Xem Nhiều 5/2023 #️ Top Các Phương Pháp Giảm Đau Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối Hiệu Quả # Top 10 Trend | Brandsquatet.com

Xem Nhiều 5/2023 # Top Các Phương Pháp Giảm Đau Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối Hiệu Quả # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Top Các Phương Pháp Giảm Đau Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối Hiệu Quả mới nhất trên website Brandsquatet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Giảm đau ung thư gan giai đoạn cuối bằng thuốc

Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy quá đau và khó chịu. Các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau cho họ.

Thuốc giảm đau có tác dụng giảm mạnh, nhanh và kéo dài. Mặc dù vậy, đa số chúng đều có tác dụng phụ nguy hiểm.

Vì vậy, nếu bệnh nhân dùng thuốc kéo dài, họ cần phải được giám sát chặt chẽ về các tác dụng phụ này.

Thuốc giảm đau có thể gây nghiện và c ó thể sẽ phải phụ thuộc vào thuốc. Do đó bệnh nhân không nên quá lạm dụng.

2. Giảm đau ung thư gan giai đoạn cuối bằng phương pháp gây tê

Ngoài việc dùng thuốc, các bác sĩ có thể chọn phương pháp gây tê để giảm đau cho bệnh nhân ung thư gan. Bác sĩ có thể tiêm thuốc tê tại chỗ hoặc gần dây thần kinh ở bụng nhằm giảm đau do ung thư gan gây ra.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể dùng các liệu pháp thay thế: Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp thay thế có thể giúp giảm đau do ung thư gan. Đặc biệt là khi bệnh đã ở giai đoạn cuối.

3. Giảm đau ung thư gan giai đoạn cuối bằng xạ trị

Phương pháp xạ trị có thể thu nhỏ các khối u gan và hạn chế hiệu quả các cơn đau cho bệnh nhân. Xạ trị tại chỗ được áp dụng để làm giảm đau xương nếu tế bào ung thư đã di căn tới xương.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau xương xảy ra ở nhiều nơi, bệnh nhân có thể sẽ được điều trị bằng thuốc giảm đau thay cho xạ trị.

Ngoài ra, hiện nay, các bác sĩ còn sử dụng một số biện pháp giảm đau ung thư gan giai đoạn cuối bằng:

– Kỹ thuật thư giãn,…

Để không phải chịu đau đớn, giảm cơn đau do ung thư gan. Tốt nhất bệnh nhân nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe, có phương pháp phòng ngừa. Từ đó có thể phát hiện bệnh sớm và không bỏ lỡ mất giai đoạn vàng để điều trị.

Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh ung thư gan

Các bước kiểm tra, chẩn đoán bệnh ung thư gan gồm:

Khám lâm sàng là bước kiểm tra đầu tiên và đơn giản nhất trong việc xác định ung thư gan. Bác sĩ sẽ tìm những hay đổi về hình dạng, kích thước của gan, lách v à các cơ quan lân cận bằng cách ấn tay trên bụng bệnh nhân.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tìm dịch tạo thành trong ổ bụng (báng bụng). Da và mắt cũng sẽ được khám để tìm các dấu hiệu vàng da và vàng niêm mạc mắt.

Các bước khám lâm sàng chỉ giúp bác sĩ xem xét tình trạng bên biểu hiện ra bên ngoài. Cần phải làm các xét nghiệm cụ thể mới có thể chẩn đoán đúng bệnh.

Khi xét nghiệm ung thư gan, bạn cần làm nhiều xét nghiệm máu. Từ đó đánh giá được các vấn đề của gan.

Một xét nghiệm máu sẽ xác định nồng độ Alphafetoprotein (AFP). Nồng độ AFP cao có thể là một biểu hiện của bệnh ung thư gan.

– Siêu âm

Siêu âm là kỹ thuật sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh (ảnh siêu âm) của gan và các cơ quan nội tạng khác.

Các loại sóng âm này sẽ tạo ra một vùng phản âm trên các cơ quan của bệnh nhân. Các phản âm của một khối u sẽ khác với các mô lành mạnh.

Phương pháp này dùng tia X để kiểm tra gan và các cơ quan khác cùng các mạch máu trong ổ bụng.

Từ phim CT, các bác sĩ có thể xác định bất kì khối u nào trong gan hoặc các cơ quan khác.

Chụp MRI cũng sẽ cho thấy những hình ảnh chi tiết của nội tạng. Từ đó, bác sĩ sẽ dễ dàng xác định tình trạng của gan hơn.

Các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tiến hành làm sinh thiết gan để tìm các tế bào ung thư trong mô.

Phương pháp này sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ gan của bệnh nhân để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Một số nguyên nhân gây ung thư gan

Hiện các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ung thư gan. Nhưng vẫn có một số yếu tố nguy cơ sau:

Do các virus gây viêm gan như virus viêm gan siêu vi B (HBV) hoặc virus viêm gan siêu vi C (HCV).

Ung thư gan cũng có thể là do các tế bào gan phát triển thay đổi hoặc bị đột biến trong DNA.

– Nghiện rượu bia:

Người nghiện rượu bia trong một thời gian dài có nguy cơ xơ gan rất cao. Nghiên cứu cho thấy xơ gan do rượu chiếm khoảng 15% các trường hợp mắc ung thư biểu mô tế bào gan.

Theo Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) cho biết:

Rượu bia là tác nhân gây ung thư mức độ 1. Nó là nguyên nhân trực tiếp gây ra 7 loại ung thư phổ biến. Bao gồm: ung thư miệng, thực quản, thanh quản, vú, gan, đại trực tràng, dạ dày.

Các loại bệnh thừa sắt (hemochromatosis), bệnh di truyền tyrosin huyết, hoặc bệnh viêm gan mạn tự miễn thể hoạt động cũng là nguyên nhân gây xơ gan. Và làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào gan.

Mong rằng bài viết có thể giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về các phương pháp giảm đau ung thư gan giai đoạn cuối. Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm. Nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ sống và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân thêm nhiều năm nữa sẽ rất cao.

♦ Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan: 5 lưu ý để vượt qua được căn bệnh ♦ Thời gian bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu? ♦ Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối

3 Phương Pháp Giảm Đau Cho Bệnh Nhân Ung Thư Giai Đoạn Cuối

Khi bước vào giai đoạn cuối, khối u ung thư phình to, chèn ép, ăn lan vào xương, thần kinh, mô mềm và các tạng. Từ đó gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Cơn đau sẽ tăng dần lên khi có hiện tượng viêm loét xung quanh khối u.

Ngoài ra, đau còn xuất hiện sau khi điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Ví dụ, đau sau mổ lồng ngực để cắt phổi trong điều trị ung thư phổi. Đau do viêm cơ sau xạ trị. Đau do viêm các rễ thần kinh sau hóa trị.

Những biểu hiện của đau đớn ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối do rất nhiều nguyên nhân:

– Đau có thể do các cơ quan nội tạng.

– Do cảm giác tự thân.

– Đau có nguồn gốc thần kinh.

– Đau do tâm lý của người bệnh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau có thể là:

– Suy sụp về tinh thần, tâm lý sợ chết, cảm giác tự ti, mặc cảm…

– Cơ thể yếu dần.

– Sợ bệnh viện.

– Lo lắng về gia đình, công việc.

Do đó, khi điều trị ung thư cần phải quan tâm tới tất cả các yếu tố trên.

Giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bằng cách nào?

💡 1. Giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bằng điều trị hóa chất và nội tiết:

Phương pháp này có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm kích thước khối u. Giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Đặc biệt là bệnh nhân ung thư máu. Thời gian giảm đau đạt được sau điều trị dao động từ 3 – 14 ngày.

💡 2. Giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bằng xạ trị:

Xạ trị là phương pháp giảm đau có hiệu quả đối với những khối u ở các vị trí hiểm hóc như u trung thất, u xương…Hiệu quả của phương pháp giảm đau này (một phần hoặc toàn phần) có thể thấy được trên 80% bệnh nhân.

Càng được điều trị sớm, hiệu quả giảm đau càng cao. Tuy nhiên, hiện nay các bệnh viện có khả năng trang bị máy xạ trị tiên tiến còn rất hạn chế. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho bệnh nhân ung thư. Khi thời gian chờ đợi có thể lên tới vài tháng, mạng sống của người bệnh chỉ còn tính bằng tháng bằng ngày.

💡 3. Giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bằng các thuốc giảm đau:

Hiện nay, có nhiều loại thuốc và nhóm thuốc được đưa vào sử dụng để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Loại thuốc và liều dùng sẽ được chọn tùy vào mức độ đau của bệnh nhân.

Đầu tiên là các loại thuốc dùng bằng đường uống. Thuốc cần được uống đúng giờ và đều đặn. Không phải chỉ khi nào đau mới uống. Các loại thuốc này đều có tác dụng phụ rất ít và có thể tránh được.

Các nhóm thuốc giảm đau chính:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có 3 bậc thang giảm đau như sau:

Bậc 1: Những cơn đau nhẹ. Các bác sĩ thường dùng các thuốc chống viêm giảm đau dạng không steroid: paracetamol, ibuprofen…

Bậc 2: Thuốc giảm đau trung ương yếu. Các loại thuốc này được sử dụng khi những thuốc ở bậc 1 không còn tác dụng.

Bậc 3: Thuốc giảm đau trung ương mạnh, bao gồm morphin hoặc các dẫn xuất.

Các khái niệm này được đưa ra để khuyến khích việc sử dụng thuốc giảm đau một cách thích hợp tại các quốc gia ít sử dụng các loại thuốc này.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có thể gặp một số tác dụng phụ. Vì vậy, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao để có biện pháp khắc phục điều trị kịp thời.

Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối gây ra những tác dụng phụ gì?

– Nhóm thuốc chống viêm dạng không steroid (ibuprofen, aspirin, naproxen, paracetamol):

Có thể gây nôn ói, tổn thương và chảy máu đường tiêu hóa. Đặc biệt là ibuprofen, aspirin. Paracetamol có thể gây hại gan. Nhất là đối với những bệnh nhân uống rượu hoặc bia.

– Nhóm thuốc kháng COX-2:

Được dùng để trị bệnh viêm khớp. Nhưng chưa được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng trong điều trị đau ở bệnh nhân ung thư.

– Các dẫn chất morphin:

Được dùng rất nhiều để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Hiện nay, các chất này thường được kết hợp với paracetamol (percocet) hoặc aspirin (percodan). Việc sử dụng morphin để giảm đau gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Trong đó có thể kể đến các triệu chứng như táo bón, nôn nao, ói mửa, mệt lừ đừ…

Mặc dù đang sử dụng các loại thuốc giảm đau, bệnh nhân vẫn có thể trải qua những cơn đau đột biến. Những cơn đau này thường dữ dội. Chúng thường xuất hiện nhanh, bất ngờ và kéo dài từ vài phút đến vài giờ (trung bình khoảng 30 phút).

Lúc này, các bác sĩ thường chỉ định dùng morphin để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Morphin có thể được dùng qua đường uống, tiêm thuốc, đặt dưới lưỡi, thụt hậu môn hoặc ngậm ở miệng mà không nuốt. Nếu liều thứ nhất chưa hiệu quả, bệnh nhân có thể dùng liều thứ hai.

Ngoài ra, những biện pháp giảm đau khác như liệu pháp tâm lý, thôi miên, tưởng tượng và đánh lạc hướng cũng có thể được áp dụng để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

3 Nhóm Thuốc Giảm Đau Ung Thư Giai Đoạn Cuối Hiệu Quả Nhất

Những cơn đau khiến bệnh nhân không thể chịu đựng được. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Lúc này việc cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau ung thư giai đoạn cuối là rất cần thiết.

Nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc ung thư cảm thấy đau đớn

Khi bệnh đã vào giai đoạn cuối có khoảng hơn 90% bệnh nhân đều cảm thấy đau đớn. Một số nguyên nhân có thể là do:

– Khối u to lên, chúng chèn ép vào các cơ quan bên cạnh hoặc xa khối u. Từ đó gây ra hiện tượng đau. Nguyên nhân này chiếm khoảng từ 75 – 80%

– Có thể do quá trình điều trị bệnh như: phẫu thuật để cắt bỏ khối u, sử dụng hóa trị và xạ trị để điều trị ung thư. Trường hợp này chiếm khoảng 15 – 20%.

– Đau do lấy máu để làm xét nghiệm, nội soi, sinh thiết,…

– Đau do biến chứng của hóa xạ trị.

Với hiện tượng đau này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân. Đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và thời gian sống của người bị ung thư.

Các nhóm thuốc giảm đau ung thư giai đoạn cuối

Các loại thuốc giảm đau ung thư giai đoạn cuối là cách tốt nhất giúp bệnh nhân ung thư có thể vượt qua và chống chịu được.

Mục đích của việc sử dụng các loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối:

+ Giảm tối đa tấn số đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

+ Giảm cường độ đau đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Tùy vào từng mức độ đau khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối loại nào.

1. Trường hợp những cơn đau nhẹ (bậc 1)

Với những cơn đau nhẹ các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau chống viêm nhóm không steroid như: paracetamol, Ibuprofen, aspirin, naproxen,…

Các thuốc này chỉ có tác dụng khi bệnh mới bắt đầu. Còn đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối khi dùng các thuốc này có thể sẽ không có tác dụng.

Vì vậy cần được sử dụng các thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối mạnh hơn.

Chú ý khi dùng, bệnh nhân sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như: nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, gây xuất huyết tiêu hóa, hại cho gan, …

Vì vậy nếu thấy các biểu hiện những tác dụng này hãy báo cho bác sĩ để được thay đổi thuốc cho phù hợp.

2. Trường hợp những cơn đau trung bình ( bậc 2)

Với trường hợp bệnh nhân sử dụng các thuốc giảm đau ở nhóm 1 không hiệu quả. Các bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các thuốc sau như: codein, tramadol,…

Đây là những thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư có cơn đau từ trung bình đến dữ dội.

➡ Codein – thuốc giảm đau ung thư giai đoạn cuối

Với Codein thường được kết hợp với paracetamol hoặc aspirin để làm tăng hiệu quả giảm đau cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, khi sử dụng chúng đem lại rất nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân. Chẳng hạn như: táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn… Đặc biệt đã ghi nhận được có trường hợp bị co thắt phế quản, dị ứng hoặc suy hô hấp.

Khi sử dụng thuốc giảm đau ung thư giai đoạn cuối này nhiều có thể gây nghiện. Vì vậy bệnh nhân ung thư không nên lạm dụng vào thuốc quá.

:arrow:Tramadol – thuốc giảm đau ung cho bệnh nhân thư giai đoạn cuối

Tramadol được chỉ định trong trường hợp các cơn đau từ trung bình đến nặng. Với liều điều trị thuốc ít tác động trên tiêu hóa, ít ức chế hô hấp hơn so với morphin.

Đặc biệt nếu được sử dụng chung với các thuốc giảm đau ở nhóm 1 sẽ tăng cường được hiệu quả giảm đau.

Tramadol mang lại khá nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: rối loạn thần kinh – tâm thần, ảo giác, hoang tưởng,… Một số tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, mệt mỏi,…

3. Trường hợp những cơn đau sâu trong nội tạng (bậc 3)

Morphin, oxycodone, pethidin, methadone, fentanyl… là những loại thuốc giảm đau ung thu giai đoạn cuối khá hiệu quả.

➡ Morphin – thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Morphin thích hợp cho các trường hợp đau dai dẳng, dữ dội hay khó điều trị. Vì vậy rất thích hợp cho những bệnh nhân bị ung thư.

Đây là loại thuốc được nhiều người biết đến là chất gây nghiện. Vì vậy gây ra nỗi sợ hãi vô cớ cho bệnh nhân và cản trở tiếp cận điều trị ung thư.

Trên thực tế Morphin không gây ảo giác, không gây phụ thuộc và không cần hạn chế sử dụng trên các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không hợp lý có nguy cơ cao bị lệ thuộc thuốc. Một số tác dụng phụ mà bệnh nhân hay gặp khi sử dụng thuốc là táo bón, buồn nôn, buồn ngủ, khó tiểu, đổ mồ hôi,…

➡ Fentanyl – thuốc giảm đau ung thư giai đoạn cuối

Fentanyl là thuốc có tác dụng giảm đau gấp 100 lần so với morphin. Đây là loại thuốc giảm đau ung thư giai đoạn cuối có tác dụng nhanh và kéo dài. Do đó, số lần sử dụng thuốc cũng giảm đi.

Một số tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp như: rối loạn nhịp tim, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn,…

Tuy nhiên hiện nay có một số chế phẩm fentanyl giải phóng kéo dài từ dạng bào chế hấp thu qua da và được thay thế cho đường uống khi cơn đau ổn định. Đồng thời gây ra ít tác dụng phụ hơn so với morphin.

Vấn đề chung khi bệnh nhân ung thư sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ

Không chỉ đau đớn, bệnh nhân ung thư còn phải chịu nhiều tác dụng phụ do hóa xạ trị gây nên. Ví dụ như: mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, hấp thu chất dinh dưỡng kém, rụng tóc, thiếu chỉ số công thức máu,….

Thêm vào đó, nếu bệnh nhân cần sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ như kích bạch cầu hay thuốc giảm đau ung thư,…. Người bệnh còn phải chịu thêm những tác dụng phụ do các thuốc này gây ra.

Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, quá trình điều trị bệnh. Lâu dần không có biện phác khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và thời gian sống của bệnh nhân.

IMMUCAN – Giải pháp hỗ trợ toàn diện cho bệnh nhân ung thư

Trong quá trình điều trị bằng hóa trị và xạ trị, tủy xương là cơ quan bị tồn thương gây thiếu máu. Từ đó làm cho bệnh nhân đau nhức cơ thể, xương khớp, đau đầu,…

Một biện pháp được chuyên gia khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là sử dụng IMMUCAN. Với thành phần chính là Đông trùng hạ thảo Cosdyceps sinensis và Hoạt chất Beta Glucan được tổng hợp từ 6 loại nấm quý hiếm.

Chúng đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ tủy xương, kích thích việc sản xuất các tế bào máu diễn ra bình thường. Do đó, loại bỏ được nguy cơ thiếu máu, đảm bảo được chỉ số công thức máu để điều trị.

Ngoài ra IMMUCAN còn có khả năng khác như:

– Giúp giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị: Bảo vệ niêm mạc hệ tiêu hóa giúp ăn uống ngon hơn, giảm buồn nôn, nôn, cải thiện chức năng hấp thu chất dinh dưỡng,…

– Bồi bổ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Phòng ngừa suy kiệt cơ thể nghiêm trọng. Đảm bảo sức khỏe để thực hiện đúng phác đồ điều trị.

– Bảo vệ gan, thận là 2 cơ quan giúp tăng cường hoạt động lọc chất độc ra khỏi cơ thể. Giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe

– Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, sức đề kháng cho cơ thể. Để chính hệ miễn dịch sẽ nhận biết, ghi nhớ và tiêu diệt tế bào ung thư. Nhờ đó, kiểm soát được sự phát triển của tế bào ung thư.

♦ Xét nghiệm ung thư ở bệnh viện nào tốt nhất ♦ Những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ♦ Tôi đau lắm nhưng bác sỹ không cho sử dụng thực phẩm chức năng

Các Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối

Hóa trị liệu là phương pháp điều trị bằng cách kết hợp nhiều loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển và phân chia ồ ạt của các tế bào ung thư. Đây là phương pháp điều trị chính đối với đa số những người mắc ung thư phổi tế bào nhỏ hoặc ung thư phổi đã di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh nhân ung thư phổi có thể được điều trị với 2 hoặc nhiều hơn 2 loại thuốc hóa trị khác nhau, những loại thuốc này có thể dùng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.

Bệnh nhân có thể cần sử dụng những loại thuốc này hằng ngày, liên tiếp trong một vài tuần, sau đó có một khoảng thời gian “nghỉ” để cơ thể phục hồi. Mỗi khoảng thời gian điều trị và nghỉ được gọi là 1 chu kỳ. Một chu kỳ hóa trị liệu thường kéo dài từ 3-4 tuần.

Xạ trị cũng giúp làm giảm các triệu chứng như đau, ho, khó thở và giúp làm giảm kích thước khối u hạn chế tình trạng chèn ép các bộ phận khác như thanh quản, thực quản.

Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị với một máy phát tia bức xạ từ bên ngoài hướng vào cơ thể. Thời gian điều trị xạ trị là 5 ngày/ 1 tuần và liên tục từ 6-7 tuần.

Một số kĩ thuật xạ trị có thể kể đến như:

Xạ trị không gian 3 chiều (3D – CRT : Three-dimensional conformal radiation therapy) là cách dùng hình ảnh CT kết hợp với vi tính để xác định chính xác vị trí của ung thư trong không gian 3 chiều.

Xạ trị ung thư chuẩn hóa (IMRT – Intensity modulated radiation therapy) là một dạng cải tiến hơn nữa của cách xạ trị từ bên ngoài dùng photon. Do độ chính xác của nó, bệnh nhân cần phải nằm đúng vị trị và hoàn toàn không được cử động trong khi điều trị. Thường cần phải dùng một dụng cụ đỡ hoặc khung được làm trước khi điều trị để giữ cơ thể.

Xạ phẫu (Stereotactic radiosurgery hoặc stereotactic radiation therapy): phát ra một lượng phóng xạ lớn chính xác đến khu vực u nhỏ. Thay vì phóng nhiều tia cùng một lúc, máy sẽ chạy xung quanh và phóng tia đến khối u theo những góc khác nhau. Kỹ thuật này được dùng nhiều nhất ở các khối u trong não và tủy sống, các nhà nghiên cứu đang tìm cách sử dụng chúng cho các dạng ung thư khác.

Trong một số trường hợp, phương pháp này có thể thay cho phương pháp hóa trị liệu nếu hóa trị không đem lại hiệu quả. Một điểm cộng là phương pháp trị liệu nhắm đích gây ra ít tác dụng phụ hơn phương pháp hóa trị liệu, nhưng đồng thời cũng cần cảnh giác một vài nguy hiểm do phương pháp này gây ra.

Bevacizumab (Avastin)

Ramucirumab (Cyramza)

Thụ thể thúc đẩy tăng trưởng biểu bì (EGFR). Loại protein này ảnh hưởng đến sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư. Khoảng 10% bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ có sự biến đổi trong gen EGFR khiến cho các tế bào ung thư phổi phân chia nhanh hơn.

Có một số loại thuốc được gọi là thuốc ức chế tyrosine kinase (TKIs) nhằm vào những biến đổi trong gen bao gồm:

Afatinib (Gilotrif)

Dacomitinib (Vizimpro)

Erlotinib (Tarceva)

Gefitinib (Iressa)

Osimertinib (Tagrisso)

Necitumumab (Portrazza) là loại kháng thể đơn dòng nhằm vào sự biến đổi ở gen EGFR. Loại kháng thể này đôi khi được sử dụng để điều trị một số loại ung thư phổi nhất định như ung thư biểu mô tế bào vảy.

Anaplastic lymphoma kinase (ALK) là một loại đột biến gen khiến cho các tế bào ung thư phổi phát triển và di căn nhanh hơn.

Các loại thuốc ngăn chặn đột biến ALK bao gồm:

Alectinib (Alecensa)

Brigatinib (Alunbrig)

Ceritinib (Zykadia)

Crizotinib (Xalkori)

Lorlatinib(Lorbrena)

ROS-1: Khoảng 2% ung thư phổi không tế bào nhỏ biến đổi thành gen ROS-1. Một số loại thuốc giúp ngăn chặn đột biến gen ALK cũng giúp điều trị ở những bệnh nhân bị đột biến ở gen này.

Các tế bào ung thư với loại đột biến này thường phát triển nhanh hơn bình thường. Những loại thuốc điều trị bao gồm:

Dabrafenib (Tafinlar)

Trametinib (Mekinist)

Có thể điều trị kết hợp để tăng hiệu quả của việc điều trị, ví dụ điều trị kết hợp hóa trị liệu và xạ trị đồng thời hoặc lần lượt, nhưng đồng thời việc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ hơn.

Nếu ung thư đã đến giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp trị liệu nhắm đích song song với hóa trị liệu.

Đây là phương pháp điều trị sử dụng các loại thuốc để tăng cường hệ miễn dịch giúp phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Đôi khi các tế bào ung thư thường ẩn sau các chốt kiểm soát miễn dịch, lúc này các loại thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch giúp tìm ra các tế bào ẩn này để hệ miễn dịch có thể nhận ra chúng.

Các loại thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch là:

Atezolizumab (Tecentriq)

Durvalumab (Imfinzi)

Nivolumab (Opdivo)

Pembrolizumab (Keytruda)

Cắt bỏ khối u bằng sóng cao tần (RFA)

Phương pháp này giúp điều trị ở bệnh nhân có những khối u nhỏ nằm ngoài phổi. RFA truyền dòng điện qua các mũi kim tới phổi. Dòng điện này tạo ra nhiệt và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Bạn đang xem bài viết Top Các Phương Pháp Giảm Đau Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối Hiệu Quả trên website Brandsquatet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!