Xem Nhiều 3/2023 #️ Tổng Quan Về Bệnh Chàm Tiếp Xúc: Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa # Top 12 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tổng Quan Về Bệnh Chàm Tiếp Xúc: Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Quan Về Bệnh Chàm Tiếp Xúc: Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh chàm tiếp xúc hay thường được gọi là viêm da tiếp xúc là một loại bệnh chàm khá phổ biến hiện nay. Mặc dù, bệnh không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó khiến cho cơ thể người bệnh phải chịu những tổn thương, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ.

Bệnh chàm tiếp xúc là gì?

Bệnh chàm tiếp xúc là một tình trạng viêm da do cơ thể tiếp xúc trực tiếp với một loại hóa chất nào đó gây nên tình trạng phát ban, ngứa, đỏ, đau….

Bệnh chàm tiếp xúc không phải là một bệnh truyền nhiễm nhưng nếu không được điều trị kịp thời tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng thêm và để lại nhiều biến chứng xấu.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh chàm tiếp xúc được phân thành 2 loại là viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng. Tùy vào từng loại mà sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, cụ thể:

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng khi cơ thể tiếp xúc với những chất lạ. Điều này có thể sẽ khiến da cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy.

Viêm da tiếp xúc dị ứng sẽ không phản ứng ngay lập tức ở lần đầu tiếp xúc mà nó sẽ dần dần hình thành nên một phản ứng theo thời gian nếu bạn vẫn duy trì sử dụng.

Nguyên nhân gây nên viêm da tiếp xúc dị ứng là do tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm như:

Đeo các loại trang sức hoặc vật dụng có chứa niken.

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc kháng histamine đường uống.

Các chất tạo hương thơm có trong nước hoa, mỹ phẩm, nước súc miệng, gia vị.

Các chất bảo quản, chất khử trùng.

Các sản phẩm chăm sóc cá nhân như chất khử mùi, gel tắm, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm, sơn móng tay, kem chống nắng.

Các loại thực vật có chất gây dị ứng như cây thường xuân, cây sồi…

Các chất có trong không khí như phấn hoa, thuốc trừ sâu.

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Đây là loại viêm da phổ biến nhất hiện nay, nó xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một chất độc hại làm hỏng lớp tế bào bảo vệ da bên ngoài. Thông thường, các triệu chứng có thể sẽ xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với chất kích ứng.

Một số chất có thể gây viêm da tiếp xúc kích ứng gồm:

Thuốc nhuộm.

Thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ.

Chất gây kích ứng có trong các sản phẩm chăm sóc da.

Chất làm mềm vải.

Chất tẩy rửa mạnh.

Xi măng.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm sau cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh chàm tiếp xúc vì nó làm cho da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hơn:

Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro do công việc sau cũng có thể gây nên bệnh chàm tiếp xúc:

Công nhân kim loại.

Công nhân xây dựng.

Thợ làm tóc và thẩm mỹ.

Người làm vườn và nông dân.

Đầu bếp.

Các triệu chứng của bệnh chàm tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc dị ứng:

Da khô, có vảy.

Chảy dịch ở vị trí bị bệnh.

Da mẩn đỏ.

Da có dấu hiệu bị sạm.

Ngứa ngáy, khó chịu ở da.

Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

Có dấu hiệu sưng ở vùng mắt, mặt.

Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ không xuất hiện hiện ngay lập tức, có thể sau vài giờ thậm chí vài ngày mới xuất hiện.

Viêm da tiếp xúc kích ứng:

Da bị phồng, rộp.

Nứt nẻ da do bị khô.

Da cảm thấy cứng hoặc căng.

Lở loét ở da.

Các triệu chứng trên thường sẽ xuất hiện ngay khi tiếp xúc với các chất có hại và vị trí xuất hiện là những vùng tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại.

Điều trị bệnh chàm tiếp xúc

Sử dụng thuốc kháng histamine đường uống

Một số loại thuốc kháng histamine được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh gồm:

Diphenhydramine (Benadryl).

Hydroxyzine (Atarax).

Cetirizine (Zyrtec).

Loratadine (Claritin).

Fexofenadine (Allegra).

Sử dụng thuốc bôi để giảm viêm

Hầu hết các bác sĩ sẽ kê cho bạn một loại thuốc chứa corticosteroid để cải thiện tình trạng viêm nhiễm của bệnh. Đa phần loại thuốc này sẽ được bào chế dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ, nếu tình trạng bệnh nhân quá nghiêm trọng có thể sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm.

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Một số loại kem dưỡng ẩm không chứa các chất gây dị ứng cũng có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh. Các kem bôi này có thể là:

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ bạn có thể thực hiện thêm một số mẹo tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh:

Không gãi hoặc làm trầy xước làn da bị kích ứng vì nó dễ gây nhiễm trùng cho da.

Làm sạch da bằng xà phòng dịu nhẹ và nước ấm để loại bỏ các chất gây kích ứng.

Ngưng sử dụng các sản phẩm gây nên tình trạng bệnh chàm tiếp xúc.

Áp dụng một số biện pháp chữa trị bệnh chàm tiếp xúc tự nhiên như dầu dừa, nha đam, giấm táo, bột yến mạch…

Cách phòng ngừa bệnh chàm tiếp xúc

Thay vì tìm cách chữa trị bệnh, ngay từ ban đầu bạn nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh xảy ra sẽ tốt hơn. Để phòng ngừa bệnh chàm tiếp xúc bạn có thể tham khảo các cách sau đây:

Hãy kiểm tra kỹ các sản phẩm bạn muốn mua xem có thành phần độc hại nào cho da không.

Mặc quần áo bảo hộ hoặc đeo găng tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa hay sản phẩm gia dụng.

Mặc áo dài tay, quần dài và các vật dụng bảo vệ khác khi đi đến những nơi hoang dã, bụi rậm.

Tránh để quần áo hoặc vật dụng cá nhân dính với các loại chất độc từ thực vật.

Bệnh chàm tiếp xúc làm cho người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khá nhiều. Vì vậy bạn cần hiểu rõ về căn bệnh để có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Nếu không may mắc phải bệnh bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám, tuyệt đối không chủ quan sử dụng các biện pháp tại nhà mà chưa có sự đồng ý của chuyên gia y tế.

Chàm Tiếp Xúc Là Gì? Cách Điều Trị Chàm Tiếp Xúc

Chàm tiếp xúc là một căn bệnh rất phổ biến mà hiện nay không chỉ ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng có nguy cơ gặp phải. Vậy chàm tiếp xúc là gì ? Làm thế nào để ngăn chặn được triệt để căn bệnh quái ác này mời các bạn cùng tìm hiểu.

Khoa học lí giải rằng đây là một bệnh lí dị ứng da gây ngứa ngáy khi bạn tiếp xúc với một chất nào đó gây dị ứng cho cơ thể. Bệnh có 2 dạng gồm cấp tính và mạn tính. Những tổn thương này thường xuất hiện giống các mụn nước ở bệnh chàm thể tạng nhưng có một số điểm không giống như:

Hình dạng vị trí chàm tương ứng với hình dạng của vật tiếp xúc mà ở chàm thể tạng không có và có thể xuất khiện ở bất cứ chỗ nào tiếp xúc với dị nguyên.

Khi chàm tiếp xúc chuyển sang giai đoạn mạn tính da người bệnh sẽ chuyển hóa có dạng liken do thường xuyên gãi ngứa hoặc là bị bội nhiễm. Thời gian phát bệnh thường sau 5-7 ngày tiếp xúc với vật gây dị ứng.

Nếu như vật gây dị ứng là những vật có hình dạng không thay dổi như dây đeo đồng hồ, vòng trang sức thì vị trí vết chàm sẽ có hình dạng của vật tiếp xúc. Nếu người bệnh bị bệnh chàm tiếp xúc do dùng mỹ phẩm thì các vùng da tiếp xúc sẽ trở lên hồng hơn, xung quang các vị trí xoa kem như mắt mũi sẽ bị rịn nước so với các vùng da ko xoa kem. Đối với các trường hợp chất gây dị ứng là chất lỏng như các lọai dầu thì khi dung dịch này chảy xuống các vùng da khác có thể khiến cho dị ứng lan rộng ra.

Những triệu chứng thường gặp ở chàm tiếp xúc

Bệnh chàm tiếp tùy theo biểu hiện mà được chia ra thành chàm tiếp xúc kích ứng và chàm tiếp xúc dị ứng.

Chàm tiếp xúc dị ứng có thể xuất hiện ngay sau vài tiếng kể từ lúc tiếp xúc với vật hây dị ứng, triệu chứng của chúng là:

Da sưng đỏ và bị ngứa có thể trở lên khô và sần sùi.

Khi phản ứng trở lên thái quá mụn nước có thể xuất hiện, sau đó vỡ đóng thành vảy.

Nếu bệnh nhân phải tiếp xúc nhiều lần vơi các yếu tố gay dị ứng da họ sẽ trở nên dày và có vẩy, một thời gian sau da sẽ bị chuyển sang màu thâm.

Chàm tiếp xúc kích ứng: căn bệnh này khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng nhẹ như chất tẩy rửa, bột giặt… hoặc tiếp xúc ngắn vơi các chất kích ứng mạnh như là axit của pin. Dấu hiệu của chàm tiếp xúc kích ứng là:

Khi bị kích ứng nhẹ: da bắt đầu nứt nẻ, nếu thường xuyên tiếp tục phải tiếp xúc vùng da đó sẽ xuất hiện màu đỏ, đóng vảy. Một thời gian sau đó da có xu hướng nứt nẻ khô ráp khiến cho bệnh nhân đau rát và hình thành vảy cứng.

Khi bị kích ứng mạnh: ngay sau khi tiếp xúc da có thể bị bỏng cháy và ngứa. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngày nổi mẩn, một thời gian sau đóng thành vảy cứng.

Một khi đã bị chàm tiếp xúc kich ứng thì ngay cả khi tiếp xúc với các chất nhẹ như nước cũng có nguy cơ khiến bệnh nặng lên.

Bất kì ai cũng có nguy cơ mắc chàm tiếp xúc kích ứng khi tiếp xuc với bất kì một chất nào đó mà cơ thể bị phản ứng lại.

Nguyên nhân dẫn đến chàm tiếp xúc

Thuốc kháng sinh dạng mỡ: những thành phần có trong các loại thuốc này thường hay gây ra các phản ứng khi bôi lên da.

Quần áo, giày dép các loại keo da hoặc vật liệu cao su, thuốc làm tóc…

Xi măng: đây là nguyên nhân thường gặp khi bị chàm mạn tính, khi tiếp xúc với xi măng các phản ứng với xi măng có thể tồn tại kể ca khi quá trình tiếp xúc kết thúc.

Nước hoa: có trong các loại nước hoa trang điểm, chăm sóc da.

Kim loại: nikel là kim loại điển hình gây ra các phản ứng dị ứng, Loại chất này thường có trong các đồ vật trang sức và ngay cả trong các loại đồ ăn như: chocolate, cà chua, đạu nành, các loại hạt. Ngoài ra còn có Mercury, vàng, corban cũng là các chất thường gây ra phản ứng dị ứng

Một số chất thường xuyên gây ra tình trạng này có thể kể đến như: chất tẩy, xà phòng , thuốc nhuộm tóc, dầu gội, sơn móng tay, thực phẩm, kim loại lỏng. Các loại keo dinh, vi khuẩn, nấm, xi măng….

Điều trị bệnh chàm tiếp xúc

Một số loại thuốc kháng dị ứng sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng như: Cétirizine (CéFrine-Zyrtec), Loratadine (Clarityne), Astémizole (Histalong). Đây là các loại thuốc thế hệ mới không gây buồn ngủ. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các sinh tố C, sinh tố PP (Nicobion), thuốc chữa dị ứng cho gan Hyposulfène, thuốc hỗ trợ gan mật Sulfarlem…

Đối với các trường hợp bị rịn nước bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại kháng sinh phổ biến như Erythromycine, Rulid, Sulfamide, Bactrim… Nếu người bệnh bị sưng phù thì cần can thiệp bằng corticoide dưới dạng uống hoặc là tiêm tuy vậy cần phải có sự giám sát và chỉ định của các bác sĩ.

Điều trị tại chỗ:

Nếu thương tổn khô, có vảy thì bệnh nhân có thể bôi thêm một ít thuốc mỡ hoặc là kem bôi có chứa chất kháng viêm bong vảy nhẹ (Diprosalic). Tuyệt đối không được sử dụng corticoid mạnh thoa tại chỗ (Bétaméthasone, Clobétasol…) Nếu thương tổn rịn nước, cần phải đắp ướt bằng thuốc tím pha loãng với nước ấm (nồng độ 1/10.000) hay phun sương với nước cất vô trùng. Tiếp sau đó thoa hồ nước nhằm hút bớt lượng nước rỉ ra từ thương tổn.

Biện pháp phòng ngừa:

Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây ra dị ứng đã được biết; nhất là phải tránh bị tái phát lần thứ hai vì bệnh sẽ xuất hiện nhanh và trở nên nặng hơn.

Cần có những biện pháp bảo hộ lao động thích hợp đối với các công nhân làm việc ở nhà máy xi măng, cao su, sản xuất dây thun, xí nghiệp thủy hải sản (do tiếp xúc thường xuyên với nước đá, muối…).

Tổng Quan Về Bệnh Cao Huyết Áp Và Cách Điều Trị

Bệnh cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp, còn gọi là tăng huyết áp, là tình trạng bệnh lý mạn tính, trong đó huyết áp động mạch (tâm thu và/hoặc tâm trương) luôn duy trì ở mức cao hơn bình thường.

Cao huyết áp xuất hiện khá phổ biến, thường phát triển trong vài năm mà không kèm triệu chứng cụ thể nào. Dẫu vậy, huyết áp tăng cao vẫn có thể đem lại các tổn thương cho mạch máu và các cơ quan trọng yếu như não, tim, thận, mắt.

Phát hiện sớm và điều trị có vai trò quyết định trong việc giảm thiểu cao huyết áp. Theo dõi huyết áp thường xuyên, kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh lối sống là chìa khóa giúp bạn bảo vệ mình khỏi căn bệnh này. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cao huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về tim mạch và đột quỵ.

Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Người ta chia nguyên nhân gây cao huyết áp theo hai loại – nguyên phát và thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát

Đây là loại tăng huyết áp theo thời gian mà không xác định được nguyên nhân. Một số yếu tố được cho là ảnh hưởng tới việc tăng huyết áp nguyên phát bao gồm:

Di truyền: Có nhiều trường hợp tăng huyết áp do di truyền từ cha mẹ hoặc đột biến gen.

Thay đổi về thể chất: Một vài sự thay đổi trong cơ thể có thể gây mất cân bằng và tác động đến các nơi khác, trong đó có huyết áp.

Môi trường: Không khí, điều kiện sống hay lối sống không lành mạnh đều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là huyết áp.

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát có nguyên nhân rõ ràng, nhưng thường diễn biến nhanh và nặng hơn tăng huyết áp nguyên phát. Các nguyên nhân thường gặp là:

Bệnh lý thận: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất của tăng huyết áp thứ phát, bao gồm giảm lượng máu tới thận, hẹp động mạch thận…

Các bệnh nội tiết: Hội chứng Conn, Cushing, cường giáp, cường cận giáp, vấn đề tiết Aldosteron vỏ thượng thận, khối u nội tiết…

Khó thở khi ngủ.

Dị tật tim bẩm sinh, co thắt động mạch chủ.

Tiếp xúc với Asen.

Lạm dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy.

Các yếu tố tâm lý: Stress, trầm cảm, cô đơn.

Ai có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp?

Ai cũng có thể bị cao huyết áp. Tuy nhiên cao huyết áp xuất hiện thường xuyên hơn ở một số đối tượng sau:

Người cao tuổi: Sự suy yếu của hệ thống thành mạch, các vấn đề về thận hay tim mạch khi về già là nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị cao huyết áp.

Người béo phì.

Theo độ tuổi và giới tính: Nam giới dưới 45 tuổi và nữ giới sau mãn kinh có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn cả.

Người có tiền sử gia đình bị cao huyết áp.

Phụ nữ có thai: Tăng huyết áp thai kỳ.

Cao huyết áp có nguy hiểm không?

Tổn thương động mạch

Cao huyết áp khiến các động mạch ngày càng cứng, căng và kém đàn hồi. Tình trạng này kéo dài khiến chất béo dễ lắng đọng trong động mạch, dẫn tới các biến chứng xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch, đau tim và đột quỵ.

Tổn thương tim

Tăng huyết áp làm tim phải hoạt động nhiều để bơm máu thường xuyên hơn, gây quá sức, tim to kéo theo hàng loạt các biến chứng như loạn nhịp tim, đau tim, suy tim và đột tử.

Tổn thương não bộ

Huyết áp cao hạn chế lượng máu lên não, giảm lượng oxy cung cấp để não hoạt động bình thường. Tùy vào thời gian tắc nghẽn của dòng máu lên não, bạn có thể gặp cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIAs) hoặc tình trạng đột quỵ. Việc thiếu máu lên não trong thời gian dài cũng làm ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng ngôn ngữ và suy luận của bạn.

Điều trị cao huyết áp không xóa bỏ hoặc đảo ngược được những tác động xấu đã xảy ra. Tuy nhiên, nó giúp hạn chế các rủi ro, biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Các triệu chứng và cách chẩn đoán cao huyết áp

Triệu chứng

Các triệu chứng của cao huyết áp thường không rõ ràng thậm chí có thể bị nhầm thành triệu chứng bệnh lý khác. Khi bị cao huyết áp nặng, bạn có thể phải đối mặt với các tình trạng sau:

Đau đầu, khó thở, tức ngực.

Chóng mặt, đỏ bừng mặt, chảy máu cam.

Thay đổi hình ảnh.

Thấy máu trong nước tiểu.

Đặc biệt, ở giai đoạn nghiêm trọng, các biến cố tim mạch, não như suy tim, đột quỵ có thể bất chợt xảy ra, gây nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cách chẩn đoán

Chẩn đoán cao huyết áp đơn giản và phổ biến nhất là đo huyết áp. Huyết áp của bạn cần được theo dõi thường xuyên, định kỳ trước khi đưa ra kết luận bạn có bị tăng huyết áp hay không.

Một số test khác có thể đi kèm để loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn và xác định nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của việc tăng huyết áp. Đó là:

Xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm máu và nồng độ cholesterol.

Điện tâm đồ (EKG, ECG)

Siêu âm tim, thận.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên thực hiện đo huyết áp định kỳ, mỗi năm một lần với người bình thường và hai lần hoặc nhiều hơn với người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch hoặc có các yếu tố nguy cơ.

Phân loại cao huyết áp theo các chỉ số

Có 2 chỉ số chính để xác định và phân loại huyết áp, đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Huyết áp tâm thu: Đây là chỉ số xuất hiện đầu tiên hoặc trên cùng ở các máy đo huyết áp điện tử, ký hiệu SYS. Chỉ số này cho biết áp suất động mạch khi tim tống máu ra ngoài.

Huyết áp tâm trương: Đây là chỉ số xuất hiện ngay sau huyết áp tâm thu, ký hiệu DIA. Chỉ số này cho biết áp suất động mạch khi không chịu áp lực tống máu của tim.

Theo hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC), có thể phân loại tăng huyết áp như sau:

Điều trị cao huyết áp

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn các chỉ định điều trị riêng. Các biện pháp điều trị tăng huyết áp bao gồm sử dụng thuốc hạ huyết áp, phát hiện và điều trị nguyên nhân, các biện pháp thay đổi lối sống (biện pháp tại nhà).

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp

Dựa vào cơ địa, mức đáp ứng thuốc của mỗi người, bác sĩ sẽ cân nhắc và tìm ra loại thuốc hạ áp phù hợp. Bạn có thể cần thử một vài loại thuốc khác nhau trước khi tìm được loại thuốc phù hợp, đồng thời điều chỉnh liều lượng để thuốc phát huy hiệu quả phù hợp. Các loại thuốc điều trị cao huyết áp bao gồm:

Thuốc chẹn Beta giao cảm: Thuốc chẹn Beta làm giảm nhịp tim, giảm sức co bóp của tim, giúp hạ huyết áp. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng ngăn chặn một số hormon gây tăng huyết áp.

Thuốc Lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu giúp tăng đào thải Na+ – yếu tố gây tăng huyết áp.

Thuốc ức chế men chuyển (ACE): ACE có tác dụng ngăn cơ thể sản suất Angiotensin – chất hóa học làm co hẹp thành động mạch, tăng áp lực lên thành mạch gây cao huyết áp.

Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB): ARB ngăn cản Angiotensin liên kết với các thụ thể, ngăn tình trạng thắt mạch, giúp giảm huyết áp.

Thuốc chẹn kênh Ca2+: Thuốc có tác dụng hạn chế Canxi vào cơ tim, giảm nhịp tim và giãn mạch, giúp hạ huyết áp.

Thuốc chủ vận Alpha-2: Loại thuốc này làm thay đổi các xung thần kinh thắt mạch máu, làm giãn mạch, hạ huyết áp.

Các biện pháp tại nhà

Có chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và độ bền của hệ tim mạch. Bạn nên chú trọng việc cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm tốt cho tim như trái cây, rau, ngũ cốc, protein nạc từ cá…

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý ăn ít thịt, nhiều thực vật, giảm lượng Natri và hạn chế đồ ngọt.

Tăng hoạt động thể chất

Không chỉ khiến cơ thể dẻo dai, thư giãn, tập thể dục thường xuyên còn giúp tăng sức đề kháng cho hệ tim mạch, giúp giảm huyết áp. 150 phút mỗi tuần, tương đương với 5 lần tập, mỗi lần 30 phút là khoảng thời gian lý tưởng để bạn thực hiện các hoạt động thể chất vừa phải, phù hợp với bản thân.

Duy trì cân nặng lý tưởng

Chỉ số BMI có ảnh hưởng không nhỏ đến huyết áp. Nếu bạn thừa cân hay béo phì, viêc kết hợp chế độ ăn uống và hoạt động thể chất nhằm điều chỉnh cân nặng sẽ có tác dụng giảm huyết áp.

Hạn chế căng thẳng

Một thái độ sống thư thái, tích cực sẽ làm giảm áp lực cho hệ tim mạch. Các hoạt động được chứng minh làm giảm căng thẳng bạn có thể tham khảo bao gồm tập thể dục, thiền, hít thở sâu, yoga, giãn cơ, massage, thái cực quyền… Ngủ đủ giấc cũng là một biện pháp đơn giản giúp giải tỏa căng thẳng, stress.

Sống lành mạnh, tránh xa chất kích thích

Các chất hóa học trong khói thuốc phá hủy các mô trong cơ thể và làm cứng thành mạch, gây tăng huyết áp và nguy cơ xơ vữa động mạch. Bạn hãy cố gắng bỏ thuốc nếu có thể.

Rượu cũng là một yếu tố gây tăng huyết áp. Nếu bạn thường xuyên uống nhiều rượu hoặc nghiện rượu, hãy tìm cách giảm lượng rượu hoặc ngừng hẳn, điều đó tốt cho huyết áp cũng như sức khỏe của bạn.

Phòng ngừa cao huyết áp

Nếu bạn không mắc phải căn bệnh cao huyết áp, bạn đang may mắn hơn rất nhiều người. Đồng thời, bạn nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như các biến chứng đi kèm.

Về thực phẩm

Bạn hãy duy trì việc ăn những thực phẩm lành mạnh, tốt cho tim mạch như rau, trái cây, đồng thời sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật. Bên cạnh đó, bạn cần điều chỉnh lại lượng thịt hàng ngày, tránh thịt đỏ, thịt mỡ, ưu tiên đạm nạc như cá và cố gắng tăng lượng rau, chất xơ, giảm thịt. Việc hạn chế các sản phẩm nhiều đường, muối cũng là cách để bạn bảo vệ hệ tuần hoàn khỏe mạnh.

Về cân nặng

Thay vì giảm cân tùy ý, bạn hãy chú ý đến chỉ số BMI hoặc tham khảo bác sĩ về cân nặng hợp lý của mình. Bạn nên giảm cân từ từ, kết hợp giữa chế độ ăn uống và thể thao hợp lý, tuyệt đối không nhịn ăn hoặc tập thể dục quá sức, bởi điều đó không tốt cho tim.

Về lối sống

Bạn cần giữ một tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh, nói không với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Nếu có thể, bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên. Việc đến các cơ sở y tế để kiểm tra huyết áp có vẻ khá phiền phức, vì vậy bạn có thể mua máy đo huyết áp điện tử để tiện theo dõi tại nhà.

Theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử Omron

Cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh cao huyết áp là theo dõi huyết áp thường xuyên. Máy đo huyết áp điện tử Omron sẽ giúp việc kiểm tra huyết áp của bạn trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Các máy đo huyết áp điện tử Omron đều có cấu tạo nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, dễ sử dụng. Bạn chỉ cần ngồi đúng tư thế, quấn vòng bít và bấm nút là đã có kết quả đo chính xác không kém kết quả đo ở các cơ sở y tế. Một số thiết bị đo huyết áp tự động Omron có chức năng lưu kết quả đo trong nhiều ngày, giúp bạn dễ theo dõi tình trạng huyết áp của mình.

**Video về bệnh cao huyết áp và cơ chế:

https://moh.gov.vn/diem-tin-y-te/-/asset_publisher/sqTagDPp4aRX/content/-iem-tin-y-te-ngay-13-6-2019

https://en.wikipedia.org/wiki/Hypertension_(disambiguation)

https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension#overview

Tổng Quan Về Mụn: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

MỤN LÀ GÌ?

Mụn là một loại bệnh da liễu, phát sinh từ sự rối loạn chức năng của các hormone và tuyến nhờn dưới da (tuyến bã nhờn và các nang lông), từ đó hình thành nên những tổn thương trên da và biểu hiện bằng một khối u nhỏ trên bề mặt da, có thể làm đau, đỏ hay sưng.

Mụn có thể hình thành ở bất cứ đâu trên làn da của chúng ta, đặc biệt chúng thường xuất hiện trên mặt, cổ, lưng, ngực và vai. Tùy theo bệnh lý, có thể có các loại mụn như: mụn trứng cá, mụn mủ, mụn nước, mụn cóc,… Mụn trứng cá nặng nếu không biết cách điều trị, chăm sóc da hợp lý có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn, vì vậy trong bài viết này O2 Pedia sẽ cung cấp cho độc giả tất cả các kiến thức cần biết về mụn trứng cá.

NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH MỤN TRỨNG CÁ

Theo thống kê của ngành da liễu Việt Nam năm 2018, có gần 16 triệu người bị mụn trứng cá, trong đó chiếm hơn 80% là những người trong độ tuổi từ 11 – 30, con số này nhỏ dần ở độ tuổi ngoài 30.

Có nhiều nguyên nhân gây khó khăn trong việc khắc phục tình trạng mụn ở lứa tuổi này vì đa phần những người trẻ có lối sống, sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya, ăn uống các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.

Nguyên nhân hình thành mụn

Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn trứng cá, tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp gây nên mụn là rối loạn hormone dẫn đến sự tăng tiết bã nhờn và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã. Một số nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng hormone như: stress, phụ nữ giai đoạn kinh nguyệt, phụ nữ mang thai, giai đoạn mãn kinh hoặc người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Mỹ phẩm: Một số thành phần thường hay được sử dụng có tính chất gây bít tắc, tạo nhân mụn như dầu khoáng (Mineral Oil), hương liệu (Fragrance), chất bảo quản (Paraben), Corticoid,…

Nghề nghiệp: Công việc thường tiếp xúc với hóa chất, ánh nắng, đối mặt áp lực, ngồi thường xuyên trong phòng máy lạnh khiến da khô, thiếu nước, thức khuya và làm ca đêm cũng là nguyên nhân gây mụn.

Thời tiết nóng và ẩm: Việc tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ và độ ẩm cao cũng có thể gây khởi phát tình trạng mụn trứng cá.

Chế độ chăm sóc da sai lầm: Làm sạch không đúng cách, rửa mặt quá nhiều lần, lạm dụng mỹ phẩm có thể làm cho tình trạng mụn trứng cá trở nên nặng nề hơn.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Sử dụng chất kích thích như uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều đồ ngọt, đồ béo hoặc chế độ giảm cân không khoa học.

Stress: Thức khuya, lo âu căng thẳng, stress cũng khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các bệnh nội tiết: Một số bệnh lý như Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang,… làm tăng mức độ bị mụn trứng cá.

Thuốc: Một số thuốc làm tăng mụn trứng cá, phổ biến nhất là corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, nội tiết tố androgen (testosterone), lithium…

Một số nguyên nhân chủ quan: Vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm… cũng là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá.

Cơ chế hình thành mụn

Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 4 yếu tố chính, đó là: tăng tiết bã nhờn, sừng hóa lỗ chân lông, sự phát triển của vi khuẩn Propionibacterium Acnes (P. Acnes) và giai đoạn viêm nhiễm:

Tăng tiết bã nhờn: Sự thay đổi hormone tuổi dậy thì hoặc sự mất cân bằng nội tiết tố.

Sừng hóa lỗ chân lông: Chất nhờn kết hợp với tế bào chết, khói bụi tích tụ ở lỗ chân lông khiến da bị tắc nghẽn, xuất hiện vi nhân mụn (mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn).

Giai đoạn thâm nhập của vi khuẩn P. Acnes: Vi khuẩn này thường sống trên da và vô hại, khi lỗ chân lông quá bít tắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở.

Giai đoạn viêm nhiễm: Da có cơ chế tự bảo vệ, khi vi khuẩn P. Acnes phát triển mạnh thì bạch cầu được cơ thể điều động để tiêu diệt vi khuẩn này, gây ra phản ứng viêm. Ngoài ra, chính bản thân các tế bào bị tổn thương trong mụn cũng có thể là yếu tố thúc đẩy phản ứng viêm diễn ra mạnh mẽ. Lúc này sẽ hình thành các sẩn mụn viêm như: mụn sẩn, mụn mủ, mụn bọc và mụn nang.

PHÂN LOẠI MỤN

Việc xuất hiện các loại mụn khác nhau là do những gì xảy ra với nhân trứng cá. Do đó, thương tổn mụn trứng cá có thể chia thành 2 nhóm chính, đó là mụn không viêm và mụn viêm.

Mụn không viêm

Là những loại mụn ở mức độ nhẹ, không gây đau, không sưng mủ, dựa vào sự đóng hay mở của nhân mụn mà mụn không viêm được phân ra thành các loại mụn như: mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn.

Mụn ẩn dưới da (microcomedones) là loại mụn rất khó nhìn thấy nhân mụn và đầu mụn, thường chỉ nổi cộm lên thành đốm đỏ nằm sâu dưới da.

Mụn viêm

Là mụn ở mức độ nặng, tổn thương gờ trên bề mặt da, gây đau nhức. Dựa vào sự phát triển của nhân mụn, mức độ viêm mà mụn viêm được chia ra thành các dạng mụn như: mụn sẩn, mụn mủ, mụn nang, mụn bọc.

Mụn sẩn (papules): đây là loại mụn phát triển khi mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng bị viêm tạo thành các nốt mụn đỏ hoặc hồng trên da, hơi sưng và không thấy đầu mụn. Khi chạm vào có cảm giác đau, nếu bạn nặn hoặc ép mụn sẽ làm tình trạng viêm nặng hơn và có thể dẫn đến sẹo.

Mụn mủ (pustules): là một bước phát triển mới của mụn sẩn, là những chấm màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng ở trung tâm tổn thương mụn, xung quanh là viền viêm đỏ, bên trong chứa mủ do quá trình viêm tạo thành.

Mụn bọc (nodules), mụn nang (cysts): đây là những tổn thương gờ lớn nhô lên khỏi mặt da hoặc sờ thấy có chân sâu bên dưới da. Chúng có thể cứng chắc hoặc mềm tùy theo thành phần chất chứa bên trong nó là dịch, chất bã hay mủ. Khi sờ vào có cảm giác đau nhức, khó chịu, như những “khối u”, Đây được xem là loại mụn nặng và nguy hiểm, nguy cơ gây sẹo lõm rất cao.

MỤN TRỨNG CÁ CỦA BẠN Ở MỨC ĐỘ NHẸ, VỪA HAY NẶNG?

Tuy nhiên ở một số trường hợp, có bệnh nhân chỉ bị mụn đầu đen nhưng số lượng nhiều và dày đặc khắp mặt thì cũng được tính là mụn nặng. Tương tự, một số trường hợp chỉ có vài nốt mụn bọc có thể được coi là mụn nhẹ hoặc trung bình.

Bạn đang xem bài viết Tổng Quan Về Bệnh Chàm Tiếp Xúc: Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!