Thứ Hai, 23-07-2018
Bệnh trĩ cấp độ mấy được coi là nhẹ?
Bệnh trĩ có 4 cấp độ từ 1-4, theo triệu chứng, mức độ nguy hiểm thì trĩ độ 1-2 được coi là trĩ nhẹ, qua 3-4 là trĩ nặng.
Tuy là một bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Thực ra bệnh trĩ là một vấn đề nhỏ nếu như người bệnh có sự quan tâm và chăm sóc đúng đắn khi bệnh mới khởi phát.
Một vài dấu hiệu mà bạn có thể nhận ra bệnh trĩ sớm nhất để có cách điều trị kịp lúc như:
♦ Thường xuyên bị táo bón, táo bón lâu này chính là nguyên nhân gây ra táo bón. Các chuyên gia hậu môn và trực tràng thuộc bệnh viện Triều An cho biết người bệnh táo bón thường cố gắng rạn mạnh nhằm tống phân ra bên ngoài. Điều đó gây áp lực lên vùng bụng nhất là vùng cuối đường lược. Khi phân đi qua đường lược sẽ làm phình to vung này, gây dãn quá mức, lâu ngày tạo nên búi trĩ gây đau rát, ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
♦ Chảy máu khi đi đại tiện, có máu dính trên giấy vệ sinh, hay phân, lúc đầu, khi bệnh còn ở mức độ nhẹ, lượng máu rỉ ra ít, chỉ đủ dính trên giấy vệ sinh hay phân khi đi đại tiện. Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển ở mức nặng hơn thì máu có thể bắn ra thành dòng, thành tia, có thể làm người bệnh choáng váng, lâu dần có thể hình thành chứng thiếu máu.
♦ Đau rát hậu môn khi đi vệ sinh, đây là dấu hiệu rất dễ nhận biết ở bệnh trĩ giai đoạn đầu, tuy nhiên tình trạng này có thể đến nhanh và chấm dứt ngay sau đó. Song nếu tình trạng này kéo dài kèm theo một số triệu chứng bệnh lý khác thì đây chính là dấu hiệu tố cáo bệnh trĩ.
♦ Thấy khó chịu và cộm ở hậu môn, ở hậu môn thường không xuất hiện các khối u ác tính, vì vậy đây chính là dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu. Nếu bạn có cảm giác cồm cộm ở hậu môn thì đây đích thị là dấu hiệu của bệnh trĩ đấy.
Ở mức độ bệnh trĩ nhẹ, thường xảy ra ở người có tính chất công việc thường hay phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, tài xế, công nhân may thì người bệnh hoàn toàn có thể tự chữa bệnh dứt điểm ngay tại nhà bằng một số phương pháp vô cùng đơn giản.
Còn nếu bạn thờ ơ với các dấu hiệu bệnh, mà để bệnh biến chứng sang các giai đoạn nguy hiểm hơn thì bạn cần phải nhờ cậy đến liệu pháp y tế để điều trị dứt điểm bệnh trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ nhẹ đơn giản và hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng đắn và có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
#1. Chữa bệnh trĩ giai đoạn nhẹ bằng thảo dược tự nhiên
Trong dân gian có rất nhiều vị thuốc được áp dụng để điều trị bệnh trĩ cho hiệu quả cao mà nhiều người không thể ngờ tới.
Khi mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu chúng ta có thể chủ động điều trị bệnh để giảm nhẹ các triệu chứng và có thể chữa trị dứt điểm bệnh bằng một số vị thuốc quen thuộc sau:
Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng râu diếp cá khá quen thuộc và nhiều người thường hay sử dụng. Bạn có thể ăn sống rau diếp cá như một loại rau ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày.
Cách ăn rau diếp cá để chữa bệnh trĩ như sau:
Bạn cần 1 nắm khoảng 20 đến 25 lá rau diếp cá, nên chú ý rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 5 phút đến 10 phút rồi để ráo nước.
Ăn kèm rau diếp cá với bữa ăn hàng ngày, để có công dụng chữa bệnh tốt nhất.
Rau diếp cá có vị chua, mùi khá tanh nên chúng tôi khuyến cáo bạn nên ăn kèm với món mặn để giảm bớt mùi của nó.
Một cách khác mà bạn có thể dùng rau diếp cá để chữa bệnh trĩ nhẹ là đắp trực tiếp rau diếp cá lên hậu môn, chỗ búi trĩ xuất hiện.
Rửa sạch khoảng 50 gram rau diếp cá với nước muối, để cho thật ráo nước.
Rửa sạch hậu môn, lau qua bằng khăn sạch.
Giã nhuyễn rau diếp cá, rồi đắp vào nơi búi trĩ, mỗi ngày một lần.
Thực hiện đều đặn để có kết quả điều trị bệnh trĩ tốt nhất.
♦ Chữa bệnh trĩ giai đoạn nhẹ bằng đu đủ:
Đu đủ là một cây thân thảo to, cao từ 3 đến 10 mét, lá to hình chân vịt, cuống dài, hoa trắng, quả to tròn hoặc dài, khi chín thì mềm hạt màu nâu.
Trong đu đủ có rất nhiều loại enzyme, ví dụ như enzyme papain rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa nhanh thức ăn nhất là các loại protein. Đối với bệnh nhân trĩ, thường hay gặp chứng táo bón thì đu đủ có thể giúp làm mềm phân, giảm thiểu sự đau đớn khi đi đại tiện.
Cách dùng đu đủ để chữa bệnh trĩ nhẹ như sau:
Bạn cần chọn một quả đu đủ còn xanh, để quả có nhiều nhựa (mủ).
Cắt đôi quả đu đủ, rồi buộc úp hai nửa quả vào cẳng chân, để yên như vậy qua đêm để nhựa đu đủ thấm sâu vào mạch máu.
Nhựa đu đủ có thể giúp các búi trĩ co lại và biến mất hoàn toàn.
Ngoài ra người bệnh hoàn toàn có thể ăn đu đủ chín mềm như một cách làm dịu hệ tiêu hóa, giúp phân mềm giảm đau khi đi đại tiện.
♦ Chữa bệnh trĩ giai đoạn nhẹ bằng cây lá bỏng:
Cây lá bỏng hay còn gọi lá sống đời có thể dùng để chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh trĩ. Cây lá bỏng là loại cây mọc hoang nhưng được người dân trồng để dùng như một loại thuốc từ nhiều đời nay.
Theo lương y Nguyễn Vệ Bang, cây lá bỏng có vị nhạt, tính mát không độc có thể tiêu viêm, giảm đau, chữa dứt điểm bệnh trĩ nhẹ chỉ sau 2 đến 3 lần thực hiện.
Cách dùng lá bỏng để chữa bệnh trĩ ở giai đoạn đầu hiệu quả nhất:
Khi sử dụng nên chọn hái lá vào lúc mặt trời vừa mọc, khoảng 6 đến 7 giờ sáng là tốt nhất, lúc đó thì lá còn mới, không chát và có dược tính mạnh nhất.
Dùng 10 lá để ăn mỗi ngày, sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá, nhai kỹ trong miệng, nuốt nước sau đó bỏ phần bã lá vào một miếng vải sạch đắp vào vùng hậu môn, băng lại như phụ nữ khi dùng băng vệ sinh vậy.
Trước khi đắp thuốc thì cần phải vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối pha loãng.
Thực hiện đều đặn theo cách trên, tùy theo mức độ bệnh mà khoảng 20 ngày đến 45 ngày là khỏi hẳn.
Thông tin hữu ích: Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả, trĩ nội hay trĩ ngoại đều hết
#2. Mẹo chữa bệnh trĩ nhẹ qua ăn uống, sinh hoạt
Đối với người bệnh trĩ thì chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng một vài trò rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ quay trở lại.
Bệnh trĩ chủ yếu vẫn là do nóng trong, táo bón mà gây nên. Do đó bên cạnh việc điều trị bệnh thì người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
♦ Uống nhiều nước:
Đây là điều mà người bệnh trĩ nhẹ cần phải lưu ý trước nhất. Uống đủ 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước trái cây, hoặc uống canh, súp đều được.
Ngoài ra bệnh nhân trĩ còn có thể uống nước lạnh vào buổi sáng để kích thích đi đại tiện và tạo thành thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải ăn thức ăn loãng, như canh hay súp hoặc thức ăn mềm để dễ tiêu hóa.
♦ Ăn thức ăn có nhiều chất xơ:
Người bệnh trĩ nhẹ cần bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày, vì chất xơ có thể trữ nước trong ruột, giúp phân mềm hơn, và dễ dàng di chuyển trong đường tiêu hóa và không gây đau đớn khi đi đại tiện.
Các loại rau quả, ngũ cốc, đậu phụ, cà rốt, chuối, cam quýt,…là ứng cử viên hàng đầu cho thực phẩm nhiều chất xơ, lại dễ ăn và thơm ngon mà bạn có thể lựa chọn để bổ sung hàng ngày.
♦ Kiêng một số loại thức ăn bao gồm gia vị cay, nóng, nhiều dầu mỡ như tiêu, tỏi, hay thức uống gây kích thích ruột như cà phê, rượu bia, và nhất là trà đặc.
Ngoài chế độ ăn uống ra thì người bệnh trĩ giai đoạn nhẹ nên có chế độ sinh hoạt phù hợp để ngăn ngừa bệnh tái phát và có hiệu quả chữa trị tốt nhất.
Nên tạo thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, không cố gắng rặn khi đi đại tiện.
Không sử dụng điện thoại di động, sách báo khi đi đại tiện vì điều này có thể kéo dài việc đi đại tiện làm giãn nỡ quá mức các cơ co thắt ở hậu môn gây nên bệnh trĩ.
Rửa sạch hậu môn bằng nước ấm mỗi khi đi đại tiện xong, không nên dùng giấy lau thô bạo, vì điều này có thể làm lớp da xung quanh hậu môn bị tổn thương, gây viêm và vỡ búi trĩ.
Thường xuyên vận động, tốt nhất là nên đứng dậy vận động 5 phút sau khi ngồi liên tục trong một giờ đồng hồ, điều này giúp các mạch máu lưu thông dễ dàng, không ứ đọng tại một chỗ.
Tập thể dục nhẹ nhàng, tốt nhất lá đi bộ 30 phút mỗi ngày, không nên tập thể hình hay các môn thể thao nặng như cử tạ để thoát khỏi bệnh trĩ nhanh nhất.
Đi ngủ sớm, không thức khuya, không nên tạo áp lực quá nhiều, giữ cho tâm trạng luôn ổn định, thoái mái, vui vẻ.
#3. Bài tập chữa bệnh trĩ nhẹ
Đối với bệnh trĩ giai đoạn đầu, việc vận động thích hợp mỗi ngày có thể sẽ làm giảm nhanh đau đớn và khó chịu của bệnh.
Đầu tiên, bạn cần thả lỏng cơ thể, để các cơ được nghỉ ngơi hợp lý, sau đó tập trung lực chú ý vào ổ bụng.
Hít một hơi thật sâu, kẹp chặt cả hai bên mông vào đùi và thực hiện co thắt hậu môn như khi bạn cố gắng nhịn đi đại tiện vậy, cùng lúc đó, uốn lưỡi lên hàm trên.
Giữ nguyên trạng thái như vậy, nín thở trong 10 giây, rồi thở ra từ từ, thả lỏng cơ thể và hậu môn về trạng thái bình thường, đồng thời lưỡi cũng hạ xuống vị trị vốn có.
Nghỉ 30 giây rồi tiếp tục thực hiện lại động tác như trên, thực hiện khoảng 25 đến 30 lần liên tục.
Bài tập này có thể giúp tăng cường cơ co thắt ở hậu môn, đối với người bệnh có búi trĩ sa ra bên ngoài thì bài tập này khá phù hợp, bạn có thể tập bài tập này khi bạn nằm nghỉ ở nhà hay ngồi tại văn phòng đều được.
♦ Bài tập thứ hai: Bài tập vùng hậu môn
Bài tập này bạn có thể luyện tập lúc bạn rảnh rỗi, hay lúc nghỉ trưa ngay tại văn phòng.
Bạn cần nắm rõ các bước sau để thực hiện bài tập đúng đắn nhất:
Đầu tiên bạn ngồi vắt chéo một chân lên chân còn lại, hai tay chống eo, từ từ đứng lên và thực hiện nhót hậu môn, tức là kép hai vành của hậu môn lại vào nhau.
Giữ yên trong 5 giây sau đó thì thả lỏng cơ thể lại trạng thái ban đầu, thực hiện tương tự như trên khoảng 7 đến 10 lần.
Bài tập này có thể tạo nên sự phản xạ co thắt của hậu môn khi di chuyển, tránh việc búi trĩ tự sa ra ngoài khi bạn đi, đứng hay di chuyển.
♦ Bài tập thứ ba: Bài tập tăng cường đi bộ
Đây là bài tập cuối cùng mà chúng tôi mang đến cho người bị bệnh trĩ nhẹ hôm nay. Với bài tập này thì hệ tiêu hóa của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện và không gây áp lực mỗi khi bạn đi đại tiện nữa, từ đó khắc phục nhanh bệnh trĩ mới chớm.
Các bước đơn giản như sau:
Đầu tiên bạn cần đứng thẳng người, hai chân dạng rộng bằng vai, hai tay khép vào hai bên đùi, lòng bàn tay nắm hờ.
Từ từ khụy hai gối xuống, song lưng vẫn nên giữ thẳng, hít sâu cộng với việc khép chặt miệng, lưỡi đánh lên hàm trên, đồng thời kết hợp với việc thót hậu môn lại.
Giữ yên tư thế trong khoảng 10 giây, sau đó quay lại thực hiện như bước đầu. Mỗi lần tập nên kéo dài 15 đến 20 lần, mỗi ngày tập khoảng 5 đến 7 lần để có kết quả tốt nhất.
Thông tin hữu ích cho bạn: Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ tại nhà không cần dùng thuốc, nhiều người đã thực hiện và thành công