--- Bài mới hơn ---
Dịch Vụ Khám Nhi Tại Nhà Chất Lượng Cao
Phòng Khám Đa Khoa Thảo Ngọc
Giờ Làm Việc, Chi Phí Khám Bệnh Tại Bệnh Viện Hồng Ngọc
Giờ Khám Bệnh Của Bệnh Viện Hồng Ngọc Và Lịch Làm Việc
Kinh Nghiệm Khám Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Ngọc
“Một chút tôi”
Lời ngỏ cho dohongngoc.com
Cầu được ước thấy. Một hôm, một người bạn trẻ không quen biết gởi tôi một cái “meo”, nói em đọc tôi từ hồi còn nhỏ trên Mực Tím, nay muốn đến thăm. Trò chuyện một lúc mới hay em chuyên về công nghệ thông tin, sẵn sàng giúp tôi làm một trang web riêng mình, tập hợp các bài víêt lại, làm chỗ trao đổi giao lưu, và có thể trở thành một nơi tham vấn, tư vấn sức khỏe cho bạn bè khi cần đến… Và rồi chỉ vài hôm sau, đã thấy xuất hiện chúng tôi coi cũng ngồ ngộ. Tôi nói muốn trang web của mình nghiêm túc, vì là một thầy thuốc, tôi phải chịu trách nhiệm về những gì mình viết, mình hướng dẫn chuyên môn. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, có phần văn học, bay bổng hơn và phần đạo học, trầm lắng, vốn là những điều tôi vẫn đang sống và viết.
Hình như theo “truyền thống” của một trang nhà, tôi phải viết đôi lời tự giới thiệu: “About me” mới là phải phép. Tôi lần lữa mãi. Biết viết gì đây? Rồi nghĩ rằng hay là gom góp vài tư liệu đâu đó thành “Một chút tôi” cũng hay, một cơ hội để làm quen nhau vậy. Sẻ chia, ấy chính là hạnh phúc.
BS Đỗ Hồng Ngọc
Saigon, tháng 5. 2009
Lên non hái lá
Tôi là một người thầy thuốc, một bác sĩ, mà cũng là một bệnh nhân, lắm nỗi lao đao, đi tìm thuốc chữa cho chính mình. Mới thấy tốt nhất là đừng nên có bệnh! Đừng phải cần đến thuốc men. Nhưng “Không hẹn mà đến, không chờ mà đi, bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta…” (TCS)
Có lần tôi hỏi một vị sư có phải câu hay nhất trong kinh Kim Cang là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không, sư nhẹ nhàng bảo không, Kim Cang câu nào cũng hay! Câu nào cũng hay? Vậy mà sao ta chỉ thấy những chưng hửng, ngẩn ngơ, lủng ca lủng củng. tối mịt tối mò. Hay là đã tự ngàn xưa nên tránh sao khỏi tam sao thất bổn? Hay là phải chắt lọc bốn câu một kệ mới thấy chỗ vi diệu thậm thâm? Làm sao mà “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” đủ làm cho lục tổ Huệ Năng đại ngộ? Làm sao mà “đối cảnh vô tâm” đủ làm cho vua Trần Nhân Tông trở thành Tổ sư thiền phái Trúc Lâm? Làm sao mà hai trăm năm trước Nguyễn Du phải đốt nến đọc Kim Cang đến ngàn lần… Ngã độc Kim Cương thiên biến linh/ Kỳ trung áo chỉ đa bất minh! ( Kim Cương đọc đến ngàn lần/ Mà trong mờ ảo như gần như xa- T.V) để rồi cuối cùng mới chợt tỉnh thấy ra kinh không chữ mới thật là chân kinh ( chung tri vô tự thị chân kinh-ND)! Kinh không chữ ư? Đọc giữa dòng ư?
…. Vượt qua cái chữ, thấy đựơc kinh vô tự, ấy là đã thôi không dừng trên văn tự nữa mà đã bước vào quán chiếu để từ đó mà thấy đựơc thực tướng Bát nhã!
Nó vậy đó. Nó “Như như bất động”. .
Kẻ làm thầy thuốc có thể chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ. Có thể chữa được cái bệnh mà không chữa được cái hoạn. Có thể chữa được cho người mà không chữa được cho mình. Nên phải cầu học, tìm học khôn khuây.
…………..
Trích Lời ngỏGươm Báu Trao Tay
Cà kê dê ngỗng…
Số là ông bạn nhà báo của tôi, ông Trần Trọng Thức, một hôm gõ cửa bảo: “Nghe nói ông sắp về hưu, rổi rảnh, viết cái gì đó cho báo Doanh nhân Saigon Cuối tuần cho vui đi”! Nghe “doanh nhân” tôi đã hoảng vì cái sự bận rộn của họ. Biết ý, ông cười: Đây là “Doanh nhân cuối tuần”, không phải chuyện làm ăn đâu! Viết cái gì cũng đựơc, miễn là cà kê dê ngỗng.có hơi hướm sức khỏe một chút… là đựơc! Tôi bèn tra tự điển: cà kê, có nghĩa là dài dòng, hết chuyện này sang chuyện khác, còn dê ngỗng thì ai cũng biết! Thôi thì nể bạn…
Tôi nhớ André Maurois, người mà tôi rất mến mộ đã từng víết Lettres à l’inconnue (Thư gởi người đàn bà không quen biết, Bản dịch Ngyễn Hiến Lê) bằng cách tưởng tượng ra một người phụ nữ xinh đẹp, tuổi khoảng ba mươi, có nhan sắc, thông minh và nhạy cảm… để ông viết mỗi tuần một bức thư gởi cho người trong… mộng, trao đổi về mọi thứ chuyện trên đời. Tôi thử bắt chước tạo ra cái mục Thư gởi người bận rộn, lấy ý từ chữ business, là ‘bận rộn’ xem sao. Và tôi cũng tưởng tượng ra người bận rộn của tôi. Nghĩ gì viết đó. Cà kê dê ngỗng mà. Nhưng viết chỉ được ít lâu thì hết chuyện. Nhớ hồi xưa có đọc một cái truyện ngắn đâu đó kể một ngừơi cô đơn, cả đời không ai thèm viết thư cho mình, thấy bạn bè ai cũng có thư đọc mà giận, bèn mỗi ngày tự viết cho mình một bức, đem ra bưu điện gởi về địa chỉ với tên mình đàng hoàng, rồi cũng ung dung mở thư ra đọc, tủm tỉm cười một mình khoái trá…Tôi lại bắt chước anh ta mỗi tuần viết cho mình một bức thư như vậy. Chẳng ngờ đựơc độc giả khen, nói cà kê dê ngỗng mà coi cũng đựơc! Từ đó tôi trở thành một ngừơi bận rộn…Thứ Tư nào cũng phaỉ nộp cho tòa sọan một bức thư bất kể trời mưa hay nắng! Mà độc giả mới dễ thương làm sao…
Trích Thay lời ngỏ Thư gởi ngừơi bận rộn
Những nụ cười…
Trích Lời ngỏ Như ngàn thang thuốc bổ
Một mùi gió bấc quen thuộc…
Không như nhà thơ nọ đo tuổi mình qua ánh mắt cố nhân, tôi đo tuổi mình qua cách xưng hô của các bà mẹ bế con đến khám bệnh. Trước đây họ gọi tôi bằng anh, sau gọi bằng chú, rồi bằng bác, và rồi mới đây thôi, một chị hãy còn rất trẻ đưa bé đến khám bệnh, lúc bé la khóc, chị dỗ nín đi, nín đi cho ông ngoại khám con, thì tôi mới biết mình đã lên đến ông ngoại rồi mà không hay. Tôi hỏi theo thói quen chị là gì của cháu, chị trả lời ngon ơ, dạ, bà ngoại.
Nhìn ngắm mình, nhìn ngắm bạn bè mình mới bật cười cái “Ôi cát bụi tuyệt vời” mà thầm cám ơn anh bạn nhạc sĩ họ Trịnh đã nói giùm mình nhiều quá. Một người bạn nghe, bảo này đừng có mà hù doạ người ta đó nghe, đừng có làm cho người ta sợ hãi, làm cho người ta thấy ra sự thật phũ phàng đó nghe… Còn một người bạn khác thì khuyên cứ nói rõ ra, thà biết trước còn hơn, biết trước để chuẩn bị tâm lý và để thích nghi, để điều chỉnh. Phải, chấp nhận, thích nghi, điều chỉnh như dòng sông kia vẫn đứng im mà chảy mãi, biết thích nghi, tự điều chỉnh mình qua bao thác ghềnh để nhập vào biển khơi. Khả năng thích nghi, điều chỉnh ấy là khả năng của một sức khoẻ lành mạnh, xứng đáng cho một tuổi già lành mạnh, cho nên, không phải cứ chờ thật già mới viết cho tuổi chớm già, mà ngay giờ đây vừa gậm nhấm nó, vừa rình rập nó, quan sát nó và ghi lại, không phải nó chỉ là mình mà là của tất cả bạn bè chung quanh rồi sắp xếp lại, biết đâu mua vui cũng được một vài trống canh?.
Vậy, hỡi những người bạn yêu qúy của tôi, xin hãy vui với những dòng chữ chân tình này, và nếu có bực mình thì cứ tự nhủ làm gì có, hù doạ đó thôi…. Còn nếu có bắt gặp hình ảnh chính mình trong những dòng chữ này thì cũng hãy mỉm cười mà thứ lỗi…
Vì sáng hôm nay, một chút gió heo may đã về, những chiếc lá vàng đã rơi lác đác trên những con đường thành phố, một mùi gió bấc quen thuộc đã len vào giữa những hàng cây….
Trích Lời ngỏ Gío heo may đã về…
Tủm tỉm một mình
TríchLời ngỏ Nghĩ Từ Trái Tim
(*) Thơ Quách Thoại (**) Thơ Nguyên Sa
TÁC PHẪM ĐỖ HỒNG NGỌC:
Thơ
Tình Người (1967)
Thơ Đỗ Nghê (1973)
Giữa hoàng hôn xưa (1993)
Vòng quanh (1997)
Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác (2010)
Thơ Ngắn Đỗ Nghê (2017)
Tạp văn, Tùy bút:
Gió heo may đã về (1997)
Già ơi…Chào bạn! (1999)
Những người trẻ lạ lùng (2001)
Thầy thúôc & Bệnh nhân (2001)
Như ngàn thang thuốc bổ (2001)
Cành mai sân trước (tuyển tập, 2003)
Thư gởi người bận rộn (2005)
Khi người ta lớn (2007)
Như thị (2007)
Chẳng cũng khoái ru?(2008)
Nhớ đến một người (2011)
Thư gởi người bận rộn 2 (2011)
Ăn vóc học hay (2011)
Ghi chép lang thang (2014)
Một hôm gặp lại (2016)
Già sao cho sướng? (2015)
Phật Học
Nghĩ từ trái tim (về Tâm Kinh Bát Nhã, 2003)
Gươm báu trao tay (về kinh Kim Cang, 2008)
Handing down pcious sword (bản dịch tiếng Anh, 2022)
Thấp thoáng lời Kinh (2012)
Thiền và Sức khỏe (2013)
Ngàn cánh sen xanh biếc (về kinh Pháp Hoa, 2014)
Cõi Phật đâu xa (về kinh Duy Ma Cật, 2022)
Thoảng Hương Sen (2018)
Y học phổ cập:
Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò (1972)
Nói chuyện sức khỏe với tuổi mới lớn (1989)
Bệnh ở tuổi hoc trò (1990)
Viết cho Tuổi mới lớn (1995)
Với tuổi mười lăm (1997)
Bỗng nhiên mà họ lớn (2000)
Bác sĩ và những câu hỏi của tuổi mới lớn (2003)
Tuổi mới lớn (tuyển tập, 2005)
Khi người ta lớn (2011)
Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng (1974)
Chăm sóc Trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi (1978)
Làm sao để trẻ được khỏe mạnh và thông minh?
Những bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em
Săn sóc con em nơi xa thầy thuốc (1986)
Nuôi con (1988)
Sức khỏe trẻ em (1991)
Câu chuyện Sức khỏe (1996)
…………………………………………………………………………………………………
Đỗ Hồng Ngọc (bút hiệu Đỗ Nghê)
Sinh năm 1940 tại Phan Thiết (Thế-vì Khai sinh ghi 1943).
Quê nhà: Lagi-Hàm Tân- Bình Thuận.
Tốt nghiệp Tiến sĩ y khoa quốc gia, Y khoa Đại học đường Saigon, 1969
Bác sĩ chuyên khoa Nhi
Nguyên nội trú ủy nhiệm Bệnh viện Nhi đồng Sàigòn (1968-1969),
Trưởng phòng cấp cứu Nhi (1973-1975)
Trưởng khu Phòng khám Cấp Cứu BV Nhi Đồng 1 chúng tôi (từ 1975-1985)
Giám đốc Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe chúng tôi (1985-2005)
Tu nghiệp Y tế công cộng tại Đại học Harvard Hoa Kỳ (1993)
và Giáo dục sức khỏe tại CFES, Pháp (1997).
Giảng viên thỉnh giảng Bộ môn Nhi, Đại học Y dựơc chúng tôi (1981-1995)
Trưởng Bộ môn Khoa học hành vi & Giáo dục sức khỏe, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thach từ 1995-2008
Trưởng Bộ môn Y đức- Khoa học hành vi, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, chúng tôi 2008-2016
Cố vấn Bộ môn Y Đức – Khoa học hành vi Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM.
Hiện nghỉ hưu.
…………………………………………………………………………………
Đã cộng tác với các báo:
Bách khoa, Tình Thương, Ý thức, Tuổi Ngọc, Mây Hồng…
Tuổi trẻ, Phụ nữ, Thanh niên, Mực Tím, Áo trắng, Doanh nhân Saigon cuối tuần, Sài gòn Tiếp thị, Kiến thức ngày nay, Văn hóa Phật giáo, Giác Ngộ, Từ Quang, Liễu Quán…
Phụ trách trang: “Phòng mạch Mực Tím”, báo Mực Tím (1989-2002); “Thư gởi người bận rộn” báo Doanh nhân Saigon Cuối tuần (2003-2004), và “Gia đình Vui khỏe” báo Phụ Nữ chúng tôi (từ 2008-2010).
Liên hệ:
Email: [email protected]
www.dohongngoc.com/web/
--- Bài cũ hơn ---
Bảng Giá Khám Ở Bệnh Viện Hồng Ngọc Các Loại Xét Nghiệm, Nội Soi 2022
Bệnh Viện Đa Khoa Ngọc Hồng
Bệnh Viện Hồng Ngọc Mỹ Đình – Bệnh Viện Tiêu Chuẩn Anh Quốc
Ths.bác Sĩ Bùi Quốc Hùng & Ths.bác Sĩ Trần Thị Thanh Hồng Ở Hà Tĩnh
Trung Tâm Xét Nghiệm Buôn Ma Thuột