Top 10 # Biểu Hiện Của Bệnh Ung Thư Bạch Huyết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Dấu Hiệu Của Bệnh Ung Thư Bạch Huyết

Chào các bác sĩ. Gần đây tôi có một số dấu hiệu như mệt mỏi và sút cân, sưng đau ở cổ, vv… Một người bạn của tôi đến chơi và bảo tôi đi khám ngay, vì có người nhà trước cũng có triệu chứng như vậy và đi khám thì được biết bị ung thư bạch huyết. Xin hỏi bác sĩ, dấu hiệu của bệnh ung thư bạch huyết cụ thể như thế nào? Có phải tôi mắc bệnh không? Cảm ơn. (Minh Châu – 40 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Chào chị,

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới hòm thư tư vấn scc@thucuchospital.vn. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của chị như sau:

Ung thư bạch huyết là bệnh ung thư có ảnh hưởng đến các tế bào có vai trò trong hệ thống miễn dịch và chủ yếu đại diện cho các tế bào tham gia vào hệ thống bạch huyết của cơ thể. Ung thư bạch huyết chia làm 2 loại: U lympho Hodgkin và U lympho không Hodgkin.

Thông thường, dấu hiệu đầu tiên của ung thư bạch huyết sưng đau ở cổ, dưới cánh tay hoặc ở vùng háng. Hạch bạch huyết hoặc các mô khác trong cơ thể cũng có thể sưng lên, chẳng hạn như lá lách. Lá lách to có thể gây đau bụng hoặc cảm giác khó chịu.

Các hạch bạch huyết mở rộng đôi khi gây áp lực lên các tĩnh mạch hay mạch bạch huyết, gây ra tình trạng sưng cánh tay hoặc chân, gây áp lực lên dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau, tê hoặc ngứa ran, cũng có thể gây áp lực lên dạ dày, khiến bệnh nhân cảm thấy no nhanh chóng.

Các triệu chứng chung của ung thư bạch huyết là:

Sốt

Ớn lạnh

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Đổ mồ hôi đêm

Thiếu năng lượng

Ngứa. Khoảng 25% bệnh nhân mắc ung thư bạch huyết bị ngứa , thường gặp nhất ở chi dưới. Ngứa có thể xảy ra ở giai đoạn đầu, hoặc tiến triển, hay di căn tới toàn bộ cơ thể.

Những triệu chứng này cũng có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân khác mà không phải ung thư, ví dụ như bị cúm hoặc nhiễm virus khác, tuy nhiên trong trường hợp này, những dấu hiệu trên sẽ nhanh chóng chấm dứt. Ngược lại, nếu các triệu chứng không giảm thì rất có thể là dấu hiệu của ung thư bạch huyết.

Theo như mô tả, chị thấy cơ thể mệt mỏi, giảm cân và sưng đau ở cổ, đây tuy chưa phải là dấu hiệu đặc hiệu của bệnh ung thư nhưng cũng không loại trừ nguyên nhân này. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác, chị vui lòng đến trực tiếp Bệnh viện Thu Cúc để được các bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm giúp phát hiện bệnh.

Hiện nay, khoa Ung bướu Singapore – Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại giúp phát hiện bệnh chính xác và nhanh nhất.

Để được tư vấn về ung thư, hay đặt lịch khám và điều trị, bạn vui lòng đặt lịch qua đường dây nóng 0907245888.

Biểu Hiện Của Bệnh Ung Thư Vú

Biểu hiện của bệnh ung thư vú là gì? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Bởi, đây là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe mà cả đến đời sống tâm lý của các bạn gái. chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn các biểu hiện cơ bản dễ nhận biết của ung thư vú để có phương pháp chữa trị kịp thời nhất.

Đặc biệt, ung thư vú dạng viêm rất ít gặp và nó chỉ chiếm 3% trong tổng các trường hợp ung thư vú. Tuy nhiên, ở giai đoạn này các tế bào ung thư phát triển nhanh ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu cho các tế bào ngực và có thể dẫn đến hiện tượng tắc ống sữa

2.Đau lưng

Đau lưng cũng chính là một biểu hiện của bệnh ung thư vú mà bạn nên biết. Bởi vì các khối u phát triển ở các tế bào ngực, gần thành ngực. Nếu các khối u đó phát triển ngược về phía xương sườn và xương sống thì hiện tượng đau lưng sẽ xuất hiện. Vì vậy, nếu bị ung thư nặng có thể kèm theo các triệu chứng đau nhức xương khớp rất nguy hiểm

4. Đau, sưng, hoặc có một khối u ở nách

Đau sưng hoặc có 1 khối u ở nách cũng chính là biểu hiện của ung thư vú do bị ảnh hưởng bởi dịch bạch huyết. Với biểu hiện này bạn có thể kiểm tra bằng ngón tay di chuyển trên vòng 1. Nếu phát hiện các cục hay khối u nhỏ cần đến khám và kiểm tra tại các cơ sở y Tế để được tư vấn và chữa trị kịp thời nhất

5. Da núi đôi thay đổi

Những thay đổi của làn da núi đôi cũng chính là dấu hiệu, biểu hiện của bệnh ung thư vú. Đặc điểm giúp bạn dễ nhận thấy bằng mắt thường nhất là biểu hiện da nhăn nheo hoặc sần hơn bình thường

Với các triệu chứng nói trên để nhận biết bệnh, bạn nên đi khám sớm để biết mình có nguy cơ bị ung thư vú hay không để có cách chữa trị nhanh và kịp thời nhất.

Phù Bạch Huyết Ở Bệnh Nhân Ung Thư

Phù bạch huyết là sự tích tụ dịch bất thường trong mô mềm do sự tắc nghẽn của hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết giúp chúng ta chống lại nhiễm trùng và các bệnh khác bằng cách dẫn lưu dòng bạch huyết, một chất lỏng không màu có chứa bạch cầu di chuyển trong cơ thể. Dòng bạch mạch này di chuyển trong các ống nhỏ gọi là mạch bạch huyết. Hạch bạch huyết là những tuyến nhỏ có khả năng bắt giữ vi khuẩn và lọc những chất có hại khác ra khỏi dòng bạch huyết. Tuy nhiên, khi những hạch bạch huyết này bị cắt bỏ hoặc bị tổn thương, dịch bạch huyết ứ đọng/tích tụ trong các mô xung quanh và gây phù nề.

Thông thường, phù bạch huyết sẽ biểu hiện ở tay và chân. Tình trạng này thường thấy ở những người đã điều trị ung thư vú hoặc những loại ung thư có ảnh hưởng đến niệu quản, bàng quang, thận, tuyến tiền liệt, tinh hoàn và dương vật. Đối với những người đang điều trị ung thư ở vùng đầu cổ, cổ là vị trí phổ biến nhất của phù bạch huyết. Tuy nhiên phù bạch huyết cũng có thể xuất hiện ở vùng dưới cằm, mặt và trong miệng dù ít gặp hơn. Tình trạng phù bạch huyết có thể tiến triển ngay sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị, hoặc có thể xảy ra sau vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm khi điều trị ung thư kết thúc.

Triệu chứng của phù bạch huyết

Những người bị phù bạch huyết ở tay hoặc chân có thể gặp các triệu chứng sau:

Sưng bắt đầu ở tay hoặc chân.

Cảm giác nặng ở tay hoặc chân.

Yếu hoặc giảm linh hoạt chi.

Đeo nhẫn, đồng hồ, hoặc mặc quần áo bị chật.

Cảm giác khó chịu hoặc đau.

Da bị căng, bóng, ấm hoặc bị đỏ.

Da không lõm khi đè/ép, hoặc da cứng.

Da dày hơn.

Da có thể trông giống như vỏ cam (sưng lên với các vết lồi lõm nhỏ).

Mụn cóc hoặc mụn nước, rỉ dịch.

Sưng mắt, mặt, môi, cổ hoặc vùng dưới cằm.

Sự khó chịu hoặc cảm giác chật ở những vùng bị ảnh hưởng.

Khó xoay cổ, cử động hàm hoặc vai.

Sẹo (xơ hóa) ở cổ và da mặt.

Giảm thị lực vì bị sưng mi mắt.

Khó nuốt, khó nói hoặc khó thở.

Chảy nước bọt hoặc làm rơi thức ăn trong miệng khi ăn.

Nghẹt mũi hoặc đau tai giữa kéo dài, nếu sưng nặng.

Các triệu chứng của phù bạch huyết có thể tiến triển từ từ và không phải lúc nào cũng dễ dàng phát hiện được. Đôi khi các triệu chứng duy nhất có thể là cảm giác nặng hoặc đau ở cánh tay hoặc chân. Nhưng đôi khi phù mạch huyết có thể bắt đầu một cách đột ngột. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của phù bạch huyết, hãy tham vấn với bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn cần biết cách làm thế nào để tình trạng phù không nặng hơn. Sưng có thể là một dấu hiệu bệnh ung thư tái phát nên điều quan trọng là bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra.

Nguyên nhân của phù bạch huyết

Phù bạch huyết thường là tác dụng phụ lâu dài có thể dự đoán được trong một số phương pháp điều trị ung thư. Các nguyên nhân phổ biến nhất của phù bạch huyết bao gồm:

Phẫu thuật bao gồm việc cắt bỏ hạch bạch huyết. Ví dụ, phẫu thuật ung thư vú thường sẽ phải cắt bỏ một hoặc nhiều hạch bạch huyết trong hố nách. Điều này có thể khiến phù bạch huyết xuất hiện ở cánh tay.

Xạ trị hoặc các nguyên nhân gây viêm hoặc gây sẹo ở hạch bạch huyết và mạch máu.

Sự tắc nghẽn của các hạch bạch huyết và/hoặc các mạch máu do ung thư.

Chẩn đoán phù bạch huyết

Bác sĩ thường có thể xác định tình trạng phù bạch huyết bằng cách thăm khám các phần cơ thể bị phù. Nhưng đôi khi các bác sĩ sẽ đề nghị thêm các xét nghiệm hỗ trợ nhằm chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị hoặc loại trừ các nguyên nhân khác gây nên phù bạch huyết. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

Đo phần cơ thể bị phù bằng thước dây.

Để tay hoặc chân bị phù vào bể nước để tính thể tích dịch đã hình thành.

Chụp ảnh khảo sát toàn bộ hệ bạch huyết (lymphoscintigraphy). Mặc dù đây là một xét nghiệm đáng tin cậy nhưng các bác sĩ thường không sử dụng rộng rãi.

Theo dõi dòng chảy dịch bạch huyết bằng siêu âm. Xét nghiệm này sử dụng sóng âm để ghi nhận hình ảnh của cơ quan nội tạng và chất dịch trong cơ thể.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Các xét nghiệm này giúp chỉ ra vị trí và kiểu tắc nghẽn của dòng bạch huyết, đồng thời giúp khảo sát xem có khối u hay khối choán chỗ nào khác làm chặn dòng bạch huyết hay không. Tuy nhiên, bác sĩ thường không chỉ định chụp CT và MRI để chẩn đoán phù bạch huyết trừ khi họ lo ngại bạn về khả năng tái phát ung thư.

Các xét nghiệm khác có thể được sử dụng để chẩn đoán phù bạch huyết bao gồm đo thể tích bằng quang điện tử (optoelectronic limb volumeter hoặc infrared perometry vì sử dụng tia hồng ngoại) và đo phổ trở kháng sinh học (bioimpedance spectroscopy, đo dòng điện chạy qua các mô cơ thể).

Việc loại trừ các bệnh lý gây sưng phù khác (không do ung thư) là rất quan trọng. Vì vậy, bác sĩ có thể đề nghị thêm các xét nghiệm khác để loại trừ bệnh tim, huyết khối, nhiễm trùng, xơ gan hoặc suy thận, hoặc phản ứng dị ứng.

Các giai đoạn của phù bạch huyết

Giai đoạn 0. Chưa nhìn thấy sưng phù mặc dù tình trạng tổn thương hệ bạch huyết đã xảy ra. Hầu hết các bạn không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn này. Tình trạng này có thể tồn tại hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi sưng phù xảy ra.

Giai đoạn I. Da bị lõm vào khi bị đè nén, chưa thấy sự hình thành sẹo/xơ rõ ràng. Nâng cao phần chi bị tổn thương thường giúp giảm sưng.

Giai đoạn II. Da không còn lõm khi bị đè nén, xuất hiện các vết sẹo từ vừa đến nặng. Nâng cao phần chi bị tổn thương không giúp giảm sưng.

Giai đoạn III. Da trở nên cứng hơn, phần cơ thể bị sưng tăng kích cỡ và thể tích nhiều hơn, bề mặt da đã thay đổi. Giai đoạn này, phù bạch huyết sẽ kéo dài vĩnh viễn.

Kiểm soát và điều trị phù bạch huyết

Mục đích điều trị chính của phù bạch huyết là giảm sưng, hạn chế tiến triển nặng, ngăn ngừa nhiễm trùng, cải thiện ngoại hình và cải thiện khả năng hoạt động/sinh hoạt. Mặc dù việc điều trị có thể kiểm soát được tình trạng phù nhưng hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Bạn có thể nhờ bác sĩ giới thiệu một chuyên gia trị liệu chuyên về phù bạch huyết (CLT) để giúp quản lý tình trạng phù bạch huyết. Nhà trị liệu sẽ đánh giá tình trạng hiện tại của bạn và lên kế hoạch điều trị, bao gồm:

Dẫn lưu phù bạch huyết bằng tay (MLD). MLD là một kỹ thuật đặc biệt, được xem như một loại mát-xa da nhẹ nhàng nhằm giúp dịch bạch huyết di chuyển lại vào trong mạch máu. Phương pháp này có thể giúp làm giảm sưng phù. Để có kết quả tốt nhất, bạn cần được bắt đầu điều trị MLD càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia có kinh nghiệm được đào tạo về kỹ thuật này. Kỹ thuật MLD cũng được giới thiệu qua vài video clips trong phần Tài liệu tham khảo cuối bài.

Tập thể dục. Tập thể dục thường cải thiện dòng chảy của hệ bạch huyết và làm khỏe mạnh cơ bắp. Các chuyên gia về phù bạch huyết sẽ chỉ cho bạn các bài tập cụ thể nhằm cải thiện khả năng hoạt động. Khi bắt đầu tập thể dục, bạn cần hỏi bác sĩ điều trị về các bài tập phù hợp.

Ép nén. Sử dụng các loại băng nén không đàn hồi và quần áo bó như tay áo thun, tác động lên vùng bị sưng phù một cách nhẹ nhàng và vừa vặn. Điều này giúp ngăn ngừa khả năng tái thoát dịch và sưng lại sau khi điều trị CDT (xem bên dưới). Bạn có nhiều phương pháp để lựa chọn, tùy thuộc vào vị trí bị phù. Tất cả các dụng cụ giúp đè nén đều gây áp lực cao hơn ở vùng ngoại biên rồi giảm dần khi về gần trung tâm của cơ thể. Các loại quần áo bó cũng phải vừa vặn và cần được thay thế từ ba đến sáu tháng một lần.

Liệu pháp giảm phù toàn diện (CDT). CDT còn được gọi là liệu pháp giảm phù hỗn hợp, kết hợp chăm sóc da, dẫn lưu phù hạch huyết bằng tay, tập thể dục và ép nén. Người thực hiện CDT thường là các chuyên gia về phù bạch huyết hoặc bác sĩ trị liệu chuyên về phù bạch huyết. Bạn cũng sẽ được hướng dẫn thực hiện các kỹ thuật thiết yếu tại nhà với lịch tập thích hợp. Hãy hỏi bác sĩ điều trị và nhờ giới thiệu.

Chăm sóc da. Vì phù bạch huyết có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nên điều quan trọng là phải giữ các khu vực bị ảnh hưởng được sạch sẽ, ẩm và khỏe mạnh. Nên bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày để ngăn ngừa da bị nứt nẻ. Cần tránh bị các vết cắt, bỏng, đâm kim hoặc các thương tích khác tại vùng da đang bị ảnh hưởng. Khi cạo râu, bạn nên sử dụng dao cạo điện để giảm nguy cơ cắt trúng da. Khi có việc ra ngoài, bạn cần mang kem chống nắng có tác dụng bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB và có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30. Nếu bạn lỡ bị cắt hoặc bị bỏng, hãy rửa vùng bị thương bằng xà bông và nước và sử dụng kháng sinh dạng kem bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc điều dưỡng.

Nâng cao chân. Nâng cao chân sẽ giúp giảm sưng và hỗ trợ dịch bạch huyết di chuyển ngược vào hệ thống bạch huyết. Tuy nhiên, phương pháp này thường không thực tế vì bạn khó giữ chân cao trong một thời gian dài.

Trị liệu bằng laser liều thấp (LLLT). Hiện có một vài thử nghiệm lâm sàng đã phát hiện ra việc điều trị bằng LLLT có thể giúp giảm tác dụng phụ của phù bạch huyết sau phẫu thuật ung thư vú, nhất là ở cánh tay.

Thuốc. Bác sĩ có thể kê toa kháng sinh để điều trị nhiễm trùng hoặc thuốc giảm đau khi cần thiết.

Vật lý trị liệu. Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt hoặc các vấn đề khác do phù bạch huyết ở vùng đầu và cổ, bạn có thể cần tập thêm vật lý trị liệu.

Giảm nguy cơ bị phù bạch huyết

Hiện nay, các nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về những yếu tố gây ra phù bạch huyết và những phương pháp can thiệp để giảm nguy cơ này. Bạn cần trao đổi với bác sĩ của mình nếu họ có những lo lắng về nguy cơ hình thành phù bạch huyết.

Duy trì cân nặng hợp lý. Nếu bạn thừa cân, cần tích cực hơn trong việc quản lý cân nặng sau khi phát hiện ung thư để giúp giảm nguy cơ bị phù bạch huyết về sau.

Thay đổi tư thế. Bạn cần tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. Trong khi ngồi, bạn không nên vắt chéo chân. Khi ngủ bạn cần nằm gối. Những tư thế đứng thẳng sẽ giúp cải thiện tình trạng phù.

Mặc quần áo rộng. Nếu bạn có nguy cơ bị phù bạch huyết ở đầu và cổ, các bác sĩ khuyên đừng mặc các loại áo có viền cổ quá khít. Khi có nguy cơ bị phù bạch huyết ở chân, bạn cần tránh mang giày quá chặt và bảo vệ chân bằng mang giày phủ kín chân, không nên mang dép lê (flip-flops) và các loại giày xăng-đan (sandals). Khi có nguy cơ bị phù tay, bạn cần tránh mặc quần áo và đồ trang sức bó sát hoặc chèn siết vào cánh tay hoặc tay, như tay áo hoặc vòng đeo tay quá chặt. Điều này có thể dẫn đến sự ứ dịch.

Hạn chế thời gian ở nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh. Tránh tắm nước quá nóng hoặc ở phòng xông hơi, thời gian sử dụng nước nóng nên là dưới 15 phút. Ngoài ra, không đắp các miếng chườm nóng hoặc đá lạnh lên vị trí bị sưng phù.

Việc tiêm chủng, tiêm các loại thuốc khác và truyền dịch nên được thực hiện ở cánh tay không bị sưng phù. Việc lấy máu xét nghiệm hoặc đo huyết áp cũng nên thực hiện ở tay không bị tổn thương. Bạn cần báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng biết về nguy cơ bị phù bạch huyết.

Biết khi nào cần hỗ trợ từ bác sĩ. Bạn cần gọi cho bác sĩ hoặc y tá/điều dưỡng nếu có bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào sau đây:

Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C hoặc 100.5 độ F

Sờ da cảm thấy nóng

Da đỏ, sưng hoặc đau

Tài liệu tham khảo

http://www.cancer.net/navigating-cancer-care/side-effects/lymphedema

http://www.breastcancer.org/treatment/lymphedema/evaluation/tests

https://www.youtube.com/watch?v=Up_sIKnZ-_g

https://www.youtube.com/watch?v=It35Bdu39sA

https://www.youtube.com/watch?v=5rR4IHYEdOw

https://www.youtube.com/watch?v=X7oM_vi5Umw

Những Biểu Hiện Của Bệnh Ung Thư Phổi

 

Triệu chứng phế quản

Theo TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai Đa số ung thư phổi đều bắt đầu bởi biểu hiện ho khan, sau đó có thể có ho đờm. Một số trường hợp có khạc đờm mủ, đờm màu xanh, màu vàng do bội nhiễm phế quản ở sau chỗ tắc nghẽn phế quản. 

Cần nghĩ tới chẩn đoán ung thư phổi ở những đối tượng nam giới, tuổi trên 40, hút thuốc kéo dài để tiến hành chụp X quang phổi và làm các thăm dò chẩn đoán khác.

Ho ra máu:  gặp triệu chứng này ở khoảng 50% các trường hợp, ho ra máu rất ít, lẫn với đờm thường ho về buổi sáng và trong nhiều ngày, có thể nghe thấy tiếng rít phế quản chứng tỏ khối u đã làm tắc phế quản không hoàn toàn.

Viêm phế quản, viêm phổi tái diễn nhiều lần, sau điều trị bệnh nhân đã hết sốt, hết ho nhưng tổn thương trên X quang phổi còn tồn tại trên 1 tháng. 

Những dấu hiệu do sự lan tỏa của khối u phổi

- Đau ngực: không có địa điểm đau rõ rệt, thường đau bên tổn thương đau kiểu thần kinh liên sườn. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay. - Khó thở: khó thở ít gặp, thường do khối u phổi chèn ép gây tắc khí phế quản hoặc do tràn dịch màng phổi làm bệnh nhân khó thở. - Nói khàn, giọng đôi do thần kinh quặt ngược bị chèn ép. – Khó nuốt: do thực quản bị chèn ép. - Các triệu chứng do khối u chèn ép vào tĩnh mạch chủ trên: phù mặt, cổ bạnh to, hố trên xương đòn đầy, tĩnh mạch nổi rõ ở cổ, ngực. 

- Tràn dịch màng phổi: do khối u phổi xâm lấn ra màng phổi gây tràn dịch màng phổi, chẩn đoán xác định dựa vào khám lâm sàng và chụp x quang phổi. Chọc dò khoang màng phổi thấy dịch giúp chẩn đoán chắc chắn.

Một số bệnh nhân có biểu hiện: nửa mặt đỏ, khe mí mắt hẹp, đồng tử nhỏ, nhãn cầu tụt về phía sau.

Dấu hiệu ngoài phổi

- Bệnh nhân thường gầy sút cân nhiều và nhanh. - Móng tay khum, ngón dùi trống (đầu ngón tay, ngón chân to ra trông như đầu chiếc dùi trống). - Đau các khớp xương cổ tay, bàn ngón tay, cổ chân, bàn ngón chân. Nhiều bệnh nhân được phát hiện u phổi khi đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp vì các triệu chứng đau xương khớp này. - Nổi hạch ở hố trên đòn, hạch ở cổ. -  Vú to ở nam giới: có thể to một hoặc 2 bên.    Các triệu chứng trên không đặc trưng riêng cho ung thư phổi, có thể gặp trong bệnh khác. Khi có 1 trong những dấu hiệu trên thì nên đi khám bác sĩ để phát hiện bệnh kịp thời. Một số trường hợp không có bất cứ triệu chứng gì cho đến khi phát hiện ra khối u.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bệnh ung thư phổi

– Thuốc lá, thuốc lào: Là nguyên nhân quan trọng, gây ra khoảng 90% các trường hợp ung thư phổi. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói của người hút thuốc cũng có nguy cơ bị ung thư phổi. – Ô nhiễm môi trường: Tiếp xúc với hoá chất độc hại trong quá trình làm việc như bụi silic, niken, crôm, khí than, tiếp xúc với quá trình luyện thép hoặc các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch. Nguy cơ này sẽ tăng nhiều lần nếu người bệnh có hút thuốc. – Tiếp xúc với tia phóng xạ: có nguy cơ bị ung thư, trong đó có ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa radon phóng xạ.

Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi

Là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Tuỳ từng giai đoạn của quá trình điều trị, loại phương pháp được điều trị mà bác sĩ sẽ cho lời khuyên cụ thể thích hợp cho từng trường hợp.

– Chế độ ăn hợp lý: nhiều trái cây, rau, ngũ cốc toàn phần, các sản phẩm từ sữa, một lượng thịt vừa phải, ít chất béo động vật và hạn chế đường. – Nên vận động, tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng. – Hạn chế vận động khi có biến chứng chảy máu dạ dày. – Luôn lạc quan, thoải mải và tin tưởng vào thầy thuốc.

Cách phòng chống bệnh ung thư phổi

– Không hút thuốc lá, thuốc lào – Tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, bụi, khói – Thực hiện các biện pháp an toàn lao động -Ăn nhiều thức ăn có vitamin: rau xanh, quả tươi.

Phạm Minh