Top 10 # Cách Chữa Bệnh Hở Van Tim Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Cách Chữa Bệnh Hở Van Tim

Cách chữa bệnh hở van tim cần căn cứ cụ thể vào mức độ bệnh, tình trạng sức khoẻ của người mắc bệnh. Bệnh của van có thể là hở (regurgitation), chít hẹp ( stenosis) hoặc teo (atresia). Trong đó, hở van tim là khi các lá của van không khép kín sau khi máu đi qua, khiến cho máu dội ngựơc gây ra ứ đọng phía bên này và thiếu hụt phía bên kia.

Người bệnh hở van tim nhẹ có thể không có triệu chứng rõ rệt, tuy nhiên bệnh vẫn có thể gây triệu chứng mệt mỏi bất thường, cảm giác thở hụt hơi nhất là khi cố sức hoặc nằm, phù sưng cở cổ chân, bàn chân, bụng chân, cảm giac đau chóng mặt, rối loạn nhịp tim.

Bệnh hở van tim nếu nhẹ có thể không cần điều trị, tuy nhiên người bệnh vẫn cần theo dõi thường xuyên bằng cách khám chuyên khoa tim mạch định kỳ.

Cách chữa bệnh hở van tim

Điều trị hở van tim phụ thuộc vào thể bệnh, mức độ bệnh, hiện tại có 3 cách chữa bệnh hở van tim vẫn được bác sĩ áp dụng phổ biến:

Theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên là cách chữa bệnh hở van tim

Đối với những trường hợp bị bệnh hở van tim nhẹ, chưa có triệu chứng trầm trọng, người bệnh có thể chỉ cần theo dõi định kỳ với bác sĩ chuyên khoa, nhằm theo dõi tiến triển bệnh và kịp thời điều trị nếu cần thiết.

Điều trị nội khoa là một trong những cách chữa bệnh hở van tim

Thuốc điều trị bệnh hở van tim nhằm mục đích hỗ trợ tim, ngăn chặn nguy cơ bệnh trở nên trầm trọng của bệnh, tránh biến chứng. Thuốc điều trị hở van tim có là thuốc lợi tiểu, hạ cao huyết áp, điều chỉnh rối loạn nhịp tim, chống đông máu…

Phẫu thật hở van tim

Cách chữa bệnh hở van tim bằng phương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định khi người bệnh nong van, sửa van hoặc thay van.

Sau khi ổn định với điều trị, người bệnh hở van tim vẫn tiếp tục cần được bác sĩ theo dõi.

Ngoài chế độ điều trị theo chỉ định bác sĩ, thay đổi thói quen sinh hoạt, duy trì chế độ ăn uống khoa học cũng là cách chữa bệnh hở van tim.

Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh hở van tim là hạn chế ăn muối, thực phẩu nhiều dầu mỡ, hạn chế thịt đỏ, có thể thay thế thịt bằng chế độ ăn nhiêu cá, bổ sung thêm rau củ quả tự nhiên.

Ngoài ra, người bệnh hở van tim nêm hạn chế sử dụng bia rượu, chất kích thích.

Chế độ ăn uống cần phối hợp với tập luyện, người bệnh cần tránh làm việc quá sức, căng thẳng cũng có thể khiến bệnh nặng hơn. Lưu ý: Tập thể dục với người hở van tim cần tham khảo tư vấn của bác sĩ, tập luyện vừa sức, đảm bảo tốt cho sức khoẻ.

Để biết thêm tin chi tiết về cách chữa bệnh hở van tim. Bạn có thể gọi trực tiếp đến bệnh viện Thu Cúc qua số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 558896 để được tư vấn cụ thể.

Cách Chữa Bệnh Hở Van Tim Hai Lá

Cách chữa bệnh hở van tim hai lá phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mục tiêu trong điều trị căn bệnh này là cải thiện chức năng tim, đồng thời làm giảm dấu hiệu, triệu chứng và hạn chế các biến chứng về sau.

Với các trường hợp hở nhẹ, người bệnh thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên tốt nhất người bệnh nên tái khám định kỳ đểtheo dõi diễn tiến của bệnh và điều trị kịp thời khi cần thiết.

Điều trị nội khoa

Thuốc lợi tiểu có thể làm giảm sự tích tụ chất dịch ở phổi hoặc chân – những triệu chứng do hở van hai lá gây ra. Tăng huyết áp làm cho tình trạng hở van hai lá trở nên tồi tệ hơn, vì thế nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm làm hạ huyết áp.

Chế độ ăn ít muối cũng góp phần ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng và giúp kiểm soát huyết áp.

Hở van hai lá mức độ nặng ( độ 3, 4) có kèm theo triệu chứng cơ năng của suy tim thì cần phẫu thuật ngay.

Hở van hai lá mức độ nặng (độ 3,4) nhưng các triệu chứng cơ năng nhẹ (khó thở khi gắng sức) thì cần theo dõi.

Nếu đường kính nhĩ trái thất trái ngày càng lớn hoặc xuất hiện rung nhĩ thì cần phẫu thuật ngoại khoa.

Lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

Phẫu thuật sửa van tim: với hở van, tùy thuộc vào cơ chế gây hở mà các bác sĩ phẫu thuật có từng cách sửa khác nhau như cắt, khâu dây chằng quá dài, đặt “đai” quanh vòng van để thu hẹp bớt đường kính vòng van giúp các lá van khép kín được với nhau.

Phẫu thuật thay van tim: van hai lá bị hư hỏng có thể thay thế bằng một van (giả) nhân tạo. Có nhiều loại van được dùng để thay thế, thường được chia làm 2 nhóm: van sinh học và van cơ học.

Bên cạnh việc điều trị, lời khuyên của bác sĩ đối với bệnh nhân hở van tim hai lá là nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, có chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe tim mạch, duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục, khám sức khỏe định kỳ.

Bệnh Hở Van Tim Có Chữa Được Không?

Bệnh hở van tim có chữa được hay không sẽ phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh. Khi hở van là hậu quả của sự căng giãn nhẹ buồng tim do áp lực máu tăng cao, nếu điều trị để giảm được áp lực, buồng tim bớt căng giãn thì sẽ chữa khỏi được bệnh hở van. Trường hợp này thường xảy ra với người bệnh hở van tim 3 lá nhẹ do tăng áp lực động mạch phổi.

Tuy nhiên, đa phần các trường hợp hở van tim lại do tổn thương tim thực thể (dây chằng, cột cơ và van tim bị dày, xơ hóa, vôi hóa, biến dạng). Đây thường là những biến chứng các từ bệnh lý như thấp tim, bệnh tự miễn, viêm nội tâm mạc… Với những trường hợp hở van tim này thì không thể chữa khỏi hoàn toàn được.

Bệnh van tim có chữa được không?

Điều trị hở van tim bằng cách nào?

Mặc dù việc chữa khỏi hoàn toàn bệnh hở van tim không hề đơn giản, nhưng y học ngày nay có rất nhiều cách giúp giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế rủi ro cho người bệnh tới mức thấp nhất. Các phương pháp đó là:

Thuốc điều trị hở van tim

Thuốc không thể chữa lành van tim đã bị tổn thương nhưng có thể giảm nhẹ triệu chứng và ngăn hở van tiến triển theo những cơ chế khác nhau. Các nhóm thuốc điều trị hở van thường được dùng là:

– Thuốc lợi tiểu: Giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ hạ áp nhanh chóng, giảm áp lực trong tim.

– Thuốc trị loạn nhịp tim: Giúp làm giảm nhịp nhanh, loạn nhịp tim.

– Thuốc chống đông máu: Phòng ngừa cục máu đông xuất hiện trong tim rồi di chuyển đến mạch não hoặc mạch vành gây tắc nghẽn.

– Thuốc giãn mạch: Giúp giảm bớt áp lực trong tim, giảm áp lực trên van.

Bên cạnh những loại thuốc tây kể trên, để nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng do hở van gây ra, người bệnh nên kết hợp sử dụng cùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị hở van có thành phần thảo dược giúp giãn mạch, chống đông máu tốt như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá. Đây cũng là xu hướng điều trị được rất nhiều chuyên gia Tim mạch áp dụng cho người bệnh và đạt được hiệu quả rất khả quan.

Phẫu thuật

Bác sỹ có thể tiến hành phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay van tim của bạn bằng một van tim mới tùy theo mức độ tổn thương van.

– Sửa van tim: Van tim bị tổn thương nhẹ, bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ các mép van thừa, vôi hóa, sùi loét hoặc tạo hình cột van, thu nhỏ vòng van…

– Thay van tim: Van tim bị tổn thương nhiều thì bác sỹ sẽ thay thế bằng một van tim mới. Có 2 loại van tim được sử dụng là van sinh học và van cơ học. Van cơ học được làm từ kim loại và cacbon nên có độ bền cao hơn so với van sinh học làm từ tim lợn, bò hoặc người hiến tặng. Tuy nhiên, nguy cơ xuất hiện cục máu đông khi thay van cơ học cũng cao hơn nên người bệnh cần sử dụng thuốc chống đông lâu dài.

Phẫu thuật điều trị hở van tim Duy trì thói quen sống khoa học

Để phòng ngừa bệnh hở van tim tiến triển, việc duy trì lối sống khoa học là một trong những yêu mục tiêu không thể xem nhẹ. Người bệnh cần:

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, loại bỏ cao răng, điều trị tốt các ổ nhiễm khuẩn răng miệng đang có.

– Dùng thuốc kháng sinh đầy đủ theo chỉ định khi thực hiện các thủ thuật, can thiệp ngoại khoa để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn thông thường.

– Thực hiện chế độ ăn giảm muối (trung bình dưới 6g muối/ngày, nếu có bệnh tăng huyết áp nên ăn dưới 3g muối/ngày), hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo.

– Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào; giảm lượng rượu bia, chỉ nên uống rượu vang từ 1 – 2 ly/ngày.

– Tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày để duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường khả năng làm việc của tim.

– Khám sức khỏe tim mạch định kỳ mỗi năm 1 lần.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “bệnh hở van tim có chữa được không”, ngay từ bây giờ bạn đừng quá lo lắng và suy nghĩ bi quan về bệnh tật, hãy thực hiện theo những lời khuyên hữu ích trên để quản lý tốt bệnh hở van và giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh.

Thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá cho người bị hở van tim

Bệnh hở van tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ds. Mạnh Hùng Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-valve-disease/diagnosis-treatment/drc-20353732

【Tìm Hiểu】 Mức Độ Và Cách Chữa Bệnh Hở Van Tim

Bệnh hở van tim để lại những hậu quả không hề nhỏ và khó đoán trước tiên lượng của bệnh. Căn bệnh nghiêm trọng này có các dạng thức như bệnh hở van tim 2 lá, 3 lá, hở van tim động mạch chủ, hở van động mạch phổi, với các mức độ khác nhau. Điều trị hở van tim bằng phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Hạn chế triệu chứng và ngăn biến chứng là mục đích chính của cách chữa bệnh hở van tim.

Hở van tim gồm những loại nào?

Khi van tim không đóng kín khiến máu trào ngược trở lại buồng tim trước mỗi lần tim co bóp sẽ gây ra tình trạng hở van tim. Bệnh có thể xảy ra ở cả 4 van tim là: van hai lá, van ba lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ. Trong đó, hở van tim 2 lá, 3 lá là hai loại thường gặp nhất. Có một số trường hợp trẻ mắc bệnh hở van tim bẩm sinh. Tình trạng trẻ sơ sinh bị hở van tim không hiếm gặp, cần được điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh biến chứng nặng nề.

Thế nào là bệnh hở van tim 2 lá nhẹ và nặng?

Các mức độ của bệnh hở van tim hai lá bao gồm: bệnh hở van tim 2 lá 1 4, bệnh hở van tim 2 lá 2 4, bệnh hở van tim 2 lá 3 4. Trong đó, nhiều người còn chưa hiểu hở van tim 1 4 là sao, cũng như các mức độ còn lại có ý nghĩa gì. Hở van tim 1 4 là mức độ hở nhẹ, không nguy hiểm, được coi là hở van tim sinh lý. Nếu không thấy khó thở hay đánh trống ngực thìchưa cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần cẩn trọng nếu đang mắc sẵn các bệnh tim mạch khác.

Trong khi đó, hở van tim 2 4 được xem là mức trung bình. Mức độ bệnh nặng là hở van 2 lá 3 4.

Đối với các trường hợp mắc bệnh hở van tim 2 lá nhẹ: Bệnh mới xảy ra, các triệu chứng còn nhẹ, chưa ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe, sinh hoạt của bệnh nhân.

Trường hợp mắc bệnh hở van tim hai lá trung bình và nặng: Bệnh nhân đã chuyển sang các triệu chứng rõ rệt như: mệt mỏi, đau ngực, khó thở, choáng váng… và ngày càng nghiêm trọng hơn. Sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn, giảm chất lượng rất nhiều.

Bệnh hở van tim 3 lá

Mặc dù bệnh hở van tim 3 lá và hở van động mạch phổi (hở các van ở buồng tim phải) ít gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với hở van 2 lá và van động mạch chủ, song không vì thế mà có thể chủ quan với trường hợp này. Hở van tim ba lá thường gây ra các vấn đề như nặng ngực, phù tay chân. Đây là những triệu chứng điển hình của hở van 3 lá, khiến người bệnh giảm sút sức khỏe và chất lượng sống đáng kể.

Bệnh này cũng có các mức độ như: hở van tim 3 lá 1 4, hở van tim 3 lá 2 4,hở van tim 3 lá 3 4.

Chẩn đoán bệnh hở van tim

Trước hết, khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh, tìm hiểu các triệu chứng và bệnh sử của bệnh nhân.

Tiếp theo, bác sĩ thực hiện phương pháp nghe tim: Sử dụng một ống nghe nhỏ chuyên dụng, bác sĩ có thể lắng nghe tiếng thổi của tim khi máu bị chảy ngược trở lại buồng tim phía trên (tâm nhĩ).

Sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân được cho làm một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh sau: điện tâm đồ, chụp X – quang, siêu âm tim, nội soi qua thực quản, thông tim, chụp cộng hưởng từ MRI…

Bệnh hở van tim có di truyền không?

Theo các chuyên gia, bệnh hở van tim không di truyền, tuy nhiên cũng giống như hầu hết các vấn đề tim mạch khác, bệnh van tim có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh hở van tim, bạn có thể có nguy cơ bị bệnh này cao hơn những người khác.

Cách chữa hở van tim

-Điều trị hở van tim 2 lá:

+Nếu mới mắc bệnh hở van tim hai lá mức độ nhẹ: Người bệnh có thể chưa cần điều trị nhưng cần phải được thăm khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh.

+Với bệnh nhân hở van tim hai lá mức độ trung bình và nặng: Khi bắt đầu thấy xuất hiện những triệu chứng như mệt mỏi, đau ngực, khó thở, choáng váng… báo hiệu tình trạng bệnh ngày một nặng hơn, người bệnh cần được điều trị bằng một hay nhiều phương pháp. Cách chữa bệnh hở van tim 2 lá bao gồm điều trị nội khoa (dùng thuốc), can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật). Hoặc có thể áp dụng các biện pháp điều trị ít xâm lấn kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho phù hợp, có lợi hơn.

-Điều trị hở van tim 3 lá:

+Với các trường hợp hở van tim 3 lá ở mức độ nhẹ, khi người bệnh không khó thở hoặc chỉ khó thở nhẹ khi làm việc gắng sức, chỉ cần tránh làm việc, vận động quá sức, không ăn mặn.

+Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) bao gồm thuốc chống đông máu, thuốc chống loạn nhịp tim, chẹn beta… Các thuốc này thường có chung tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh, phòng ngừa chứng suy tim.

+Ngoại khoa: Phẫu thuật điều trị hở van tim hoặc thay tim nhân tạo được chỉ định cho những trường hợp nặng, điều trị nội khoa không hiệu quả.