Top 5 # Bà Mẹ Ung Thư Sinh Con Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Bà Mẹ Ung Thư Máu Sinh Con An Toàn Nhờ Sự Chia Sẻ Của Cộng Đồng

Sản phụ là chị Lưu Ngọc Lan, sinh năm 1991, hiện đang làm giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội. Ba ngày trước khi sinh con, chị biết tin mình bị ung thư máu. Dù bàng hoàng, sợ hãi, chị không cho phép mình gục ngã bởi trước mắt chị là cuộc vượt cạn sinh tử.

Chị Lan đang mang thai tuần thứ 37, tình trạng thiếu máu ngày càng nặng, tiểu cầu giảm sâu dẫn đến đi tiểu ra máu và xuất huyết nhiều nơi.

Bất cứ người phụ nữ nào khi sinh cũng đều mất nhiều máu, nhưng nguy cơ mất máu của chị còn cao hơn nhiều lần. Chị sẽ phải sinh mổ trong khi khả năng cầm máu là rất thấp.

Bác sĩ tiên lượng chị cần truyền nhiều máu và chế phẩm máu cả trước, trong và sau ca mổ.

Chị Lan chuẩn bị bước vào ca mổ sinh trong tình trạng đặc biệt.

Ngày 19/3, chị Lan kêu gọi người thân, bạn bè và học sinh trên mạng xã hội Facebook đến hiến máu để chị có thể thực hiện ca mổ an toàn, bởi ảnh hưởng của dịch bệnh khiến lượng máu dự trữ tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương không còn nhiều.

Nhờ sự chia sẻ của cộng đồng mạng mà chỉ trong chiều ngày 19/3, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận được hơn 200 đơn vị máu của những người đến hiến máu. Cuối ngày, chị vui mừng thông báo trên tài khoàn Facebook cá nhân rằng bệnh viện đã tiếp nhận đủ máu cho ca mổ của chị.

Chồng chị Lan không giấu được giọt nước mắt hạnh phúc khi nhìn thấy vợ con đều bình an

Tiên lượng ca mổ hết sức khó khăn, sản phụ có nguy cơ khó cầm máu do giảm tiểu cầu và các yếu tố đông máu, các bác sĩ của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã hội chẩn với Bệnh viện Phụ sản Trung ương và quyết định mổ lấy thai ngay tại Viện.

Suốt 3 ngày trước và trong ca mổ, chị Lan đã phải truyền trên 40 đơn vị chế phẩm máu các loại (bao gồm khối hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, tủa lạnh).

Riêng trong ngày 20/3, tính đến 18h, chị đã được truyền 22 đơn vị chế phẩm máu. Dự kiến ngay trong đêm nay và thời gian tới, chị sẽ tiếp tục cần truyền thêm nhiều chế phẩm máu nữa. Các bác sĩ cho biết chị Lan đang dần hồi phục sau cuộc đua với tử thần.

K.Chi

Những Bà Mẹ Ung Thư Từ Chối Điều Trị Để Sinh Con Gây Xúc Động

Khi phát hiện căn bệnh hiểm nghèo dù ở những tháng đầu của thai kỳ, những người mẹ nghị lực này vẫn chịu mọi đau đớn từ chối phác đồ điều trị để giữ lại giọt máu của mình. Và điều kì diệu đã đến, những đứa trẻ ra đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của người mẹ. Cuộc gặp đầu tiên và là lần cuối của người mẹ ung thư đẻ ngồi và con trai

Chị Đậu Thị Huyền Trâm, 25 tuổi, Thạch Quý, TP.Hà Tĩnh khi phát hiện căn bệnh ung thư ở tuần thai thứ 11 đã từ chối chữa bệnh để con trai được chào đời.

[mecloud]wAjPuGhICP[/mecloud]

Đến tuần thứ 29, nhận thấy sức khỏe của bệnh nhân không đủ để tiếp tục nuôi dưỡng thai nhi, các bác sĩ đã thực hiện ca mổ lấy thai ngày 10/7 vừa qua. Ca mổ phải thực hiện trong tư thế sản phụ ngồi, không gây mê hay tiêm thuốc an thần, sản phụ chỉ được gây tê tủy sống và gần như tỉnh táo hoàn toàn trong suốt cuộc phẫu thuật.

Cuộc gặp xúc động của chị Đậu Thị Huyền Trâm và con trai. Ảnh cắt từ clip VTV

Ca mổ phải diễn ra nhanh chóng trong vòng 30 phút, bé trai chào đời với cân nặng 1,2kg được đặt tên là bé Gấu và ngay lập tức được chuyển vào nuôi trong lồng kính.

Một ngày trước khi xa cõi trần gian, thiếu úy Trâm được các bác sĩ cho gặp con trai 60 phút. Bé Gấu nằm trong lồng kính bỗng dưng khóc to, như có sợi dây liên kết tình mẫu tử.

Nữ chiến sĩ công an qua đời vào chiều 27/7 sau 17 ngày được làm mẹ và đấu tranh với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Người mẹ chấp nhận bị mù vì ung thư di căn để sinh con

Chị Nguyễn Thị Yên trú tại Đông Lao, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội phát hiện bị ung thư vòm họng khi đnag mang thai ở tháng thứ 5.

Chị Nguyễn Thị Yên từ chối phác đồ điều trị, chấp nhận bị mù để sinh con. Ảnh Vnexpress

Mọi người ai cũng khuyên nên bỏ con đi để chữa bệnh nhưng chị kiên quyết giữ con dù đối mặt với những cơn đau khủng khiếp vì không uống thuốc.

Những tháng cuối thai kỳ, bệnh nặng, con đói đạp nhiều khiến chị Yên suy kiệt, đôi mắt chị mờ dần. Từ chỗ nhìn một thành hai rồi mờ mờ.

Đến lúc sinh con, chị vào Bệnh viện Phụ sản Trung ương bác sĩ gây tê để mổ sinh con là đôi mắt chị mờ hẳn. Lúc nào chị cũng bảo “ngày sinh nhật của con là ngày chị mù không nhìn thấy ánh sáng”.

Bé Lê Hoàng Cẩm Tú con gái chị Yên giờ đã 3 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và cười đùa suốt ngày. Trong khi mẹ bé vẫn đang phải từng ngày chiến đấu với căn bệnh quái ác.

Người mẹ trẻ bị ung thư máu vẫn quyết sinh con

Chị Nguyễn Thị Linh Huệ (sinh năm 1993, quê Bình Phước) đối mặt với căn bệnh ung thư máu khi mang bầu ở tháng thứ 6. Ở tháng thứ 7 thai kỳ, ca bệnh được các bác sĩ hội chuẩn và quyết định mổ bắt con để đảm bảo tính mạng cho cả 2 mẹ con.

Chị Nguyễn Thị Linh Huệ mổ bắt con ở tháng thứ 7 vì phát hiện ung thư máu.

Tại thời điểm đó, sức khỏe của chị Huệ rất yếu vì viêm phổi nặng đã ảnh hưởng đến tim, kèm theo sự phát triển của căn bệnh ung thư máu nên mặc dù ca mổ thành công nhưng số lượng bạch cầu trong máu của chị không ổn định, đôi mắt của chị đã tạm thời không thể nhìn thấy do ảnh hưởng của bệnh.

May mắn ca mổ được thực hiện thành công, bé gái nặng 1,1 kg chào đời trong niềm vui khôn xiết của gia đình.

Nhưng em bé sau 8 ngày ngắn ngủi được chào đời, em bé ra đi mà mẹ con chưa một lần gặp nhau.

Thêm Một Bà Mẹ Ở Hà Nội Bị Ung Thư Vẫn Cố Giữ Thai Để Sinh Con

Gia cảnh nghèo khó, chị Nguyễn Thị Yên trú tại Đông Lao, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội vẫn vượt lên số phận để quên đi bệnh tật, sống vui vẻ bên con.

Ung thư vòm họng khi đang thai

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Yên ở thôn Đông Lao, về đến thôn chỉ cần hỏi gia đình chị Yên ai cũng biết dù đây là nhà mẹ đẻ của chị, còn chị đã lấy chồng về bên Phú Xuyên.

Trong căn nhà 5 gian lụp xụp của bố mẹ đẻ, hai mẹ con chị Yên vẫn đang nô đùa, người ngoài nhìn vào không ai biết đôi mắt chị không nhìn thấy gì.

Nhìn ánh mắt vẫn lấp lánh như đang hướng về người đối diện nhưng chị Yên kể chị không nhìn thấy gì từ ngày sinh con gái mình.

Đến năm 2013 chị gặp anh Lê Hợp quê ở Phú Xuyên, Hà Nội. Anh chị yêu nhau và đi đến hôn nhân. Anh Hợp lúc đó đang làm lái xe taxi còn chị đi làm công nhân.

Chị Yên kể khi kết hôn, chị nghĩ từ đây cuộc đời sẽ thay đổi vì vợ chồng đều chăm chỉ làm ăn, dù có phải thuê trọ ở Hà Nội cũng không đến nỗi lo lắm vì thu nhập cũng được khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng, ăn tiêu tiết kiệm sẽ đủ.

Khi mang bầu tháng thứ 5, chị Yên hay bị chảy máu mũi. Vài lần đầu, mỗi lần chảy máu mũi chị Yên ngửa mặt lên là hết.

Nhưng một lần đang làm chị bị chảy máu mũi và chảy mãi không hết. Chị Yên xuống phòng y tế của công ty nằm vẫn bị chảy máu mũi. Chị được đưa vào bệnh viện 103.

Bác sĩ khám cho biết không thể can thiệp gì vì đang mang thai. Bác sĩ nghi ngờ có thể do mệt mỏi, khuyên chị Yên nghỉ ngơi là sẽ hết.

Chị Yên về nhà nghỉ ngơi 1 tuần, đi làm lại vẫn bị chảy máu cam. Chị sang một phòng khám tư gần chỗ làm khám.

Bác sĩ thấy có khối u trong khoang mũi nên khuyên chị Yên vào bệnh viện lớn kiểm tra. Lúc này, chị Yên vào bệnh viện Bạch Mai để khám. Bác sĩ chẩn đoán ung thư vòm họng.

Chị Yên vẫn chưa biết về bệnh của mình. Chị kể, “Tôi thấy người nhà đến đông lắm, các anh, chị rồi chồng tôi. Đặc biệt, bác sĩ bảo bệnh của tôi nặng phải đình chỉ thai nghén.

Tôi nghe mà rụng rời chân tay. Thấy chồng khác khác, người nhà cũng khác vì ai cũng buồn nên tôi đoán bệnh nặng”.

Khi cầm đơn thuốc đi mua thuốc, chị Yên mới nhìn thấy mình bị ung thư vòm họng. Chị biết mình bị ung thư và người thân đang dấu giếm chị.

Kiên quyết giữ con dù mang trọng bệnh

Mọi người ai cũng khuyên nên bỏ con đi để chữa bệnh. Ngay cả chồng chị cũng thế, anh đứng giữa một bên vợ, bên con. Anh bảo chị suy nghĩ đi còn anh vẫn muốn vợ được chữa bệnh.

Chị Yên im lặng. Chị bảo “nếu số mệnh thì mình chữa được bệnh cũng không chữa được mệnh nên có chết em cũng giữ con em đến cùng”. Chị về nhà để nghỉ ngơi và chờ ngày sinh con.

Bác sĩ tư vấn chị về tâm lý thoải mái có thể chiến thẳng 50% bệnh tật, bạn bè, người thân động viên đã hi sinh quên đi bệnh tật để cứu con thì phải vui tươi để con sinh ra khoẻ mạnh, không nhăn nhó.

Cứ nghĩ đến con trong bụng, chị Yên quên đi những cơn đau hành hạ.

Bị ung thư vòm họng, chị khốn khổ vì đau đầu. Chị gái của chị nghỉ việc ở nhà chăm em rồi các cháu người bóp đầu, người xoa những cơn đau rồi động viên để chị quên đi đớn đau, hạn chế tối đa dùng thuốc giảm đau vì sợ ảnh hưởng đến con.

Chị Yên kể thuốc giảm đau 4 tiếng uống 1 lần nhưng nửa tiếng sau mới có tác dụng và đỡ đau được 2 tiếng. Chính vì thế chị cũng rất ít uống và thường cố chịu đựng.

Những ngày mang thai giống như bao bà bầu khác, điều chị Yên lo lắng nhất là cân nặng của con. Lần nào đi khám thai chị cũng thấp thỏm vì bác sĩ bảo cân của em bé nhẹ.

Đến 34 tuần vẫn chỉ có 1,5 kg. Do đau không ăn được, ăn vào nôi ói hết, con không có chất dẫn đến nhẹ cân.

Chị Yên chắp tay cầu nguyện chỉ xin cho chị ăn không nôn hết mà giữ lại chút tý để chị nuôi con trong bụng.

Mỗi lần đi ngủ, chị lại cầu nguyện con sinh ra được 2 kg, chị không mong chờ điều gì hơn nữa.

Không ăn được, có những ngày chị phải truyền dịch cả ngày. Nhiều người đến thăm hỏi đều lắc đầu bảo khó mà sống được, lại còn con trong bụng nữa.

Bạn bè của chị cũng mắng chị “sao ngu thế đẻ con làm gì, chữa bệnh trước rồi khỏi đẻ con sau giờ như này khổ cả mẹ, cả con”.

Nhưng với chị Yên, lúc ấy chị chỉ nghĩ “nếu tôi có chết thì vẫn còn con ở lại, nó sẽ là hình ảnh của mẹ nó, giúp người thân nguôi ngoai nỗi buồn.

Hình ảnh của con sẽ là phần máu thịt của chị. Với chị dù mang thai tháng thứ 5 chứ hai tháng, chị vẫn giữ con lại.

Những tháng cuối thai kỳ, bệnh nặng, con đói đạp nhiều khiến chị Yên suy kiệt, đôi mắt chị mờ dần. Từ chỗ nhìn một thành hai rồi mờ mờ.

Đến lúc sinh con, chị vào Bệnh viện Phụ sản Trung ương bác sĩ gây tê để mổ sinh con là đôi mắt chị mờ hẳn. Lúc nào chị cũng bảo “ngày sinh nhật của con là ngày chị mù không nhìn thấy ánh sáng”.

Sau khi điều trị hậu phẫu 3 ngày, chị Yên được chuyển sang Bệnh viện K Hà Nội nhưng vì bảo hiểm y tế của chị ở Bệnh viện 103 nên chị Yên xin về bệnh viện 103 điều trị.

Trải qua 9 tháng điều trị với xạ trị và điều trị hoá chất, chị Yên đã không còn tế bào ác tính. Những ngày tháng ở viện điều trị, chị Yên kể đó là nỗi kinh hoàng của bất cứ người bệnh ung thư nào.

Ăn không được, ngủ cũng không xong vì tác dụng phụ của hoá chất. Nhưng cứ nghĩ đến việc được về với con, thấy hình ảnh con chị lại cố gắng nuốt dù đó chỉ là tý nước đậu pha đường.

Nghị lực của chị đã giúp chị chiến thắng bệnh tật. Hàng năm cứ 3 tháng chị lại đi kiểm tra sức khoẻ 1 lần.

Hàng ngày, bé vẫn dắt tay mẹ đi chơi. Chồng chị vẫn đi lái xe taxi từ 7h sáng đến tối anh về.

Hai vợ chồng chị được người bà con cho mượn căn phòng nhỏ để ở còn ban ngày mẹ con chị vào nhà ông bà ngoại ở vì nhà ông bà nội quá chật.

Nguồn soha.vn

Hy Vọng Phép Màu Với Bà Mẹ Bị Ung Thư Giai Đoạn Cuối Vẫn Cố Sinh Con

Anh Đỗ Văn Hùng, chồng của chị Liên, buồn bã không giấu được nước mắt khi vừa trải qua cảm giác vui vì có con, đau khổ vì bệnh tình của vợ. Anh Hùng và chị Liên đã có với nhau bé gái. Khi chị Liên mang thai bé thứ hai, cả hai vợ chồng chị đều vui mừng vô bờ bến. Họ đã chuẩn bị đón thành viên mới trong gia đình thì tai ương ập đến.

Ung thư vú di căn, đó là chẩn đoán của bác sĩ khi chị Liên thường xuyên bị ho, khó thở do ung thư di căn vào phổi. Đứng trước lựa chọn kinh khủng nhất: Chọn sự sống cho mẹ hay sự sống của con. Chị Liên đã quyết định chọn sự sống cho con mình dù biết rằng phía trước là cả hành trình vô cùng gian nan.

Những ngày tháng mang thai với bà mẹ bình thường đã khó nhọc, với chị Liên đó là quãng thời gian vô cùng mệt mỏi và đau đớn do ung thư hành hạ. Anh Hùng từ khi phát hiện bệnh, chị Liên không thể nằm ngủ mà phải ngồi 24/24, mệt quá thì ngả người ra con thú nhún để nghỉ chứ nằm như bình thường là điều không thể.

Cùng vợ trải qua những tháng ngày ở viện rồi về nhà, anh Hùng lúc nào cũng mong có phép màu đến với gia đình họ. Ngày 22/5, ca mổ đặc biệt của vợ anh được tiến hành.

Nghe tiếng khóc của con, chạy theo con đến xe cứu thương để đưa bé về Bệnh viện Phụ sản trung ương, ông bố chỉ biết khóc. Mừng vì con cất tiếng khóc chào đời, lo vì bệnh tình của vợ không biết như thế nào.

Các bác sĩ chăm sóc cho em bé con chị Liên – Ảnh BV K trung ương

Anh vội vàng tạm biệt con để các y bác sĩ đưa con về bệnh viện khác còn anh quay lại với vợ đang nằm trong phòng hồi sức tích cực bệnh viện K. Chị Liên đã đặt tên con Đỗ Bình An, đây là mong mỏi của vợ chồng chị, hy vọng con sẽ bình an.

Khi bước vào ca mổ, các bác sĩ cũng lo lắng có thể ca mổ sẽ khiến chị Liên không bao giờ tỉnh lại nữa. Dù biết trước định mệnh, chị vẫn cầm tay chồng dặn dò phải chăm sóc thật tốt cho các con.

Cuộc mổ đã tạm mẹ tròn con vuông, người đàn ông ấy lại trăm bề nỗi lo con yếu, vợ cũng yếu. Anh Hùng lo lắng, chỉ mong vợ con có thể vượt qua được những thử thách này. Anh mong đó là cơn ác mộng, khi tỉnh lại phép màu sẽ đến với mẹ con Liên.

Cháu bé con chị Liên – Ảnh BV K trung ương

Từ trải qua những năm tháng tương tự anh Hùng, anh Trần Mạnh Hà, bố của bé Gấu, câu chuyện lay động hàng triệu trái tim khi mẹ của bé Gấu đã từ chối điều trị ung thư phổi để sinh ra bé vào năm 2016.

Anh Hà tâm sự chỉ mong phép màu sẽ đến với gia đình chị Liên. Phép màu của Trâm vợ anh không thành hiện thực nhưng bé Gấu được sinh ra từ sự hi sinh, tình thương vô bờ bến và nghị lực phi thường của người mẹ.

Khi sinh bé được 3 tuần, mẹ của Gấu cũng qua đời do ung thư. Bằng tình yêu của gia đình và cộng đồng, bé Gấu đã khoẻ mạnh và trở thành đứa trẻ bình thường như bao đứa trẻ khác.

GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết ca mổ là sự hợp tác của ba bệnh viện Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện quân y 103 và Bệnh viện K. Sự hợp tác, hỗ trợ tạo nên điều kỳ diệu giúp cho gia đình và xã hội thêm một công dân mới nhờ nghị lực tuyệt vời của người mẹ.

Trong khi đó, PGS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, cho biết ca mổ sinh cực kỳ khó vì sản phụ ở tư thế ngồi. Hơn nữa, bệnh nhân yếu, không thể gây mê và có thể không qua khỏi khi mổ sinh. Vì thế, bác sĩ phải mổ rất nhanh cho sản phụ. Cháu bé chào đời khóc to, đây là phản ứng tốt. Ca mổ đã thành công nhưng việc chăm sóc cho hai mẹ con cần nhiều thời gian.