Top 10 # Bị Ung Thư Vú Khi Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Bị Ung Thư Vú Khi Đang Mang Thai

Để bảo đảm mạng sống của mẹ, bác sĩ khuyên tôi bỏ con và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ cục u. Vô cùng đau buồn sau cú sốc này nhưng tôi tưởng khi chữa trị khỏi, mình có thể làm mẹ một lần nữa. Nhưng 5 năm sau (2010) tôi lại phát hiện mình bị buồng trứng lớn và ung thư tử cung, lần này tôi hoàn toàn mất hẳn quyền làm mẹ và phải cắt bỏ toàn bộ buồng trứng.

Điều này khiến tôi vô cùng suy sụp vì tôi rất mong có một đứa con, mong được làm mẹ một lần. Nhưng rồi tôi nghĩ mình còn cơ hội được sống đã là điều may mắn vô cùng, nên tôi phải cố gắng vượt qua mọi chuyện, nghĩ tích cực và sống thật vui vẻ. May là u tử cung là khối u lành tính, hiện tôi chỉ cần phải đi khám định kỳ vùng ngực mỗi năm một lần.

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung, bác sĩ khuyên tôi không được ăn thịt bò, rau muống, không ăn mỡ động vật, thịt gà, măng và các loại thực phẩm độc gây nhức mỏi cơ thể. Bữa sáng tôi thường ăn cháo thịt, đi bộ nhẹ nhàng vài trăm mét. Hai bữa chính chủ yếu là cá đồng (không ăn những loại cá có gai) như cá linh, cá lóc, cá bống, cá chèn kho tiêu, chiên, nướng hay nấu canh chua. Một tháng, tôi chỉ ăn thịt 2 – 3 ngày. Hơn nữa, cứ 4 ngày trong tháng tôi lại ăn chay, tôi thường ăn đậu hũ chiên, kho tương, đậu hũ chiên xả bằm ăn với nước tương cùng với các loại cải như bẹ xanh, mồng tơi, cải ngọt… Thêm vào đó, tôi còn hay ăn trái cây như xoài, bơ, bưởi, bòng bon…

Trong 4 năm điều trị bệnh, tôi còn uống lá trinh nữ hoàng cung và lá đu đủ. Do nhà tôi có đất nên tôi tự trồng và hái uống mỗi ngày (một lá trinh nữ hoàng cung ngắt thành 7 khúc cùng với một lá đu đủ, nấu nước sôi uống mỗi ngày một lít). Nhưng hiện nay tôi không còn uống nữa, mà bổ sung dưỡng chất bằng mỗi ngày một ly sữa bột. Gần đây, tôi đi khám đông y vì bị nhức mỏi khắp người và nhiều lúc thấy mình mẩy lạnh bất thường, giựt tê người lại. Vì thế tôi bốc thuốc nam uống được hơn một tháng nay, mỗi ngày uống một thang thuốc nam làm tôi cảm thấy đỡ nhức mỏi và khỏe hơn.

Tôi thật không may mắn khi mất đi thiên chức làm mẹ, những lúc nghĩ đến điều đó tôi thường khóc rất nhiều nhưng khi vào trong bệnh viện điều trị, nhìn thấy những em bé ốm yếu do những người mẹ không khỏe mạnh sinh ra, rồi những cô gái chết trẻ vì bị ung thư, tôi thấy mình còn may mắn. Tôi vẫn hay nghĩ về phía trước, có cái nhìn tích cực và yêu đời hơn. Tôi chỉ mong rằng sẽ không có ai mắc bệnh như tôi nữa.

Nguyễn Thị Nga ( Đồng Tháp)

Có Thể Bị Ung Thư Vú Khi Mang Thai?

Hỏi : Em năm nay 25 tuổi, em đang mang thai được hơn 10 tuần. Cách đây, khoảng 1 tuần em phát hiện trên ngực bên phải ở gần núm vú có một khối cứng và bẹt. Em rất lo lắng. Khi em ấn vào đó thì thấy khối này di chuyển được. Vậy em muốn hỏi là em có bị mắc ung thu vú không? Và em phải điều trị như thế nào? Cảm ơn bác sĩ!

Trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới xuất hiện các u, cục ở ngực mà không phải là ung thư. Đối với các u nang, u xơ tuyến vú hay u mỡ thì là do viêm, đặc biệt là ở những phụ nữ đang có thai và cho con bú.

Hiện tượng khối u di chuyển được cũng không đáng lo ngại, vì có thể đó là một dạng u xơ, một loại u lành tính phổ biến nhất. U di động này thường gặp ở phụ nữ tuổi 20-30 và có thể nhận thấy rõ sự xuất hiện của nó nhưng không thấy đau đớn. Chúng được gọi là “u chuột” vì chúng di động dưới da và có thể dịch chuyển khi dùng tay tác động.

Rất nhiều phụ nữ lo lắng khi thấy xuất hiện khối u ở ngực, nhưng không hẳn khối u nào ở ngực cũng là ung thư. Chỉ khoảng 2% phụ nữ có u nang là bị ung thư. Tuy nhiên, u nang đúng là sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Để xác định khối u ở ngực của em thuộc loại u lành tính hay ác tính thì em cần đến bệnh viện K hoặc bệnh viện Ung Bướu Hà Nội để siêu âm và chụp X-quang ngực. Những xét nghiệm này có thể phân biệt được các loại u cục khác nhau. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, bác sỹ sẽ làm thêm xét nghiệm sinh thiết khối u để có kết quả chính xác giúp em. Chỉ khi nào có kết luận về khối u qua các xét nghiệm mới có hướng điều trị: Nếu là u lành thì chỉ cần mổ bóc tách hoặc dùng thuốc uống, còn nếu là u ác thì khi đó bác sỹ sẽ đưa ra hướng điều trị cho em.

Chúc em mọi điều tốt lành.

Tầm Soát Ung Thư Vú Khi Mang Thai

Ngực của bạn trải qua những thay đổi đáng kinh ngạc khi bạn mang thai. Khi chúng phát triển các ống dẫn sữa để cho con bú, chúng thường tăng gấp đôi kích thước và trở nên nặng nề khi có thêm chất lỏng. Các mô vú cũng có cảm giác săn chắc hơn và “sần sùi”. Những thay đổi này có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán ung thư vú. Lo ngại về việc sử dụng một kỹ thuật hình ảnh ảnh hưởng đến em bé đang phát triển cũng làm hạn chế một số lựa chọn chẩn đoán cho phụ nữ bị nghi ngờ ung thư vú.

Một số nghiên cứu nhỏ đã xem xét cách thức mà ung thư vú thường được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai cũng như độ an toàn và độ tin cậy của chụp nhũ ảnh, siêu âm và các kỹ thuật hình ảnh ung thư vú khác trong thai kỳ.

Dấu hiệu ung thư vú khi mang thai

Hầu hết các bệnh ung thư vú được chẩn đoán trong hoặc ngay sau khi mang thai lần đầu tiên xuất hiện dưới dạng một khối u vú không đau. Tuy nhiên, hầu hết các cục u được tìm thấy trong thai kỳ không phải là ung thư.

Thật yên tâm khi biết rằng nếu bạn phát triển một khối u ở vú trong khi mang thai, nó không có khả năng là ung thư vú. Nhưng bạn vẫn nên thông báo cho bác sĩ bất kỳ khối u đáng ngờ nào và tiến hành các xét nghiệm thích hợp để tìm ra liệu đó có phải là ung thư hay không.

Nếu bạn đang mang thai và bạn có một khối u ở vú cần kiểm tra, xét nghiệm nào là an toàn cho bạn và thai nhi?

Chụp quang tuyến vú

Chụp quang tuyến vú khi mang thai có thể được xem xét đối với những phụ nữ có dấu hiệu hoặc triệu chứng của một vấn đề về vú có thể xảy ra.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, chụp quang tuyến vú khá an toàn khi bạn đang mang thai. Chỉ cần một lượng nhỏ bức xạ để chụp quang tuyến vú và bức xạ tập trung vào vú, vì vậy hầu hết nó không đến được các bộ phận khác của cơ thể. Để bảo vệ thêm, một tấm chắn chì được đặt trên bụng để chặn bất kỳ sự tán xạ bức xạ nào có thể xảy ra.

Siêu âm

Siêu âm được coi là một công cụ an toàn để “nhìn thấy” bên trong ngực của phụ nữ mang thai. Nó thường được sử dụng trước khi chụp nhũ ảnh để đánh giá một khối u có thể sờ thấy được (một khối u mà bạn có thể sờ thấy).

Ở cả phụ nữ mang thai và không mang thai, siêu âm có thể cho biết chính xác liệu một khối u là một u nang vô hại chứa đầy chất lỏng hay một khối rắn có thể là ung thư. Nhưng việc phân biệt một khối u rắn là ung thư vú và một khối u rắn không phải là ung thư vú sẽ kém chính xác hơn nhiều.

MRI

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, sự an toàn của chụp cộng hưởng từ (MRI) trong thai kỳ vẫn chưa được thiết lập. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu nhỏ về MRI trong thai kỳ cho thấy nó không gây ra vấn đề gì. MRI đôi khi được sử dụng để kiểm tra các khối u ở vú ở phụ nữ mang thai trông giống như chúng có thể là ung thư trên chụp quang tuyến vú. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc loại xét nghiệm này có an toàn cho bạn và con bạn hay không.

Sinh thiết

Để chẩn đoán chắc chắn ung thư vú, ở cả phụ nữ có thai và không mang thai, bác sĩ cần cắt bỏ một phần nhỏ khối u nghi ngờ ở vú. Thủ tục này được gọi là sinh thiết . Các mô như vậy có thể được lấy ra bằng kim (sinh thiết kim hoặc lõi) hoặc bằng cách phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u (sinh thiết cắt bỏ).

Sinh thiết vú khi mang thai thường có thể được thực hiện như một thủ tục ngoại trú. Bác sĩ dùng thuốc để gây tê vùng vú sẽ sinh thiết. Có rất ít rủi ro cho em bé. Sinh thiết cũng có thể được thực hiện dưới gây mê toàn thân nếu cần, chỉ với một rủi ro nhỏ cho em bé.

Sinh thiết bằng kim an toàn ở phụ nữ đang cho con bú. Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn với sinh thiết cắt bỏ vì phải phẫu thuật nhiều hơn và sữa mẹ có thể rò rỉ vào khu vực phẫu thuật. Nếu điều này xảy ra, sữa có thể được hút ra bằng cách hút bằng kim nhỏ.

Để chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân, bạn còn cần trang bị cho cho mình những ứng dụng chăm sóc sức khoẻ Online để theo dõi tình hình sức khoẻ hàng ngày, hàng giờ, nhờ đó có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những diễn biến xấu của bệnh.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Website: https://myhealth.com.vn/

Tổng hợp

Bị Chàm Khi Mang Thai

Bệnh chàm ở phụ nữ mang thai thường khó điều trị hơn so với các trường hợp thông thường. Bởi lúc này một số phương pháp có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khắc phục an toàn để kiểm soát tiến triển của bệnh lý này.

Bị chàm khi mang thai – Dấu hiệu nhận biết và Nguyên nhân

Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Một số thay đổi đột ngột chính là nguyên nhân khiến bệnh chàm xuất hiện.

Chàm là một dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da khô, bong tróc, đỏ rát và sần sùi. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

1. Dấu hiệu nhận biết

Bạn có thể nhận biết bệnh chàm trong thời gian thai kỳ thông qua những biểu hiện sau:

Phát ban da

Da xuất hiện vết sưng đỏ, sần sùi và ngứa rát

Tổn thương da thường tập trung thành từng cụm

Da bong vảy trắng

Xuất hiện một số mụn mủ

2. Các loại chàm

Chàm là thuật ngữ bao quát nhiều bệnh da liễu mãn tính. Các loại chàm thường gặp trong thời gian mang thai, gồm có:

3. Nguyên nhân

Một số yếu tố được xem là tác nhân khiến triệu chứng của bệnh chàm bùng phát ở phụ nữ mang thai, bao gồm:

Hệ miễn dịch giảm: Trong thời gian mang thai – nhất là những tháng đầu thai kỳ, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm hơn so với bình thường. Đây là hiện tượng sinh lý do cơ thể đang hoạt động quá mức để chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới. Hơn nữa, lúc này hệ miễn dịch sẽ tập trung bảo vệ thai nhi nên cơ thể mẹ dễ bị các tác nhân xâm nhập và gây tổn thương.

Rối loạn nội tiết: Ở phụ nữ mang thai, hormone estrogen và progesterone thường có xu hướng tăng mạnh. Sự gia tăng đột ngột của nội tiết tố trong cơ thể khiến da và một số cơ quan gặp phải các vấn đề tiêu cực.

Căng thẳng: Căng thẳng thường xuất hiện ở những người mới mang thai lần đầu tiên. Trạng thái tâm lý không thoải mái cộng với những thay đổi bên trong cơ thể chính là tác nhân khiến bệnh chàm bùng phát.

Mang thai lần đầu: Bệnh chàm có xu hướng xuất hiện nhiều ở những người mới mang thai lần đầu tiên.

Chẩn đoán bệnh chàm khi mang thai

Chẩn đoán bệnh chàm thường được thực hiện thông qua kiểm tra triệu chứng lâm sàng. Hầu hết các bác sĩ đều có thể xác định bệnh bằng trực quan. Tuy nhiên với những trường hợp phức tạp, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết để đưa ra kết quả cuối cùng.

Bạn có thể cung cấp một số thông tin nhằm giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán, chẳng hạn như: Thời điểm da bắt đầu thay đổi, những loại thuốc bạn đang sử dụng,…

Các cách chữa bệnh chàm khi mang thai

Mặc dù bệnh chàm không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh có thể gây khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.

Do đó bạn nên thực hiện các biện pháp để kiểm soát triệu chứng của bệnh chàm trong thời gian này. Áp dụng bất cứ loại thuốc hay phương pháp điều trị nào trong thời gian mang thai đều có rủi ro cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.

Các loại thuốc uống đều không được khuyến khích trong thời gian thai kỳ. Do đó bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ có nồng độ thấp để làm giảm triệu chứng khó chịu, sưng, rát và ngứa ngáy trên da.

Hoạt chất trong thuốc bôi da có thể đi vào cơ thể nếu sử dụng ở liều cao hoặc dùng trên diện rộng. Cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế để kiểm soát rủi ro phát sinh trong thời gian dùng thuốc.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng liệu pháp ánh sáng để cải thiện bệnh chàm. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện khi cần thiết, lạm dụng phương pháp này có thể tăng nguy cơ ung thư da.

Không dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid đường uống cho phụ nữ mang thai.

Chế độ chăm sóc và phòng ngừa bệnh chàm khi mang thai

Song song với việc điều trị bằng thuốc, bạn nên thực hiện chế độ chăm sóc hợp lý để giảm cường độ kích thích lên vùng da tổn thương.

Các biện pháp chăm sóc an toàn phụ nữ mang thai nên thực hiện:

Không nên tắm nước quá nóng. Nhiệt độ cao khiến lớp màng bảo vệ da bị hư hại, dẫn đến tình trạng da giảm đề kháng và mất nước. Nên tắm nước ấm để làm mềm và bổ sung nước cho da.

Thời gian tắm không nên nhiều hơn 20 phút. Sau khi tắm, cần lau khô và dưỡng ẩm ngay để hạn chế tình trạng thoát hơi nước gây nứt nẻ và khô da.

Lựa chọn quần áo có chất liệu nhẹ, thoáng khí, kích cỡ quần áo rộng rãi nhằm hạn chế ma sát lên vùng da tổn thương.

Thay thế những loại xà phòng và sản phẩm làm sạch có chứa hương liệu bằng những sản phẩm dịu nhẹ, ít kích ứng.

Sử dụng máy tạo độ ẩm để tránh làm khô và bong tróc da.

Uống từ 2.5 – 3 lít mỗi ngày nhằm bổ sung nước cho cơ thể và làn da. Không những vậy, thói quen này còn đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi.

Bổ sung vitamin và các thành phần tốt cho da như vitamin D, vitamin E và C.

Tránh các chất kích thích (bụi bẩn, phấn hoa, mỹ phẩm, thức ăn, sữa,…).

Thay vì gãi lên vùng da bị chàm, bạn có thể massage bằng cách ấn nhẹ ngón tay để giảm ngứa.

Sử dụng túi chườm lạnh áp lên da nhằm giảm viêm, nóng rát và nứt nẻ.

Một số biện pháp thay thế như yến mạch, tinh dầu bạc hà, dầu dừa,… có thể kiểm soát bệnh chàm mà không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên để giảm nguy cơ bị dị ứng, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ da liễu trước khi thực hiện.

Giữ thái độ tích cực, giải phóng cảm xúc, giảm khối lượng công việc và dành thời gian nghỉ ngơi nhằm hạn chế tình trạng căng thẳng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!