Top 7 # Cách Chữa Bị Lên Lẹo Mắt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Brandsquatet.com

Bị Lên Chắp Mắt, Lẹo Ở Mắt

Chắp mắt là một u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị bít tắc. Chất bã ứ đọng xâm nhập các mô lân cận và gây viêm hạt mạn tính. Chắp rất thường gặp và có nhiều dạng. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Bị chắp mắt bên trong thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của chắp. Nhiều trường hợp đa chắp, tức là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

Khi bị bệnh chắp mắt, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài tháng.

Các ung thư tại mi mắt như (ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã) có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Vì vậy, nếu chắp dai dẳng, kéo dài hay không điển hình, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần xét nghiệm mô bệnh học.

Lẹo là gì?

Mắt bị lẹo là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Các dạng lẹo:

Lẹo bên ngoài: là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ bị lên lẹo là do: viêm mi mắt, dùng khăn chung hoặc dùng quá nhiều mỹ phẩm (kẻ viền mắt). Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách (rửa mắt bằng nước muối, không tự ý nặn mủ ở lẹo…). Nhưng nếu thấy lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu… hãy tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị.

Điều trị: rửa mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Chườm nóng có thể giảm triệu chứng đau đối với các tổn thương sớm. Những lẹo to hoặc dai dẳng có thể sử dụng corticoid nhưng phải được bác sĩ khám và theo dõi. Cũng có thể chích lẹo hoặc kết hợp cả hai phương pháp.

Cần làm gì khi có chắp và lẹo?

Không trang điểm mắt hoặc soi gương cho đến khi chiếc mụn lẹo ở mí mắt đã lành hẳn. Áp dụng nén (chườm) ấm cho mắt ngày 3-6 lần/ngày và để giúp chữa lành nhanh hơn những chiếc lẹo mắt. Rửa tay sạch sẽ trước khi bạn áp dụng nén ấm cho mắt. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Đặt miếng nén trên mắt sau khi đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát (thường là 5-10 phút). Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng ấm thay vì nước ấm. Nên để cho những lẹo và chắp trên mí mắt tự vỡ, tuyệt đối không được ép hoặc nặn chúng.

Sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo mí mắt theo chỉ định của bác sĩ. Luôn rửa tay trước khi tra thuốc mỡ cho mắt hay tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc này phải được giữ gìn sạch sẽ, lọ thuốc mới sử dụng (không dùng thuốc dùng dở và để lâu), không để thuốc chạm vào mắt, mí mắt. Nếu phải tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt thì nên thoa một lớp mỏng trên mụn lẹo ở mí mắt trước khi đi ngủ.

Chú ý: Không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị.

Cách ngăn ngừa lẹo trên mí mắt

Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan. Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi đi đường, đặc biệt khi làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề. Nếu bạn là người thường xuyên trang điểm, cần tẩy trang cho mắt sạch sẽ hàng ngày. Thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt.

Khi thấy mắt bị lộm cộm hay khó chịu hoặc cảm giác có tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn mí mắt, thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Nếu không xử lý ngay tình trạng viêm nhiễm ở mắt, thì sự lây nhiễm có thể lây lan sang các tuyến dầu của mí mắt và gây ra một mụn lẹo ở mí mắt.

Rửa tay thường xuyên và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt của bạn, đặc biệt là khi chăm sóc cho một người khác với một mụn lẹo ở mí mắt hay bất kỳ loại nhiễm khuẩn nào khác.

BS. Hoàng Anh

Nguyên Nhân Mắt Bị Lên Lẹo Và Cách Chữa Lẹo Mắt Hiệu Quả Sau 1 Đêm

1. Nguyên nhân bị lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính ở vùng chân lông mi do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập hoặc vi khuẩn như staphylocoque gây nên. Vị trí lẹo mọc thường sát với bờ mi nên dễ nhận biết nếu bạn thấy mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau nhức. Và tại vị trí đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo có thể kèm theo mủ.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, tình trạng viêm bờ mi nếu không được xử lý triệt để cũng có thể là một trong những nguyên nhân mắt bị lên lẹo đấy.

2. Lẹo và chắp mắt khác nhau như thế nào?

Lẹo mắt và chắp mắt là hai bệnh lý khác nhau nhưng rất hay bị nhầm lẫn:

Lẹo mắt là gì?: Bệnh lẹo mắt thường mọc ở bờ mi như một mụn nhọt có triệu chứng sưng nóng đỏ, to dần lên có thể xuất hiện kèm theo mủ. Bệnh phát triển rất nhanh khi sờ vào cảm thấy rất đau và khó chịu. Lẹẹo sẽ xẹp đi sau khi vỡ mủ nhưng có thể tái phát hết chỗ này đến chỗ khác.

Lẹo mắt trong gây khó chịu cho người bệnh

Còn chắp mắt được hiểu là gì? – Bệnh chắp mắt là tình trạng viêm mãn tính do tuyến Meibomius gây nên với tổn thương nằm xa bờ mi. Bệnh xuất hiện một cục nhỏ như hạt đỗ rắn, sờ nắn rõ nhưng không di động theo da, không sưng, không đỏ, không đau, không lên mủ. Diễn biến thường tự khỏi sau nhiều tháng.

3. Tổng hợp cách chữa lẹo mắt nhanh nhất – Bạn đã biết chưa?

Lẹo mắt có thể tự biến mất sau khi vỡ mủ nhưng trước đó nó sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, đau nhức. Để giảm bớt sự khó chịu này và giúp lẹo mắt nhanh khỏi, bạn nên thử áp dụng một số mẹo chữa lẹo mắt sau đây:

Đây là một trong những cách chữa lẹo mắt đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả nhanh chóng và được nhiều người áp dụng. Hãy rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện cách chữa mắt lên lẹo tại nhà này.

Việc duy nhất bạn cần làm là dùng một chiếc khăn sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm hoặc nước muối loãng ấm để tăng hiệu quả giảm viêm. Sau khi bạn đã nhắm mắt, hãy đặt miếng khăn sạch lên trên và đợi cho đến khi nguội thì bỏ ra. Với cách này, chỉ cần 5 -10 phút thực hiện, lẹo mắt đã xẹp đi đáng kể và cảm giác khó chịu của bạn sẽ không còn nữa.

Chuẩn bị 30 g cúc hoa, 30 g bồ công anh, 10 g kim ngân hoa cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa chắt lấy 2 bát nước, chia đều uống làm 3 lần trong ngày.

Dùng khăn chườm ấm lên vùng mắt bị lẹo

Rửa sạch lá trầu không giã nhỏ đun nóng đổ ra cốc nước nhỏ đưa miệng cốc đến gần vùng mắt bị lẹo hơ qua trong vài giây để giảm sưng tấy và đau nhức cho người bệnh.

Hơ nóng đũa cả trên bếp sau đó bọc trong khăn mỏng lăn nhẹ qua vùng mắt bị lên lẹo khoảng 5 phút. Cứ áp dụng liên tục cho đến khi triệu chứng ngứa rát dịu hẳn. Bạn lưu ý, khi thực hiện cách chữa mắt lên lẹo đơn giản này phải để đũa nóng vừa phải, tránh gây bỏng rát lên vùng da đang bị tổn thương.

Dùng thịt trong suốt trong lá nha đam để bôi lên vết lẹo sẽ giúp bạn cảm thấy đôi mắt được thư giãn và vết lẹo sẽ nhanh chóng biến mất mà thôi.

Sử dụng thước trị lẹo mắt hiệu quả mà đơn giản.

Cách chữa lẹo mắt nhanh nhất là sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh

Dùng hai ngón tay kéo mí dưới của mắt xuống rồi nhỏ thuốc mắt kháng sinh. Bạn hãy chớp mắt hoặc nhắm mắt hờ khoảng 30-45 giây. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kháng sinh Polymyxin B sulfat trong điều trị chắp lẹo và nhiễm trùng mắt do vi khuẩn.

!Lưu ý:

Khi tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt, bạn chú ý nên thoa một lớp mỏng lên vùng mắt bị lên lẹo trước khi đi ngủ. Hãy luôn nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi thoa thuốc mỡ hay thuốc nhỏ mắt.

Không nên tự ý chích nặn mủ khi không có chỉ định của bác sỹ

Tuyệt đối không tự ý chữa lẹo ở mắt bằng cách chích nặn mủ hay tra thuốc không theo hướng dẫn. Nếu áp dụng không đúng cách có thể khiến tổn thương dễ lan rộng hoặc để lại sẹo xấu.

Không đeo kính áp tròng hay trang điểm vì chúng sẽ gây kích ứng nhiễm trùng. Khi cần phải đi ra ngoài, bạn nên đeo kính để bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn.

Nếu thấy lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu… hãy tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị

3. Cách phòng ngừa mắt bị lên lẹo hiệu quả

Hạn chế điều tiết mắt quá lâu khi ngồi làm việc

– Nên thường xuyên tẩy trang vệ sinh mắt sạch sẽ sau khi trang điểm mắt

– Để tránh bụi bẩn, hãy đeo kính bảo vệ mắt mỗi khi ra đường

– Hạn chế dùng đồ trang điểm chung, khăn mặt, khăn tắm với người khác

– Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề.

– Tránh gây căng thẳng cho mắt, hạn chế để mắt điều tiết quá lâu. Nghỉ giải lao thường xuyên khi đọc sách hoặc làm việc với máy tính.

– Rửa tay thường xuyên và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt để tránh mắt lên lẹo.

Trên thực tế, một số trường hợp quá lạm dụng các dụng cụ kích mí hiện nay như: kẹp kích mí, miếng dán mí, kính áp tròng… gây viêm nhiễm bờ mi dẫn tới tình trạng bị lẹo mắt. Theo các chuyên gia, để sở hữu mắt 2 mí vĩnh viễn, thay vì sử dụng các dụng cụ trang điểm gây hại trên, bạn có thể tìm tới thủ thuật bấm mí Dove Eyes. Với những ưu điểm vượt trội như an toàn, không xâm lấn, không phẫu thuật, nhanh chóng, hiệu quả vĩnh viễn, bấm mí Dove Eyes đang trở thành xu hướng làm đẹp Hot nhất hiện nay.

BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

TƯ VẤN 24/7: 1900.6466

Chữa Lên Lẹo Ở Mắt Bằng Mẹo

Lẹo mắt là bệnh thường gặp ở bờ mi mắt, có triệu chứng đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho tầm nhìn bị hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt. Lẹo mắt nếu chữa trị không đúng cách có thể để lại sẹo và làm mất thẩm mỹ đôi mắt của bạn. Lẹo thường do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Sau 2-4 ngày cảm giác đau tăng dần, nhức buốt thì hóa mủ, sau đó cả mủ và ngòi vỡ thoát ra cùng với lông mi. Cảm giác đau khó chịu lúc này cũng biến mất. Bệnh có thể tự khỏi, nhưng dễ tái phát.

Cách chữa hiệu quả

Lẹo mắt có thể tự biến mất sau khi vỡ mủ nhưng trước đó nó sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, đau nhức. Nếu bệnh chưa có dấu hiệu nặng, mọi người hoàn toàn có thể sử dụng các mẹo điều trị ngay tại nhà.

Dùng kháng sinh dạng mỡ bôi vào vùng bị sưng viêm.

Áp dụng nén ấm cho mắt 3-6 lần/ngày. Sự nén ấm này cũng có thể giúp mở ra một lỗ bị chặn để có thể tiêu thoát và bắt đầu chữa bệnh. Rửa tay sạch sẽ trước khi áp dụng nén ấm cho mắt. sau đó sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Bạn không nén nhiệt trong lò vi sóng vì nó có thể trở nên quá nóng và có thể tổn thương mí mắt. Đặt miếng nén trên mắt sau khi bạn đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát (thường là 5-10 phút).

Sử dụng dung dịch muối loãng (nước muối), sau đó dùng thuốc nhỏ mắt.

Không tự ý chữa lẹo ở mắt bằng cách chích nặn mủ hay tra thuốc không theo hướng dẫn. Nếu áp dụng không đúng cách có thể khiến tổn thương dễ lan rộng hoặc để lại sẹo xấu.

Nếu thấy lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu… hãy tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị.

Ngoài ra, dân gian đã truyền miệng nhau về những phương pháp cũng vô cùng hiệu quả như tận dụng thực phẩm sẵn ở nhà hay có thể mua dễ dàng ở bất kỳ đâu như: trứng gà, khoai tây, nha đam, bột nghệ…

Bệnh có thể tự khỏi nếu người bệnh biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách, tuy nhiên cũng rất dễ tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có thể dẫn tới sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.

Với người trang điểm nhiều, cần tẩy trang sạch sẽ cho mắt hàng ngày. Thay mascara ít nhất 6 tháng/lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt.

Đeo kính mỗi khi ra đường để bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc ô nhiễm, hạn chế ra đường trừ khi có việc cần thiết.

Bí Quyết Chữa Bị Lên Lẹo Ở Mắt Không Để Lại Sẹo Nhanh Khỏi Nhất

Khái niệm lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt là bệnh gây ra bởi tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Các loại vi khuẩn và tụ cầu khuẩn này làm cho mi mắt bị viêm nhiễm cấp tính. Trong trường hợp lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ sưng đỏ, đi kèm theo ngứa và rát. Đồng thời chỗ đau đó sẽ mọc khối u và phát triển ở trên mí mắt, dính vào da mi.

Sau từ 3 đến 4 ngày lẹo sẽ mưng mủ và vỡ gây ra tình trạng lây lan ra các chỗ khác. Mặc dù bị lên lẹo ở mắt là một loại bệnh dễ chữa nhưng lại rất dễ tái phát.

Trong một vài trường hợp, người bệnh còn có thể bị xuất hiện nhiều nốt lẹo trong mùa dịch.

Nguyên nhân gây ra tình trạng bị lên lẹo ở mắt

Hầu hết nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do các tuyến quanh mí mắt tiết ra quá nhiều. Lượng dầu tiết ra này gây tắc nghẽn tuyến dầu. Dầu bị tích tụ lâu ngày sẽ gây ra viêm nhiễm và tạo thành khối u nhỏ.

Tuy nhiên, tính chất mỗi loại da của mỗi người là khác nhau. Vì vậy mà bác sĩ sẽ không thể xác định được chính xác nguyên nhân bị lên lẹo mắt. Nghiêm trọng hơn nữa đó là tình trạng chắp mắt bên trong mí cũng có thể gây ra lẹo mắt.

Một số bí quyết chữa trị và phòng tránh bị lên lẹo mắt

Từ những nguyên nhân bị lên lẹo mắt trên. Để phòng tránh được tình trạng lẹo mắt. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa bị lên lẹo ở mắt sau đây:

Chườm ấm

Đây là một trong những cách làm hiệu quả nhất giúp điều trị chứng lẹo mắt. Nước ấm có tác dụng làm đẩy nhanh quá trình chữa lành mắt, tan mù và làm khô mụn lẹo.

Bạn có thể thấm một chút nước ấm nóng vào khăn và vắt nhẹ. Sau đó bạn đắp lên vùng mắt khoảng từ 10-15 phút/ lần (thực hiện khoảng 3-5 lần/ngày).

* Lưu ý: Để nước ấm có thể thẩm thấu làm dịu mắt, bạn không nên vắt khăn quá kiệt nước. Nước ấm sẽ làm mềm và đánh tan chắp hoặc lẹo mắt của bạn. 

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể rửa tay sạch, sau đó dùng ngón tay mát-xa nhẹ vùng mí mắt.

Chườm túi trà

Thay vì việc bạn sử dụng khăn lau mặt ấm như trên. Bạn có thể hoàn toàn dùng một túi trà ấm. Sau đó chờ khoảng 1 phút giúp trà nguội hơn rồi chườm túi trà lên mắt từ 5 – 10 phút. Trà đen có tác dụng giảm sưng và kháng khuẩn. Vì vậy mà chườm trà cũng là một trong những lựa chọn tốt nhất cho mắt của bạn.

Để làm giảm tình trạng bị lên lẹo ở mắt bạn dùng 2 túi trà cho 2 bên mắt.

Tuyệt đối không nặn nốt lẹo mắt

Đối với tình trạng lẹo mắt bị mưng mủ bạn tuyệt đối không được tự ý nặn mủ. Việc tự ý nặn mủ này sẽ làm cho đôi mắt lâu khỏi. Không những vậy còn làm cho tình trạng này lan rộng và nhiễm trùng sang vùng da khác.

Bạn nên để nguyên vùng bị viêm này, nó sẽ hết và lành dần sau vài ngày hoặc vài tuần.

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Khi bị lên lẹo ở mắt bạn nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm ở vùng mắt. Cụ thể bạn không nên kẻ mắt, chuốt mascara, đánh phấn mắt… Để tránh truyền vi khuẩn từ mắt này sang mắt khác, bạn nên thay thế mỹ phẩm 6 tháng/lần. Đồng thời bạn nên hạn chế việc sử dụng chung mỹ phẩm của người khác.

Ngoài ra, bạn cần tẩy trang sạch sẽ trước khi ngủ để lỗ chân lông, nang lông được thông thoáng.

Tuyệt đối không sử dụng kính áp tròng

Ngoài việc hạn chế sử dụng mỹ phẩm thì bạn cũng nên hạn chế sử dụng kính áp tròng. Để tốt nhất cho mắt, bạn nên tạm ngưng sử dụng kính áp tròng. Hoặc bạn có thể thay thế kính có gọng để tránh vi khuẩn bám vào tròng kính gây bệnh. 

Trong trường hợp bắt buộc bạn phải sử dụng kính áp tròng. Trước khi đeo kính, bạn cần phải đảm bảo kính luôn sạch sẽ và hợp vệ sinh.

Đi khám bác sĩ

Thông thường, bệnh bị lên lẹo ở mắt sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng, bạn cần phải đến bác sĩ để kiểm tra ngay.

Đối với một số vết nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê một loại kem kháng sinh để điều trị. Còn trong trường hợp vết lẹo sưng to, bác sĩ sẽ tiến hành chích vết lẹo đó. Sau khi chích xong bạn sẽ giảm được cảm giác khó chịu và giúp vết thương mau lành hơn.

Bên cạnh đó, nếu vùng má của bạn xuất hiện tia máu hoặc đỏ mắt. Bạn cần phải khám bác sĩ ngay để tránh tình trạng  nhiễm trùng và lan sang tế bào xung quanh.

Mặc dù bị lên lẹo ở mắt tuy chỉ là một loại bệnh nhỏ ngoài da. Thế nhưng, bạn cần chú ý chữa trị lành mạnh, kịp thời ngay. Nếu không, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Hy vọng những bí quyết trên có thể giúp người bệnh hiểu hơn khi bị lên lẹo ở mắt. Đồng thời giúp người bệnh biết được nguyên nhân bị lên lẹo ở mắt để có phương pháp trị bệnh. Để mắt luôn khỏe mạnh, bạn cần phải chăm sóc sức khỏe vùng mắt thật cẩn thận và an toàn.

Ngô Ngọc