Top 8 # Bệnh Ung Thư Vú Kiêng Ăn Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Ung Thư Vú Kiêng Ăn Gì?

“Ung thư vú kiêng ăn gì?” luôn là câu hỏi mặc định của người bệnh không may mắc ung thư vú. Điều này cũng dễ lý giải. Bởi ai cũng biết ăn uống không chỉ là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chế độ ăn còn tác động đến sức khỏe của người ung thư vú theo chiều xấu đi hay tốt lên. Vậy người ung thư vú nên kiêng ăn gì sẽ tốt?

Những Nội Dung Cần Lưu Ý

1. Những ảnh hưởng của chế độ ăn tới bệnh ung thư vú

Bằng chứng về việc chế độ ăn có thể trở thành nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ ung thư vú

– Theo Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới

Tỷ lệ ung thư trên toàn thế giới có thể giảm tới 40% chỉ bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

– Năm 2007, một nghiên cứu được thực hiện ở Thượng Hải đã phát hiện ra, những phụ nữ ăn theo chế độ phương Tây với lượng nhiều thịt, sữa và thực phẩm chế biến sẵn trong chế độ dinh dưỡng có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp đôi bình thường.

– Các nhà khoa học đến từ trường Y Harvard cũng thừa nhận:

Những phụ nữ ăn nhiều hơn 1,5 khẩu phần thịt đỏ mỗi ngày sẽ tăng 22% nguy cơ mắc ung thư vú.

Tương ứng với mỗi khẩu phần thịt đỏ tăng thêm sẽ đi kèm với 13% nguy cơ ung thư vú.

Mối quan hệ giữa chế độ ăn và người đã mắc ung thư vú

Chưa dừng lại ở việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người bình thường. Chế độ ăn uống còn ảnh hưởng rất lớn đến người đang mắc ung thư vú.

Có một sự thật là các phương pháp điều trị ung thư vú như hóa trị, xạ trị hiện nay có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Chúng khiến bạn dễ gặp nguy hiểm hơn với các tác nhân gây bệnh có trong thực phẩm như vi trùng, hóa chất…

Theo một thống kê, bệnh nhân ung thư có nhiều nguy cơ tử vong do bệnh gây ra từ thực phẩm hơn người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đó là lý do tại sao việc lựa chọn chế độ ăn một cách an toàn là rất quan trọng.

Như vậy có thể bước đầu kết luận nếu người ung thư vú ăn không đúng cách sẽ dẫn đến 2 hậu quả:

Không có đủ sức khỏe để tiếp tục điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị

Tăng nguy cơ tử vong do các bệnh khác từ thự phẩm bẩn gây ra.

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là cần thiết để tăng cường sức khỏe cho người ung thư vú chống chọi với bệnh tật nhưng chưa đủ để thắng bệnh.

Theo Victoria Lee – Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng thuộc Khoa dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas ở Houston cho biết: ” Điều quan trọng là phải xem những gì bạn ăn, thức ăn đã được xử lý và chuẩn bị như thế nào”.

Vậy những loại thức ăn và cách chế biến nào không tốt cho người ung thứ vú mà bạn nên tránh?

– Thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư là vì:

Chứa các acid amin kích thích sản xuất insulin

Tăng quá trình oxy hóa trong cơ thể

Cách chế biến thịt đỏ như nướng còn tạo ra các hợp chất amin dị vòng (HCA). Các loại hợp chất này làm tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư.

Điều này không có nghĩa bạn phải bỏ hoàn toàn thịt đỏ nhưng nên hạn chế càng nhiều càng tốt.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, để giảm nguy cơ ung thư vú bạn có thể thay thế thịt đỏ bằng nhiều loại thịt gia cầm. Với một khẩu phần thịt đỏ được thay thế bằng một khẩu phần thịt gia cầm mỗi ngày có thể giúp bạn giảm 17% nguy cơ ung thư vú và con số này là 24% ở phụ nữ mãn kinh.

Bạn thường được nghe đến vô số công dụng tốt cho sức khỏe của bưởi. Nhưng với người ung thư vú thì lại ngược lại. Bưởi có thể làm tăng nồng độ estrogen (hoóc môn sinh dục nữ). Điều này sẽ khiến các tế bào ung thư vú phát triển.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Ung thư của Anh cho rằng, những phụ nữ ăn bưởi nhiều có nguy cơ ung thư vú cao hơn 30% so với bình thường.

Do vậy nếu là chót lỡ là tín đồ của bưởi bạn cũng nên cố gắng bỏ sở thích này. Hoặc bạn có thể thay thế bưởi bằng các loại trái cây họ cam quýt khác sẽ tốt hơn.

Một số loại dầu thực vật gây bất lợi cho người ung thư vú

Dầu thực vật bao gồm đậu tương, hướng dương, ngô… Những loại dầu này có nhiều chất béo không bão hòa. Chúng làm tăng quá trình oxy hóa trong cơ thể, giúp tế bào ung thư phát triển. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế ăn mayonnaise và bơ. Vì trong 2 loại thực phẩm này cũng chứa các loại dầu thực vật nói trên

Để tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh, người ung thư vú nên sử dụng dầu ôliu hoặc dầu hạt cải thay thế.

Bạn nên hạn chế tối đa việc ăn bánh kẹo ngọt vì:

+ Tạp chí Cancer Causes and Control. “Những người phụ nữ tiêu thụ nhiều đồ ngọt nhất có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 27% so với những phụ nữ tiêu thụ ít hơn”

+ Đồ ngọt ở đây bao gồm cả món tráng miệng, đồ uống ngọt và các thực phẩm có chứa đường bổ sung.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng các hợp chất được sử dụng như chất bảo quản trong thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, giăm bông và xúc xích… sẽ biến thành các hợp chất gây ung thư trong cơ thể.

Do vậy người ung thư vú nên tránh xa các loại đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp.

3. Lưu ý nhỏ cho người ung thư vú:

Bên cạnh việc kiêng những đồ ăn kể trên để đảm bảo hiệu quả điều trị thì việc lựa chọn các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng là điều hết sức quan trọng. Đồng thời người ung thư vú cũng nên nhớ phải ăn chín uống sôi và tuyệt đối không nên ăn hay uống những loại đồ ăn tái , sống nhu salad trộn, sushi, trứng sống…

Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho người ung thư vú trong việc lựa chọn thực phẩm tốt cho bản thân.

(Visited 136 times, 1 visits today)

Mắc Bệnh Ung Thư Vú Nên Kiêng Ăn Gì?

Việc lạm dụng các loại đồ uống có cồn như: bia, rượu… có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe, thậm chí là tử vong. Đặc biệt với những người mắc vú thì sử dụng các loại đồ uống này quá mức thì mức độ nguy hiểm còn cao gấp nhiều lần.

Rượu có chứa cồn có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể và gây tổn hại cho DNA của tế bào bình thường. Hơn thế nữa, rượu bia cũng được coi là nguyên nhân làm suy giảm tinh thần cũng như hoạt động của não bộ của người bệnh ung thư vú.

Người bệnh ung thư vú cần tạm ngừng sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn.

Các thực phẩm chứa lượng đường lớn

Những đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường là “kẻ thù” đối với sức khỏe của bệnh nhân ung thư vú. Trong một nghiên cứu trên chuột, những con chuột được cho ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường có khả năng phát triển khối u tuyến vú mạnh hơn những con chuột bình thường khác.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày nam giới có thể tiêu thụ khoảng 37.5 g đường và phụ nữ có thể tiêu thụ khoảng 25 g đường.

Một số loại thực phẩm, món ăn có chứa nhiều đường cần hạn chế sử dụng như: chuối, dưa hấu, sữa và các sản phẩm từ sữa, Sô cô la, bánh kẹo, nho khô…

Thịt đỏ

Việc tiêu thụ thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú, đặc biệt là khi nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao, có thể giải phóng ra độc tố làm bệnh ung thư vú ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu người bệnh sử dụng các loại thịt chế biến sẵn sẽ gây nhiều mối nguy hại cho sức khỏe và có thể thúc đẩy tế bào ung thư phát triển đột ngột, làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị.

Chất béo trans fat thường có trong một số loại thực phẩm đã được chế biến sẵn như: khoai tây chiên, bánh quy, bánh rán, bánh ngọt đã được đóng gói.

– Chia nhỏ bữa ăn của bạn– Gặp gỡ chuyên gia dinh dưỡng để nhận được sự tư vấn đúng đắn– Thường xuyên xây dựng kế hoạch dinh dưỡng

Để chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân, bạn còn cần trang bị cho cho mình những ứng dụng chăm sóc sức khoẻ Online để theo dõi tình hình sức khoẻ hàng ngày, hàng giờ, nhờ đó có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những diễn biến xấu của bệnh.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Tổng hợp

Bệnh Nhân Ung Thư Vú Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?

Chị Hà Thị T. (30 tuổi- Yên Bái) có hỏi: Tôi được bác sĩ chuẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn I. Hiện tôi đã điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Tôi muốn hỏi người bị ung thư vú như tôi nên ăn gì và phải kiêng gì?

Chuyên gia trả lời:

Chào chị T.! Đầu tiên, chúng tôi mong chị sớm bình phục hoàn toàn. Chúc chị luôn lạc quan để chống chọi lại với căn bệnh ung thư vú. Chúng tôi rất hân hạnh khi chị đã gửi câu hỏi đến các chuyên gia của chúng tôi Chúng tôi xin giải thắc mắc của chị như sau:

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân ung thư vú. Trong tất cả các giai đoạn, bệnh nhân đều cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau củ quả, cung cấp nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin cho cơ thể.

Nếu bệnh nhân đang trong đợt điều trị, cơ thể yếu có thể nuôi qua truyền tĩnh mạch cho đến khi bệnh nhân hồi phục có thể tự ăn. Chế độ ăn sau mỗi đợt điều trị cần đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng để giúp bệnh nhân nhanh hồi phục. Một số lưu ý về chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn hồi phục:

Nâng đỡ dần hệ tiêu hóa của cơ thể sau khi phẫu thuật hoặc điều trị hóa chất, xạ trị, cho ăn đồ ăn dễ tiêu hóa trước, sau đó mới bổ sung nguồn đạm thịt, cá.

Ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung đủ đạm, tuy nhiên nên hạn chế các loại thịt đỏ (ví dụ thịt bò), thay vào đó nên bổ sung từ cá, thịt trắng, sữa.

Nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt kể cả đậu nành, trái cây, rau củ.

Bổ sung đủ khoáng chất, vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, bệnh nhân mắc ung thư vú có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ, nâng cao sức đề kháng như Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku Nhật Bản. Trong đó King Fucoidan là một trong những loại Fucoidan rất tốt

Có 3 cách mua King Fucoidan như sau:

Bệnh Ung Thư Vú Cần Kiêng Ăn Những Thực Phẩm Gì?

Mắc bệnh ung thư vú cần kiêng ăn những thực phẩm gì? Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân ung thư vú cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh. Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì việc mắc bệnh ung thư vú cần kiêng ăn những thực phẩm gì cũng là mối quan tâm lớn của bệnh nhân cũng như người nhà.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn danh sách các nhóm thực phẩm cần tránh.

Mắc bệnh ung thư vú cần kiêng ăn những thực phẩm gì? Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân ung thư vú cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh. Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì việc mắc bệnh ung thư vú cần kiêng ăn những thực phẩm gì cũng là mối quan tâm lớn của bệnh nhân cũng như người nhà.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn danh sách các nhóm thực phẩm cần tránh.

1. Thực Phẩm Lên Men Hoặc Chứa Nhiều Muối

Mặc dù các chất lên men như dưa cà muối, thịt muối, cá muối…chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa nhưng nếu sử dụng thường xuyên và liên tục sẽ làm tăng nguy cơ ung thư do muối nitrat trong thực phẩm lên men và các đồ muối có thể chuyển hóa thành nitrosamine gây tổn thương các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

2. Nhóm Thịt Phẩm Giàu Lipid (Chất Béo)

Một nghiên cứu ở châu Âu trong suốt 11 năm đối với 337.000 phụ nữ ở 10 quốc gia khác nhau đã cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều các chất béo bão hòa như thịt đỏ, trứng gà, thịt, mỡ, tôm, cá, các loại hạt…sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn 30% so với những người ít ăn. Như vậy, bệnh nhân ung thư vú nếu hấp thụ quá nhiều lipid sẽ làm các tế bào ung thư phát triển thông qua hạn chế khả năng miễn dịch, gây ảnh hưởng đến phương thức chuyển hóa của tế bào.

3. Nhóm Thực Phẩm Nướng

Các thực phẩm như thịt đỏ, thịt trắng, hải sản chứa nhiều protein khi được nướng lâu ở nhiệt độ cao trên bếp than hoa, bếp từ…sẽ sinh ra các chất độc heterocyclic amine (HAs), polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) gây tổn thương DNA và khiến các tế bào ung thư phát triển. Vì vậy, bệnh nhân ung thư vú cần hạn chế ăn nhóm thực phẩm này.

4. Thực Phẩm Đóng Hộp

Thực phẩm đóng hộp không an toàn và vệ sinh như bạn vẫn nghĩ. Hầu hết, các vỏ hộp đựng thực phẩm đều chứa chất BPA-A. Ngay cả khi tiếp xúc với một lượng nhỏ BPA-A thôi, cơ thể cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và các chứng rối loạn khác. Vì vậy, bệnh nhân ung thư vú cần tránh xa nhóm thực phẩm này.

5. Nhóm Thực Phẩm Chứa Nhiều Chất Cồn

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, phân tích dữ liệu của 1.897 bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu sống sót – những người này được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư vú từ 1997-2000. Sau 8 năm phân tích thói quen sử dụng bia rượu của họ, kết quả cho thấy, những bệnh nhân uống 6ml rượu (tương đương một ngụm) hàng ngày trở lên sẽ có nguy cơ tái phát bệnh ung thư vú cao hơn 34% so với bệnh nhân không sử dụng rượu. Trong số 34% bệnh nhân ung thư vú bị tái phát, có 3% tái phát ở bên ngực còn lại.

Như vậy, bệnh nhân ung thư vú cần nói không với đồ uống có cồn để đảm bảo sức khỏe và kéo dài được thời gian sống của mình.

6. Nhóm Thực Phẩm Từ Sữa

Sản phẩm được chế biến từ sữa bò như kem, sữa chua, phomat, latte nguyên chất béo, socola nóng….có thể làm giảm một nửa cơ hội sống sót của bệnh nhân ung thư vú.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu Mỹ – Kaiser Permanente tại California đã nghiên cứu hồ sơ của 1.500 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú từ giữa năm 1997 và 2000 và phát hiện ra 50% bệnh nhân tử vong do bệnh ung thư vú trong vòng 12 năm dù chỉ ăn một phẩn sản phẩm nói trên hàng ngày. Hầu hết họ đều tiêu thụ sữa tại Anh và Mỹ.

Các nhà khoa học cho rằng các sản phẩm từ sữa này đều có nguồn gốc từ những con bò mang thai, giàu hoocmon esrogen, làm thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư vú, đặc biệt là sữa nguyên béo.Tiến sĩ Bette Caan, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Sữa có hàm lượng chất béo cao thường không được khuyến cáo như là một phần của một chế độ ăn uống lành mạnh.Chuyển sang sữa ít chất béo là một điều dễ dàng để thay đổi”.

7. Các Loại Thịt Đỏ

Nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy thịt đỏ có thể gây ra một số bệnh như ung thư đại – trực tràng, ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và ung thư phổi. Nghiên cứu này giúp giải thích mối liên hệ của việc ăn thịt đỏ với các bệnh tiến triển nặng do tình trạng viêm nhiễm mạn tính như: đái tháo đường týp 2 và xơ vữa động mạch.

Mới đây nhất các nhà khoa học ĐH California (Mỹ) đã phát hiện một loại đường có trong thịt đỏ (Neu5Gc) góp phần làm tăng khả năng phát triển khối u. Nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm Neu5Gc trên chuột. Kết quả cho thấy, chuột sử dụng Neu5Gc có khối u hình thành nhiều hơn gấp 5 lần so với chuột được nuôi không có loại đường này.

Hoàng Quyên