chủ. Vì thế hãy ghi nhớ những tác dụng phụ này khi xem xét lựa chọn điều trị. Và nếu bệnh nhân có bất kỳ mối quan tâm nào, đừng ngần ngại nói chuyện với bác sĩ.
4. Biện pháp làm giảm tác dụng phụ của xạ trị ung thư tuyến tiền liệt
4.1. Đối với các tác dụng phụ trên da
Người bệnh cần tránh dùng băng ý tế hoặc băng vào khu vực điều trị.
Nhẹ nhàng làm sạch khu vực được điều trị bằng nước ấm và xà phòng nhẹ như Ivory, Dove, Neutrogena, Basis, Castile hoặc xà phòng bột yến mạch Aveeno. Nhưng không chà xát. Và hãy vỗ nhẹ cho da khô bằng khăn mềm hoặc dùng máy sấy tóc ở nơi thoáng mát.
Cố gắng không làm trầy xước hoặc chà xát khu vực được điều trị.
Không bôi bất kỳ thuốc mỡ, kem, kem dưỡng da, hoặc phấn vào khu vực được điều trị trừ khi bác sĩ điều trị hoặc y tá đã kê đơn.
Không mặc quần áo bó sát hoặc quần áo làm từ các loại vải thô như len hoặc vải nhung. Bởi vì những loại vải này có thể gây kích ứng da. Thay vào đó, hãy chọn quần áo làm từ sợi tự nhiên như cotton.
Không sử dụng băng y tế hoặc băng vào khu vực được điều trị.
Không để khu vực được điều trị quá nóng hoặc lạnh. Và tránh sử dụng một miếng đệm sưởi điện, chai nước nóng hoặc túi nước đá.
Không để khu vực được điều trị tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp, vì ánh nắng mặt trời có thể làm tăng phản ứng da của bệnh nhân và dẫn đến cháy nắng nghiêm trọng. Bên cạnh đó chọn kem chống nắng có SPF 30 trở lên. Bảo vệ khu vực được điều trị khỏi ánh sáng mặt trời (trực tiếp) ngay cả sau khi quá trình điều trị kết thúc.
4.2. Đối với tác dụng phụ mệt mỏi, suy kiệt
Mỗi người đều có mức năng lượng riêng của bản thân, vì vậy việc điều trị bức xạ sẽ ảnh hưởng đến từng người khác nhau. Thông thường bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi sau vài tuần điều trị. Nhưng đối với hầu hết bệnh nhân, sự mệt mỏi này thường nhẹ. Tuy nhiên, việc mất năng lượng có thể làm cho một số bệnh nhân thay đổi thói quen hàng ngày.
Hãy chắc chắn nghỉ ngơi đầy đủ.
Ăn uống cân bằng, bữa ăn bổ dưỡng.
Vận động nhẹ nhàng
Tìm Hiểu Phương Pháp Hóa Trị Chữa Ung Thư Phổi
Hóa trị chữa trị ung thư phổi là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất truyền vào cơ thể nhằm chống lại và tiêu diệt các tế bào ung thư (hay chính là gây độc cho các tế ung thư), đồng thời kìm hãm sự xâm lấn tế bào lành và sự phân chia của tế bào ung thư phổi. Các loại chất truyền vào cơ thể được gọi là hóa chất trị liệu hoặc hóa trị.
Khác với xạ trị chỉ điều trị ở từng khối u, phương pháp hóa trị có mục đích điều trị toàn thân và thường được áp dụng khi người bệnh ở giai đoạn ung thư phổi cuối (di căn) hoặc được dùng kết hợp với các phương pháp khác nhằm điều trị ngăn ngừa ung thư phổi tái phát.
Mục đích của phương pháp hóa trị chữa ung thư phổi
Cũng giống xạ trị và các phương pháp điều trị ung thư phổi khác, hóa trị nhằm một số mục đích chính như:
Nhằm ngăn chặn sự xâm lấn và phân chia tế bào ung thư, kìm hãm sự phát triển khối ung thư phổi giúp kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.
Làm giảm bớt kích thước khối ung thư, tạo thuận lợi cho quá trình phẫu thuật hoặc xạ trị.
Tiêu diệt các tế bào ung thư di căn còn sót lại, phòng ngừa bệnh tái phát sau khi áp dụng các phương pháp điều trị phẫu thuật, xạ trị.
Làm giảm bớt các triệu chứng do bệnh ung thư phổi như: đau đớn, ho, khó thở… giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
Phòng chống ung thư phổi tái phát ở giai đoạn bệnh nặng.
Có những loại hóa trị nào?
Phương pháp hóa trị bao gồm nhiều cách hóa trị khác nhau và mỗi cách hóa trị lại được áp dụng tùy vào từng trường hợp cụ thể, giúp bổ trợ và kết hợp điều trị bệnh ung thư phổi. Cụ thể như:
Hóa trị tấn công: thường được sử dụng trong các phác đồ điều trị bệnh ung thư máu cấp, dành cho giai đoạn điều trị tấn công.
Hóa trị củng cố: sau khi hóa trị tấn công hoàn thành, các tế bào ung thư bị đẩy lùi và tiêu diệt đa phần thì hóa trị củng cố được (xem xét) áp dụng nhằm giữ và duy trì kết quả đó.
Hóa trị duy trì: thường được sử dụng với liều thấp hơn nhằm duy trì và kìm hãm bệnh, kéo dài thời gian cho bệnh nhân.
Hóa trị tân bổ trợ: được sử dụng trước phẫu thuật nhằm làm giảm bớt kích thước u, bệnh nhân tránh được một phẫu thuật cắt bỏ quá rộng rãi.
Hóa trị bổ trợ: nhằm diệt những tế bào còn sót lại trong cơ thể sau khi khối u đã được phẫu thuật lấy bỏ, giúp đề phòng bệnh tái phát.
Hóa trị triệu chứng: là những phác đồ dành cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
Hóa trị điều trị ung thư phổi được truyền theo những đường nào?
Hóa chất trị liệu hay chính là các loại thuốc hóa trị có thể được truyền vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau như:
Truyền theo đường tĩnh mạch: Đây có thể coi là đường truyền phổ biến nhất trong hóa trị vì hầu hết các hóa chất trị liệu đều dễ dàng hấp thu rất nhanh vào vòng tuần hoàn máu và lan đi vào khắp cơ thể. Quá trình truyền thuốc theo đường tĩnh mạch diễn ra khá lâu so với các đường truyền khác có thể kéo dài trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.
Truyền theo đường uống: là những loại thuốc có thể hấp thu ở dạ dày hoặc dưới lưỡi. Thông thường, các loại thuốc hóa trị theo đường uống được bao bọc bởi một hoạt chất đặc biệt giúp việc giải phóng thuốc diễn ra từ từ, nhằm đạt được hiệu quả kéo dài, cho phép khoảng cách giữa hai lần uống thuốc cách xa nhau.
Truyền theo đường tiêm bắp: thường dùng mũi kim tiêm có kích thước lớn hơn so với loại kim tiêm dưới da nhằm truyền thuốc vào sâu bên trong lớp cơ và các tổ chức cơ. Các truyền này giúp thuốc được hấp thụ nhanh hơn đường uống nhưng chậm hơn đường truyền dưới da, dưới lưỡi và đường tiêm tĩnh mạch. Phương pháp này cần tránh cho những bệnh nhân bị hạ tiểu cầu vì dễ có biến chứng chảy máu.
Truyền theo các đường khác:
Màng phổi: được đưa vào màng phổi, khoang giữa phổi nhằm kiểm soát dịch màng phổi ác tính trong trường hợp dịch màng phổi quá nhiều gây chèn ép, khó thở. Kỹ thuật này có thể giúp màng phổi bị xơ hóa hoặc viêm dính, mang tính chất điều trị triệu chứng.
Truyền qua động mạch: là phương pháp tìm và xác định các động mạch chính cấp máu nuôi dưỡng khối u, sau đó truyền thuốc trực tiếp vào các động mạch này để tiêu diệt khối u.
Tủy sống: để thuốc vào được tới dịch não tủy (thường dùng trong trường hợp ung thư phổi di căn xương)
Những tác dụng phụ khi hóa trị chữa ung thư phổi có thể gặp phải
Tác dụng phụ khi hóa trị chữa ung thư phổi xảy ra nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau trên từng bệnh nhân như mức độ bệnh hiện tại, sức đề kháng của bệnh nhân, loại thuốc sử dụng, liều dùng, tần suất dùng, cách truyền hóa chất trị liệu… Một số tác dụng phụ thường hay gặp trong quá trình xạ trị điều trị bệnh ung thư phổi như:
Bị điếc tạm thời, đầu ngón chân, tay bị tê bì, ngủ lịm, tính tình bệnh nhân thay đổi dễ cáu gắt, giận dỗi hoặc tủi thân hơn… (nên người nhà bệnh nhân cần hết sức lưu ý) . Nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc hóa trị làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Bị nhiệt miệng, đau miệng, viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa hoặc ỉa chảy… do thuốc tác động vào đường tiêu hóa (xảy ra rõ nhất ở các trường hợp bệnh nhân áp dụng truyền thuốc theo đường uống).
Xét nghiệm máu có thể thấy lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đều giảm.
Bị rụng tóc nhiều, da xám đi.
Hạ huyết áp, mệt mỏi.
Ăn không ngon, chán ăn, sợ ăn, sụt cân.
Bị chảy máu dài do lượng tiểu cầu giảm.
Người bệnh có thể bị suy tim (thường xảy ra muộn)
Nên chuẩn bị gì cho bệnh nhân trước khi hóa trị điều trị ung thư phổi
Tâm lý, sức khỏe và chi phí điều trị là 3 điều cơ bản người nhà bệnh nhân cần chuẩn bị tốt cho người bệnh.
Sức khỏe tốt giúp người bệnh có sức đề kháng tốt hơn, từ đó làm giảm bớt các tác dụng phụ trong hóa trị, rút ngắn thời gian người bệnh phục hồi sức khỏe sau từng chu kì hóa trị. Vì vậy, người nhà bệnh nhân hãy tăng cường sức khỏe cho người bệnh thông qua các món ăn hàng ngày, chủ động hỏi người bệnh về sở thích ăn uống để chuẩn bị giúp người bệnh ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn.
Chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân
Người nhà bệnh nhân hãy là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người bệnh, động viên và luôn ở cạnh người bệnh, trò chuyện hướng suy nghĩ bệnh nhân đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Từ đó giúp bệnh nhân có tâm lý ổn định, thoải mái và có thêm hi vọng vào lần hóa trị sắp tới.
Chi phí điều trị cho một liệu trình hóa trị thường không rẻ và tổng chi phí hóa trị sẽ dao động tùy thuộc vào các yếu tố như cấp độ ung thư phổi của bệnh nhân nặng hay nhẹ? liệu trình hóa trị kéo dài bao lâu? có bao nhiêu chu kì điều trị… Vì vậy, người nhà bệnh nhân hãy chủ động tìm hỏi bác sĩ điều trị để biết khoảng chi phí điều trị, từ đó có sự chuẩn bị đầy đủ.
Theo chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Phương Pháp Xạ Trị Trong Điều Trị Ung Thư Phổi trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!